Trong lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013 (Trang 81 - 86)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Trong lĩnh vực văn hóa

Trung Quốc có một nền văn minh lâu đời. Văn hóa Trung Hoa cổ đại có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi tới khu vực Đông Á, trong đó có Hàn Quốc. Giao lưu văn hóa giữa hai nước láng giềng này đã bắt đầu từ trước công nguyên. Các tư tưởng triết học Nho giáo và các tôn giao như đạo Phật, đạo Giáo lần lượt được truyền vào Hàn Quốc từ Trung Quốc và góp phần làm nên đặc trưng văn hóa Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, Hán tự chỉ mất đi là vai trò ngôn ngữ chính thức cùng với sự suy vong của các triều đại phong kiến vào thế kỷ XIX, cho dù Hàn Quốc đã sáng tạo ra văn tự riêng từ trước đó vài thế kỷ. Các quan hệ trong xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫn chịu sự chi phối sâu sắc của văn hóa Nho giáo. Hợp tác song phương diễn ra trong một môi trường tương đồng về văn hóa, sự tương cận về địa lí là một thuận lợi to lớn cho nhu cầu và mong muốn xây dựng và phát triển quan hệ hai nước.

Từ khi Hàn Quốc thành lập nước cho đến khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai bên rất hạn chế. Trong giai đoạn này, phía Hàn Quốc chủ yếu tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc thông qua Hồng Kông và Đài Loan. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc đã tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Giao lưu văn hóa dân gian và giao lưu văn hóa nhà nước đã diễn ra dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú. Hàn Quốc đã ký kết với Trung Quốc Hiệp định hợp tác văn hóa, đã cùng với Trung Quốc tổ chức nhiều hội nghị Ủy ban chung về văn hóa, góp phần làm cho hoạt động giao lưu văn hóa bước vào quỹ đạo phát triển. Hàng năm hai bên còn đón nhận của nhau hàng

triệu lượt du khách. Việc mở cửa thị trường du lịch cho nhau không chỉ mang lại các lợi ích kinh tế, mà còn là một yếu tố giúp nhân dân hai nước hiểu biết, học hỏi và tiếp thu các giá trị văn hóa ưu tú của nhau.

Từ sau khi Trung Quốc và Hàn Quốc bình thường quan hệ, nhiều đoàn của các cơ quan làm công tác báo chí, xuất bản của cả hai nước đã qua thăm, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Các chuyến thăm này nhằm mục đích trao đổi tình hình và khả năng hợp tác, đặc biệt là kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Mặt khác, qua các chuyến thăm, các nhà báo của hai nước có điều kiện tìm hiểu thực tế, viết bài giới thiệu giúp cho nhân dân hai nước có điều kiện hiểu thêm về đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhau.

Nội dung hợp tác văn hóa giữa hai nước cũng được nêu rõ trong Tuyên bố chung Trung Quốc - Hàn Quốc vào năm 1998: “Hai bên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng các chương trình trao đổi và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ngoài quan hệ giữa hai chính phủ với mục đích phát triển mối quan hệ đối tác hướng tới tương lai. Để tăng cường và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác văn hóa trong nhiều lĩnh vực, hai bên quyết định triệu tập họp “Ủy ban văn hóa hóa hỗn hợp Trung - Hàn” một cách thường xuyên phù hợp với “Hiệp định về văn hóa và hợp tác” giữa hai nước. Hai bên đồng ý tổ chức và ủng hộ tích cực các hoạt động kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập nước Cộng hòa Hàn Quốc năm 1998 và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1999. Hai bên nhận thấy rằng hai nước cần tiếp tục khuyến khích hợp tác trao đổi song phương và cùng nỗ lực đẩy mạnh ngành du lịch. Hai bên thỏa thuận cùng vun đắp cho quan hệ kết nghĩa giữa lãnh đạo các địa phương ở các cấp khác nhau nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa” [67; tr. 5].

Về lĩnh vực xuất bản, từ nhiều năm qua, các nhà xuất bản lớn, các Giáo sư đầu ngành của hai nước đã xây dựng, duy trì mối quan hệ hợp tác có hiệu

quả trong công tác xuất bản, biên tập, phát hành sách và những vấn đề hai nước cùng quan tâm. Năm 2005, các Giáo sư, Nhà sử học Trung Quốc và Hàn Quốc đã hợp tác cùng xuất bản cuốn sách “Lịch sử mở ra tương lai” dành cho học sinh cấp II. Năm 2011, các Nhà sử học Trung Quốc và Hàn Quốc cùng tham gia viết và xuất bản cuốn sách giáo khoa về lịch sử Đông Á dành cho người lớn, cuốn sách lịch sử dành cho học sinh cấp III của hai nước.

Trung Quốc và Hàn Quốc là những nước có nền điện ảnh phát triển mạnh. Trong gần một thế kỷ phát triển, điện ảnh Trung Quốc đã đóng góp cho thế giới hơn 20.000 bộ phim trong đó có hơn 400 bộ đã đạt các giải thưởng. Đến năm 2000, Trung Quốc có 30 xưởng phim, hàng năm sản xuất khoảng 150 bộ phim truyện, trong đó có khoảng 20 bộ được người xem hâm mộ. Chính số lượng và chất lượng phim Trung Quốc đã giải thích vì sao trong thời gian gần đây phim Trung Quốc được chiếu nhiều như vậy ở Hàn Quốc thông qua đài truyền hình Hàn Quốc và đài truyền hình các tỉnh của Hàn Quốc. Cũng giống như nước láng giềng, ngành công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc cũng rất phát triển, nhiều bộ phim cổ trang, phim tâm lý xã hội có chất lượng ra đời mang đậm nét văn hóa Hàn Quốc. Thời gian gần đây, Đài truyền hình trung ương và đài truyền hình các tỉnh Trung Quốc đã phát sóng nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Từ sự du nhập của hàng loạt các bộ phim truyền hình, làn sóng văn hóa Hàn Quốc như thời trang, ẩm thực... đã xâm lấn vào nét sinh hoạt văn hóa hàng ngày của người dân, mà trước hết là giới trẻ tại Trung Quốc. Làn sóng tìm hiểu văn hóa Hàn, học tiếng Hàn ở Trung Quốc do đó cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Thời gian gần đây, các tờ báo nổi tiếng Hàn Quốc như Triều Tiên nhật báo, Đông Á nhật báo... đều có bản điện tử bằng tiếng Trung. Nhiều kênh truyền hình chuyên phát các chuyên mục về Trung Quốc lần lượt xuất hiện, như HAOTV, CHINATV, