PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.1. Chính sách huy động vốn
Để có thể tạo nên sự chuyển biến về chất trong công tác quản lý, kỹ thuật, công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhà nước hỗ trợ tín dụng đầu tư để mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ, thiết bị và trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.
Nhìn chung, các doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau hay tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường khác nhau có nhận định tương đối giống nhau. Việc huy động nguồn vốn vay trung và dài hạn nhận được ý kiến đánh giá tương đối khác biệt giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế. Cụ thể các doanh nghiệp ở trong các khu công nghiệp, khu kinh tế đánh giá việc tiếp cận nguồn vốn này có nhiều khó khăn hơn với điểm trung bình là 4,05, trong khi các doanh nghiệp bên ngoài là 3,25. Đối với nhân tố thị trường tiêu thụ, có sự khác biệt trong nhận định của các doanh nghiệp về ”thủ tục hành chính quan liêu của ngân hàng quốc doanh và thương mại”, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu là ít gặp rắc rối nhất với điểm trung bình mà nhóm này đánh giá lần lượt là 1,6 và 1,2. Tuy nhiên, kết hợp với tình hình thực tế thì vấn đề khác biệt trong đánh giá của các doanh nghiệp ở các phân tổ khác nhau chủ yếu là do yêu cầu, quy mô sản xuất.
Bảng 3.5: Kiểm định sự khác biệt nhận định của các doanh nghiệp về chính sách vay vốn
Tiêu thức Trungbình
Mức ý nghĩa (Sig.) Vị trí Thị trường
tiêu thụ Thiếu các kênh thu hút vốn trong nước 1,78 0,12 0,07
Chi phí vốn cao 3,50 0,49 0,22
Điều kiện vay khó khăn 2,81 0,77 0,28
Khó kiếm được nguồn vốn vay trung và dài hạn 3,69 0,03 0,17 Thủ tục hành chính quan liêu của ngân hàng quốc doanh 2,53 0,65 0,03
Thủ tục hành chính quan liêu của ngân hàng thương mại 2,03 0,17 0,00
Thiếu nguồn ngoại tệ 2,69 0,68 0,66
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong thời gian gần đây, việc tiếp cận các nguồn vốn vay là điều không khó, hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát không đồng ý với quan điểm đưa ra là hiện nay đang thiếu các kênh thu hút vốn; về chi phí vốn thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần đông cho rằng hợp lý, một số cho rằng lãi suất để có được vốn vay là cao (41,6%). Điều kiện vay cũng được các doanh nghiệp đánh giá là không khó khăn lắm với 41,7% ý kiến trung lập, 36,1% không đồng ý và chỉ có 22,3% đồng ý với tiêu thức này.
Bảng 3.6: Nhận định của các doanh nghiệp về chính sách vay vốn
ĐVT: % người trả lời Tiêu thức Hoàn Tương Trung Tương Hoàn
toàn không đồng ý đối không đồng ý lập đối đồng ý toàn đồng ý Thiếu các kênh thu hút vốn trong nước 50,0 30,6 11,1 8,3 0,0
Chi phí vốn cao 2,8 5,6 50,0 22,2 19,4
Điều kiện vay khó khăn 11,1 25,0 41,7 16,7 5,6
Khó kiếm được nguồn vốn vay trung và dài hạn 0,0 16,7 30,6 19,4 33,3 Thủ tục hành chính quan liêu của ngân hàng
quốc doanh 19,4 27,8 36,1 13,9 2,8
Thủ tục hành chính quan liêu của ngân hàng
thương mại 30,6 38,9 27,8 2,8 0,0
Thiếu nguồn ngoại tệ 13,9 13,9 63,9 5,6 2,8
Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007
Trong vấn đề huy động vốn, nguồn vốn vay trung, dài hạn được đánh giá là khá khó khăn với 52,7% ý kiến đồng ý, điều này cũng được thể hiện qua số lần các doanh nghiệp xin vay vốn dài hạn là 30 lần thì được đáp ứng chỉ 17 lần, trong khi nguồn ngắn hạn có 258 lần xin vay thì được đáp ứng 240 lần.
Với xu thế cạnh tranh, các ngân hàng quốc doanh hay thương mại cổ phần đều ngày càng đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp không đồng ý tiêu thức “thủ tục quan liêu của ngân hàng” đối với ngân hàng thương mại cổ phần có phần nhỉnh hơn (69,5% so với 47,2%), điều này là hoàn toàn hợp lý với thực tế. Về nguồn ngoại tệ thì phần lớn các doanh nghiệp đánh giá là không thiếu, bởi lẽ thị trường ngoại hối đang ngày càng rộng mở để đáp ứng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để mua nguyên liệu hay máy móc thiết bị.