Có thể thấy rằng, thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng là rất lớn và có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực có liên quan. Nắm được xu thế này Công ty Cổ Phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế đã không ngừng cố gắng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gạch cùng với đội ngũ công nhân có tinh thần, trách nhiệm trong công việc và việc sở hữu dây chuyền công nghệ tiên tiến, đã tạo điều kiện để Công ty sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng.
Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty và những kết quả thu được từ ý kiến của khách hàng về mức độ hài lòng đối với sản phẩm, nhận thấy rằng: Sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Nhưng “chỗ đứng vững chắc không
phải là chỗ đứng tốt nhất”. Công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý
và tổ chức, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, lâu dài, chưa có sự nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của các yếu tố trong chiến lược marketing mix, nguồn nhân lực phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế về số lượng và trình độ, còn mang nặng kiểu kinh doanh thời kỳ bao cấp, đã gây nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Căn cứ vào tình hình thực tại và xem xét các đề xuất của đề tài, Công ty cần có các chính sách đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch nói chung
2. Kiến nghị
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế
- Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào quyền huy động vốn hợp pháp của DN nhưng có thể phổ biến các kinh nghiệm và thúc đẩy hoạt động kiểm toán độc lập, nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế để tư vấn, khuyến cáo. Các tranh chấp kinh tế nên để các bên hiệp thương, trọng tài xét xử, kiềm chế việc hình sự hoá các tranh chấp.
- Nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng của DN, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch định hướng cho vay các DN. Ngân hàng thương mại cần tăng cường tiếp thị với tư cách ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của DN, có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vượt quá khả năng của DN, phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác và doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế để cho vay.
- Tổ chức các cuộc giao lưu giữa các DN của Việt Nam với các doanh nghiệp đối tác ở từng ngành hàng, từng quốc gia,… Định kỳ tổ chức đối thoại giữa DN với lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn. Một số vấn đề “nóng” có nhiều kiến nghị, cơ quan chuyên môn phối hợp đối thoại công khai,dân chủ, xây dựng. Mỗi tỉnh có một Trung tâm hỗ trợ DN với cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất làm địa chỉ tin cậy tư vấn, đào tạo, vận động các cơ quan công quyền và tuyên truyền ra công chúng hỗ trợ hoạt động của DN.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; đơn giản hoá phương pháp và căn cứ tính thuế; giảm các trường hợp ưu đãi thuế để đơn giản hoá chính sách ưu đãi, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ tiếp cận và hưởng các ưu đãi.
- Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay vốn thì cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho DN tìm kiếm thị trường mới, và thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng.
- Tiếp tục giảm lãi suất và định hướng thị trường để kích thích đầu tư vào sản xuất những hàng hóa dịch vụ có đầu ra chắc chắn.
2.2. Đối với tổng Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế
- Trong chiến lược hội nhập, cùng với việc mở thị trường DN cần chủ động xây dựng thương hiệu đặt chỗ đứng trên các thị trường.
- Các hỗ trợ của Nhà nước chỉ là những hành lang pháp lý, nguồn vốn gián tiếp,… mang tính hướng dẫn nhiều hơn là “bà đỡ”. DN phát triển ổn định bền vững và lớn mạnh là do tự phát huy nội lực và tranh thủ các cơ hội kinh doanh, liên kết với cộng đồng doanh nghiệp, bám sát và phát triển thị trường.
- Vận dụng tối đa lợi thế về chính sách và điều kiện hoạt động. - Kiến nghị kịp thời với Hiệp hội và Chính phủ
- Tận dụng mọi ưu đãi khuyến khích phát triển DN mà nhà nước giành cho DN, thông qua thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ DN có cơ hội tiếp cận với thị trường, mở rộng quan hệ với doanh nghiệp khác và bộ máy công quyền với ý nghĩa thu nạp được “mối quan hệ và kinh nghiệm”. Để được hưởng chính sách khuyến khích đó trước hết chủ DN và bộ máy quản lý phải tự tìm hiểu thấu đáo và “gõ đúng cửa” đồng thời mở cửa tiếp nhận những thông tin hữu ích không nên thụ động và chờ đợi các khuyến khích ưu đãi tìm đến. Đó là kinh nghiệm của những DN thành công khi nhận được ưu đãi về đất đai, thị trường, vốn,…-
- Phân công và đãi ngộ cán bộ tiếp cận và vận động được những ưu đãi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ cán bộ nhân viên học trên đại học, học thêm văn bằng bằng cách tạo thời gian và hỗ trợ học phí.
- Phát hiện những bất hợp lý trong chính sách phát triển DN và kịp thời phản ánh trên tinh thần xây dựng, vì phát hiện của DN về vướng mắc nào đó để Nhà nước sửa đổi bổ sung chính sách có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Cán bộ có kinh nghiệm quản lý phát triển DN cần cộng tác với các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông để trao đổi những vấn đề quản trị kinh doanh và chính sách của Nhà nước
- Giải tỏa tâm lý xã hội bằng kết quả và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng tinh thần văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân để người lao động yên tâm làm việc, không mặc cảm tự ti,..
2.3. Đối với Công ty cổ phần gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế
- Chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, nghiên cứu áp dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chấp hành đúng pháp luật, đề cao văn hoá trong kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế; chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh.
- Quá trình biến đổi, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với công nghệ, sẽ phải đổi mới dứt khoát chứ không phải là sửa đổi nâng cấp công nghệ trong cuộc canh tranh này, mặt khác DN phải tổ chức lại quy trình sản xuất, các công đoạn dịch vụ để giảm chi phí đầu vào, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
- Xây dựng nền nếp văn hóa cho DN
+ Xây dựng nội quy nơi làm việc, cụ thể ở mỗi bộ phận, mỗi vị trí công tác phải có bản mô tả chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công việc.
+ Xây dựng quy trình sản xuất theo các chứng chỉ về chất lượng để bảo đảm sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường có chất lượng ổn định.
+Sử dụng triết lý hình thức khẩu hiệu ghi tạc vào mỗi người lao động tinh thần doanh nghiệp.
+ Thể nghiệm phong cách kinh doanh theo tinh thần mới, sáng tạo không bắt chước nhưng phù hợp với văn hoá Việt Nam.
+ Văn hoá DN dồn về hình mẫu sản phẩm và phong cách giao dịch, bán hàng của nhân viên bán hàng. Hình ảnh Công ty mà khách hàng cảm nhận được phần lớn qua sản phẩm và nhân viên bán hàng, cần nâng cao cái nhìn của khách hàng đối với Công ty thông qua xây dựng hình ảnh của 2 nhân tố này
+ Để hình thành văn hoá doanh nghiệp, ngay từ đầu người chủ DN cần ý thức được giá trị bền vững của văn hoá, không tự ti, không áp đặt mà gương mẫu. Các tổ chức đoàn thể trong DN cần nêu cao tinh thần văn hoá, tham gia giáo dục, vận động người lao động hướng vào giá trị nhân văn từ nội bộ doanh nghiệp đến thị trường mà doanh nghiệp tham gia.