- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và
3.3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đến tại thời điểm nghiên cứu, ngành chế biến gỗ Quảng Ngãi có tổng số 6.270 lao động, trong đó cán bộ quản lý là 246 người tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế chỉ có 51 người. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế có tổng số 5.946 người, doanh nghiệp có số lao động cao nhất là 493 người, thấp nhất là 120 người; trong khi đó các doanh nghiệp ở ngoài thì quy mô nhỏ, tổng số lao động chỉ có 324 người, cao nhất là 32 người và thấp nhất là 13 người. Qua đó ta thấy lao động trong ngành chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nơi mà quy mô sản xuất lớn hơn và yêu cầu nhân lực nhiều hơn.
Bảng 3.20: Số lượng lao động các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi ĐVT: Người
Cán bộ quản lý Công nhân, nhân viên Tổng lao động Toàn ngành 246 6.024 6.270 Trong KCN, KKT Số lượng 195 5.751 5.946 Trung bình 10 287 297 Cao nhất 15 480 493 Thấp nhất 4 116 120 Ngoài KCN, KKT Số lượng 51 273 324 Trung bình 3 17 20 Cao nhất 5 29 32 Thấp nhất 2 10 13
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Xem xét trên chỉ tiêu trình độ thì phần lớn lao động là chưa qua đào tạo, tổng cộng có 5.203 người chiếm 82,98%; số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 169 người chiếm 2,7%; trình độ trung cấp là 379 người chiếm 6,04%; công nhân kỹ thuật là 368 chiếm 5,87%; còn lại là trình độ sơ cấp với 151 người chiếm 2,41%. Qua đó có thể thấy được rằng tổng thể lao động trong ngành có trình độ thấp, chưa qua đào tạo, xuất thân từ nông dân là chính. Điều này tác động tiêu cực mạnh tới việc tiếp thu trình độ công nghệ, sử dụng máy móc và cả ý thức tổ chức trong công việc. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đào tạo nghề cho ngành chế biến gỗ còn đang bỏ ngỏ, mặc dù
tốc độ phát triển trong những năm qua ra rất lớn. Cả nước ta hiện nay chỉ có một cơ sở đào tạo công nhân chế biến gỗ là trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bảng 3.21: Trình độ lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi
Trình độ chuyên môn Tổng số Cán bộ quản lý (trưởng phó phòng trở lên) Công nhân ( nhân viên) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trên đại học 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2. Cao đẳng, đại học 169 2,70 88 35,77 81 1,34 3. Trung cấp 379 6,04 152 61,79 227 3,77 4. Sơ cấp nghiệp vụ 151 2,41 3 1,22 148 2,46
5. Công nhân kỹ thuật 368 5,87 1 0,41 367 6,09
6. Chưa qua đào tạo 5.203 82,98 2 0,81 5.201 86,34
Tổng số 6.270 100,00 246 100,00 6.024 100,00
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Sự tăng lên quá nhanh của ngành trong những năm qua đã gây nên sự mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung ứng nguồn lao động. Trong tổng số 246 cán bộ quản lý cấp trưởng phó phòng trở lên thì đến 152 người ở trình độ trung cấp chiếm 61,79%; cao đẳng, đại học là 88 người chiếm 35,77%; con số này ở trình độ sơ cấp nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật là 4 chiếm 1,63%, và vẫn còn có 2 người chưa qua đào tạo làm cán bộ quản lý. Tuy nhiên, có thể nói trình độ của cán bộ quản lý như vậy ở toàn ngành là có thể chấp nhận được, cần tiếp tục đào tạo chuyên sâu, nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý ngành thì sẽ tạm ổn. Đối với cán bộ công nhân viên thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 81 người chiếm 1,34% tổng số công nhân viên (trung bình ra thì mỗi doanh nghiệp có khoảng trên 2 cán bộ quản lý, 2 công nhân viên). Phần lớn công nhân chưa được đào tạo, chiếm 86,34% tổng số công nhân viên của ngành, số lượng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật chỉ có 6,09% (367 người, trung bình mỗi doanh nghiệp có khoảng hơn 10 người). Đây là lực lượng
lao động trực tiếp làm ra sản phẩm nên vấn đề trình độ có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao và hàm lượng công nghệ không lớn.
