Nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH sản PHẨM GẠCH của CÔNG TY GẠCH TUYNEN số 1 THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28 - 32)

- Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại gạch như gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 2 lỗ, gạch đặc….dùng cho các công trình, xây dựng dân dụng bằng lò nung sấy Tuynen hiện đại.

- Xây dựng các kế hoạch tổ chức sản xuất theo cơ chế hiện hành, bảo quản và phát triển nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về tổ chức quản lý cán bộ, công nhân viên, sử dụng và thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Không ngừng cải tiến kĩ thuật công nghệ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín của Công ty trên thị trường.

- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên.

2.1.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức

Công ty trực thuộc Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, thành lập theo mô hình”Công ty mẹ- Công ty con”. Do đó, mọi hoạt động của Công ty đều nằm dưới sự quản lý của Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế.

Bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng.

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng. 2.1.4.2. Chức năng của các bộ phận - Hội đồng quản trị. Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc P.Tổ Chức Hành Chính P. Kế Toán P. Thị Trường Tiêu Thụ P. Kế Hoạch Kỹ Thuật Ban Điều Hành Phân Xưởng Phân Xưởng I Phân Xưởng II

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền và nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức vụ điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của Công ty

- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có ba người do Đại hôị cổ đông bầu ra bao gồm: kiểm soát viên trưởng (đại diện Công ty Xây lắp), kiểm soát viên (đại diện Công ty cổ phần cá nhân) và kiểm soát viên đại diện cổ phần cán bộ công nhân viên.

- Ban giám đốc.

Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các hợp đồng sản xuất kinh doanh của đơn vị theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, theo điều lệ của Công ty cổ phần và luật Nhà nước quy định. Chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty từ ban điều hành sản xuất. Ban giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm về số lượng. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Sự phân công ủy quyền tùy thuộc vào yêu cầu thực tế và phạm vi hoạt động của Công ty, do Giám đốc ủy quyền. Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc Công ty thông qua thường trực Hội đồng để có thể thành lập tổ chức chuyên viên làm nhiệm vụ tư vấn chuyên môn để giải quyết những vấn đề cần thiết trong từng lĩnh vực. Tổ chuyên viên được triệu tập để giải quyết từng việc không biên chế chính thức.

Quản lý các mặt công tác về nhân sự, lao động, chế độ, chính sách, tạp vụ và trật tự an toàn xã hội Công ty, theo dõi và lưu trữ công văn đi, công văn đến và hồ sơ cán bộ công nhân viên..

- Phòng tài chính kế toán.

Quản lý các mặt hoạt động tài chính- kế toán của Công ty. - Phòng thị trường tiêu thụ.

+ Đề xuất bổ sung điều chỉnh cơ chế nội bộ Công ty trong lĩnh vực tiêu thụ. + Nắm bắt thị trường, tham mưu đề xuất cho Giám đốc các phương án tham gia cạnh tranh trên thị trường kịp thời, chính xác và có hiệu quả.

+ Quan hệ với khách hàng: Khi có sự nhất trí của Giám đốc Công ty được phép thực hiện các điều thỏa ước trong quá trình giao dịch tìm kiếm thị trường, tuyệt đối giữ bí mật của Công ty và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.

+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, hoạt đồng tham gia kí kết, thanh lý các hợp đồng với khách hàng, đề xuất mở đại lý bán hàng và mạng lưới tiếp thị.

+ Nhận và xử lý thông tin về hàng hóa trên thị trường, tổ chức và phục vụ tốt việc đưa hàng hóa đến chân công trình cho khách hàng.

+ Chịu trách nhiệm trong công tác đối chiếu công nợ và thu hồi công nợ. + Quản lý hồ sơ, cải tiến các thủ tục về công tác quản lý, giải quyết nội dung nhiệm vụ của Phòng và giải quyết các công việc cụ thể để đảm bảo tính khoa học.

+ Phối hợp tham gia các phương án liên quan đế công việc do Phòng quản lý.

- Phòng kế hoạch- kỹ thuật.

+ Lập kế hoạch định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty từng tháng, từng quý, từng năm và báo cáo thống kê, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và báo cáo trước hội nghị giao hàng tháng, sơ tổng kết quý, năm.

+ Xây dựng, điều chỉnh các định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo yêu cầu công tác quản lý và định kỳ hàng năm, kiểm tra đề nghị cấp vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, lập dự đoán các Công ty sửa chữa lớn có giá trị 1 triệu đồng trở lên và giao nhiệm vụ cho công việc sửa chữa nhỏ thường xuyên.

+ Xây dựng các quy định về an toàn thiết bị điện sản xuất, vận hành lò và lao động theo pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của đơn vị.

+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, phòng chóng cháy nổ, bảo vệ môi trường ở cơ sở sản xuất do Phòng quản lý.

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kỹ thuật công nghệ- cơ khí- phương án sửa chữa thiết bị.

- Ban điều hành sản xuất.

Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực sản xuất của Công ty, chỉ đạo các đơn vị sản xuất như: phân xưởng sản xuất, phân xưởng bốc dỡ. phân xưởng cơ điện, xưởng thành phẩm, xưởng bán thành phẩm và các xưởng chỉ đạo tổ chức trực thuộc phân xưởng mình và các phân xưởng chịu trách nhiệm trước ban điều hành sản xuất.

- Phân xưởng sản xuất.

+ Chấp hành nghiệp vụ sản xuất và quy định công nghệ, năng động sáng tạo trong công tác điều hành sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, đa dạng về hình dạng, mẩu mã….

+ Quy trình lao động, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học để tăng năng suất lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm trong công việc của mình, có thái độ cư xử tốt với tập thể và khách hàng.

+ Phân chia tiền lương trong nội bộ phân xưởng mình theo nguyên tắc công bằng, dân chủ và theo kết quả lao động của mỗi người.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH sản PHẨM GẠCH của CÔNG TY GẠCH TUYNEN số 1 THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w