0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Quy mô của thị trường chứng khoán việt Nam

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -40 )

Tính tới thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 40% GDP (khoảng 700.000 tỉ đồng). Từ 7 công ty chứng khoán năm 2000 và 1 công ty quản lý quỹ, đến thời điểm hiện tại trên cả hai sàn có tổng cộng 557 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khoán, 45 công ty quản lý quỹ. Toàn thị trường có 926 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư(NĐT) tổ chức và cá nhân, trong đó riêng NĐT nước ngoài có hơn 10.000 tài khoản với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỉ USD.

Tính từ năm 2000 đến hết tháng 6.2010, TTCK trở thành kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ giao bảo lãnh phát hành. Trong 5 năm đầu giá trị giao dịch bình quân chỉ 55 tỉ đồng/phiên, trong 5 năm tiếp theo đạt 1.300 tỉ đồng/phiên, đặc biệt thời gian từ đầu năm 2009 giá trị giao dịch bình quân đã đạt trên 3.000 tỉ đồng/phiên.

Từ hơn 450 doanh nghiệp trong năm 2009, số lượng này đã tăng nhanh lên khoảng 600 doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch TP. HCM và Hà Nội năm 2010, tăng hơn 30%. Báo cáo cuối năm của CTCK Âu Việt cũng cho thấy, giá trị huy động vốn qua TTCK trong năm 2010 đã tăng hơn 160% so với năm 2009.Mặc dù chỉ số chứng khoán không tăng mạnh và dòng tiền cũng không thật ấn tượng, nhưng xét ở mặt số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô huy động vốn qua kênh chứng khoán thì TTCK đạt được thành quả không nhỏ.

Điều này cho thấy quy mô của TTCK Việt Nam vẫn mở rộng, bất chấp dòng vốn quốc tế ít ưu ái hơn những thị trường khác trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan (đều phải quan tâm đến việc kiểm soát sự gia tăng quá nhanh của dòng tiền

nóng) và mức tăng của chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng không thể ấn tượng được như Philippines hay Thái Lan.

Xét ở khía cạnh thanh khoản của TTCK, so sánh chỉ số quay vòng cổ phiếu (turnover ratio), được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu được mua bán chia cho mức vốn hóa trung bình của thị trường trong một giai đoạn của Việt Nam so với các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore thì trong giai đoạn 2005 - 2009, chỉ số vòng quay cổ phiếu của TTCK Việt Nam có thể so sánh được với Malaysia và Philippines. Trong thời điểm hoàng kim của năm 2007 thì chỉ thua có Singapore, một TTCK có trình độ phát triển vượt trội hẳn so với các nước còn lại trong khu vực.

Trong năm 2010, do những hạn chế về dòng vốn trong và ngoài nước và những biến động chính sách, thanh khoản của thị trường sụt giảm. Những dấu hiệu quay lại của dòng vốn trong và ngoài nước vào cuối năm và sự cải thiện tính thanh khoản của những tuần cuối năm 2010, nhiều hy vọng tính thanh khoản năm 2011 của Việt Nam có thể quay lại bắt kịp mức độ của Malaysia và Philippines. Tuy nhiên, khoảng cách về tính thanh khoản giữa Việt Nam so với Thái Lan, Indonesia và Singapore vẫn là quá lớn.

Như vậy,sau 10 năm thị trường đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt vốn hóa thị trường ban đầu dự tính chiếm 20% GDP vào năm 2020, đến nay mới 10 năm đã đạt gấp đôi. TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng và là hàn thử biểu đo sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nhận định, quy mô của thị trường phát triển quá nhanh nên chất lượng chưa theo kịp số lượng, các định chế tài chính trung gian quá nhiều và gần 1 triệu NĐT tham gia thị trường, nhưng sự am hiểu về thị

trường, tính chuyên nghiệp trong đầu tư chưa cao. Ngoài ra, sắp tới UBCK cần tập trung hoàn thiện khung pháp lý, cần tạo sự công khai minh bạch, thông suốt thông tin cho các NĐT tham gia thị trường.

Đây là những gì mà những nhà lãnh đạo Việt Nam đang nói còn chúng ta hãy xem ông Hiramoto Hiroshi, Tổng Giám đốc CTCK Nhật Bản nói gì.

Hiện tại, mối quan tâm lớn nhất của nhiều NĐT Nhật Bản là các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước như Tổng công ty Thép Việt Nam, MobiFone... diễn ra trong thời gian tới.

Vừa qua, một số CTCK đến từ Nhập Bản đã mua cổ phần của các CTCK Việt Nam như: CTCK Nikko Cordial mua cổ phần của CTCK Dầu khí, SBI Securities mua cổ phần của CTCK FPT. Thưa ông, đây có phải là một xu hướng khi chỉ còn vài tháng nữa, theo cam kết WTO, Việt Nam phải mở cửa cho CTCK 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam?

Tại Nhật Bản, những CTCK vừa mua cổ phần của các CTCK Việt Nam là những công ty có quy mô nhỏ. Với TTCK Việt Nam có quy mô còn nhỏ như hiện nay thì mới mang lại cơ hội đầu tư cho các CTCK nhỏ của Nhật bản, chứ chưa tạo ra cơ hội rõ nét cho ác CTCK lớn, các NĐT lớn. Bởi vậy, chưa có cơ sở đủ thuyết phục cho thấy sẽ xuất hiện làn sóng NĐT CTCK Nhật Bản, đặc biệt là các công ty lớn đổ xô mua cổ phần CTCK Việt Nam từ nay đến trước ngày 1/1/2012, thời điểm Việt Nam phải mở cửa cho CTCK 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, mặc dù có khá thiều CTCK nhỏ của

Nhật Bản tiếp tục mua cổ phần CTCK Việt Nam. Ông cũng nói rõ thêm vì sao Việt Nam chưa mang lại cơ hội rõ nét cho các CTCK lớn của Nhật Bản. Tuy đã có bước phát triển đáng kể sau hơn 10 năm, nhưng so với quy mô của các TTCK mới nổi tại các nền kinh tế có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam thì TTCK Việt Nam có quy mô nhỏ, nó quá “chật chội” cho các NĐT lớn tham gia.

Với quy mô của TTCK Việt Nam hiện tại, các NĐT lớn nước ngoài còn khá dè chừng khi đưa ra quyết định đầu tư, bởi chỉ cần một vài “ông lớn” giao dịch là có thể đẩy TTCK vào tình trạng “bong bóng”. Có lẽ quy mô của TTCK Việt Nam phải phát triển gấp 15 - 20 lần so với hiện nay thì mới tạo ra sức hút đủ mạnh để hấp dẫn các NĐT lớn của nước ngoài, trong đó có Nhật Bản tham gia.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -40 )

×