Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn ở Việt Nam

MỤC LỤC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Nhóm nhân tố tự nhiên

Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm. Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá, chúng ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản nêu trên và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc.

Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với các cơ thể sống do đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật cao, có kinh nghiệm vì thế đào tạo đội ngũ lao động có trình độ là hết sức cần thiết trong việc tạo ra các giống cây con có phẩm chất tốt cho năng suất cao. Chính sách nông nghiệp nông thôn (theo định nghĩa trong Bài giảng Phân tích chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn): “Là tổng thể các biện pháp kinh tế, phi kinh tế mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định trong một thời hạn nhất định”.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1. Dân số và lao động nông thôn Việt Nam

Thực trạng việc làm của lao động nông thôn

Với dân số và nguồn nhân lực ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của Việt Nam tính bình quân đầu người (năm 2008 là 1.095 m2/người) vốn đã vào loại thấp nhất thế giới lại càng ít hơn, khó khăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn. Năm 2009, sức ép về lao động và việc làm càng lớn, người lao động mất hoặc thiếu việc làm phần lớn ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề kém, nhiều lao động xuất khẩu do tác động của khủng hoảng kinh tế nên thiếu việc làm, giảm thu nhập khoảng 1/3.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Trong thời kỳ kế hoạch 10 năm 2001 - 2010, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam là đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, xem phát triển kinh tế là cơ sở, là phương tiện và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị, xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững. CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.

KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC TỈNH TRONG NƯỚC

Kinh nghiệm của các tỉnh trong nước 1. Kinh nghiệm của Hưng Yên

Nghệ An cũng đã hỗ trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách tỉnh với mức 2,5 - 3 tỷ đồng/năm; thành lập và đầu tư nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Mỗi một quốc gia, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, những tiềm năng giải quyết việc làm khác nhau, song trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần tham khảo và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các quốc gia, dân tộc, địa phương nhất là các quốc gia, các tỉnh lân cận gần gũi với chúng ta về lịch sử truyền thống văn hoá để giải quyết những vấn đề lao động và việc làm ở địa bàn huyện.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích đánh giá tình hình chung qua các năm và tình hình sử dụng lao động và việc làm của huyện trong những năm qua. Cùng một chỉ tiêu nhưng trong thời gian khác nhau thì kết quả đạt được khác nhau vì vậy cần phải so sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện đó.

    ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý, địa hình

    Thời tiết khí hậu

      Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và các vùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu, Mai Phụ, Thạch Bằng… Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp và phi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng. Dọc bờ biển có 1 cửa lạch lớn là cửa Sót, tạo ra vùng nước lợ và bãi ngập mặn khoảng 700 ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn thích hợp, có thể nuôi tôm, cua, trồng rau câu..; cửa Sót có địa thế khuất gió, là điều kiện tốt để xây dựng thành cảng thương mại cho loại tàu 500 tấn vào ăn hàng.

      ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ XÃ HỘI

      Chất lượng giỏo dục đại trà và mũi nhọn được nõng lờn rừ rệt: Hoàn thành chương trỡnh Trung học 99,8%; Tốt nghiệp Trung học cơ sở 97,9%, tốt nghiệp Trung học phổ thông 73%; thi vào Trung học phổ thông xếp thứ 9, học sinh giỏi tỉnh Trung học cơ sở xếp thứ 3 toàn tỉnh, có 3 học sinh đạt Huy chương đồng Quốc gia. Tổ chức kịp thời, thường xuyên các hoạt động văn hoá, thể thao, tuyên truyền phục vụ các ngày lễ lớn của quê hương đất nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tham gia đầy đủ các giải đấu thể thao và văn nghệ cấp tỉnh đạt kết quả tốt.

      ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

        Là huyện ven biển, nằm liền kề với khu vực khai thác mỏ và thành phố Hà Tĩnh, có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước theo Chương trình 134, nhất là sau khi có đường 1B đi qua là điều kiện thuận lợi cho phép huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành thương mại - du lịch - dịch vụ và công nghiệp chế biến trong tương lai. Trong thời gian tới huyện Lộc Hà cần chú trọng đầu tư khai thác tốt hơn nữa những lợi thế, tiềm năng của địa phương nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân huyện nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện.

