Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH

1.5.1. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Bình Định hiện là 1 trong 3 trung tâm sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hàng đầu trong cả nước và là “thủ phủ đồ gỗ xuất khẩu” của miền Trung. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đồ gỗ xuất khẩu chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Ngoài những lợi thế chung của các tỉnh ven biển miền trung là có rừng, có biển, có hệ giao thông đi qua gồm quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất bắc - nam và đường hàng không, Bình Ðịnh còn có thêm quốc lộ 19 - hiện nay trở thành con đường huyết mạch nối với Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia. Ðây là cánh cửa mở cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Bình Ðịnh và các vùng nguyên liệu tiếp cận thị trường thế giới. Hằng năm, cảng Quy Nhơn nhập gỗ tròn nguyên liệu lên đến 200.000 m3 và thông quan các mặt hàng gỗ xuất khẩu lên đến 3,5 triệu tấn.

Tháng 6-2007, Bình Ðịnh đã có 110 doanh nghiệp hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu. Từ giai đoạn 2001 - 2005, sản lượng gỗ tinh chế của Bình Ðịnh tăng 25,8%/năm. Năm 2006 đạt 137.800 m3, tăng 27% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu chiếm 19% giá trị toàn ngành sản xuất công nghiệp, tạo ra doanh thu hơn 3.800 tỷ đồng, nộp ngân sách 107 tỷ đồng. Về hiệu quả xã hội, đã tạo việc làm cho hơn 38.000 lao động với thu nhập bình quân 1,1 triệu đồng/người/tháng.

Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, thời gian qua ngành chế biến gỗ Bình Định đã có nhiều nỗ lực đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra chi phí lớn để tiếp cận, tìm hiểu các nhu cầu khách hàng, thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ ở các khu vực thị trường khác nhau trên thế giới, cải tiến thay đổi mẫu mã sản phẩm, tăng cường các

biện pháp xúc tiến thương mại. Qua đó, một số doanh nghiệp đã dần dần đi vào sản xuất những sản phẩm đồ gỗ hợp với khả năng nguồn nguyên liệu của mình và nhu cầu người tiêu dùng đang cần. Do sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại và mẫu hàng đồ gỗ ngoài trời, xu hướng mới đang diễn ra là nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất với các loại vật liệu dễ tìm; dùng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Một vài doanh nghiệp tìm kiếm hướng đi riêng bằng các nguồn nguyên liệu rẻ tiền, thiết kế mẫu mã theo yêu cầu khách hàng, đầu tư gia công để cho ra sản phẩm giá trị thẩm mỹ cao. Nhờ đó, từ sự đơn điệu mặt hàng, mẫu mã, khách hàng hạn chế... của những năm trước đây, đến nay đồ gỗ và hàng chế biến lâm sản xuất khẩu của Bình Định đã ngày càng đa dạng, phong phú, không chỉ có đồ gỗ ngoài trời, đồ dùng trong nhà, mà còn cả trang trí nội thất..., và khách hàng không chỉ một vài đơn vị truyền thống, mà nhiều khách hàng đã tìm đến hợp đồng làm ăn với các doanh nghiệp. Với sự mở hướng và thu hút khách hàng, gần đây, không ít doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đã thoát khỏi sự chi phối, ép giá do độc quyền khai thác nguồn hàng của khách hàng, tạo nên chỗ đứng doanh nghiệp và hàng gỗ Bình Định trên thị trường trong nước và thế giới. Hàng chục doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu được cấp chứng chỉ COC, áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000- 2001, đồng thời sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC).

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ, hàng lâm sản xuất khẩu phát triển, Bình Định đã thành lập Hiệp hội sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản. Với các chương trình hoạt động, bước đầu Hiệp hội đã tạo các điều kiện để các doanh nghiệp có tiếng nói chung trong sản xuất kinh doanh và sức mạnh cạnh tranh, cũng như tìm hiểu tiếp cận các thị trường đồ gỗ thế giới.

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Công nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp tiến hành rà soát các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng, nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của thị

trường thế giới. Thực hiện một số biện pháp mang tính tình thế trong giai đoạn hiện nay:

Một là, trong tình hình gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm cả về số lượng và chủng loại, việc nhập gỗ nguyên liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá đầu vào nguyên liệu gỗ nhập tăng đột biến, tỉnh có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng trong nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên liệu tại Lào và Cam-pu-chia. Ði đầu trong nỗ lực chuyển hướng này có một số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu như: Khải Vy, Tiến Ðạt, Quốc Thắng, Ðại Thành, Mỹ Tài, Duyên Hải.

Hai là, trước nhu cầu đa dạng, phong phú về mặt hàng của thị trường thế giới, tỉnh chủ trương chuyển hướng một số doanh nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ ngoài trời sang sản xuất các mặt hàng gỗ nội thất. Ðiều này liên quan đến vốn đầu tư mở rộng nhà xưởng, công nghệ mới, đào tạo công nhân kỹ thuật và thiết kế mẫu mã để đáp ứng yêu cầu các thị trường. Chính nhờ sự nhanh nhạy chuyển hướng này, thị trường xuất khẩu gỗ của Bình Ðịnh đã tăng từ 36 lên 56 đầu mối. Trong đó châu Á chiếm tỷ trọng 1,7%; châu Âu: 89%; châu Mỹ: 5,9%; châu Ðại Dương: 3,1%; châu Phi: 0,33%. Ðặc biệt, đã mở thêm các thị trường mới chiếm tỷ trọng lớn như: Pháp, Ðức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Mỹ, Bỉ, Hy Lạp và Ðan Mạch.

Ba là, tập trung chỉ đạo quy hoạch các khu công nghiệp nhất là khu kinh tế Nhơn Hội; trong đó ưu tiên phát triển tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 đưa tổng năng lực chế biến gỗ xuất khẩu của Bình Ðịnh lên 250.000m3, trong đó gỗ nội thất chiếm từ 3% trở lên. Từng bước đa dạng hoá sử dụng nguyên liệu gỗ đầu vào như gỗ nông nghiệp, gỗ vườn, gỗ ép công nghệ; đồng thời tìm kiếm những mẫu mã mới có khả năng kết hợp sản phẩm gỗ với các loại nguyên liệu khác nhằm giảm sức ép về nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Sở Thương mại Bình Định cũng đã thực hiện nhiều giải pháp chuyên môn cụ thể và thiết thực như: cung cấp thông tin thị trường kịp thời để các doanh nghiệp chủ động trong chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với

tiêu chuẩn quốc tế; phối hợp với Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) tổ chức các lớp đào tạo, tư vấn về quản lý sản xuất, công nghệ chế biến gỗ, quy trình lập chứng chỉ gỗ..., phối hợp với ngành Bưu chính Viễn thông phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp về Luật giao dịch điện tử và Nghị định thương mại điện tử... Ngành Thương mại cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bình Định và các doanh nghiệp chế biến gỗ xúc tiến thành lập Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu tại thành phố Quy Nhơn nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ổn định nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất - chế biến gỗ của địa phương và khu vực.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)