Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch của Công ty Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Các yếu tố ngoài doanh nghiệp 1.Yếu tố chính trị và pháp luật

    Tuy nhiên, với môi trường đa yếu tố như môi trường kinh tế thì không phải yếu tố nào cũng tác động đến doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận, phán xét xem đâu là nhân tố tác động chủ yếu để không lãng phí nguồn lực đồng thời có thể chủ động trong việc đón nhận và phòng tránh những tác động khách quan từ môi trường kinh tế mang lại. Việc áp dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành thấp, năng lức cạnh tranh sản phẩm được nâng cao giúp cho sản phẩm có khả năng tiêu thụ trên thị trường, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu tiêu thụ cho Công ty.

    Các yếu tố trong doanh nghiệp 1. Uy tín thương hiệu

      Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toỏn cỏc chi phớ rừ ràng để xỏc định được hiệu quả chớnh xỏc. Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi Công ty đều phải quan tâm đó là: các quyết định về nhãn hiệu, các quyết định về bao gói và dịch vụ, quyết định về danh mục và chủng loại sản phẩm, các quyết định đến thiết kế và marketing sản phẩm mới và các quyết định marketing liên quan đến chu kỳ sống của sản phẩm.

      Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ

      Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm tính theo doanh thu Công thức tính

      Theo công thức trên, để thu được lợi nhuận tối đa cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp cần phải sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các yếu tố bên trong doanh nghiệp, để có được lợi thế về chi phí sản xuất đồng thời phải thích ứng với các yếu tố thị trường để định giá bán phù hợp, vừa đảm bảo được lợi nhuận, vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hang. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng của lượng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc tăng lên hay giảm xuống khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

      Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp

      Mức độ biến động của thị phần sản phẩm q tỷ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp cao thể hiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng cao, sản phẩm ngày càng được thị trường chấp nhận. Ngược lại, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp giảm chứng tỏ khả năng cạnh tranh sản phẩm giảm và sản phẩm đang bị mất uy tín trên thị trường.

      Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp

      Đây là chỉ tiêu đòn bẩy tài chính, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Được xác định bằng tỷ số giữa thu nhập ròng và doanh thu hoạt động.

      THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 THỪA

      Tổ Chức

      Công ty trực thuộc Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, thành lập theo mô hình”Công ty mẹ- Công ty con”. Do đó, mọi hoạt động của Công ty đều nằm dưới sự quản lý của Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng.

      Kế Hoạch

      • Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008 -2010
        • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm

          Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp nhận những hổ trợ và nguồn vốn đầu tư Nhà nước và các nhà đầu tư, đồng thời có cơ hội tiếp thu những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại từ các Công ty gia nhập vào thị trường Thừa Thiên Huế… Bên cạnh đó cũng không ít thách thức phải đối mặt, chẳng hạn như cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn,người tiêu dung đứng trước nhiều sự lựa chọn hơn, vì thế sự lựa chọn cũng trở nên khắc khe hơn, doanh nghiệp nào đứng vững được trên thị trường đó chứng tỏ rằng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, kết hợp hài hòa giữa điều kiện bên ngoài và nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, đã đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù trên thị trường xuất hiện nhiều loại công nghệ để sản xuất các loại gạch tiện dụng, thân thiện với môi trường như gạch siêu nhẹ, gạch khí, gạch không nung…nhưng trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì công nghệ sản xuất gạch phổ biến vẫn là dây chuyền lò nung Tuynen, tuy có nhiều hạn chế so với loại gạch với công nghệ mới, nhưng đây là giải pháp được sử dụng từ trước đến nay, đồng thời khách hàng ở Thừa Thiên Huế chưa hoặc ít có nhu cầu về loại sản phẩm mới, vì vậy với công nghệ hiện tại,công nghệ công ty HUBRICO sử dụng vẫn có thể “chưa lỗi thời”nhưng trong tương lai gần thì không thể chắc chắn. Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh miền trung chịu nhiều tác hại do thiên tai mang lại, doanh nghiệp chủ động đối phó với những biến động của thời tiết như một kinh nghiệm có tính chu kỳ, trước những biến động do thời tiết mang lại, doanh nghiệp cần có những kế hoạch, chính sách cụ thể chẳng hạn như: kinh doanh, sản xuất tập trung vào thời điểm nào, loại gạch nào được ưa chuông phù hợp với thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm của thị trường….

          Trong số lao động được tuyển đó không phân biệt giới tính nhưng phần lớn là lao động trực tiếp thuộc trình độ phổ thông, điều này một phần có thể do chuyên môn cần thiết để làm việc trong Công ty không đòi hỏi quá cao, sử dụng như vậy nhằm tránh lãng phí chi phí cho nhân công, cũng con số này ta có thể thấy rằng: doanh nghiệp đang có chiến lược tăng năng suất lao động bằng việc tăng số lượng người làm.

          Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạch qua 3  năm 2008 - 2010
          Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạch qua 3 năm 2008 - 2010

          MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH CỦA CÔNG TY GẠCH TUYNEN SỐ 1 THỪA

          Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 1. Phân tích ma trận SWOT của công ty

          Công ty sở hữu dây chuyền sản xuất với công suất tương đối lớn, đội ngũ công nhân lao động lành nghề, có trách nhiệm với công việc, Công ty hoạt động lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, tạo lập được mối quan hệ với khách hàng …cho nên tạo ra được sản phẩm có chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng, chất lượng sản phẩm gạch của Công ty được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, công ty đã nắm giữ được thị phần khá lớn trên địa bàn tỉnh. Đứng trên gốc độ người đề xuất giải pháp, định hướng chiến lược cho công ty trong thời gian tới là: “Ổn định giá, ổn định chất lượng, tập trung nguồn lực nhằm tăng cường khâu chăm sóc khách hàng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm hơn nữa”. Văn hóa doanh nghiệp còn mang nặng kiểu kinh doanh theo hình thức “chộp giật”, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, lâu dài, Công ty chưa có sự chú trọng trong công tác tiềm kiếm và mở rộng thị trường, chưa có sự nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của các yếu tố trong chiến lược marketing mix dẫn đến việc thị trường mà Công ty hoạt động chỉ trong địa bàn tỉnh.

          Xuất phát từ những điểm mạnh cũng như những hạn chế tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch của công ty, những giải pháp được đề xuất nhằm định hướng phát triển Công ty theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói riêng.

          Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch của Công ty gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế

            - Xây dựng các đòn bẩy, kích thích vật chất, tinh thần, các phúc lợi và dịch vụ , bảo đảm các mặt về Nhà nước và xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động, các biện pháp nhằm phát huy và nâng cao tính tích cực và sáng tạo của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thi đua, luật lao động, pháp lệnh bảo hộ lao động, kỹ luật lao động). - Tiến hành điều tra nhu cầu của thị trường về những sản phẩm gạch đã có mặt trên thị trường, dự đoán về thời điểm chuyển giao công nghệ tại địa bàn để có sự lựa chọn cho việc chuyển đổi công nghệ trong tương lai. + Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất, kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động của Công ty, tránh tình trạng lãng phí, sử dụng nguồn lực không hiệu quả làm tổng chi phí tăng cao, không đảm bảo giá cạnh tranh, giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

            + Tuyên truyền: Tích cực tham gia vào các hoạt động PR (ủng hộ nhà tình nghĩa, ủng hộ trẻ em nghèo…) không những hoàn thành trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà còn là phương pháp quảng bá hình ảnh Công ty hiệu quả.