luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trước sức “hút”của thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Với nhữngđối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,những đạo luật mới, những chính sách quản lí thương mại mới, và một điều rấtquan trọng là sự trung thành của khách hàng ngày càng bị giảm sút, đang là vấn đề
mà bất cứ doanh nghiệp nào, kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng phải đối mặt.Sản phẩm ngày càng được đa dạng về mẫu mã, chủng loại, người tiêu dùng cónhiều phương án lựa chọn hơn, và sự lựa chọn cũng trở nên khắt khe hơn Sảnphẩm nào được nhiều khách hàng lựa chọn thì Công ty sẽ có cơ hội đứng vữngtrên thị trường Điều này đòi hỏi các doanh ngiệp phải không ngừng cải tiến côngnghệ, có chính sách kinh doanh phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sảnphẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo
sự tồn tại vững chắc của doanh nghiệp
Xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng, nhà cửa…mở ra nhiều cơ hội cũng nhưthách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng Tọa lạc tạiKm9- Hương Trà –Thừa Thiên Huế, sở hữu dây chuyền tạo hình và lò nung côngsuất tương đối lớn, Công ty cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế_ chuyênsản xuất gạch Tuynen các loại và kinh doanh vật liệu xây dựng, qua nhiều nămhoạt động đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, “chỗđứng vững chắc không phải là chỗ đứng tốt nhất”, đây là ngành kinh doanh tiềmnăng nên có khá nhiều đối thủ Công ty cần có những chiến lược kinh doanh đúngđắn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường hiệntại và mở rộng thị trường trong tương lai Vậy, thực trạng về năng lực canh tranhsản phẩm gạch của Công ty hiện nay như thế nào? Công ty đã có những chính sách
gì để nâng cao năng lực cạnh trạnh cho sản phẩm của mình? Giải pháp nào là phùhợp với thực trạng hiện tại và nguồn lực của Công ty?
Trang 2Trước tình hình thực tại cũng như để giải đáp những câu hỏi đặt ra trên đây,với hi vọng hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp, đồng thời góp phần nhỏ
vào lợi ích của Công ty, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH CỦA CÔNG TY GẠCH TUYNEN SỐ
1 THỪA THIÊN HUẾ”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần gạch Tuynen
số 1 Thừa Thiên Huế, để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm gạch trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh củasản phẩm
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch của Công ty Cổphần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm gạch của Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế trong thờigian tới
3 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch củaCông ty Cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế
Trang 3cấp được cung cấp trong giai đoạn từ năm 2008-2010, và nguồn số liệu thứ cấp đóđược thu thập trong khoản thời gian từ ngày 02/02/2011 đến 02/05/2011.
3.3.Nội dung nghiên cứu
Việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của một doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề rất phức tạp Do trình độ và nănglực còn hạn chế nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những khía cạnh mang tính cơbản và liên quan đến năng lực cạnh tranh như: Các công cụ cạnh tranh trongMarketing- Mix, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đánh giá sự hàilòng của khách hàng, phân tích ma trận SWOT sản phẩm của Công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
a Thông tin thứ cấp
Đề bài sử dụng nguồn thông tin thứ cấp do các bộ phận chức năng củaCông ty cung cấp gồm:
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Số
1 Thừa Thiên Huế
- Số liệu về tình hình kinh doanh của Công ty từ năm 2008 đến hết năm2010
- Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty.Ngoài ra, các tài liệu chuyên ngành đã được công bố, các đề tài đã đượcthực hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được tham khảo trong quátrình thực hiện đề tài
b Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp cácchuyên gia, các nhà quản lý, khách hàng bằng bảng hỏi, nhằm xác định:
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (sản phẩm gạch của Công ty Cổ phầnGạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế)
Trang 4- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạch.
- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm gạch của Công ty
4.2 Phương pháp nghiên cứu
a Đối tượng điều tra
- Khách hàng đã từng mua sản phẩm của Công ty
- Các chuyên gia, các nhà quản lý của Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Số 1Thừa Thiên Huế
b Phương pháp điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp người đại diện của Công ty Cổ phần Gạch Tuynen Số
1 nhằm thu thập những thông tin liên quan đến tình hình Công ty, những chínhsách, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Thông qua phương pháp này có thể :
+ Thu thập được những thông tin chính thống, có ích cho hoạt độngnghiên cứu
+ Nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp
+ Khả năng phản hồi cao
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị trước,nhằm thu thập thông tin về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩmgạch của Công ty
Phương pháp này có những ưu điểm :
+ Khả năng phản hồi thông tin cao
+ Có thể thực hiện được trong sự giới hạn về thời gian
c Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp: sử dụng phương pháp phân loại, nghiên cứu tàiliệu, tổng hợp, phân tích, thống kê
- Đối với thông tin sơ cấp, tiến hành:
+ Thu thập thông tin từ bảng hỏi
Trang 5+ Phân loại bảng hỏi (những phiếu hợp lệ)
+ Tổng hợp số liệu
+ Phân tích
Trang 6II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất,nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vịthế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất chomình
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc
có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốnbán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giáthấp Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp vớicác đối thủ trong cùng một ngành
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, vàtrong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gópphần vào sự phát triển kinh tế
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự đổi mới
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốthơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cảitiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vàotrong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất
để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranhhoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển
- Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là cho người tiêu dùng
Trang 7Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn,đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đócao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụcung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh
sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôicông sức của họ
- Cạnh tranh là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì khả năngcạnh tranh ngày càng trở thành nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm, mởrộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm tăng doanh thu, tối đa hóa lợinhuận, tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mongmuốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu củacải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranhkhông lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Vì
lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế
xã hội, sự can thiệp của Nhà nước
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồngthời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơncho mọi người và cho cộng đồng, xã hội
1.1.3 Các hình thức và công cụ cạnh tranh
1.1.3.1 Các hình thức cạnh tranh
Sản phẩm được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi tiêudùng nó Mặc khác, trong bản thân mỗi sản phẩm đều chứa đựng vô số các yếu tố
Trang 8ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng Vì vậy, mọi yếu tố cấu thành nênsản phẩm hay từng đặc tính của sản phẩm đều có thể là xuất phát điểm tạo nênnăng lực cạnh tranh cho sản phẩm Tuy nhiên có thể quy về một số hình thức cạnhtranh sau:
- Hình thức, kết cấu, kiểu dáng sản phẩm: Đây là hình thức cạnh tranh giữacác sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng nhu cầu nào đó của khách hàng, nhưng cókết cấu, kiểu dáng, hoặc các yếu tố liên quan đến sản phẩm như chất lượng, giá cả,thuộc tính khác nhau
- Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: Đó là hình thức cạnh tranh giữacác sản phẩm khác loại, nhưng cùng thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng.Hiện nay hình thức này được nhiều doanh nghiệp áp dụng
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các sảnphẩm cùng loại, cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có hình thức kết cấu, kiểudáng giống nhau nhưng chỉ khác nhau tên gọi, nhãn hiệu
- Cạnh tranh giữa các nhu cầu, với sự giới hạn về ngân sách chi tiêu, kháchhàng thường cân nhắc trước các quyết định mua Do đó, việc chi tiêu cho sảnphẩm này sẽ ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho các sản phẩm khác
1.1.3.2 Các công cụ cạnh tranh
Cạnh tranh là điều rất cần thiết đối với doanh nghiệp nhất là trong nền kinh
tế thị trường hiện nay Một số công cụ canh tranh thường được các doanh nghiệp
áp dụng:
- Cạnh tranh sản phẩm: là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩmthể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp vớicông dụng của sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quantrọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức làmức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả
Trang 9năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, mứcsống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, khả năng thanh toán của người tiêudùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng chất lượng đã và sẽ có xu hướng thay thế vịtrí cho sự cạnh tranh bằng giá cả.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điềukiện nhất định về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ởnhiều mặt khác nhau, tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dángmầu sắc hấp dẫn Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra làdoanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng năng cao chất lượng sảnphẩm Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành được thắnglợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống cònđối với doanh nghiệp Khi chất lượng không còn được đảm bảo, không thoả mãnnhu cầu khách hàng thì ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng đựơc khốilượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã
đề ra Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
- Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bánhay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc traođổi hàng hoá đó trên thị trường Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tốsau:
+ Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bánhàng, chi phí lưu thông và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng
+ Các yếu tố không kiểm soát được: quan hệ cung cầu, cường độ cạnhtranh trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước
Trang 10Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách địnhgiá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Một doanh nghiệp có thể cócác chính sách định giá sau:
+ Chính sách định giá thấp
Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường Chính sách định giáthấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thịtrường và đựơc chia ra các cách khác nhau
Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanhnghiệp chấp nhận mức lãi thấp Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩmmới thâm nhập thị trường, cần bán hàng với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnhtranh với các đối thủ
Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm:Doanh nghiệp bị lỗ Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời
kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bán phá giá)
Trang 11Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm Chính sách này giúpdoanh nghiệp thâm nhập, giữ vũng và mở rộng thị trường.
+ Chính sách định giá theo giá thị trường
Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sảnphẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây do không sử dụngyếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm,doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nghiêm ngặt các biện phápgiảm chi phí sản xuất kinh doanh
+ Chính sách giá phân biệt
Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giákhác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau: Phân biệt theo lượng mua, phânbiệt theo chất lượng, phân biệt theo phương thức thanh toán hay phân biệt theothời gian
+ Chính sách bán phá giá
Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sảnxuất Mục tiêu của bán giá thấp là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệtđối thủ cạnh tranh Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềmlực về tài chính, về khoa học công nghệ, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường.Bán phá giá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnh tranhgay gắt, lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời
vụ, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống củangười dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quantrọng nhất của doanh nghiệp nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giávới các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn
- Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Trang 12Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốtchưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổchức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơisản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy Thông thường, kênh tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp được chia thành 4 loại sau:
+ Kênh trực tiếp ngắn, từ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêudùng
+ Kênh trực tiếp dài (từ doanh nghiệp tới người bán lẻ, sau đó đến tayngười tiêu dùng)
+ Kênh gián tiếp ngắn (từ doanh nghiệp tới các đại lý, tiếp đó phân tớicác người bán lẻ và sau cùng đến tay người tiêu dùng)
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hànhmột loạt các hoạt động hỗ trợ như: tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chứchội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng,thậm chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nótác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
+ Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâmcủa khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp
+ Cải thiện vị trí, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thươnghiệu, chữ tín của doanh nghiệp)
+ Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp vớicác chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả
- Cạnh tranh bằng các công cụ khác
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phảichấm dứt sau khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắcchung là “Ai sản xuất thì người đó phục vụ kỹ thuật” Tốt hơn nữa là chuẩn bị cho
Trang 13việc phục vụ kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường Doanhnghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sảnphẩm đó đảm bảo chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt Dịch vụsau bán hàng thường áp dụng đối với trường hợp sau:
+ Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao
+ Đơn giá sản phẩm cao
+ Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc
+ Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm.+ Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổilại hàng nếu sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãnnhu cầu của họ
+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định
+ Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổithọ dài
Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanhnghiệp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm trễ đều ảnhhuởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đóảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Yếu tố thời gian
Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanhchóng cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đấtnước tiến nhanh về phía trước Đối với các doanh nghiệp, yếu tố quyết định trongchiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền nhưnguyên vật liệu, lao động Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanh
Trang 14nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng, tiêu thụ để thu hồi vốnnhanh trước khi chu kỳ sống của sản phẩm kết thúc.
- Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thịtrường sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh Thời cơ thị trườngthường xuất hiện do các yếu tố sau:
+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ
+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên
+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo đượcnhững thay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý
và sớm hơn các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, cạnh tranh về thời cơ thị trườngcũng có thể thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh,sớm đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽsớm bị bão hoà Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó
1.2 Năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàncầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhàchuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh
ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo rađược lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đốithủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ đượcnhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường Haynói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần củasản phẩm đó; năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả,
Trang 15tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo,điều kiện mua bán, v.v
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu khôngtính đến yếu tố vận may, chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa cácyếu tố của điều kiện môi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc nội lực bên trongcủa doanh nghiệp
Chỉ có trên cơ sở nắm vững các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu của môi trườngkinh doanh, sự am hiểu tính chất phức tạp và tính biến động của môi trường kinhdoanh, dự đoán đúng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, cũng như những xu hướng và tốc độ thay đổi của môi trường kinhdoanh thì doanh nghiệp mới đề ra được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúngđắn
1.3.1 Các yếu tố ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1.Yếu tố chính trị và pháp luật
Yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.Trên thực tế, các yếu tố chính trị ổn định, rõ ràng,minh bạch có thể tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Sự thay đổi, biến độngđều có thể tạo ra những thuận lợi hay thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt lànhững thay đổi nhanh chóng, liên tục, không thể đoán trước được
1.3.1.2 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có tác động vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Các yếu tố bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tốảnh hưởng đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dung hàng hóa- dịch vụ
và các yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty… Tuynhiên, với môi trường đa yếu tố như môi trường kinh tế thì không phải yếu tố nàocũng tác động đến doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận,
Trang 16phán xét xem đâu là nhân tố tác động chủ yếu để không lãng phí nguồn lực đồngthời có thể chủ động trong việc đón nhận và phòng tránh những tác động kháchquan từ môi trường kinh tế mang lại.
1.3.1.3.Yếu tố khoa học- công nghệ
Đây là yếu tố mang đầy yếu tố kịch tính nhất, có ảnh hưởng quan trọng vàtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong thời đại khoa học-công nghệ phát triển như vũ bảo thì mọi công nghệ mới phát minh đều sẽ hủy diệtcông nghệ trước nó không nhiều thì ít Việc áp dụng khoa học- công nghệ vào sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được sản phẩmmới, chất lượng cao, giá thành thấp, năng lức cạnh tranh sản phẩm được nâng caogiúp cho sản phẩm có khả năng tiêu thụ trên thị trường, đồng nghĩa với việc tăngdoanh thu tiêu thụ cho Công ty
1.3.1.4 Yếu tố văn hóa-xã hội
Là yếu tố có sự ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến nhu cầu, hành vi của conngười trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân
1.3.1.5 Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, hệthống thông tin, hệ thống nhà kho, cửa hàng cung cấp xăng dầu, điện, nước…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm kể từ khimới bắt đầu kinh doanh Bao gồm: đều kiện thời tiết, khí hậu, các nguồn tàinguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…Sự biến động của điều kiện tự nhiên như mưa,nắng, lũ lụt, hạn hán được doanh nghiệp chú ý theo kinh nghiệm để đề phòng vì nó
có thể trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Trang 171.3.2 Các yếu tố trong doanh nghiệp
1.3.2.1 Uy tín thương hiệu
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành trong cả một quátrình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lược đúng đắn Thươnghiệu trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chất lượng của hệ thốngquản lý, của từng con người trong doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm doanhnghiệp sản xuất cung cấp cho thị trường Thương hiệu còn được xây dựng bằng sựđóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, củacác dịch vụ đi kèm với sản phẩm, của hoạt động Marketing và quảng cáo trungthực Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kíchthích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần củadoanh nghiệp gia tăng Nhưng đánh giá thương hiệu không chỉ ở số lượng cácthương hiệu mạnh doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh giá được khảnăng phát triển của thương hiệu Khả năng đó cho thấy sự thành công của doanhnghiệp trong tương lai Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động phát triển thươnghiệu, số lượng thương hiệu mạnh hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưa chuộng củathương hiệu so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh có thể sửdụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2.2 Khả năng tài chính
Vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồnvốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, cónguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợinhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác.Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động củadoanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạonâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng,
Trang 18nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trongthực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặttrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất làdoanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạnghóa nguồn cung vốn.
1.3.2.3 Tiềm lực nhân sự
Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạotrong mọi tổ chức Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của cáccấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởngvăn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽtạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuậtcủa sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thươngtrường Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phục vụ cho conngười và cũng chính con người thực hiện nó Một Công ty thành công không thểkhông sở hữu một nguồn nhân lực phù hợp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
có niềm đam mê, tinh thần trách nhiệm với công việc
1.3.2.4 Trình độ kỹ thuật- công nghệ
Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm Để cónăng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệ hiện đại.Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩmngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao,chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường Sử dụng công nghệ hiện đạigiúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm,
do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng Doanh nghiệp cần lựa chọncông nghệ thích hợp, nắm bắt được chu kì sống của công nghệ,thời gian hoàn vốncủa công nghệ phải ngắn, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để điều khiển
Trang 19và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối đa năng suất thiết kế của công nghệ Vềcông nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thịtrường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp Do đó, nănglực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọngtăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay, các doanh nghiệp đều có
xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp; đề racác chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc cho doanh nghiệp Ngoài ra,doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng người lao động phát huy sángkiến cá nhân trong công việc của họ
1.3.2.5 Khả năng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế
Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượnghữu quan trong môi trường kinh doanh Trong kinh doanh thường xuất hiện nhucầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh.Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hộikinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minhmột cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra Khả năngliên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủđộng nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường Nếu doanh nghiệp khôngthể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều
cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trởthành nguy cơ với doanh nghiệp
1.3.2.6 Các chính sách Marketing mix áp dụng cho sản phẩm
- Chính sách sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống marketingmix Theo quan điểm của marketing, sản phẩm thực chất là tất cả các lợi ích màCông ty định chào bán cho khách hàng và họ cảm nhận được Mỗi đơn vị sản
Trang 20phẩm được chào bán đều được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tốnày được sắp xếp thành 3 cấp độ cơ bản: sản phẩm theo ý tưởng, sản phẩm hiệnthực và sản phẩm bổ sung Mỗi cấp độ có vai trò riêng nhưng cả 3 cấp độ mới tạothành sản phẩm hoàn chỉnh.
Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi Công ty đềuphải quan tâm đó là: các quyết định về nhãn hiệu, các quyết định về bao gói vàdịch vụ, quyết định về danh mục và chủng loại sản phẩm, các quyết định đến thiết
kế và marketing sản phẩm mới và các quyết định marketing liên quan đến chu kỳsống của sản phẩm Để hình thành các quyết định trên các nhà quản trị phải có đầy
đủ thông tin từ phía khách hàng- thị trường, đối thủ cạnh tranh và cân nhắc từ phíaCông ty
Do luôn phải đối phó với các hiện tượng cạnh tranh qua giá trong hoạt độngkinh doanh, các doanh nghiệp phải tìm những nguyên tắc liên quan đến ứng xử vềgiá Các nguyên tắc ứng xử về giá giúp cho việc đề xuất quyết định liên quan đếngiá của doanh nghiệp tránh được những đòn tấn công nguy hiểm và phòng thủ tốthơn, kể cả những can thiệp của pháp luật
- Chính sách phân phối
Doanh nghiệp phải tổ chức và quản lý đước hệ thống kênh phân phối đểđưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Những quyết định vềkênh phân phối thường khó khăn và phức tạp đối với doanh nghiệp Tham gia vào
Trang 21kênh phân phối có các thành viên của kênh bao gồm: nhà sản xuất, các trung gianthương mại và người tiêu dùng cuối cùng.
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến các chiến lược xúc tiến hỗnhợp Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của marketing mix mà doanhnghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trương mục tiêu nhằm đạt được mụctiêu kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hoạt động xúc tiến là truyền tin vềsản phẩm và doanh nghiệp đến khách hàng để thuyết phục họ mua hàng Vì vậy,
có thể gọi đây là các hoạt động truyền thông marketing
Tùy vào từng giai đoạn của sản phẩm, mục tiêu kinh doanh, thời điểm cụthể mà Công ty có thể lựa chọn cho mình một hay nhiều loại hình truyền thôngphù hợp
1.4 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.4.1 Sản lượng và doanh thu tiêu thụ
Có nhiều phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, trong
đó sản lượng và doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
Công thức tính như sau: TR= P* Q
Trong đó: TR là tổng doanh thu của hàng hóa
P là giá của hàng hóa
Q là sản lượng tiêu thụNếu sản lượng hàng hóa tiêu thụ tăng cao qua các năm là hàng hóa đượcduy trì, giữ vững và phát triển thị phần, nếu doanh thu tăng với tốc độ hợp lý quacác năm chứng tỏ hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, được thị trường chấpnhận, còn nếu sản lượng tăng nhưng doanh thu giảm, chứng tỏ rằng giá bán giảmsút là khả năng cạnh tranh hàng hóa của Công ty giảm sút, doanh nghiệp đangđứng trước thách thức lớn, cần phải có biện pháp kịp thời để khắc phục và giànhlấy thị trường đã mất
Trang 22- Lợi nhuận tiêu thụ.
“Lợi nhuận”, “vị thế”, “an toàn”là đích đến của bất kỳ doanh nghiệp nàokhi tiến hành sản xuất kinh doanh Đó chính là động lực để các doanh nghiệp hoạtđộng và cạnh tranh trên thị trường
Công thức tính lợi nhuận:
∏ = P*Q – C*Q
Trong đó:
∏ là lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
P là giá bán của sản phẩm
Q là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm
C là chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩmTheo công thức trên, để thu được lợi nhuận tối đa cho từng loại sản phẩm,doanh nghiệp cần phải sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các yếu tố bên trongdoanh nghiệp, để có được lợi thế về chi phí sản xuất đồng thời phải thích ứng vớicác yếu tố thị trường để định giá bán phù hợp, vừa đảm bảo được lợi nhuận, vừathỏa mãn nhu cầu của khách hang
1.4.2 Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm tính theo doanh thu
Công thức tính
GT t = (DT t – DT t-1 )/ DT t-1
Trong đó:
GT t là tốc độ gia tăng doanh thu thời kỳ nghiên cứu
DTt là doanh thu thời kỳ nghiên cứu
DTt-1 là doanh thu kỳ trướcChỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng của lượng doanh thu tiêu thụ sảnphẩm, điều này đồng nghĩa với việc tăng lên hay giảm xuống khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnhtranh tốt thì doanh thu tiêu thụ thời kỳ nghiên cứu sẽ tăng và ngược lại nếu khả
Trang 23năng cạnh tranh của sản phẩm giảm thì doanh thu tiêu thụ thời kỳ nghiên cứu sẽgiảm so với kỳ trước.
