1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

84 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 780,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong toàn bộ sự nghiệp phát triển nông thôn, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”,đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người trong pháttriển nông thôn, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc pháttriển nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợichính đáng của họ Để nông dân thực sự là chủ thể của phát triển nông thôn, quantrọng và cấp bách nhất là việc làm của nông dân, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thuhẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị

Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện đangchiếm hơn 70% lao động xã hội, đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năngcho sự phát triển kinh tế xã hội, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhânlực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Thêm vào đó, hầu hết các thị trường laođộng vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khuchế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thịtrường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu laođộng Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của lao động nông thôn làm cho việc khaithác nguồn nhân lực ở đây vẫn còn yếu kém Ngoài ra, lề lối làm ăn trong ngành nôngnghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chếtính chủ động sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khảnăng tiếp cận thị trường của người lao động Có thể thấy, cung lao động nông thôn dồidào nhưng chất lượng chưa cao cả về văn hoá, kỹ năng chuyên môn cũng như hiểu biết

về pháp luật, kỹ năng sống Năm 2009 lao động có việc làm và kỹ năng chuyên mônchỉ chiếm 16,8%, còn lại 83,2% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹthuật chuyên môn Đây là thách thức lớn đối với chính lao động nông thôn cũng nhưcác nhà làm chính sách trước yêu cầu CNH, HĐH nông thôn

Phát triển nông thôn bền vững theo hướng CNH, HĐH là chủ trương lớn củanước ta, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn nhân lực một cách hiệu quả để

Trang 2

thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển Do vậy, các chính sách phát triển nông thôn cầnđược xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết hợp hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển

xã hội và bảo vệ môi trường một cách hài hoà

Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ýthức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt Số lao độngqua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp vàđẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phầnkinh tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niênnhằm phát triển các nghề truyền thống Hàng năm cả nước tạo được 5,9 triệu lao động,mỗi năm tạo việc làm cho 1,4 – 1,5 triệu lao động Những thành quả của công tác đào tạonghề cho lao động nông thôn mang lại góp phần vào công cuộc thực hiện chủ trương thuhẹp khoảng cách khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt áp lực về việc làm vừađảm bảo tăng thu nhập nhập cho người lao động, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng cuộc sống nông thôn, thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là đang xuất hiện ngày càng rõ nétmột bộ mặt tương phản của đời sống nhân dân, nhất là ở nông thôn Lao động nông thônchiếm tới 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp,nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng

bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Kết quả, nhiều laođộng mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động phải đi làm thuê với việc làmkhông ổn định Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đang ngày càng gia tăng dẫnđến tình trạng cách biệt thu nhập giữa các vùng và giữa các nhóm dân cư đang và sẽ tiếptục ngày càng tăng đi đôi với gia tăng các bất ổn xã hội Hơn nữa do tính chất công việcphổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và thất thường bởi tínhthời vụ và rủi ro cao Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn vềviệc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng

Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối vớitiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xãhội bởi vì trong quá trình CNH, đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nông dân là

Trang 3

tầng lớp dễ bị tổn thương nhất

Không nằm ngoài quy luật, lao động nông thôn huyện Lộc Hà cũng phải đối mặtvới những khó khăn và thách thức đó Là một huyện thuần nông, người dân chủ yếu sốngbằng nghề nông, làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn trong khi đó quỹ đất nông nghiệp cóhạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn nhiềuyếu kém, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao Lao động nông thônđành chọn con đường tha phương tìm việc hoặc xuất khẩu lao động Nguyên nhân chủyếu là do cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch còn chậm; các nguồnlực về vốn, thông tin, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nông dân thực hiện các chương trình xoáđói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; việc sửdụng quỹ đất chưa tương xứng với tiềm năng của vùng dẫn đến tình trạng manh mún,phân tán ruộng đất Những yếu tố đó đã làm cho thu nhập thu nhập bình quân đầu ngườitrong huyện còn thấp, vì vậy đời sống vật chất của họ còn gặp nhiều khó khăn Điều này

đã tạo ra một áp lực lớn cho cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm khoá luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm của lao động nông thôntrong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng

+ Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, việc làm của người lao động nôngthôn huyện Lộc Hà trong giai đoạn 2007 - 2009

+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp góp phần tạo việc làm cho người dânlao động ở nông thôn huyện Lộc Hà trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

 Phương pháp điều tra chọn mẫu

 Phương pháp thu thập số liệu

 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

 Phương pháp phân tích kinh tế

 Phương pháp chuyên gia

Trang 4

 Phương pháp hệ thống

 Phương pháp so sánh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tình hình lao động, việc làm của người laođộng ở nông thôn

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: do điều kiện về thời gian nghiên cứu và trình độcòn hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng laođộng, việc làm của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà Trong quá trình thực hiệnkhóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô giáo và các bạnđọc thông cảm và góp ý để bản thân tôi được nâng cao kiến thức và vận dụng nó vàogiải quyết việc làm ở nông thôn quê hương một cách tốt hơn

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài đượckết cấu làm 4 chương

Chương 1: Lý luận về lao động, việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộiChương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà TĩnhChương 3: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc

Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 4: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao độngnông thôn ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm sắp tới

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

1.1.1 Lao động, nguồn lao động

Lao động chính là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động

Theo định nghĩa trong giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Sức lao động làtoàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một conngười đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sửdụng nào đó Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyếtcủa mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội

Sức lao động là yếu tố tích cực nhất hoạt động trong quá trình lao động Nó tácđộng và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm Nếu coi sản xuất làmột hệ thống gồm ba thành phần hợp thành (người lao động, quá trình sản xuất, sảnphẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của sản xuất đểtạo ra sản phẩm hàng hoá

Như vậy động lực của quá trình triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người

Trang 6

Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quảcác tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức vànhững khả năng sáng tạo của con người Vai trò của người lao động đối với phát triểnnền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng

1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn

Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nôngthôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ

16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các nghànhsản xuất vật chất khác nhau

Trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá

bỏ, nó làm phức tạp thêm quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp Là thứlao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và đượcchuyển một bộ phận sang các ngành khác Trước hết là công nghiệp với các lao động trẻ,khoẻ có trình độ văn hoá, kỹ thuật Vì thế những lao động ở lại trong khu vực nông nghiệpthường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên

Lao động nông nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao và rất khó tự động hoá, cơ giới hoá.Lao động nông nghiệp tiếp xúc với cơ thể sống, đặc biệt là với gia súc cơ thể sống có hệthần kinh Vì vậy những hành vi trong sản xuất nông nghiệp không phải linh hoạt, chínhxác, khéo léo mà còn phải cảm nhận tinh tế trước đối tượng Ví dụ như trong công việcvắt sữa bò không những đòi hỏi phải nặng nhẹ đúng kỹ thuật mà còn phải biết được phảnứng của động vật trước ngoại cảnh thậm chí phải cảm nhận được phản xạ tâm lý của nó

Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao: Chất lượng của người lao độngđược đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ

- Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta đông về

số lượng chiếm 3/4 lao động của cả nước nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước tacòn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đấtnước hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa pháthuy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu Do đó, để

Trang 7

có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì Nhà nước cần phải cóchính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước

- Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động liên quan đến lượng calo tối thiểucung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm việc Nhìn chunglao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưađáp ứng được một cách đầy đủ Vì vậy, sức khoẻ của nguồn lao động cả nước nóichung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt

1.1.2 Vai trò của nguồn lao động nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển kinh

tế

Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trongthời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tốquan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồnlao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đấtnước Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH - HĐH đấtnước trong đó CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm Vì vậy laođộng nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện qua các mặt sau:

Thứ nhất: Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân

Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nguồn lực trong nông nghiệp có số lượnglớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song cùng với sự phát triển củaquá trình CNH, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống

cả tương đối và tuyệt đối Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: diễn ra khi đất nước bắt đầu CNH, nông nghiệp chuyển sang sảnxuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và đượccác ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất - dịch vụ Nhưng do tốc độ tăng

tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dưthừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tươngđối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vàotrình độ phát triển của nền kinh tế của đất nước quyết định Chúng ta có thể nhìn thấy hiệntượng này ở Việt Nam hiện nay đó là hiện tượng có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm

Trang 8

các việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp

- Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao độngnông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao Số lao động dôi

ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết Vì thế giai đoạn này sốlượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối Chúng ta đang trong quátrình CNH - HĐH và chủ trương CNH - HĐH nông thôn hi vọng sẽ nâng cao đượcnăng suất lao động ở nông thôn Từ đó sẽ từng bước rút bớt được lao động ở nông thôn

để tham gia vào các ngành sản xuất khác

Thứ hai: Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm

Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, dân số sống chủ yếubằng nghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp

là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu

về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng Việc sản xuất lương thực, thực phẩm chỉ

có thể đạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thựcphẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp

Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhậpcủa người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn vàyêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đápứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình

độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 củathế kỷ trước hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, và trongnhững năm đó bình quân lương thực đầu người của chúng ta chỉ đạt 268,2kg/người/năm Nhưng do đó chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng đượcnâng cao trong những năm sau đó, đặc biệt trong thời gian gần đây như: số lượng,trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của người lao động ngày càng đượcnâng lên nên năng suất và sản lượng lương thực tăng nhanh cả về số lượng và chấtlượng Không những cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho nhu cầu trong nước

mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu được ngoại tệ đáng kể cho đất nướctrong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quá trình CNH - HĐH đất nước Đểviệc cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định và chất lượng không ngừng được nâng

Trang 9

cao thì nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng

Thứ ba: Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản

Công nghiệp chế biến, nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm

mà người lao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển côngnghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp

Thứ tư: Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn

Nông thôn là nơi sinh sống của hơn 10 triệu hộ nông dân chiếm trên 70% dân

số (2009), vì thế nó trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành phi nôngnghiệp và của chính nó

1.1.3 Việc làm

1.1.3.1 Một số khái niệm liên quan

Con người là một nhân tố quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển kinh tế – xã hội Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hộiđều chiếm những vị trí nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệthống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trìnhsản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm

Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điềukiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng sức lao động đó

Theo điều 13, chương II Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Với khái niệm trên, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:

- Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật

- Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhậpcho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó

Quan niệm này sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo khảnăng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): người có việc làm là ngườilàm trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm,

Trang 10

đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xãhội Như vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, mà còn ngay tại gia đình do chính người lao động tạo ra để

có thu nhập Nói chung, bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho ngườilao động và không bị pháp luật nghiêm cấm thì đó là việc làm Nó không hạn chế mặtkhông gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liên doanh, liên kết, tự do thuêmướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhà nước để tạo việc làm cho mình vàthu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu trên thị trường lao động

Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụthuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Một người lao động có việc làm khingười ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội Thông quaviệc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập của người

Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc pháttriển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo

và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho người lao động về trình độ chuyên môn, taynghề đó có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra

Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối tượng thất nghiệp, chưa cóviệc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động duy trì tỉ lệthất nghiệp ở mức thấp

* Người có việc làm :

Trang 11

Người có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân sốhoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra:

- Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật

- Đang làm những công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình để thu lợinhuận nhưng không được trả công cho công việc đó

- Đã có việc làm trước đó nhưng đang trong thời gian nghỉ đã được sự cho phépcủa nhà quản lí và sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ phép

Dân số trong độ tuổi lao động của một nước thường được chia làm hai bộ phậnlà: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt kinh tế

* Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng laođộng là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có việc làmnhưng có nhu cầu làm việc

Để xác định quy mô, cơ cấu của nhóm dân số hoạt động kinh tế người có việclàm, người thiếu việc làm cần căn cứ vào:

+ Tỷ lệ người có việc làm: Là tỷ lệ % của người có việc làm so với dân số hoạtđộng kinh tế

+ Tỷ lệ người thất nghiệp: Là tỷ lệ % người thất nghiệp so với dân số hoạtđộng kinh tế

+ Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng: Là tỷ lệ % của tổng số thời gian làmviệc thực tế so với quỹ thời gian có nhu cầu làm thêm (bao gồm thời gian thực tế đãlàm việc và thời gian có nhu cầu đi làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế

* Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độtuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp Bộ phận này bao gồm:những người không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau, mất sức kéo dài; nhữngngười chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình mình và được trả công; học sinh, sinhviên trong độ tuổi lao động; những nguời không hoạt động kinh tế vì những lí do khác

1.1.3.2 Phân loại việc làm

Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau

* Phân loại việc làm căn cứ vào thời gian làm việc của người được coi là có việc làm+ Người đủ việc làm: Là những người có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động

Trang 12

theo quy định Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì những người có đủ việclàm bao gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớnhơn hoặc bằng 40h hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40h nhưng lớn hơnhoặc bằng giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhẹ, độc hại theo quyđịnh hiện hành Số giờ quy định trên có thể thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ.

+ Người thiếu việc làm: Bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra không

sử dụng hết thời gian lao động quy định và nhận được thu nhập từ công việc khiến họ

có nhu cầu làm thêm

Tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp Đây là hiện tượng thường thấy

ở lao động nông thôn làm việc mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, laođộng ở các cở sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động nhà nuớc dôi dư

Thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiếnhành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mứclương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm

Theo tổ chức lao động thế giới ILO thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiệndưới hai dạng sau:

- Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian,thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng laođộng thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém cho năng suất lao động thấpthường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn

- Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian

ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêmviệc làm và luôn sẵn sàng để làm việc

* Thất nghiệp: Người thất nghiệp (theo định nghĩa trong quyển Nghiên cứu chínhsách xã hội nông thôn Việt Nam) là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao độngnhưng không có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

Trong cuộc Tổng điều tra thực trạng lao động và việc làm năm 1996, Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội đã quy định như sau: “Người thất nghiệp là người từ độtuổi từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời kì điều tra không

có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc”

Trang 13

Thất nghiệp là hiện tượng có sự tách rời, không phù hợp giữa sức lao động với

tư liệu sản xuất mà sức lao động lại gắn với từng con người cụ thể vì thế nên ngườithất nghiệp là người không có phương tiện để sản xuất và đang muốn tìm việc làm

Thất nghiệp được chia thành nhiều loại :

- Thất nghiệp tạm thời: Đây là tình trạng người lao động tự nguyện bỏ việc, cóthời gian tìm việc làm mới phù hợp với khả năng, sở thích của mình

- Thất nghiệp cơ cấu: Đây là tình trạng phù hợp giữa ngành nghề chuyên môn

và nghiệp vụ của lao động với quy trình công nghệ sản xuất với công cụ và phươngtiện lao động cũng như phương pháp và đối tượng gia công, dẫn đến mức cầu đối vớimột loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khácgiảm đi trong khi mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng

- Thất nghiệp chu kỳ: Là thất nghiệp gắn với sự suy giảm theo từng thời kỳ của nềnkinh tế Thông thường khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thu hút nhiều lao động nhưng khi nềnkinh tế suy thoái, khủng hoảng thì đội quân thất nghiệp sẽ tăng lên với quy mô hơn trước

- Thất nghiệp do thiếu cầu: Là thất nghiệp khi tổng cầu của nền kinh tế giảm,kéo theo giảm cầu về lao động mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số vàmật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh,trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chếnhư: thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa đượckhai thác hợp lý Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng,thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế Để hạnchế thất nghiệp thông qua chính sách việc làm, một mặt tạo ra nhiều chỗ làm việc mớithường xuyên và liên tục, mặt khác phải tránh cho người lao động trước nguy cơ thấtnghiệp Đồng thời chính sách trợ cấp thất nghiệp nên đồng bộ và hợp lý hơn

* Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động

+ Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thờigian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật

+ Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thờigian nhất sau công việc chính

Trang 14

1.1.3.3 Vai trò của việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối vớitừng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạtđộng kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọihoạt động của cá nhân và xã hội

Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thânmình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân Việc làmngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế chothấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùngđông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng ), vào những nhóm ngườinhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp ) Việc không cóviệc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩnăng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có

Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầuvào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởngkinh tế và thu nhập quốc dân Nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm chotừng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức

là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũngduy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội,

vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặtkhác nó tác động tiêu cực Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó đượcduy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêucực, tệ nạn trong xã hội, con người dần được hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động cóthể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triểnnhân cách con người Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đờisống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiềutrường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xalánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội Ngoài ra khi không có việc

Trang 15

làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra cácmâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.

Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng, vì vậy

để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có nhữngchiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này

1.1.3.4 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn

Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thểhiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ giữa xã hội

và con người Việc làm là nơi diễn ra những hoạt động của người lao động, những hoạtđộng này được công nhận qua những công việc mà họ đã làm và nó cũng là nơi để họthể hiện những kết quả học tập của mình đó là trình độ chuyên môn

Về mặt xã hội, tạo việc làm nhằm giúp con người nâng cao vai trò của mình trongquá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội Không có việclàm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, lừa đảo,nghiện hút giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các thanh niên là hạn chế các tệnạn xã hội do không có ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đòi hỏi

Về mặt kinh tế, khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thôngqua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, ổn định và nângcao đời sống của người lao động Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập Người laođộng không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòihỏi của xã hội Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền côngkhông đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm việc không cao, ỷ lạingại đi xa các thành phố, thị xã Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nôngthôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn Bởi vậy tạo điều kiện cóviệc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập caomang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động

Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ thamgia vào quá trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bảncho sự tồn tại và phát triển của con người

Trang 16

Do đó mọi chủ trương chính sách đúng đắn là phải phát huy cao độ khả năngnguồn lực con người, nếu có sai phạm thì nguồn lao động sẽ trở thành gánh nặng, thậmtrí gây trở ngại, tổn thất lớn cho nền kinh tế cũng như xã hội Vì vậy một quốc gia giảiquyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động là thành công lớn trong sự nghiệp pháttriển kinh tế, xã hội, chính trị của mình.

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

Thứ nhất: Ruộng đất ở nông thôn

Trong nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệtkhông thể thay thế được Đất đai là điều kiện cần thiết không chỉ cho nông nghiệp màcòn cho các ngành sản xuất khác

Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng theo ý muốn chủquan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khaithác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sảnphẩm Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiếtkiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp đểcải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sảnphẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm

Thứ hai: Khí hậu thời tiết

Nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp nước ta là mang tính thời

vụ cao Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có

sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Đối tượngcủa sản xuất nông nghiệp là cây trồng - loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinhvật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơthành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi Như vậy, tínhthời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân

Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ônđới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du,miền núi, đồng bằng và ven biển Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận

Trang 17

lợi cơ bản Đó là hàng năm có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồnnước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồidào (cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 2300C ), tập đoàn cây trồng

và vật nuôi phong phú, đa dạng Nhờ đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanhnăm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây côngnghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết - khí hậu nước ta cũng cónhiều khó khăn lớn, như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trongnăm gây lũ lụt, ngập úng Nắng nhiều thường gây nên khô hạn, có nhiều vùng thiếu cảnước cho người, vật nuôi sử dụng Khí hậu ẩm ướt sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh vàlây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng Trong quá trình đưa nông nghiệpnước ta lên sản xuất hàng hoá, chúng ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi

cơ bản nêu trên và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiêngây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc

1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Thứ nhất: Dân số và lao động

Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, quy mô dân

số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn lao động càng lớnlại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao động bởi vì: khi cung về laođộng lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc làm, ngược lại khicầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tham giavào các ngành kinh tế Vì vậy tỉ lệ tăng dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đếnvấn đề lao động và tạo việc làm cho người lao động

Trong khi đó quỹ đất đai có hạn làm cho diện tích bình quân đầu người nóichung có xu hướng giảm xuống thì ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đã cố gắng thayđổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt việc luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồngnhân hệ số sử dụng ruộng đất lên 2 - 3 lần/năm Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt độngnông nghiệp rất thấp và ngành nghề dịch vụ bắt đầu phát triển cũng làm cho đời sốngcủa nông dân gặp khó khăn và tạo áp lực giải quyết việc làm

Thứ hai: Vốn đầu tư

Trang 18

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nóiriêng Vốn sản xuất vận động không ngừng: từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưuthông và trở về sản xuất Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu laođộng và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp Để phát triển mộtnền nông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sảnxuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đềđầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn.

Vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triểnnông nghiệp, nông thôn Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắmmáy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới Hiện nay,vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoátheo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn

Tiềm năng của nguồn vốn này là rất to lớn bởi vì nó phụ thuộc lớn vào thu nhậpcủa các hộ nông dân Khi năng lực sản xuất tăng, năng suất lao động tăng thì thu nhậpcủa hộ nông dân cũng tăng Thu nhập của các hộ nông dân một phần phục vụ đời sốngsinh hoạt hàng ngày, một phần tích luỹ Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụthuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của hộnông dân cũng tăng lên Nếu vốn được sử dụng có hiệu quả, hợp lý sẽ thu hút nhiềulao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nguời dân

Thứ ba: Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn lạc hậu, quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra rất chậm

Về cơ bản nông thôn Việt Nam sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp Laođộng chủ yếu vẫn tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, hệ số sử dụng ruộng đấtkhông cao, phần lớn hoạt động tạo thu nhập từ sản xuất nông nghiệp Vì thế xây dựng

cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phần phân công lại lao động phù hợp hơn và sử dụngnguồn lao động nông nghiệp hợp lý hơn

Chuyển dịch cơ cấu lao động để giải quyết việc làm là chuyển một phần lao độngsang chăn nuôi, làm vườn, dịch vụ, mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp Để làm đượcđiều này cần có sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: thuỷ lợi giao thông,điện, nước, thực hiện “dồn điền đổi thửa”, tập trung sản xuất hàng hoá Tạo điều kiện để

Trang 19

tín dụng đến được với người thiếu vốn và người nghèo, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật,chuyển giao công nghệ vào nông thôn nhằm tăng năng suất lao động, giảm nhẹ cường độlàm việc, người dân có thêm thời gian để làm các công việc khác tăng thu nhập.

Thứ tư: Chất lượng lao động nông thôn còn thấp

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với các cơ thể sống

do đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật cao, có kinh nghiệm vì thế đào tạo đội ngũlao động có trình độ là hết sức cần thiết trong việc tạo ra các giống cây con có phẩm chấttốt cho năng suất cao Thực tiễn cho thấy lao động nông thôn nước ta phần lớn có trình độcanh tác thấp và lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất gây ra những ảnhhưởng xấu đến kết quả sản xuất nông nghiêp Vấn đề đặt ra cho Nhà nước và các cấp

chính quyền là làm thế nào để cải thiện và nâng cao chất lượng lao động tốt hơn.

Thứ năm: Thị trường

Thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến mở rộng việc làm và tăng thunhập của người lao động ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, thị trường sản phẩm nôngnghiệp nước ta còn phải đối đầu với không ít khó khăn và thách thức Khó khăn dochất lượng nông sản phẩm kém, trong khi đó công nghiệp bảo quản phát triển chậm sovới tốc độ tăng trưởng của sản xuất Khó khăn trong việc sản xuất nông sản của nôngdân còn mang tính tự phát, không nắm bắt được các thông tin về thị trường nên dẫnđến hiện tượng cung vượt quá cầu, sản phẩm tiêu thụ khó khăn với giá rẻ Khó khănnữa kiến thức và thông tin thị trường nước ta thấp Vì vậy, để tạo việc làm và ổn địnhthu nhập Nhà nước cần có các chính sách, định hướng trong việc cung cấp thông tinthị trường đầy đủ và chính xác cho người dân nhằm tạo được niềm tin cho người dânvào vai trò của Nhà nước để họ có thể phát triển hàng hoá nông sản tốt hơn

Thứ sáu: Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Chính sách nông nghiệp nông thôn (theo định nghĩa trong Bài giảng Phân tíchchính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn): “Là tổng thể các biện pháp kinh tế,phi kinh tế mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nông nghiệp nhằm phát triển nôngnghiệp theo những mục tiêu nhất định trong một thời hạn nhất định”

Chính sách nông nghiệp có vai trò trong việc định hướng phát triển nông nghiêp,nông thôn; cân đối các vùng lãnh thổ; tác động đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và là

Trang 20

yếu tố đảm bảo phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chínhsách phù hợp với thực tiễn sẽ tạo động lực cho nông dân tích cực sản xuất, phát triển các

mô hình sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu từ đó tạo việc làm cho lực lượng lao động

dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

Thứ bảy: Giá cả nông sản

Giá cả nông sản là nhân tố quyết định đến thu nhập của lao động nông nghiệpkhi khối lượng sản xuất như nhau Tính chất mùa vụ và tính vùng của sản phẩm nôngnghiệp ảnh hưởng lớn đến cung nông sản làm cho giá cả của chúng thường bấp bênh

Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường xá giaothông, hệ thống thông tin liên lạc, kho dự trữ, cơ sở chế biến nông sản tại chỗ sẽ gópphần ổn định giá cả hàng hóa, ổn định thu nhập cho người nông dân

1.3 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.3.1 Dân số và lao động nông thôn Việt Nam

Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đang sống ở khuvực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước vàchủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, phươngthức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao Giai đoạn 2000 - 2007, tốc độ tăngtrưởng lao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nôngthôn là 2,18% Sự khác biệt này chính là do tác động của luồng di cư lớn lao động nôngthôn ra thành thị tìm việc, tạo sức ép việc làm cho khu vực đô thị

Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nôngthôn Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn của cả nước là 34,8 triệu người, chiếm74,5% tổng lực lượng lao động, trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động là 32,73triệu người Nếu so với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nôngnghiệp nông thôn vẫn chiếm khoảng 52%

Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, giai đoạn 1997 - 2007 tỷ lệlao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyển biến, giảm từ 65% trong tổng lao độngnông thôn năm 1997 xuống còn 52% năm 2007, bình quân mỗi năm giảm được trên 1điểm phần trăm, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước trong khu vực nhưng đó là sự

nỗ lực của cả nền kinh tế

Trang 21

Về số lượng, lao động nông nghiệp nông thôn không có biến động lớn mà chỉdao động ở mức trên 23 triệu người trong suốt 10 năm qua Quả thực, đây là tháchthức lớn cho lao động nông nghiệp, bởi vì đó là ngành kinh tế truyền thống và chủ đạo

ở Việt Nam trong suốt thời gian dài (hàng chục năm trước đây) nên xuất phát điểm laođộng nông nghiệp đã là một số quá lớn, trong khi các ngành phi nông nghiệp mới pháttriển và thực sự phát triển trong vài thập niên trở lại đây, do vậy mà lượng lao độngthu hút vào các ngành này chỉ ở mức nhất định Ở nông thôn, các ngành phi nôngnghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực thành thị nên lượng lao động thu hútvào các ngành này còn thấp hoặc tương đương, vừa đủ với lượng lao động nông thônmới gia nhập vào thị trường lao động hàng năm (khoảng 1 triệu người/năm)

Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo 3 nhóm ngành chính

Cả nước

Số lượng (1000 người) 35.385,9 38.367,3 43.452,4 44.548,9

Công nghiệp - xây dựng 10,6 12,4 17,9 18,3

Nông thôn

Số lượng (1000 người) 28.553,4 30.055,5 32.930,7 33.575,8

Công nghiệp - xây dựng 6,8 8,3 14,0 14,8

Trang 22

người lao động Các bằng chứng cho thấy, lao động gia đình không hưởng lương mặc

dù có xu thế giảm nhưng vẫn chiếm 44,8% trong tổng lao động nông thôn vào năm

2006 (so với 51,8 năm 1996), trong đó lao động làm nông nghiệp là chủ yếu Tiếp đến

là lao động tự làm chiếm 39,6% và có xu thế tăng nhưng rất chậm (so với 36,4% năm1996) Chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động làm công ăn lương (15%), nhóm này tham giathực sự vào thị trường lao động và chủ yếu ở khu vực phi chính thức hoặc khu vực tưnhân (9,7% năm 2006) nên thu nhập thường không ổn định và thấp Bên cạnh đó, cáckênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, người lao động tìmviệc chủ yếu thông qua người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênhgiao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dườngnhư mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của số đông người laođộng Như trên đã nói, cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lượng chưa cao cả

về văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cũng như hiểu biết về pháp luật và kỹ năng sống Vềcầu lao động, kinh tế trang trại cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn pháttriển còn khiêm tốn, mới chỉ tập trung ở các làng nghề và cũng chỉ giới hạn ở một sốđịa phương nhất định mà chưa lan tỏa rộng đến nhiều vùng lân cận Đặc biệt, các vùngsâu, vùng xa bóng dáng của thị trường hàng hóa nông sản còn lu mờ thì các ngành phinông nghiệp sao có thể nói là phát triển được Năm 2006 tỷ lệ lao động công nghiệp vàdịch vụ ở nông thôn chiếm dưới 31% cho thấy các ngành này phát triển còn khiêm tốnchưa khai thác được nguồn cung lao động tiềm năng này

1.3.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn

Trong những năm đổi mới vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế

to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy vậy, nông thôn Việt Nam hiện đangchiếm hơn 70% lao động xã hội và thách thức lớn nhất trong khu vực này là tình trạngthất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang rất lớn và có thể tiếp tục gia tăng

Khả năng tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm rất hạn hẹp Giai đoạn

2001 – 2004 cả nước tạo việc làm cho 5,9 triệu lao động, mỗi năm tạo việc làm cho 1,4

- 1,5 triệu lao động

Thời gian vừa qua, việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác Vớidân số và nguồn nhân lực ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của Việt Nam tính

Trang 23

bình quân đầu người (năm 2008 là 1.095 m2/người) vốn đã vào loại thấp nhất thế giới lạicàng ít hơn, khó khăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn Ngoài ra,hiện nay hệ số sử dụng đất bình quân cả nước là 1,4; miền Bắc là 1,2 và hiện có khoảng445.000 hộ nông dân không có đất Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh thìquỹ đất canh tác bị thu hẹp lại, nhiều lao động bị mất đất hoặc thiếu đất sẽ phải chuyểnhướng tìm việc làm mới hoặc chuyển nghề Rõ ràng, việc không sử dụng tốt yếu tố đất đaicũng là một nguyên nhân thiếu việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ thất nghiệp cả nước năm 2008 là 2,38%, ở khu vực thành thị là 4,65%, tỷ

lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 6,10% Năm 2009, sức ép về lao động và việc làmcàng lớn, người lao động mất hoặc thiếu việc làm phần lớn ở khu vực doanh nghiệpnhỏ và vừa, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề kém, nhiều lao động xuất khẩu dotác động của khủng hoảng kinh tế nên thiếu việc làm, giảm thu nhập khoảng 1/3

Do thiếu việc làm và năng suất lao động còn thấp nên thu nhập bình quân của laođộng nông thôn không cao Nhìn chung thu nhập bình quân mới đạt 371,14 ngànđồng/người/tháng (2008) trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở thành thị là 742,9ngàn/người/tháng Vì vậy đời sống đại bộ phận dân cư nông thôn hiện nay là rất bấp bênh

Thời gian nông nhàn của lao động nông thôn thấp: lao động nông hộ chỉ tậptrung vào thời điểm xuống giống và thu hoạch nên thời gian còn lại thì nông hộ không

có việc làm Theo kết quả khảo sát, họ có khoảng 6 tháng nông nhàn Thời gian nàykhông có việc làm dẫn đến không có thu nhập, điều kiện sống bấp bênh Nhu cầu việclàm trong thời gian này vì thế trở nên là nhu cầu bức bách Ngoài ra, các hoạt độngdịch vụ và thương mại khác hầu như không phát triển, nhu cầu sử dụng lao động vì thếrất thấp Điều này làm cho lực lượng lao động nông thôn không được coi là nguồn lực

mà là gánh nặng, tạo ra sức ép lớn về mặt xã hội, đòi hỏi không chỉ riêng vùng nôngthôn mà cả nước cùng giải quyết

Chính vì thế di cư là xu thế chung tất yếu của các nước đang phát triển như ViệtNam Đó là giải pháp cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và cảithiện thu nhập Trong nhiều năm nữa, dòng di cư lao động nông thôn - thành thị vẫntiếp tục gia tăng do tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh hơn và các khu công nghiệpđược mở rộng và phát triển, tiến dần tới các khu vực kém lợi thế hơn

Trang 24

Một dạng di cư khác là xuất khẩu lao động cũng tăng lên do thị trường lao độngngoài nước là một thị trường rất tiềm năng và đang được khai thác có hiệu quả Vấn đề

là trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật lao động và tuân thủpháp luật của lao động nói chung hay lao động nông thôn nói riêng ở Việt Nam đang

là trở ngại cho việc tuyển dụng lao động Những người di cư thành công là nhữngngười có trình độ cao hơn, trẻ tuổi và ít đất đai Vì vậy, sẽ có hiện tượng thiếu hụt cục

bộ lao động tiềm năng trẻ, khoẻ, có năng lực trong khi nhiều lao động không đáp ứngyêu cầu của các doanh nghiệp ngay trên địa bàn Về lâu dài, có khả năng thiếu trầmtrọng lao động của một số nghề đặc thù đòi hỏi người lao động phải có trình độ caohoặc bậc trung, đặc biệt khi kinh tế nông thôn đã phát triển rõ nét

Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã

ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt Quy môđào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàngnăm tăng 20% Quy mô tuyển sinh dạy nghề trong 3 năm - từ năm 2006 đến 2008 là4,3 triệu người (năm 2008 là 1,54 triệu người), trong đó lao động nông thôn chiếm52% Tuy nhiên, các ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh

Số lao động nông thôn được học nghề ngắn hạn và sơ cấp nghề bằng chính sách hỗ trợtheo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006 - 2008 là 990.000 người Nhiều địaphương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cholao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triển các nghề truyền thống.Bình quân hàng năm, các làng nghề đã đào tạo được thêm việc làm cho khoảng250.000 lao động Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trong 3 năm từ năm 2006 - 2008 đã tuyển sinh được 120.322 người, trong đó quy

mô tuyển sinh năm 2008 là 48.000 học sinh, lao động nông thôn chiếm trên 85%

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là thời gian qua, số lượng và chấtlượng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là dạy nghề nông nghiệp cho laođộng nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, năng lực hệ thống cáctrường đào tạo và dạy nghề còn nhiều hạn chế Mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chungtuy đã phát triển nhưng lại tập trung chủ yếu ở vùng đô thị Ở khu vực nông thôn vàmiền núi, vùng sâu vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít Đến nay, cả nước còn 253

Trang 25

huyện chưa có trung tâm dạy nghề; 31% phòng học và 20,7% số nhà xưởng thực hànhcủa các cơ sở dạy nghề là nhà cấp 4, nhà tạm, tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo dođịa phương quản lý, các tỉnh khó khăn, huyện nghèo Đội ngũ giáo viên dạy nghề cholao động nông thôn còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp,chất lượng còn hạn chế Hiện nay, có 42 trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơhữu; 39 trung tâm dạy nghề chỉ có 1 giáo viên cơ hữu; 100 trung tâm có từ 2 - 3 giáoviên cơ hữu Ngoài ra, các cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạtchuẩn về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý

Vì vậy nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm hiện đang trở thành nhu cầubức xúc cho người dân tại địa phương

CNH nông thôn là chủ trương xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển bềnvững và thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa nông thôn - thành thị Vì vậy, phát triển

và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, tạo cơ hội để người lao động tiếp cậnđược thị trường và có việc làm bền vững, tăng thu nhập cũng là một trong các cáchgóp phần làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển Hy vọng các tổ chứcquốc tế, các ngành, các cấp địa phương phải có sự quan tâm hơn nữa bằng cách mởthêm những cơ hội việc làm, để người dân ổn định việc làm, tăng thêm thu nhập góptâm sức xây dựng công nghiệp nông thôn phát triển

1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Tn: Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Th: Tổng số lao động thất nghiệp (người)

Tlđ: Lực lượng lao động nông thôn (người)

1.4.2 Năng suất lao động

Trang 26

Năng suất lao động trong nông nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ

sử dụng lao động trong lĩnh vực này, gia tăng năng suất lao động là điều kiện cho phépthực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn

Theo Mác: “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích và nóđược đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượngthời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” Năng suất lao độngnguồn lao động chính là biểu hiện tổng thể các năng suất lao động của cá nhân người laođộng Nhưng khi năng suất lao động nguồn lao động tăng thì năng suất lao động cá nhântăng, còn khi năng suất lao động cá nhân tăng thì năng suất lao động nguồn lao động chưachắc đã tăng do sự trì trệ, không hiệu quả của một số lao động trong quá trình sản xuất

Năng suất lao động cá nhân (W) biểu hiện bằng một số chỉ tiêu sau :

* Năng suất lao động tính bằng hiện vật: Là khối lượng sản lượng hiện vật đượcsản xuất ra trong một thời gian nhất định được tính như sau:

W = Q/PTrong đó:

W: Năng suất lao động cá nhân

Q: Tổng số sản lượng được sản xuất ra và được nghiệm thu bằng hiện vật

P: Tổng số công nhân

* Năng suất lao động tính bằng giá trị: Là lượng giá trị (quy ra tiền) của tất cảcác sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

W = Q/TTrong đó:

W: Năng suất lao động cá nhân đo bằng giá trị

Q: Tổng sản lượng (Giá trị )

T: Tổng số lao động

Trang 27

* Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động (Lượng lao động): Được đobằng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

L = T/QTrong đó:

L: Lượng lao động của một sản phẩm

T: Tổng thời gian lao động đã hao phí

Q: Số lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu

1.4.3 Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm

Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm: Là tỷ số giữa số ngàylao động bình quân của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với tổng số ngày ngườilao động có thể làm việc được trong năm (tính bình quân cho một lao động nông thôn)

Tỷ suất sử dụng thời gian lao động được tính theo công thức sau :

Tq = Tng Nlv x 100Trong đó :

Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm (%)Nlv : số ngày lao động bình quân của một lao động trong năm (ngày)

Tng: số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một lao động nôngthôn (ngày)

Chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng lao động theo ngày và qua đó thấy được tỷ

lệ quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong năm

1.5 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừamang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành,các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động Nhà nước, các cấp có tráchnhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ, đề ra cácchỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãikhuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lực lượng lao động

và có trách nhiệm đối với người lao động

Trang 28

Trong thời kỳ kế hoạch 10 năm 2001 - 2010, quan điểm của Đảng và Nhà nướcViệt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam là đặtcon người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộngđồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội;giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, xem phát triển kinh tế là cơ

sở, là phương tiện và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, vừa là động lực, vừatạo sự ổn định về chính trị, xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững

Từ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và chỉ làm việctrong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và Hợp tác xã trong thời kỳ kế hoạchhoá tập trung, thì nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có nhận thức hoàn toànmới: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mangngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều được tự dohành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm”.(Vănkiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã đề ra mục tiêu nhằm giải quyếtviệc làm: “Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng

sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, cáckhu đô thị mới Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉtrọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể

cả ở nước ngoài Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ởcác vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn vàchính trị Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyếtđịnh để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xãhội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân ”

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp và chính sách đồng

bộ nhằm phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm Nhà nước có định hướng rõràng chính sách phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển nhanh và bền vững phải bao trùmmọi mặt đời sống xã hội trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trưởng kinh tế phải gắn với

Trang 29

thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn là mộttrọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợithế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về

cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chấtlượng cuộc sống ở nông thôn Phát huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục đàotạo và phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực, đápứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế

1.6 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC TỈNH TRONG NƯỚC 1.6.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

1.6.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, với số dân trên 1,3 tỷngười, trong đó dân số nông nghiệp chiếm hơn 70% Trong những thời kỳ khác nhau,chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách khác nhau phù hợp với tình hìnhthực tế, đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân theo hiến pháp và Luật lao động, đồngthời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước Hiện nay, sau nhiều năm củng

cố và thử nghiệm, Trung Quốc đã có một cách tổ chức lao động phù hợp với nền kinh

tế thị trường XHCN Về cơ bản những chính sách này khá thành công và có thể đượccoi là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển khác

Tuy là một nước có lợi thế với nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nhưng trong thờiđại công nghệ thông tin hiện nay, lực lượng lao động được sử dụng phải có những tiêuchuẩn nhất định về giáo dục và tay nghề, đặc biệt là nhu cầu của các công ty nướcngoài đối với nguồn lao động nội địa có chuyên môn nhưng ít tốn kém Do vậy, thôngqua các hình thức giáo dục, đào tạo, Trung Quốc đã thực hiện cấp chứng nhận đủ tiêuchuẩn nghề nghiệp nhằm xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ học vấn, tay nghềcao Hiện nay, tại các thành phố của Trung Quốc, hơn 80% số người tìm được việclàm mới đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên hoặc đã qua đào tạo dạy nghề, 45triệu người được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã đặtmục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất

Trang 30

Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong quá trình đô thị hóa, Trung Quốc

đã tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

Một là, Chính sách miễn thuế nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho

cư dân nông thôn, dần xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị; trợ cấp chonông dân trồng lúa

Việc thi hành quy chế “Năm bảo đảm cho nông dân” thì những nông dân nghèo nhấtđược tài trợ của Chính phủ, được hưởng sự chăm sóc và yểm trợ miễn phí về năm loại nhưthực phẩm, quần áo, chỗ ở, thuốc men và mai táng Như vậy, những nông dân nghèo có thểhưởng thụ những an sinh xã hội hiện đại từ chính quyền Chính sách trợ giúp này không chỉ

có lợi cho sự phát triển nông nghiệp mà còn có lợi cho nền kinh tế của toàn quốc

Để trợ giúp cho những người nông dân nghèo không đủ tiền trang trải chi phí khi

ốm đau, tật bệnh, Chính phủ Trung Quốc đã cải cách hệ thống y tế, hạ giá chi phí thuốcmen và chăm sóc y tế và áp dụng bảo hiểm y tế cho những người nghèo ở thôn quê Vớichính sách y tế mới này, người nông dân cũng được hưởng lợi ích của bảo hiểm y tế

Hai là, Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm

Các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò chính trong việc thu hút lực lượnglao động dôi dư ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa Các chính sách khuyến khíchđầu tư của Nhà nước và sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đãthúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương Trong những năm đầu đã cóđến 20% tổng thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phương Ởnhững vùng phát triển hơn, tỷ lệ này lên tới trên 50% Năm 1992, số lượng lao độnglàm việc trong khu vực này cũng tăng đến khoảng vài trăm triệu người Đây là dấuhiệu cất cánh của CNH nông thôn Trung Quốc mà ưu tiên hàng đầu là tạo ra cơ hộiviệc làm cho lao động dư thừa trong quá trình đô thị hóa

Ở Trung Quốc đã xuất hiện hai mô hình CNH nông thôn đó là mô hình doanhnghiệp tư nhân ở miền Nam tỉnh Giang Tô và mô hình doanh nghiệp tập thể ở thànhphố Văn Châu Mô hình doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc pháttriển công nghiệp ở nông thôn, nhưng nó còn thiếu sự tích lũy vốn ban đầu Mô hìnhdoanh nghiệp tập thể (hợp tác xã) được hình thành trong thời kỳ đầu của CNH

Việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương là một trong những

Trang 31

giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề việc làm nông thôn, gópphần giảm sức ép về việc làm ở các đô thị lớn Đây là một bài học bổ ích cho chúng ta,nhất là đối với giai đoạn đô thị hóa mạnh đang diễn ra hiện nay.

Ba là, Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư ở

các thành phố lớn

Trung Quốc cho rằng có hai cách chính để chuyển đổi lao động dư thừa trongnông thôn: cách thứ nhất là chuyển họ sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ở cácvùng nông thôn, cách thứ hai là chuyển họ đến các thành phố

Các đô thị mới được thành lập ở các vùng nông thôn thúc đẩy nhu cầu về pháttriển công nghiệp nông thôn và là nền tảng cho quá trình chuyển đổi sản xuất, dịch vụ,giải trí cũng như giáo dục và thông tin Do vậy, người nông dân không còn phải quantâm nhiều đến quy mô của đô thị là lớn hay nhỏ như trước kia Sự phát triển của các đôthị nhỏ chắc chắn còn mang đến cuộc sống sung túc cho các vùng nông thôn và hiệnđại hóa lối sống của người nông dân

Trung Quốc chủ trương thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp địaphương qua đó đẩy nhanh quá trình hình thành các đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn.Chính sách này góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, tạo

ra điều kiện quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa

Bốn là, Tăng cường công tác tào đạo và đào tạo lại người lao động

Đứng trước vấn đề nan giải về trình độ chuyên môn và tay nghề lao động thấp

và sự bất hợp lý trong kết cấu kỹ năng lao động, chính Phủ Trung Quốc đã đề ra nhiềuchính sách bằng cách huy động cả sức dân vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Trongnhững năm gần đây, Trung Quốc đã cho phép thành lập một số lượng lớn các trườngđại học và trường dạy nghề dân lập, các lớp đào tạo sinh viên có thu học phí (đáp ứng50% nhu cầu chi phí đào tạo cao đẳng của Trung Quốc)

1.6.1.2 Kinh nghiệm của các nước ASEAN

Các nước ASEAN đều có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội, đều là những nước có nền nông nghiệp và hầu như phát triển dựa vào nông nghiệp làchính Phần lớn dân số đều sinh sống và làm việc ở nông thôn nên việc giải quyết việclàm cho lao động nông thôn là vấn đề tất yếu mang tính chiến lược Để tạo việc làm và sử

Trang 32

dụng lao động hiệu quả, các nước này đã thực hiện một số nội dung sau:

Một là, Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động

Hai là, Đẩy mạnh việc chuyển nền kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, từ

nông nghiệp sang công nghiệp và từ công nghiệp sang dịch vụ, xem đó là phát triểnkinh tế - xã hội và giải quyết việc làm

Ba là, Phát triển mạnh các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Nhờ vậy, các

nước này đã giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, giảm sức ép vềthiếu việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn

Bốn là, Phát huy nhân tố con người, con người là động lực của sự phát triển Để

có một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề phù hợp vớiyêu cầu của quá trình CNH, HĐH, các nước ASEAN thường xuyên quan tâm đầu tưcho giáo dục, tập trung nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài

1.6.2 Kinh nghiệm của các tỉnh trong nước

1.6.2.1 Kinh nghiệm của Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích 923,1 km2, với dân

số là 1.120.300 người, trong đó 86% dân số ở nông thôn Sau 8 năm tái lập tỉnh đếnnay Hưng Yên đã có những bước phát triển khá toàn diện trên các mặt chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đấtcanh tác nhiều nơi thu hẹp do phải “nhường” đất cho phát triển công nghiệp Điều đóđồng nghĩa với việc nhiều lao động nông thôn sẽ không có việc làm Trước thực trạngnày, nhiều giải pháp mang tính bền vững đã được thực hiện

Với chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển các làng nghềtruyền thống để thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tỷ lệ sử dụngquỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 78,7% (năm 2006) lên 80,4%(năm 2007) Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động (tăng 2 nghìn laođộng so với kế hoạch), góp phần ổn định đời sống nhân dân và hạn chế tệ nạn xã hội.Cùng với mở rộng và phát triển các làng nghề, năm 2006 thông qua sở Công nghiệp đã

mở được 32 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.000 lao động Các huyện, thị xã cũng

Trang 33

tham gia công tác đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động trong năm 2006, góp phầntạo việc làm mới cho lao động nông thôn.

