Phát hành,giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM.

Một phần của tài liệu Phương thức phát hành cổ phiếu liên hệ thực tiễn tại việt nam (Trang 35)

1. Sự ra đời của sàn UPCOM, mối quan hệ với sàn OTC.

Vào ngày 24/06/2009, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa thị trường giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường UPCoM) vào hoạt động. Cùng với thị trường UPCoM, HNX đưa ra chỉ số thị trường có tên gọi UPCoM - Index. Như vậy, bên cạnh chỉ số VN-Index của Sở GDCK Hồ Chí Minh và HNX index của Sở GDCK Hà Nội , thị trường chứng khoán Việt nam sẽ có thêm 1 chỉ số mới dành riêng cho thị trường UPCoM.

Thực chất UpCoM là sơ khai của thị trường OTC đúng nghĩa. Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các CTCK và sau đó chuyển về một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy, vai trò của các CTCK rất quan trọng trong việc hướng tới là những nhà tạo lập thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường cổ phiếu chưa niêm yết rất tiềm năng, chỉ cần khoảng 50 doanh nghiệp có thanh khoản tốt lên UpCoM sẽ tạo cơ hội rất lớn cho CTCK. Hiện tại, sàn OTC có 1750 công ty đăng ký cổ phiếu giao dịch trên sàn, trong khi sàn UpCoM có 77 công ty đăng ký cổ phiếu.

Sự khác biệt giữa sàn UpCoM và sàn OTC là UpCoM là thị trường có sự giám sát, quản lý rõ ràng, còn OTC thì không. Sàn UPCoM đi vào hoạt động sẽ phần nào gỡ rối cho thị trường OTC hiện nay, góp phần hạn chế rủi ro, thông tin minh bạch và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Về lâu dài, thị trường UPCoM sẽ đi vào ổn định và hoàn thiện hơn, đưa các hoạt động mua bán cổ phiếu chưa niêm yết đi vào quy củ, xây dựng một thị trường OTC hiện đại và đa dạng hơn.

Tuy nhiên đối với nhà mô giới và các công ty chứng khoán, sàn OTC có nhiều ưu điểm. Điểm hấp dẫn nhất của thị trường OTC là giao dịch không có biên độ, tiền - chứng khoán có thể thanh toán trao tay và có thể mua bán một loại cổ phiếu trong cùng một phiên. Trong khi sàn UPCoM phải chờ thời gian thanh toán T+3 mới có thể bán.

2. UPCoM: một sàn giao dich giảm điểm mạnh mẽ.

Sự ra đời của thị trường UPCoM được kỳ vọng sẽ đem lại một sự phát triển mạnh mẽ cho những cổ phiếu không niêm yết trên sàn. Nhưng trên thực tế sau gần 2 năm hoạt động sàn UPCoM là một sự thất vọng lớn với nhà đâu tư. Việc chỉ số UPCoM Index giảm điểm liên tục được thể hiện dưới bảng sau. Số liệu được lấy từ 21/01/2011 đến

05/04/2011. Sự mất điểm liên tục của UPCoM Index đã xuống mức báo động 37 điểm. như vậy tại thời thời điểm gốc ngày 24/06/2009 nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng để đầu tư thì hiện tại họ chỉ còn giữ được 37 đồng , một con số rất tệ đối với các nhà đầu tư. Nếu đà sụt giảm này tiếp tục, trong tương lai gần việc thị trường UPCoM phải đóng cửa là một điều có thể dự đoán được. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn dưới các khía cạnh sau:

2.1. Về khối lượng cổ phiếu đang lượng cổ phiếu đang lưu hành:

Sau khi tiến hành

khảo sát 77 cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM (gọi là

nhóm cổ phiếu UPCOM), thu được kết quả về khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (KLCPLH) như sau:

Trong nhóm cổ phiếu UPCOM: cổ phiếu có KLCPLH cao nhất là NT2 với 256 triệu CP, cổ phiếu có KLCPLH thấp nhất là VNX với 1.05 triệu CP.

Bảng phân loại số lượng cổ phiếu đang lưu hành:

KLCPLH( triệu) Số lượng Tỷ lệ <3 35 45.45% 3-5 11 14.29% 5-8 13 16.88% 8-11 9 11.69% 11-20 3 3.90% >=20 6 7.79% Tổng 77 100% 37

Từ bảng trên ta thấy, nhóm cổ phiếu cổ phiếu có KLCPLH nhỏ hơn 3 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (45.45%) trong nhóm cổ phiếu UPCOM.

Số lượng cổ phiếu lưu hành trung bình của nhóm cổ phiếu UPCOM là 10.07 2.2. Giá trị vốn hoá thị trường

Cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất vẫn là NT2 với 3,276.8 tỷ đồng, và DXL là cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ nhất với 13.45 tỷ đồng. Bảng phân loại giá trị vốn hoá thị trường:

Giá trị vốn hoá (tỷ đồng) số lượng CP tỷ lệ <40 26 33.77% 40-60 13 16.88% 60-100 9 11.69% 100-200 13 16.88% 200-400 8 10.39% >=400 8 10.39% tổng 77 100%

Nguồn : HBSE research

Giá trị vốn hóa trung bình của nhóm cổ phiếu UPCOM là 194 tỷ đồng (bằng 1/7 giá trị vốn hóa trung bình của thị trường niêm yết).

2.3. Tỷ lệ tăng vốn

Bảng phân loại tỷ lệ tăng vốn:

tỷ lệ tăng vốn số lượng tỷ lệ 0% 66 85.71% 0-50% 6 7.79 50-100% 3 3.90% >=100% 2 2.60% tổng 77 100%

Chỉ có 11 cổ phiếu trong nhóm UPCOM (chiếm 14%) tiến hành tăng vốn điều lệ trong năm 2010. Trong đó, API có tỷ lệ tăng vốn cao nhất là 355%, tiếp theo là CT3 (106%), KMT đứng thứ ba với 63%.

Trong số cổ phiếu không tăng vốn thì NT2 có vốn điều lệ hiện tại là 2,560 tỷ đồng (cao nhất trong nhóm cổ phiếu UPCOM).

Chương III: doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu.

Chúng ta biết được các ích lợi của việc các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng như doanh nghiệp có thể tận dụng được một nguồn huy động vốn lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu sẽ có được uy tín, thương hiệu và có được sự tin tưởng hơn từ cả các nhà đầu tư lẫn ngân hàng cũng như của người tiêu dùng vì có chiến lược phát triển , cung cấp thông tin rõ ràng. Đặc biệt khi chúng ta phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp trở thành một tập thể hoạt động dựa trên lợi ích của nhiều người. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và chất lượng bằng cách thu hút được nhiều tài năng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực

tế các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được nhiều từ việc phát hành cổ phiếu. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đối với các nhà đầu tư nước ngoài , thị trường chứng khoán Việt Nam không đủ hấp dẫn để thu hút họ đầu tư khi quy mô còn quá nhỏ, chất lượng chứng khoán lại không đảm bảo. Thứ hai, đến từ chính phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam : đầu tư theo đám đông, mang tính ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Thứ ba đến từ sự yếu kém của chính các doanh nghiệp phát hành. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết tại sao các doanh nghiệp lại không tận dụng được những lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Phương thức phát hành cổ phiếu liên hệ thực tiễn tại việt nam (Trang 35)