1.4.3 Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp
Là chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá mức độ cạnh tranh và vị thế củadoanh nghiệp trong một thời kỳ (thường tính trong một năm) là tỷ lệ phần trămgiữa tổng sản lượng tiêu thụ về một loại sản phẩm nào đó của doanh nghiệp so vớisản lượng tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh dẫn đầu
Thị phần của doanh nghiệp được tính bằng công thức:
Sqi = Qi /Q
Trong đó:
Sqi là thị phần sản phẩm q của doanh nghiệp i
Qi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm q của doanh nghiệp i trên thịtrường
Q là sản lượng tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh dẫn đầu
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp có khả năngcạnh tranh trên thị trường càng cao và được thị trường chấp nhận Và ngược lại,nếu thị phần của doanh nghiệp càng nhỏ thì chứng tỏ sản phẩm có sức cạnh tranhkém hơn so với đối thủ Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này có thể đánh giámức độ hoạt động hiệu quả hay không của doanh nghiệp cũng như sản phẩm củadoanh nghiệp trên thị trường
Mức độ biến động thị phần của doanh nghiệp ( Sqi ) phản ánh xu hướngbiến động về khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp giữa các kỳ Chỉtiêu này được đo bằng mức thay đổi thị phần của doanh nghiệp qua các thời kỳkhác nhau giữa các năm
Sqi = Sqi t – Sqi (t-1)
Trong đó:
Sqi là thị phần sản phẩm q của doanh nghiệp i thời kỳ t
Trang 24Sqi (t-1) là thị phần sản phẩm q của doanh nghiệp i thời kỳ (t- 1).
Mức độ biến động của thị phần sản phẩm q tỷ lệ thuận với khả năng cạnhtranh của sản phẩm, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp cao thể hiện khả năngcạnh tranh của sản phẩm càng cao, sản phẩm ngày càng được thị trường chấpnhận Ngược lại, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp giảm chứng tỏ khả năngcạnh tranh sản phẩm giảm và sản phẩm đang bị mất uy tín trên thị trường
1.4.4 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanhcủa nội bộ doanh nghiệp đó trên thị trường Một doanh nghiệp có năng lực tàichính mạnh thì sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc cạnh tranh sản phẩm so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, bảo đảm cân đối bền vững vàđiều đó tạo nên sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp Chính vì vậy, đánh giá nănglực tài chính là nhằm đo lường sức mạnh tài chính để khẳng định vị thế của doanhnghiệp nhằm đảm bảo nguồn lực để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa tổng tài sản ngắn hạn và tổng
nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng doanh nghiệp đáp ứng được các nghĩa vụ tàichính
Tổng tài sản ngắn hạnKhả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn-Hệ số vòng quay của tài sản
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu và tài sản, phản ánhhiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp
Trang 25Tổng doanh thu
Hệ số vòng quay của tài sản =
Tổng tài sản
- Chỉ số nợ của doanh nghiệp
Được xác định bằng tỷ số giữa tổng nợ và tổng tài sản Đây là chỉ tiêu đònbẩy tài chính, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Tổng nợChỉ số nợ =
Tổng tài sản
- Biên lợi nhuận ròng
Được xác định bằng tỷ số giữa thu nhập ròng và doanh thu hoạt động Chỉtiêu này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Thu nhập ròngBiên lợi nhuận ròng =
Doanh thu hoạt động
Trang 26CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế 2.2.1.Giới thiệu chung về Công ty
- Tên Công ty: Công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế
- Tên giao dịch viết tắt:HUBRICO 1
- Địa chỉ: Km số 9 – Hương Trà – Thừa Thiên Huế
- Số điện thoại: 054.3557079 – Fax: 054.3558303
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 3103000047 do sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2002
- Đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Trường Thắng – Giám đốc Công ty
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ
sở tiền thân của Công ty Gốm sứ Thừa Thiên Huế Công ty nằm ở phía Bắc Thànhphố Huế Tọa lạc tại Km 9 quốc lộ 1A thuộc xã Hương Chữ - Huyện Hương Trà-Tỉnh Thừa Thiên Huế Vị trí của Công ty rất thuận lợi cho việc vận chuyển hànghóa và nguyên liệu Công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm
1995, lĩnh vực hoạt động là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản phẩmchủ yếu là các loại gạch xây dựng Khi mới thành lập, do còn non kém về mọi mặtnhư trình độ quản lý, trình độ công nghệ, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuấtgạch…cho nên Công ty hoạt động còn kém hiệu quả Đến năm 1998, Ủy BanNhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định sát nhập Công ty cổ phần GạchTuynen Số 1 Thừa Thiên Huế vào Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế Kể từ đó đếnnay hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, quy mô Công ty ngày càng mởrộng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn Để đạt được
Trang 27những thành quả đó phải kể đến sự hiệu quả trong công tác tổ chức quản lý, sựđồng lòng của cán bộ công nhân viên.
Công ty cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế được thành lập theo
mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” Việc thực hiện cổ phần hóa đã làm choCông ty hoàn toàn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù là mộtCông ty cổ phần nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước, do Nhà nước nắm 50%
cổ phần của Công ty Sau khi cổ phần hóa thì Công ty hoạt động dưới sự điềuhành của Đại hội đồng cổ đông- Hội đồng quản trị- Giám đốc
Ủy Ban nhân dân tỉnh và Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế định hướng choCông ty cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế hoạt động theo kế hoạchchung toàn Công ty và được hưởng cổ phần theo số vốn Công ty và một phần nhỏtrong qũy khác như qũy khen thưởng và phúc lợi, qũy tập thể…
Công ty cổ phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế là Công ty trực thuộcCông ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, do đó tình hình nguồn vốn, tài sản và nghĩa vụnộp ngân sách Nhà nước là do Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế quản lý và thựchiện Công ty chỉ là đơn vị sản xuất, tiêu thụ, hạch toán và báo cáo sổ cho Công ty
mẹ Công ty con không có tư cách pháp nhân (chỉ khi được ủy quyền), tuy nhiênlại có con dấu riêng
Hoạt động chủ yếu của Công ty là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vậtliệu xây dựng, một lĩnh vực thường xuyên biến động Công ty hoạt động với mụcđích đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, vì thế hoạt động nâng cao năng lựccạnh tranh của sản phẩm là một nhiệm vụ không ngừng và hết sức quan trọng, sảnphẩm có khả năng tiêu thụ ra thị trường với số lượng lớn sẽ là yếu tố quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của Công ty
Trang 282.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.3.1 Chức năng của Công ty
- Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất gạch nung trên dây chuyềnhiện đại (lò nung Tuynen) nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng dân dụng, cáccông trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận
- Tổ chức đầu tư và phát triển cơ sở sản xuất gạch Tuynen bằng nguồnnguyên liệu trong khu vực theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, với phương châm
“công nghiệp hóa- hiện đại hóa” Công ty không ngừng nâng cao và hoàn thiệndây chuyền sản xuất, mở rộng hợp lý quy mô sản xuất, đồng thời tạo công ăn việclàm và thu nhập cho người lao động tại địa phương
2.1.3.2 Nhiệm vụ của Công ty
- Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại gạch như gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch
2 lỗ, gạch đặc….dùng cho các công trình, xây dựng dân dụng bằng lò nung sấyTuynen hiện đại
- Xây dựng các kế hoạch tổ chức sản xuất theo cơ chế hiện hành, bảo quản
và phát triển nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ đốivới Nhà nước
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về tổ chức quản lý cán bộ, công nhânviên, sử dụng và thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị
và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ hoạt động của Công ty
- Không ngừng cải tiến kĩ thuật công nghệ, mẫu mã và chất lượng sảnphẩm, phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín của Công ty trên thịtrường
- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhânviên
Trang 292.1.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty trực thuộc Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, thành lập theo môhình”Công ty mẹ- Công ty con” Do đó, mọi hoạt động của Công ty đều nằm dưới
sự quản lý của Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế
Bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tiêu Thụ
P Kế Hoạch
Kỹ Thuật
Ban Điều Hành Phân Xưởng
Phân Xưởng
Trang 302.1.4.2 Chức năng của các bộ phận
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền và nhân danhCông ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặcmiễn nhiệm Thành viên của hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức vụ điềuhành trực tiếp hoạt động kinh doanh của Công ty
- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh và điều hành của Công ty Ban kiểm soát có ba người do Đại hôị cổđông bầu ra bao gồm: kiểm soát viên trưởng (đại diện Công ty Xây lắp), kiểm soátviên (đại diện Công ty cổ phần cá nhân) và kiểm soát viên đại diện cổ phần cán bộcông nhân viên
- Ban giám đốc
Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các hợp đồngsản xuất kinh doanh của đơn vị theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, theo điều lệcủa Công ty cổ phần và luật Nhà nước quy định Chỉ đạo trực tiếp hoạt động sảnxuất kinh doanh của toàn Công ty từ ban điều hành sản xuất Ban giám đốc do Hộiđồng quản trị quyết định bổ nhiệm về số lượng Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc,Phó giám đốc, Kế toán trưởng Sự phân công ủy quyền tùy thuộc vào yêu cầu thực
tế và phạm vi hoạt động của Công ty, do Giám đốc ủy quyền Trong trường hợpđặc biệt, Giám đốc Công ty thông qua thường trực Hội đồng để có thể thành lập tổchức chuyên viên làm nhiệm vụ tư vấn chuyên môn để giải quyết những vấn đềcần thiết trong từng lĩnh vực Tổ chuyên viên được triệu tập để giải quyết từngviệc không biên chế chính thức
Trang 31- Phòng tổ chức Hành chính.
Quản lý các mặt công tác về nhân sự, lao động, chế độ, chính sách, tạp vụ
và trật tự an toàn xã hội Công ty, theo dõi và lưu trữ công văn đi, công văn đến và
hồ sơ cán bộ công nhân viên
+ Quan hệ với khách hàng: Khi có sự nhất trí của Giám đốc Công ty đượcphép thực hiện các điều thỏa ước trong quá trình giao dịch tìm kiếm thị trường,tuyệt đối giữ bí mật của Công ty và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, hoạt đồng tham gia kí kết, thanh lý cáchợp đồng với khách hàng, đề xuất mở đại lý bán hàng và mạng lưới tiếp thị
+ Nhận và xử lý thông tin về hàng hóa trên thị trường, tổ chức và phục vụtốt việc đưa hàng hóa đến chân công trình cho khách hàng
+ Chịu trách nhiệm trong công tác đối chiếu công nợ và thu hồi công nợ.+ Quản lý hồ sơ, cải tiến các thủ tục về công tác quản lý, giải quyết nộidung nhiệm vụ của Phòng và giải quyết các công việc cụ thể để đảm bảo tính khoahọc
+ Phối hợp tham gia các phương án liên quan đế công việc do Phòng quảnlý
- Phòng kế hoạch- kỹ thuật
+ Lập kế hoạch định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của toànCông ty từng tháng, từng quý, từng năm và báo cáo thống kê, phân tích tình hình
Trang 32thực hiện kế hoạch và báo cáo trước hội nghị giao hàng tháng, sơ tổng kết quý,năm.