        Bảng 3: Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009
        Bảng 3: Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2007 – 2009

        Đánh giá chung

        Vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập, lao động rẻ nhưng chưa được đào tạo phần lớn không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu ngoại ngữ (tiếng Anh). - Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, tuy đã thoát khỏi đói nghèo nhưng nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là các xã vùng bãi ngang và một số đối tượng chính sách; tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao, gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế.

        TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU ĐIỀU TRA

        Qua quá trình điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng đại đa số trong số hộ điều tra có nhân khẩu chưa đến tuổi lao động và một số nhân khẩu đã đến tuổi lao động nhưng do đi học xa ở các thành phố, địa phương khác nên không được tính vào lao động nông thôn. Do vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền cần khuyến khích và thu hút nguồn lao động này về làm việc tại quê hương góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình và phát triển quê hương.

        THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG 1. Quy mô của lực lượng lao động

        Cơ cấu lao động nông thôn

        Thực tế cho thấy ở các vùng nông thôn rằng, nông nghiệp vẫn là ngành nghề chủ đạo trong cơ cấu kinh tế vì thế trong nông nghiệp những công việc như chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hơn với lao động nữ còn nam giới thường chỉ tham gia làm việc trong những ngày vụ đòi hỏi cường độ lao động cao, những ngày còn lại họ thường tham gia các công việc khác có thu nhập cao hơn để có điều kiện chăm lo cho gia đình. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 8,12% trong khi đó tỷ lệ những người sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo trở về tham gia làm việc tại địa phương còn thấp, còn lại một phần họ tham gia vào các cơ quan nhà nước của địa phương như trường học.

        Bảng 6:  Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề
        Bảng 6: Cơ cấu lao động huyện Lộc Hà theo ngành nghề

        THỰC TRẠNG VIỆC LÀM

        Vấn đề việc làm với việc phân bố quỹ thời gian

        Vì thế, trong giai đoạn phỏt triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chỳng ta càng phải nhận thức rừ vai trũ quyết định của nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó thời gian làm việc thường xuyên ổn định vì thế đời sống của những lao động thuộc những nhóm hộ này đảm bảo hơn và khả năng đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cuộc sống của những lao động này sẽ cao hơn, gánh nặng việc làm đối với Nhà nước và các cấp chính quyền ở địa phương sẽ giảm nhẹ.

        Bảng 7: Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà
        Bảng 7: Tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Lộc Hà

        Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động

        Tuy nhiên trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy rằng tại đại bàn huyện thì một số do con cái trong gia đình đi học hoặc lập nghiệp xa cộng thêm điều kiện sống khó khăn nên gánh nặng cuộc sống lại đè lên vai họ nên ngày công bình quân huy động được của họ cũng khá lớn là 227,398 ngày công/năm. Qua những phân tích thực tế trên ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thời gian làm việc của một lao động nông thôn để từ đó đưa ra những biện pháp để tăng thời gian làm việc bình quân của một lao động sao cho đạt hiệu quả sản xuất cao và hợp lý.

        Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động)
        Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động (Tính bình quân cho 1 lao động)

        PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 1. Phương hướng

        Mục tiêu

        Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo và mở việc làm mới đảm bảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả.

        Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lộc Hà

        - Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển mô hình chăn nuôi bò Zêbu và lợn hướng nạc, gắn với xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại; làm tốt công tác xây dựng, quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung gắn với kiểm soát chặt chẽ thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, không để tái phát dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong quá trình chuyển đổi sang nghề nuôi trồng thủy hải sản phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước cấp huyện trong việc hỗ trợ vốn thành lập hợp tác xã nuôi trồng để quản lý, bảo vệ, chăm sóc dịch bệnh, nuôi trồng con giống gì cho phù hợp từng mùa để lao động khi được chuyển đổi có thể nuôi trồng quanh năm và mùa nào cũng có thu nhập, không để tình trạng nuôi trồng như hiện nay chỉ nuôi một mùa, cá nhân, nhỏ lẻ, không ai quản lý chỉ đạo.

        KIẾN NGHỊ

        - Ưu tiên các dự án đầu tư trực tiếp vào người nghèo, các vùng nông thôn tụt hậu để đạt được sự phát triển cân đối giữa các vùng trong nước, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. - Đẩy mạnh các chương trình về việc làm, các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, quy hoạch xây dựng và nâng cấp các trường dạy nghề, đào tạo nghề thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề.