Trình độ công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 75)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.3.5. Trình độ công nghệ sản xuất

Trên cơ sở xử lý số liệu khảo sát các doanh nghiệp thì hiện nay ngành chế biến gỗ Quảng Ngãi đang sở hữu 21,80% công nghệ hiện đại, 45,14% công nghệ trung

bình, và 33,06% công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế có tỷ trọng máy móc thiết bị hiện đại và trung bình khá cao lần lượt là 34% và 45%, trong khi các doanh nghiệp ở ngoài có tỷ lệ công nghệ lạc hậu lên đến 49%, trung bình là 45% và hiện đại chỉ có 6%.

Xem xét trên khía cạnh sản phẩm tiêu thụ thì các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa có tỷ lệ máy móc lạc hậu cao nhất (48%), trung bình là 43% và hiện đại chỉ có 8%. Các doanh nghiệp xuất khẩu có tỷ lệ công nghệ hiện đại là cao nhất (43%), chỉ có 11% công nghệ lạc hậu (thấp nhất). Tỷ lệ này cũng khá cao ở các doanh nghiệp cả tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, tỷ lệ máy móc thiết bị trung bình trở lên là 83%. Nhìn chung thì các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế với mục tiêu sản xuất tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thời gian thành lập khoảng 8 năm trở lại đây nên máy móc thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Với ngành chế biến gỗ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản phẩm, nhưng với máy móc thiết bị hiện đại sẽ góp phần rất lớn vào nâng cao năng suất, đáp ứng những đơn đặt hàng lớn.

Bảng 3.24: Tỷ lệ trình độ máy móc thiết bị ĐVT: % Trình độ máy móc thiết bị Chung toàn ngành Vị trí Thị trường tiêu thụ Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT

Nội địa Xuất khẩu Nội địa và xuất khẩu 1. Hiện đại 22,00 34,00 6,00 8,00 43,00 35,00 2. Trung bình 45,00 45,00 45,00 44,00 46,00 48,00 3. Lạc hậu 33,00 21,00 49,00 48,00 11,00 17,00 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Khi được yêu cầu đánh giá so sánh trình độ công nghệ của đơn vị mình với các nước trong khu vực, với mức bình quân thế giới, với các doanh nghiệp trong nước thì thu được kết quả như sau:

Bảng 3.25: Nhận định của doanh nghiệp về trình độ công nghệ Tiêu thức

Hiện đại Trung bình Lạc hậu

Số DN % Số DN % Số DN %

So với các nước khu vực 0 0,00 13 36,11 23 63,89

So với mức bình quân của thế giới 0 0,00 4 11,11 32 88,89 So với các doanh nghiệp trong nước 7 19,44 21 58,33 8 22,23

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

So với các nước khu vực, phần lớn các doanh nghiệp đánh giá trình độ công nghệ của mình là lạc hậu (23 doanh nghiệp chiếm 63,89%), số còn lại cho rằng trình độ của đơn vị mình là ngang mức trung bình và không doanh nghiệp nào đạt trình độ hiện đại. Với mức bình quân thế giới thì đánh giá này lại càng thấp khi có đến 88,89% doanh nghiệp cho rằng trình độ công nghệ của đơn vị mình là lạc hậu. Tình hình công nghệ qua nhận định của các doanh nghiệp có khả quan hơn khi so sánh với các doanh nghiệp trong nước, nhìn chung là ở mức trung bình trở lên chiếm đa số, 7 đơn vị đánh giá công nghệ của mình là hiện đại chiếm 19,44%, 21 doanh nghiệp chiếm 58,33% cho rằng trình độ công nghệ của mình là trung bình và 22,23% tương ứng 8 doanh nghiệp đánh giá lạc hậu.

Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho điểm trung bình ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp theo vị trí đặt cơ sở cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa rất lớn giữa doanh nghiệp trong mỗi tổ khi đánh giá về trình độ công nghệ so với khu

vực và so với các doanh nghiệp trong nước (Sig. < 0,01). Sự khác biệt này là do các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế sở hữu tỷ lệ công nghệ hiện đại cao hơn, nhưng so với mức bình quân thế giới thì không có sự khác biệt bởi phần lớn các doanh nghiệp đều nhận định công nghệ của mình là lạc hậu

Bảng 3.26: Kiểm định sự khác biệt nhận định trình độ công nghệ theo vị trí

Tiêu thức F Sig.