+ Xây dựng, điều chỉnh các định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo yêucầu công tác quản lý và định kỳ hàng năm, kiểm tra đề nghị cấp vật tư, nguyênliệu phục vụ sản xuất, lập dự đoán các Công ty sửa chữa lớn có giá trị 1 triệu đồngtrở lên và giao nhiệm vụ cho công việc sửa chữa nhỏ thường xuyên
+ Xây dựng các quy định về an toàn thiết bị điện sản xuất, vận hành lò
và lao động theo pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của đơn vị
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, phòng chóng cháy
nổ, bảo vệ môi trường ở cơ sở sản xuất do Phòng quản lý
+ Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộcông tác kỹ thuật công nghệ- cơ khí- phương án sửa chữa thiết bị
- Ban điều hành sản xuất
Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực sảnxuất của Công ty, chỉ đạo các đơn vị sản xuất như: phân xưởng sản xuất, phânxưởng bốc dỡ phân xưởng cơ điện, xưởng thành phẩm, xưởng bán thành phẩm vàcác xưởng chỉ đạo tổ chức trực thuộc phân xưởng mình và các phân xưởng chịutrách nhiệm trước ban điều hành sản xuất
- Phân xưởng sản xuất
+ Chấp hành nghiệp vụ sản xuất và quy định công nghệ, năng động sángtạo trong công tác điều hành sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càngcao, đa dạng về hình dạng, mẩu mã…
+ Quy trình lao động, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học để tăng năngsuất lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm trong công việc của mình,
có thái độ cư xử tốt với tập thể và khách hàng
+ Phân chia tiền lương trong nội bộ phân xưởng mình theo nguyên tắccông bằng, dân chủ và theo kết quả lao động của mỗi người
Trang 332.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008 -2010
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty biểu hiện qua chỉ tiêu doanh thu,giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và lợi nhuận
2.2.1 Sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu sản phẩm gạch của công ty qua 3 năm 2008 – 2010
Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạch qua 3 năm 2008 - 2010
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán: số liệu làm tròn tương đối
Mức độ biến động của các nhân tố đến doanh thu thiêu thụ (chi tiết ở phụlục 1)
Trang 34 Năm 2010 so với năm 2009
Biến động tương đối:
2.2.2 Tình hình biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm gạch qua 3 năm 2008-2010
Bảng 2: Tình hình biến động lợi nhuận qua các năm từ 2008 đến 2010
Trang 35Mức độ biến động của các nhân tố đến lợi nhuận thiêu thụ (chi tiết ở phụlục 2)
Năm 2009 so với 2008:
Biến động tuyệt đối:∆∏ = -2 293trđ
Biến động tương đối: -37.6 %
Từ kết quả phân tích cho ta thấy, lợi nhuận tiêu thụ của Công ty năm 2009giảm so với năm 2008 do ảnh hưởng của 4 nhân tố, nhưng nhìn chung nhân tố chiphí sản xuất ngoài đơn vị tác động mạnh nhất Chi phí này tăng lên làm lợi nhuậntiêu thụ của Công ty giảm 1635 triệu đồng, con số này biểu hiện mặt hạn chế củaCông ty trong công tác kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp Công ty cần thắc chặt hơn nữa công tác kiểm soát chi phí nhằm nâng caolợi nhuận cho Công ty
Năm 2010so với 2009:
Biến động tuyệt đối:∆∏ = -640trđ
Biến động tương đối: - 16.4 %
Qua phân tích ta có thể thấy: tuy sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quânđơn vị tăng, chi phí sản xuất ngoài đơn vị giảm làm cho lợi nhuận tăng, nhưngkhoản tăng này không bù đắp được phần lợi nhuận mất đi do Công ty không kiểmsoát được chi phí đầu vào trong sản xuất làm cho tổng lợi nhuận giảm 16.4%tương ứng với giảm 640 triệu đồng
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.3.1 Các yếu tố ngoài doanh nghiệp
2.3.1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường Hàng năm, Quốc hộithường xuyên có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, pháp lệnh mới, đồng thời
Trang 36xem xét và điều chỉnh lại các văn bản pháp luật cũ Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫnhoạt động trong tình trạng “thiếu luật”
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc vào tình trạng kém hiểubiết luật pháp và thông lệ quốc tế Điều này tạo ra tính trì trệ “đại trà”trong việchiểu biết và tuân thủ pháp luật Thực trạng chung thì các doanh nghiệp kinh doanhtương đối ổn định, vì phần lớn đều quy mô doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại vừa
và nhỏ nên không mấy gây cản trở, nhưng một khi có sự cố xảy ra sẽ không tránhkhỏi trở ngại do thiếu hiểu biết pháp luật gây ra Về phần mình cũng không ít cácdoanh nghiệp còn chưa có quan điểm dài hạn, kinh doanh theo kiểu “chộp giật”,kinh doanh thiếu trung thực, làm mất lòng tin của khách hàng, làm cho môi trườngkinh doanh ngày càng xấu đi Điều này có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến năng lựccạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ khó thoát ra tầm giới hạn “vừa và nhỏ”.Công ty HUBRICO cũng không ngoại lệ, năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạchTuynen vẫn chưa thoát ra khỏi thị trường trong địa bàn tỉnh
Trang 37Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người của nước ta ngày càng tăng, đờisống người dân ngày càng được cải thiện Người tiêu dùng ít bị chi phối bởi giá
cả, mà chủ yếu là chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm Nhu cầu mua sắm nóichung và nhu cầu tiêu dùng nguyên vật liệu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ngàycao gia tăng, mở ra cơ hội kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh lĩnhvực vật liệu xây dựng.Doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu thực tại để có cácchiến lược kinh doanh phù hợp
Công ty cổ phần gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế đã nhạy bén trong việcnắm bắt nhu cầu, vì vậy Công ty đã sản xuất gói sản phẩm với chất lượng đượcphần lớn khách hàng thừa nhận là sản phẩm hàng đầu trên thị trường Thừa ThiênHuế
2.3.1.3 Yếu tố khoa học- công nghệ
Mặc dù trên thị trường xuất hiện nhiều loại công nghệ để sản xuất các loạigạch tiện dụng, thân thiện với môi trường như gạch siêu nhẹ, gạch khí, gạch khôngnung…nhưng trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì công nghệ sản xuất gạch phổ biếnvẫn là dây chuyền lò nung Tuynen, tuy có nhiều hạn chế so với loại gạch với côngnghệ mới, nhưng đây là giải pháp được sử dụng từ trước đến nay, đồng thời kháchhàng ở Thừa Thiên Huế chưa hoặc ít có nhu cầu về loại sản phẩm mới, vì vậy vớicông nghệ hiện tại,công nghệ công ty HUBRICO sử dụng vẫn có thể “chưa lỗithời”nhưng trong tương lai gần thì không thể chắc chắn Việc ứng dụng dâychuyền sản xuất hiện đại giúp Công ty tạo ra được sản phẩm mới, phù hợp với xuhướng nhu cầu, để có thể tiêu thụ trên thị trường là phương pháp nâng cao nănglực cạnh tranh sản phẩm hiệu quả Áp dụng công nghệ hiện đại đang là vấn đề sớmmuộn, vấn đề là Công ty nên lựa chọn công nghệ nào, thời điểm nào và chínhsách, chiến lược nào cho sản phẩm mới…là một thách thức lớn Hiện tại thì chưa
có biểu hiện nào, trong tương lai thì còn là một ẩn số
Trang 382.3.1.4 Yếu tố văn hóa-xã hội
Người Việt Nam có câu “an cư lạc nghiệp”đây là nét văn hóa mang đậmtính chất dân tộc Việc xây nhà hay một công trình bất kỳ ngoài yếu tố thẩm mĩđều phải đảm bảo được tính kiên cố, lâu dài, hợp phong thủy Vì vậy, việc lựachọn sản phẩm xây dựng rất được chú trọng Sản phẩm mang tính bền đẹp sẽ là sựchọn lựa tối ưu Năng lực cạnh tranh sản phẩm bao gồm các tiêu chí giá cả, chấtlượng, dịch vụ đi kèm…sản phẩm được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khidoanh nghiệp biết phát huy tối đa nhu cầu của thị trường
2.3.1.5 Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Cơ sở hạ tầng của cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đangtừng bước được cải thiện Hệ thống giao thông, hệ thống xăng dầu, điện nước…đã
có nhiều cải biến rỏ rệt, điều này tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phầnnâng cao năng suất sản xuất, năng suất tiêu thụ cho Công ty
Điều kiện tự nhiên là vấn đề đầu tiên doanh nghiệp quan tâm khi tham giahoạt động kinh doanh Nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng trong việc sản xuất gạch
là đât sét, nguồn nguyên liệu này có thể tận dụng trên địa bàn tỉnh Ngoài ra nhữngyếu tố về thời tiết, khí hậu cũng có những tác động rất lớn đến việc đề ra các chiếnlược kinh doanh của Công ty Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh miền trungchịu nhiều tác hại do thiên tai mang lại, doanh nghiệp chủ động đối phó với nhữngbiến động của thời tiết như một kinh nghiệm có tính chu kỳ, trước những biếnđộng do thời tiết mang lại, doanh nghiệp cần có những kế hoạch, chính sách cụ thểchẳng hạn như: kinh doanh, sản xuất tập trung vào thời điểm nào, loại gạch nàođược ưa chuông phù hợp với thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm của thị trường…
2.3.2 Các yếu tố trong doanh nghiệp
2.3.2.1 Uy tín thương hiệu
Sau nhiều năm hoạt động, Công ty cổ phần gạch Tuynen Số 1 Thừa ThiênHuế đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường địa bàn tỉnh Thừa
Trang 39Thiên Huế Người sử dụng biết đến sản phẩm của Công ty với đặc điểm là sảnphẩm luôn đạt chất lượng hàng đầu Ngoài ra, Công ty còn đóng góp vào sự pháttriển bền vững của xã hội thông qua các hoạt động PR mà công ty đã tích cựctham gia Với mục tiêu “luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chấtlượng cao, từng bước tạo nên uy tín cho Công ty Điều này làm tăng khả năngcạnh tranh của sản phẩm, kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết địnhmua, nhờ đó mà thị phần của Công ty gia tăng.
2.3.2.2 Tiềm lực nhân sự
Từ năm 2008 đến 2010, Công ty có xu hướng tuyển thêm lao động Trong
số lao động được tuyển đó không phân biệt giới tính nhưng phần lớn là lao độngtrực tiếp thuộc trình độ phổ thông, điều này một phần có thể do chuyên môn cầnthiết để làm việc trong Công ty không đòi hỏi quá cao, sử dụng như vậy nhằmtránh lãng phí chi phí cho nhân công, cũng con số này ta có thể thấy rằng: doanhnghiệp đang có chiến lược tăng năng suất lao động bằng việc tăng số lượng ngườilàm Đứng trên phương diện nhằm mục đích nâng cao sản lượng thành phẩm sảnxuất được thì chiến lược tuyển thêm lao động phổ thông là hợp lý Nhưng mặtkhác, nhân viên có trình độ cao thì không được Công ty tuyển dụng thêm, đây cóthể là một bất lợi chủ quan do chính doanh nghiệp mang lại Nhân viên có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả hơn.Công ty cần xác định mục tiêu của mình để có chiến lược về nhân sự hợp
lý để phát huy tối đa sức mạnh nguồn nhân lực của Công ty
Trang 40Bảng 3: Tình hình biến động cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm từ
2008 đến 2010
Sốngười