Đánh giá tác động của hội nhập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và

3.2.6. Đánh giá tác động của hội nhập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến gỗ

nghiệp chế biến gỗ

Hội nhập là một xu thế tất yếu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc gia nhập các tổ chức quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Việc tham gia vào khu vực thương mại tự do AFTA sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, công nghệ, nguyên liệu từ các nước Asean với giá thấp hơn nhờ hưởng ưu đãi về thuế suất. Từ đó, chi phí sản xuất sẽ được tiết giảm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với các nước trong khu vực, trong khi họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Vì thế, tham gia AFTA, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ không chỉ trên thị trường trong nước và khu vực.

- Việc gia nhập WTO cũng đã ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến gỗ, cụ thể:

a) Những tác động tích cực:

+ Với quy chế Đãi ngộ tối huệ quốc, các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể thâm nhập thị trường các nước một cách bình đẳng. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường nước ngoài sẽ được hưởng ưu đãi như các doanh nghiệp của nước sở tại. Đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế của mình.

+ Các doanh nghiệp có thể tranh thủ vốn và công nghệ của nước ngoài. Vốn và công nghệ luôn là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong thời đại cơ giới hoá hiện nay. Với công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động… Các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi hiện nay với quy mô vốn nhỏ, việc gia nhập WTO có thể giúp doanh nghiệp gỡ bỏ vướng mắc này nhờ tranh thủ được nguồn vốn nước ngoài, mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới.

b) Những tác động tiêu cực:

+ Thị trường của ta cũng sẽ mở cửa cho tất cả các thành viên WTO nên hàng ngoại sẽ thâm nhập thị trường nội địa nhiều hơn. Từ chỗ bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập, các doanh nghiệp sẽ phải chủ động thay đổi, sắp xếp lại sản xuất để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Điều này có thể nhận thấy rất rõ ràng bởi vì các doanh nghiệp trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng thường yếu kém hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài quản lý… về năng lực quản trị, vốn, xúc tiến thương mại…

+ Trở thành thành viên WTO cũng có nghĩa là Việt Nam được hưởng mọi quy chế ưu đãi và quy tắc buôn bán, đầu tư ngang với các thành viên khác trong tổ chức, thị trường Việt Nam trở thành một bộ phận của thị trường thế giới. Với những lợi thế về chi phí đất và xây dựng, chi phí lao động rẻ, cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi ở

các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đang ngày càng hoàn thiện sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Điều đó cũng có nghĩa các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ bị chia sẻ thị trường tiêu thụ.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh hơn, công nghệ tốt hơn, trình độ quản lý giỏi hơn nên họ có nhiều cơ hội thành công trong sản xuất, cung ứng sản phẩm so với các doanh nghiệp ở địa phương. Dần dần khi chiếm lĩnh được thị trường, để tiếp tục mở rộng thị phần và quy mô, họ sẽ tìm cách mua lại, thôn tính các doanh nghiệp sở tại đang làm ăn thua lỗ, khó khăn (về thị trường, đầu ra, trình độ quản lý), vừa đạt được mục tiêu mở rộng thị trường, và tận dụng được mặt bằng, nhà xưởng, công nhân đã có tay nghề của các doanh nghiệp địa phương.

+ Để tiết kiệm chi phí tiền lương, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ thuê lao động tại chỗ thay vì đưa người của mình sang. Với chế độ đãi ngộ cao, hứa hẹn về khả năng thăng tiến sẽ thu hút những cán bộ quản lý có trình độ của các doanh nghiệp địa phương, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

- Kết quả phân tích Anova (phụ lục 11) ta được kết quả F=10,408 (lớn), Sig=0,003 (<0,05), như vậy có sự khác biệt rõ nét trong giữa các doanh nghiệp ở khu công nghiệp, khu kinh tế với các doanh nghiệp ở ngoài trong nhận thức về thị trường và hội nhập.

