Uy tín thương hiệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 90)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.7.5. Uy tín thương hiệu

Thực hiện kiểm định Anova tiêu thức “Nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng cho khách hàng” theo các phân tổ vị trí và thị trường tiêu thụ sản phẩm thu được kết quả Sig. đều nhỏ hơn 0,05 (lần lượt là 0,005 và 0,042), kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa ở uy tín thương hiệu giữa các doanh nghiệp trong các nhóm tổ.

Bảng 3.36: Đánh giá lợi thế uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp ĐVT: % người trả lời

Nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng

Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT Tiêu dùng nội địa Xuất khẩu Tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Hoàn không toàn đồng ý 0,0 21,4 17,6 0,0 0,0

Trung lập 80,0 42,9 52,9 80,0 75,0

Tương đối đồng ý 10,0 7,1 5,9 20,0 8,3

Hoàn toàn đồng ý 5,0 0,0 0,0 0,0 8,3

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Số liệu tổng hợp ở bảng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế tốt hơn so với các doanh nghiệp ở ngoài, nhưng so với đối thủ thì không thể cạnh tranh được, chỉ có 4 đơn vị đồng ý mình có lợi thế (trong đó 3 doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế). Phần lớn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khu kinh tế đánh giá nhãn hiệu của mình ở mức trung bình (80%), trong khi đó các doanh nghiệp ở ngoài có đến 50% không đồng ý đây là lợi thế, 42,9% ở mức trung bình. Tỷ lệ doanh nghiệp có nhãn hiệu tốt ở các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu cao hơn (các doanh nghiệp xuất khẩu có 80% trung lập và 20% đồng ý; các doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa có 75% trung lập và 16,6% đồng ý), trong khi các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa chỉ có 5,9% đồng ý, 41,1% không đồng ý đây là lợi thế. Chính đối tượng khách hàng khác nhau đã tạo nên quan điểm đầu tư cho nhãn hiệu sản phẩm khác nhau, các doanh nghiệp ở ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở thị trường nội địa thì khách hàng chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, không quan tâm lắm đến vấn đề thương hiệu mà chỉ là trên cơ sở thông tin truyền miệng để đặt hàng.

Tóm lại, về mặt sản phẩm thì hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh đều ở mức trung bình và dưới trung bình. Theo thang điểm 5 (5 là lợi thế nhất) thì giá sản phẩm đạt 3,53; chất lượng đạt 3,09, còn lại đều dưới 3. Như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp về yếu tố sản phẩm là tương đối thấp và không đồng đều giữa các thành phần. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn, một phần do các đối thủ có tiềm lực, một phần ý thức của các doanh nghiệp về vấn đề này còn chưa cao, số doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm chỉ là 13 với 9 trong số đó nằm ở các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w