Hưng Yên cũng đã có những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các làngnghề Đồng thời, tỉnh còn thành lập quỹ “khuyến công” để khuyến khích phát triển côngnghiệp, làng nghề Mục đích của quỹ này sẽ thúc đẩy, hỗ trợ một phần tài chính đểdoanh nghiệp trong khu vực nông thôn ra đời và phát triển, tư vấn, hướng dẫn người laođộng lập dự án thành lập cơ sở, doanh nghiệp sản xuất; tạo việc làm, nâng cao tay nghềcho người lao động mà không tốn kém nhiều về cơ sở sản xuất và kinh phí

Bên cạnh đó, tỉnh đã giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay từ Quỹ quốcgia giải quyết việc làm 5 năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết vốn vay cho hơn 2.000 dự ánvới tổng số tiền đã giải ngân gần 53 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên15.000 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng từ 400 – 500 nghìn đồng/tháng.Gần 10.000 lao động được tạo việc làm mới với mức thu nhập khá cao và ổn định, trong

đó lao động nông thôn chiếm đa số Các dự án có nhiều hình thức đầu tư đa dạng: sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi Trong đó, tập trung vàokhai thác và phát triển những ngành nghề nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở lợi thế củađịa phương như: trồng cây ăn quả đặc sản, chăn nuôi bò thịt, thả cá, sản xuất đồ dândụng nhằm khai thác được nguồn lao động dư thừa tại địa phương

Việc đưa nghề về với lao động nông thôn có tác dụng trong việc giảm thấtnghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế xãhội góp phần xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh

1.6.2.2 Kinh nghiệm của Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.498,5 km2 với dân số hơn 3 triệu người,gần 1,8 triệu lao động Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổnđịnh, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao động Dự báo mỗinăm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 vạn người và một bộ phận lao độngnông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việclàm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết việc làm, tình trạng thất nghiệp và thiếu việclàm vẫn diễn ra khá căng thẳng Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cânđối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm Chuyển dịch cơ cấu lao động theo

Trang 34

vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làmmới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động

Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc, trong thời gianqua tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm chỗ làm việc mới

Những năm qua tỉnh Nghệ An đã đạt được một số thành tựu cơ bản và quan trọng

về phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: tỷ lệ lao động nông - lâm nghiệptrong tổng số lao động xã hội giảm từ 73,5% năm 2005 xuống 67,3% năm 2008; tỷ lệ sửdụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng từ 74,16% năm 2005 lên 80,65% năm

2008 Trong các năm từ năm 2006 – 2008, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 97.000người, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,55% Riêng 10tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 28.600 người, trong đó tạo việc làmmới tập trung 8.500 người, đưa được 5.900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Cơ cấu lao động tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng giữa các khu vực:công nghiệp, xây dựng 15,4%; nông – lâm – ngư nghiệp 63,6%; dịch vụ 20,9% Phát triểnnhanh mạng lưới cơ sở dạy nghề, nhất là dạy nghề ngoài công lập Hiện nay, trên địa bàntỉnh có 60 cơ sở dạy nghề (với 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó có 05 trườngcao đẳng nghề và có dạy nghề; 09 trường trung cấp nghề và có dạy nghề, từng bước đápứng mục tiêu đào tạo nghề theo Nghị quyết 04/NQ - TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnhkhoá XVI về phát triển nguồn nhân lực, nhờ vậy đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

đã được nâng lên 26,2% so với tổng nguồn lao động của tỉnh

Nghệ An cũng đã hỗ trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việclàm, xuất khẩu lao động như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từngân sách tỉnh với mức 2,5 - 3 tỷ đồng/năm; thành lập và đầu tư nâng cấp hệ thốngtrường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện,thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách khuyếnkhích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạonghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu

tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏphát triển Khuyến khích các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niênxung phong xây dựng kinh tế và các trang trại nông - lâm - ngư trên địa bàn để tạo

Trang 35

nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động Phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyếtviệc làm cho 32 - 35 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động 8 - 9 nghìn người, giảm

tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 2%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở khu vực nông thôn lên 85%, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng tỷ lệ lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 30%, giảm tỷ lệlao động nông nghiệp xuống còn 61%, nâng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp,xây dựng, dịch vụ lên 39% vào năm 2010

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn của các nướctrên thế giới và các tỉnh trong nước chúng tôi rút ra một số bài học có thể vận dụng vàogiải quyết việc làm cho người lao động nông thôn huyện Lộc Hà nói riêng và tỉnh HàTĩnh nói chung là:

Một là, Cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn đồng

thời đa dạng hoá các hình thức giải quyết việc làm: phát triển kinh tế, phát triển việcdạy nghề, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượngtìm việc làm của người lao động

Hai là, Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho nông dân

Ba là, Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động một cách bài bản và hiệu quả Bốn là, Sử dụng và quản lý tốt Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao

động nông thôn

Năm là, Phải có sự thống nhất nhận thức về việc làm, tầm quan trọng của việc làm

trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có công ăn việc làm là cái gốc của dân sinh

Sáu là, Xác định mục tiêu quan trọng của công tác giải quyết việc làm là:

“nhanh chóng làm cho những người chưa thoát nghèo, giải quyết vấn đề no ấm, đồngthời từng bước đi lên cuộc sống khá giả”

Mỗi một quốc gia, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, nhữngtiềm năng giải quyết việc làm khác nhau, song trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh

tế quốc tế chúng ta cần tham khảo và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các quốcgia, dân tộc, địa phương nhất là các quốc gia, các tỉnh lân cận gần gũi với chúng ta về lịch

sử truyền thống văn hoá để giải quyết những vấn đề lao động và việc làm ở địa bàn huyện

Trang 36

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện mục đích đề tài đặt ra, chúng tôi

đã sử dụng hệ thống những phương pháp sau:

1.7.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Lộc Hà là một huyện có đầy đủ cả ba vùng sinh thái đó là vùng đồng bằng,vùng gò đồi và vùng đầm phá ven biển Nghiên cứu tập trung vào điều tra thực trạnglao động và việc làm của lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay nhằm đánh giáđược bộ mặt của toàn huyện về tình hình cơ bản của hộ nông thôn nói riêng và củahuyện nói chung Từ quy mô sản xuất, hình thức sản xuất của các hộ trong các xãnhằm phản ánh được xu hướng chung của toàn huyện Vốn là một huyện thuần nông,dân cư còn khá thưa thớt, phân bố không đồng đều giữa các vùng, đồng thời các môhình sản xuất nông nghiệp không được chuyên môn hóa một cách tập trung vì vậy, tiếnhành nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện từ đó đưa ra các giải pháp chung nhất nhằmphát triển kinh tế - xã hội của huyện

Do vậy để đảm bảo tính hợp lý và chính xác nghiên cứu này chúng tôi chọnđiều tra ở cả ba vùng Vùng đồng bằng chọn xã Thạch Bằng nghiên cứu đại diện, vùng

gò đồi chọn xã Tân Lộc nghiên cứu đại diện, vùng đầm phá ven biển chọn xã Hộ Độnghiên cứu đại diện