So với các nước khu vực 28,063 0,000

So với mức bình quân của thế giới 3,778 0,060

So với các doanh nghiệp trong nước 16,215 0,000

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Như vậy về trình độ công nghệ thì các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi khó có thể cạnh tranh với nước ngoài, nhưng so với trong nước thì nằm ở mức trung bình, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Về kế hoạch nâng cấp máy móc thiết bị, có 30 doanh nghiệp lập kế hoạch, trong đó 17 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 56,7%. Định hướng đổi mới công nghệ từng phần có 14 doanh nghiệp, đổi mới toàn bộ có 6 doanh nghiệp, trong đó 5 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 83,3%; có thể nhận định rằng vì máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp này theo đánh giá ở trên phần lớn là lạc hậu nên các doanh nghiệp muốn thay mới toàn bộ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Có 6 doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ theo hình thức kết hợp đổi mới từng phần và toàn bộ, có nghĩa là với những máy móc thiết bị còn đang sử dụng tốt thì thay thế, bổ sung thiết bị, với những máy móc đã quá cũ kỹ thì tiến hành thay mới toàn bộ. Tổng quan ta thấy phần lớn các doanh nghiệp đều có ý thức trong việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Về mức độ ưu tiên mà các doanh nghiệp chọn lựa khi đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có nhiều ý kiến khác nhau và phân tán, cụ thể:

Đối với công nghệ tiên tiến nhất, 3 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trả lời ưu tiên nhất, còn lại phần lớn đều ở mức lựa chọn trung bình đến hoàn toàn không.

Đối với công nghệ trung bình nhưng đảm bảo năng lực cạnh tranh, có 8 doanh nghiệp (4 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế) lựa chọn ưu tiên nhất, 8 doanh nghiệp chọn ưu tiên và 10 doanh nghiệp trung lập trong lựa chọn này.

Đối với công nghệ phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, có tất cả 26 doanh nghiệp lựa chọn từ ưu tiên đến ưu tiên nhất, trong đó các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 57,69%.

Đối với công nghệ trong nước thì mức độ ưu tiên cao hơn thuộc về các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế với 12/13 chọn lựa từ trung bình đến ưu tiên cao nhất.

Đối với công nghệ ngoại nhập thì sự ưu tiên lựa chọn là rất thấp, chỉ có 2 doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp chọn với mức độ ưu tiên, còn lại chủ yếu là phải xem xét lại và không chọn.

Như vậy các doanh nghiệp ưu tiên nhiều nhất cho công nghệ trung bình nhưng đảm bảo năng lực cạnh tranh và công nghệ phù hợp với khả năng tài chính. Ưu tiên này không có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế. Vấn đề tài chính luôn là cản trở lớn của các doanh nghiệp hiện nay, với quy mô vốn nhỏ, việc tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ nhập khẩu sẽ khó khăn. Điều đó lý giải vì sao các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn theo các phương thức đã trình bày ở trên.

Tóm lại, về trình độ công nghệ thì rõ ràng các doanh nghiệp đóng ở trong các khu công nghiệp, khu kinh tế có lợi thế hơn. Điều này xuất phát từ đặc điểm sản xuất, quy mô thị trường, quy mô vốn, yêu cầu chất lượng sản phẩm… Các doanh nghiệp địa phương thì với thị trường nhỏ hẹp, sản phẩm yêu cầu lao động thủ công là chính, máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ việc cưa xẻ gỗ mà thôi. Xét trên góc độ cạnh tranh thì các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, khu kinh tế có trình độ công nghệ không thua kém gì nhiều so với các danh nghiệp trong nước, vấn đề là ở chỗ quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khả năng cạnh tranh không cao. Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đều ý thức được sở hữu trình độ công nghệ cao, hiện đại là một lợi thế nên đều có kế hoạch nâng cấp, thay thế máy móc trong thời gian ngắn nhất (có những doanh nghiệp đã lên kế hoạch bắt đầu từ năm 2008).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w