Bảng 3.13: Nhận thức về thị trường và hội nhập

ĐVT: % người trả lời

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Cụ thể, toàn ngành có 5,6% ý kiến hoàn toàn không quan tâm thì 100% trong số đó là các doanh nghiệp ở ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế. Mức độ rất ít

Tiêu thức Toàn ngành Trong KCN, KKT

Ngoài KCN, KKT

Hoàn toàn không 5,6 0,0 12,5

Rất ít quan tâm 36,1 30,0 43,8

Có quan tâm nhưng không chú ý lắm 25,0 15,0 37,5

Có quan tâm 19,4 30,0 6,3

quan tâm đến có quan tâm nhưng không chú ý lắm chiếm đến 61,1%, các doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế cũng chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả khảo sát đã cho chúng ta thấy các doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp, khu kinh tế có nhận thức về thị trường và hội nhập tốt hơn, cụ thể là 30% các doanh nghiệp này có quan tâm, 25% rất quan tâm trong khi tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp ở ngoài lần lượt chỉ là 6,3% và 0%.

- Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng đã cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cơ hội (66,7% ý kiến) nhiều hơn là thách thức (5,6% ý kiến) đối với thị rường đầu ra. Về thị trường nguyên liệu thì phần lớn cho rằng tác động không đáng kể, và số ít cho rằng đây là thách thức (22,3% ý kiến).

Bảng 3.14: Đánh giá cơ hội, thách thức của hội nhập

ĐVT:% người trả lời Chỉ tiêu Cơ hội Thách thức Tác động không đáng kể

1. Thị trường đầu ra 66,7 5,6 27,7

2. Thị trường nguyên liệu 33,3 22,3 44,4

3. Lao động có tay nghề 2,8 66,7 30,5

4. Vốn (quy mô và nguồn) 19,4 33,4 47,2

5. Áp lực cải cách hành chính 47,2 8,3 44,5

6. Chất lượng sản phẩm của đơn vị 16,7 44,4 38,9

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Lao động có tay nghề lại được 66,7% doanh nghiệp cho rằng hội nhập sẽ mang lại thách thức, bởi lẽ trình độ lao động hiện nay khá thấp, công nhân làm việc trong ngành chủ yếu xuất thân từ nông dân và không ổn định. Chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá là thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế với 44,4% ý kiến, 38,9% nhận định rằng tác động không đáng kể, chỉ có 16,7% coi đây là cơ hội trong quá trình hội nhập. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 47,2% coi vốn không bị tác động đáng kể bởi hội nhập, 33,4% coi đây là vấn đề thách thức.

- Nhận thức được ảnh hưởng của cơ hội cũng như thách thức trong quá trình hội nhập nên các doanh nghiệp đã có những động thái nhất định chuẩn bị cho mình. Phần lớn các doanh nghiệp đã và đang tiến hành nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm của mình, cụ thể có 86,1% doanh nghiệp đã và đang nâng cao chất lượng;

94,4% doanh nghiệp đã và đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp chưa chuẩn bị về nhân lực, cụ thể 66,1% doanh nghiệp chưa thực hiện việc đào tạo nhân lực chuẩn bị hội nhập, 47,2% chưa chuẩn bị về nhân lực thiết kế có trình độ.

Bảng 3.15: Tình hình chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp

ĐVT:% người trả lời Tiêu thức Chưa chuẩn bị Mới bắt đầu Đang tiến hành Đã hoàn thành Gặp khó khăn 1. Mở rộng thị trường 22,2 33,3 16,7 0,0 27,8

2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh bên ngoài 41,7 25,0 11,1 2,8 19,4 3. Nghiên cứu thị trường bên ngoài 27,8 36,1 19,4 0,0 16,7 4. Đào tạo nhân lực chuẩn bị hội nhập 66,1 22,2 8,3 2,8 6,6 5. Thu hút đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài 75,0 5,6 0,0 0,0 19,4

6. Xây dựng thương hiệu 41,7 33,3 13,9 0,0 11,1

7. Nâng cao chất lượng sản phẩm 2,8 11,1 72,2 13,9 0,0

8. Đa dạng hoá sản phẩm 2,8 25,0 69,4 0,0 2,8

9. Chuẩn bị về nhân lực thiết kế có trình độ 47,2 25,0 11,1 0,0 16,7

Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi 2007

Việc nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu phần lớn là chưa chuẩn bị hoặc mới bắt đầu. 75,0% doanh nghiệp chưa có động thái gì về việc thu hút vốn từ bên ngoài, số còn lại thì gặp khó khăn. Việc mở rộng thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường bên ngoài của các doanh nghiệp hiện cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w