Việc chọn hộ điều tra được thực hiện một cách ngẫu nhiên tại 3 xã được chọn Đểđảm bảo tính đại diện chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ Thực tế tiếp xúc với địa phươngchúng tôi nhận thấy số hộ của 3 xã là tương đương nhau, cụ thể xã Thạch Bằng có 8.477

hộ, xã Hộ Độ có 7.590 hộ và xã Tân Lộc có 7.145 hộ trong đó gồm các đối tượng laođộng thuộc các ngành nghề dịch vụ khác nhau: hộ thuần nông, hộ nông kiêm và hộ phinông nghiệp Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

1.7.2 Phương pháp thu thập số liệu

1.7.2.1 Số liệu thứ cấp: Thông tin thu thập từ UBND huyện Lộc Hà và UBND các xã

được chọn điều tra

1.7.2.2 Số liệu sơ cấp: điều tra 90 hộ ở 3 xã theo mẫu đã được thiết kế sẵn phục vụ cho quá

trình nghiên cứu Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ dân đã được chọn trước

Trang 37

1.7.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

Được tiến hành trên phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau

1.7.4 Phương pháp phân tích kinh tế

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích đánhgiá tình hình chung qua các năm và tình hình sử dụng lao động và việc làm của huyệntrong những năm qua Đồng thời nghiên cứu còn sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánhgiá kết quả của quá trình giải quyết việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc Hà

1.7.5 Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu dựa trên sự chỉ dẫn, góp ý của giảng viên hướng dẫn, các cô chú ở

cơ quan thực tập, cán bộ địa phương và các hộ dân

Trang 38

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân

- Phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh

- Phía Tây giáp huyện Can Lộc

- Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 12 km

Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc với 11.830,85 ha diện tích tựnhiên và 86.213 nhân khẩu Huyện Lộc Hà có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ vớihai huyện Thạch Hà và Can Lộc sau khi chia tách, với thành phố Hà Tĩnh và khu mỏsắt Thạch Khê, mà còn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Huyện Lộc

Hà có điều kiện trở thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch các danh lamthắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và điểm đầu mối giao thông quan trọng trêntrục hành lang nối thành phố Hà Tĩnh ra biển, với các tuyến giao thông huyết mạch điqua: đó là Quốc lộ 2A, đường sắt, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam)

2.1.2 Thời tiết khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng củađới khí hậu này Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc

và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùađông giá lạnh của miền Bắc Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trungbình cao (trên 2000 mm), do vậy lũ lụt thường xảy ra hàng năm vào tháng 8, tháng 9

Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam thổi

từ Lào khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng Do đó, việc xây dựng

Trang 39

các công trình thủy lợi để giữ nước có một ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh

tế - xã hội của huyện

2.1.1.3 Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của huyện là 11.853,06 ha, bằng 1,96% tổng diện tích cả tỉnh.Diện tích đã đưa vào sử dụng 10.268,47 ha, bằng 86% diện tích đất tự nhiên Trong đó,đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp là 7.130,81 ha, đất được

sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 3.069,86 ha Diện tích đất chưa sử dụnghiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủyếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và các vùng bãi vensông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu, Mai Phụ, ThạchBằng… Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp vàphi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụngtập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, Thạch Kim có thể khai thác sửdụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 75%

* Tài nguyên nước

Huyện Lộc Hà có nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Đò Điệm, sông Én Lượngmưa hàng năm vào loại trung bình, lại phân bố không đồng đều giữa các tháng trongnăm, gây một số khó khăn cho sản xuất Đặc điểm của huyện là thừa nước về mùamưa và thiếu nước trong những tháng gió Tây Nam hoạt động mạnh Gió mùa TâyNam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, mạnh nhất vào tháng 6 và đầu tháng 7, gâythiếu nước nghiêm trọng cho cây trồng và vật nuôi

Các con sông của huyện đều chảy ra biển, sông ngắn, độ dốc lớn, do đó dòng chảy

lũ về mùa mưa và dòng chảy kiệt vào các tháng hạn (tháng 3 - 4 và tháng 7) rất khácnhau

Sông Cửa Sót là hợp lưu của hai con sông chính: sông Nghèn và sông Rào Cái

có lưu vực rộng 1.349 km2

Nước ngầm có ở hầu hết các nơi trong huyện, tùy theo địa hình từng khu vực và

độ nông, sâu khác nhau, vì vậy trước khi có nhu cầu sử dụng nguồn nước này cần cóđánh giá về trữ lượng và chất lượng nước ngầm

Trang 40

Nhìn chung, sau khi hoàn thiện hệ thống ngăn mặn giữ ngọt Đò Điệm, hệ thốngthuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, tài nguyên nước của huyện có khả năng cung cấp đủcho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân một cách chủ động trừ một sốvùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước ngầm còn gặp nhiềukhó khăn Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của kinh tế, nhất là phát triển côngnghiệp và mức độ đô thị hóa ngày càng cao thì nhu cầu nước ngày càng nhiều, và hơnnữa là nguồn nước không bị ô nhiễm cần phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sửdụng một cách hợp lý và tránh lãng phí

* Tài nguyên biển

Huyện có bờ biển dài 12 km; 1 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra tiềm năng to lớntrong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôitrồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu)

Nước biển thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá Trênvùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh sống Trữ lượng cá vàokhoảng 85,8 ngàn tấn, (chiếm 3% trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ), trong đó cá nổi 41 ngàn tấn,

cá đáy 44,8 ngàn tấn Khả năng cho phép khai thác hàng năm vào khoảng 34,3 nghìn tấn,gấp gần 1,8 lần sản lượng khai thác hiện nay Trữ lượng tôm vùng lộng: 500 - 600 tấn, trữlượng mực vùng lộng: 3.000 - 3.500 tấn Tuy là một ngư trường có nhiều hải sản quý vớitrữ lượng khá lớn, nhưng theo đánh giá gần đây, do cường độ khai thác lớn không đi đôivới bảo vệ và tái tạo nên nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm mạnh

Dọc bờ biển có 1 cửa lạch lớn là cửa Sót, tạo ra vùng nước lợ và bãi ngập mặnkhoảng 700 ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn thích hợp, có thể nuôi tôm, cua, trồng raucâu ; cửa Sót có địa thế khuất gió, là điều kiện tốt để xây dựng thành cảng thươngmại cho loại tàu 500 tấn vào ăn hàng Đồng thời, cửa lạch cũng là địa điểm thích hợp

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm the o3 nhóm ngành chính - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm the o3 nhóm ngành chính (Trang 21)
Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo 3 nhóm ngành chính - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo 3 nhóm ngành chính (Trang 21)
Bảng 3: Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3 Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 46)
Bảng 3: Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3 Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 46)
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Lộc Hà qua 3 năm 2007 - 2009 - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của huyện Lộc Hà qua 3 năm 2007 - 2009 (Trang 49)
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Lộc Hà qua 3 năm 2007 - 2009 - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của huyện Lộc Hà qua 3 năm 2007 - 2009 (Trang 49)
Bảng 5: Tình hình chung của mẫu điều tra (Tính bình quân cho 1 hộ) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 5 Tình hình chung của mẫu điều tra (Tính bình quân cho 1 hộ) (Trang 55)
Bảng 5: Tình hình chung của mẫu điều tra (Tính bình quân cho 1 hộ) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 5 Tình hình chung của mẫu điều tra (Tính bình quân cho 1 hộ) (Trang 55)
Bảng 6: Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 6 Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề (Trang 58)
Bảng 6:  Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 6 Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề (Trang 58)
Bảng 7: Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 7 Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà (Trang 60)
Bảng 7: Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 7 Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà (Trang 60)
Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 8 Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) (Trang 63)
Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 8 Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) (Trang 63)
Bảng 9: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 9 Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) (Trang 65)
Bảng 9: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 9 Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động) (Trang 65)
Bảng 10: Ảnh hưởng của trình độ văn hoá và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động ( Tính bình quân cho 1 lao động) - Khóa luận thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 10 Ảnh hưởng của trình độ văn hoá và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động ( Tính bình quân cho 1 lao động) (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w