TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ TỈNH QUẢNG NGÃI 1 Giới thiệu chung về ngành chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 35)

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ TỈNH QUẢNG NGÃI 1 Giới thiệu chung về ngành chế biến gỗ

2.1.1. Giới thiệu chung về ngành chế biến gỗ

Các nghề thuộc ngành gia công chế biến gỗ có một lịch sử rất lâu đời và một truyền thống vẻ vang. Có thể nói khởi đầu của nghề mộc từ việc tạo lập chuồng trại chăn thả gia súc, vật nuôi, làm nhà ở cho con người, dần dần theo sự tiến bộ của công nghệ xây dựng, nghề nghiệp phát triển dần và biến đổi theo yêu cầu tiến bộ công nghệ chung, đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu về phương tiện, công cụ, vật dụng và cả thẩm mỹ.

Gia công chế biến gỗ bao gồm từ việc pha, xẻ gỗ thành các thanh hoặc ván với các kích cỡ theo tiêu chuẩn chung. Gỗ đã xẻ thường được hong khô, hoặc phải qua quá trình qua ngâm, tẩm hoá chất, hong - sấy khô trước khi sử dụng. Ngày nay với yêu cầu bảo vệ môi trường, cùng với sự phát triển của công nghệ và vật liệu mới, gỗ nguyên liệu (không phân biệt phẩm chất, kích cỡ) được gia công chế biến thành gỗ thành phẩm với chất lượng cao hơn và kích thước theo yêu cầu định trước một cách hoàn chỉnh, có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Theo Cẩm nang ngành lâm nghiệp thì: “Chế biến gỗ là quá trình chuyển hoá gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hoá chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước, thành phần hoá học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu”[15]. Có thể chia các sản phẩm gỗ thành 4 nhóm chính:

1) Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa...

2) Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn... làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải...

3) Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm…

4) Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn...

Ðối tượng lao động của ngành chế biến gỗ chính là gỗ và những sản phẩm từ gỗ đã qua gia công chế biến, là những phôi liệu trong quá trình gia công sản xuất. Trong thực tiễn sản xuất, gỗ và những sản phẩm từ gỗ đã qua gia công chế biến với kích thước, tiết diện và cỡ khác nhau sẽ được biến đổi theo quy trình công nghệ, sản phẩm của quá trình gia công biến đổi ấy là những vật phẩm, thiết bị, phương tiện... hữu ích theo yêu cầu sử dụng.

Mục đích lao động: ngành chế biến gỗ có nhiệm vụ biến đổi gỗ thành những vật phẩm, thiết bị, phương tiện... bằng phương pháp cắt gọt và lắp ghép định dạng.

Công cụ lao động: công cụ lao động của ngành chế biến gỗ gồm:

- Công cụ lao động chủ yếu : các loại dụng cụ cầm tay và các máy móc thiết bị như: máy cưa, máy khoan, máy bào, máy đục lỗ mộng, máy tiện...

- Dụng cụ đo: thước kẻ, thước đo, thước đo góc...

- Dụng cụ phụ: các loại búa, kềm, cờ lê, bàn kẹp, cảo, trục giá để khoan... - Ngoài ra, trong quá trình gia công sản xuất, còn có các tài liệu như bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ quy trình công nghệ, những hồ sơ động của các máy mộc, những bản định mức tiêu chuẩn kỹ thuật...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w