Các chính sách Công ty hiện đang ápdụng đối với sản phẩm gạch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH sản PHẨM GẠCH của CÔNG TY GẠCH TUYNEN số 1 THỪA THIÊN HUẾ (Trang 43 - 47)

- Tình hình tài sản của Công ty ( số liệu chi tiết ở Bảng 4)

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

2.3.2.5. Các chính sách Công ty hiện đang ápdụng đối với sản phẩm gạch

xuất lò nung tuynen. Tuy hiện tai đang là phương pháp tối ưu nhưng bên cạnh đó tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là khía cạnh bảo vệ môi trường. Khí thải trong quá trình sản xuất không những ảnh hưởng đến cán bộ công nhân viên mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân lân cận, Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình hình thực tại để không ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, uy tín của Công ty.

2.3.2.5. Các chính sách Công ty hiện đang áp dụng đối với sản phẩm gạch gạch

Công ty tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của mình chính là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của Công ty được đánh giá là số 1 trên thị trường Thừa Thiên Huế, tên của Công ty- gạch Tuynen số 1 đã phần nào tạo dựng được niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của Công ty.

Với việc kinh doanh mặt hàng này, Công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh không có sự khác biệt trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, sản phẩm của Công ty bao gồm các loại như: gạch 6 lỗ to, 6 lỗ nhỏ, gạch đặc…

Công nghệ mà Công ty áp dụng để sản xuất sản phẩm là dây chuyền lò nung Tuynen, hiện tại thì công nghệ này đang là công nghệ sản xuất gạch tương đối hiện đại trên thị trường địa bàn

- Chính sách giá.

Phương pháp mà Công ty sử dụng để định giá cho sản phẩm của mình căn cứ vào việc xác định chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc đề ra mức giá bán dựa trên việc cộng lãi vào giá thành sản xuất.

Giá dự kiến = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến. Cụ thể:

Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm = chi phí cố định + chi phí biến đổi / tổng số đơn vị sản phẩm.

Giả sử với mức giá dự kiến là a%, lúc đó:

Giá dự kiến = chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm*(1 + a%).

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi do tính chất đơn giản, dễ tính, tổng chi phí là đại lượng mà Công ty hoàn toàn kiểm soát được.

Các chiến lược điều chỉnh giá cơ bản mà doanh nghiệp áp dụng.

+ Áp dụng giá bán cho từng khu vực. Công ty chia khách hàng cụ thể thành các khu vực khác nhau. Mỗi khu vực có một mức giá bán kể cả cước vận chuyển riêng. Nhưng với phương pháp này không mang tính chất tuyệt đối vì vẫn mang tính bất hợp lý ở các vùng giáp ranh, đồng thời việc xác định chi phí vận chuyển chỉ mang tính chất “đoán chừng”chưa thực sự có sự khoanh vùng khu vực

rỏ ràng. Việc ápdụng giá bán này Công ty chỉ áp dụng cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, thuê phương tiện vận tải của Công ty.

+ Chiết giá và bớt giá. Để khuyến khích khach hàng mua sản phẩm của công ty, doanh nghiệp có chính sách chiết giá bằng hình thức chiết khấu thương mại. Là loại chiết giá được áp dụng cho những thành viên thuộc thành viên trong kênh phân phối. Các đại lý sẽ nhận được một khoảng chiết khấu tùy theo tổng giá trị lượng hàng mà đại lý mua hàng tại Công ty, tùy thuộc vào tổng giá trị lượng hàng mà Công ty đưa ra các mức chiết khấu khác nhau cho từng đối tượng đại lý khác nhau.

Còn đối với khách hàng cá nhân khi mua hàng tại Công ty hầu như không được hưởng bất kì khoản chiết khấu nào, tuy vậy Công ty cũng nhạy bén trong việc giữ chân khách hàng tùy theo việc thỏa thuận trong các thương vụ giao dịch.

Công ty không có chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, vì vậy không khuyến khích được khách hàng thanh toán ngay, mất thời gian và chi phí trong việc thu hồi nợ và nợ khó đòi ở người mua

Đó là những chính sách về giá chủ yếu mà Công ty HUBRICO áp dụng, nhưng trên thực tế, Công ty linh hoạt trong việc điều chỉnh giá phù hợp để lôi kéo và giữ chân khách hàng trong từng thương cụ giao dịch, từng thời điểm và đối tượng cụ thể.

- Chính sách phân phối.

Công ty sử dụng 2 loại kênh phân phối chủ yếu để giải quyết việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Người sản xuất Người tiêu dùng

cuối cùng (1: Trực tiếp)

Sơ đồ 2:Hệ thống kênh phân phối của Công ty Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ, doanh thụ tiêu thụ, lợi nhuận tiêu thụ qua các kênh phân phối của công ty năm 2010

(Nguồn: Phòng Thị trường tiêu thụ)

Kênh (1: Trực tiếp): Công ty sử dụng kênh này nhằm duy trì lực lượng bán của mình và chịu trách nhiệm về tất cả các chức năng của kênh. Người sử dụng cuối cùng đến tại trực tiếp Công ty để mua sản phẩm. Công ty đưa ra mức giá bán tại Công ty, nếu khách hàng yêu cầu thì Công ty chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa đến tay người sử dụng cuối cùng (bằng cách cho phương tiện vận chuyển của mình với giá vận chuyển bao gồm chi phí bốc dỡ thỏa thuận với khách hang), hoặc khách hàng có thể đưa phương tiện ngoài vào. Tùy vào từng yêu cầu cụ thể của khách hàng mà Công ty có thể thực hiện phân phối trực tiếp một cách hiệu quả. Với hình thức phân phối này, Công ty có thể giảm được chi phí trung gian nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Mặc khác, buôn bán theo hình thức này cho phép Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để Công ty có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, giúp Công ty có thể xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp. Bên cạnh đó, hình thức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế vì tạo

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Kênh gián tiếp Kênh trực tiếp

Giá trị % Giá trị %

Sản lượng tiêu thụ Triệu viên 22 16.55 75.26 5.45 24.77 Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 24 222 19 200 79.26 5 022 20.73 Lợi nhuận tiêu thụ Triệu đồng 3 258 2 280 69.98 978 30.02

ra sự cồng kênh trong công tác phân phối, không phân phối được hàng hóa một cách rộng rãi đến tay người sử dụng cuối cùng do bị cản trở về mặt không gian.

Kênh (2: Gián tiếp thông qua đại lý). Công ty có hệ thống phân phối trung gian bao gồm 16 đại lý lớn, phần lớn tập trung tại các khu vực trong thành phố Huế.

Nếu căn cứ vào số lượng đại lý được chỉ định thực hiện cùng một nghiệp vụ ở cùng một khu vực thì đại lý của Công ty thuộc đại lý phổ thông. Đại lý phổ thông căn cư vào quy định của hợp đồng đại lý để tính phần trăm thù lao của nhà sản xuất, người sản xuất có thể ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng thực tế tại khu vực này mà không phải trả thù lao cho đại lý

Sử dụng kênh phân phối này có thể giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng địa bàn bán hàng do hình thành được mạng lưới buôn bán, tiêu thụ rộng khắp, người trung gian có cơ sở vật chất và các mối quan hệ riêng nên khi sử dụng họ, Công ty không phải trực tiếp đầu tư. Mặc khác, người trung gian thường nắm vững được tình hình thị trường do đó có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán.

Sử dụng phân phối song song giúp doanh nghiệp đạt được mức bao phủ thị trường nhanh chóng. Qua các kênh song song, Công ty có khả năng tạo ra nhiều con đường tới thị trường, thỏa mãn nhu cầu người mua và tăng lượng bán.

- Chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Vì còn hạn chế về quy mô, năng lực, khả năng tài chính và sự hiểu biết về vai trò của chiến lược xúc tiến hỗn hợp, Công ty Cổ Phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế chưa thực sự chú trọng đến việc xúc tiến cho sản phẩm. Hình thức chủ yếu mà Công ty sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm của mình là sử dụng hiệu ứng lan truyền thông tin theo hình thức truyền miệng. Ngoài ra, Công ty cũng có một số hoạt động nhằm thiết lập mối quan hệ với công chúng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH sản PHẨM GẠCH của CÔNG TY GẠCH TUYNEN số 1 THỪA THIÊN HUẾ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w