Xem xét theo địa bàn đặt cơ sở kinh doanh chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt về trình độ lao động ở các doanh nghiệp.
Bảng 3.22: Trình độ lao động theo vị trí doanh nghiệp Trình độ Tổng số (người) Trong KKC, KKT Ngoài KCN, KKT Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trên đại học 0 0 0,00 0 0,00 2. Cao đẳng, đại học 169 155 91,72 14 8,28 3. Trung cấp 379 305 80,47 74 19,53 4. Sơ cấp nghiệp vụ 151 147 97,35 4 2,65
5. Công nhân kỹ thuật 368 354 96,20 14 3,80
6. Chưa qua đào tạo 5.203 4.985 95,81 218 4,19
Tổng cộng 6.270 5946 94,83 324 5,17
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Qua bảng trên ta thấy toàn bộ doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế có 195 cán bộ quản lý thì có 155 người trình độ đại học, cao đẳng chiếm 79,49%, trong khi đó số lượng này ở các doanh nghiệp ở ngoài chỉ có 14 người trong tổng số 51 cán bộ chiếm 27,45%. Với quy mô lớn hơn, thị trường rộng hơn, rõ ràng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý tốt hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu. Trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp có đội ngũ lao động trình độ cao đẳng, đại học cao nhất là 11 người, thấp nhất là 2 người, nói cách khác doanh nghiệp nào cũng có ít nhất 2 lao động ở trình độ này, trong khi các doanh nghiệp ở ngoài thì cao nhất cũng chỉ có 3 người, thậm chí là không có. Rõ ràng về vấn đề chất lượng nguồn lao động thì các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế tốt hơn.
Tuy nhiên, đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm thì như trên đã trình bày, phần lớn đều xuất thân từ nông dân, chưa qua đào tạo, trình độ rất hạn chế. Đây thực sự là bài toán nhân lực mà các doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương, Hiệp hội ngành quan tâm giải quyết.
Kiến thức của chủ doanh nghiệp về ngành hàng, phần lớn đều là kinh nghiệm tích luỹ (28 chủ doanh nghiệp chiếm 77,78%), trong đó các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế cao hơn với số lượng là 15 người. Số doanh nghiệp mà chủ
được đào tạo về ngành chế biến gỗ chỉ có 1 và đó là doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Vì tiếp xúc với thị trường lớn, làm ăn với các đối tác nước ngoài đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có kiến thức nhất định, chính vì thế mà có 6 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thuê chuyên gia tư vấn cho mình, trong khi đó chỉ có 1 doanh nghiệp ở ngoài làm việc này. Nhìn nhận một cách tổng thể thì các chủ doanh nghiệp đều có kiến thức về ngành hàng qua kinh nghiệm tích luỹ. Với xu thế hội nhập và phát triển, ngành chế biến gỗ nội địa còn nhiều yếu thế thì vấn đề nâng cao nhận thức, kiến thức về ngành là rất quan trọng. Chỉ với kinh nghiệm tích luỹ của các chủ doanh nghiệp thì tất nhiên hiệu quả quản lý, quan hệ đối tác sẽ không thể có chất lượng cao bằng được đào tạo bài bản kết hợp kinh nghiệm thu thập được trong quá trình kinh doanh.
Bảng 3.23: Hiểu biết về ngành hàng của chủ doanh nghiệp
ĐVT: Người Hiểu biết về ngành hàng của chủ doanh nghiệp
Trong KCN, KKT Ngoài KCN, KKT Tổng cộng
Được đào tạo 1 0 1
Kinh nghiệm tích luỹ 13 15 28
Không quan tâm (thuê chuyên gia) 6 1 7
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Như vậy, về vấn đề lao động trực tiếp thì các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi còn đang rất yếu cả về chất lượng và số lượng. Với quy mô hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, giá bán thấp hơn so với hàng hoá cùng loại của một số đối thủ thì vẫn khó cạnh tranh. Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp đồng trong khi các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh không liên kết nhau được trong sản xuất, do đó không thể đáp ứng các đơn hàng lớn. Về trình độ lao động quản lý thì tạm ổn, hiện tại có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.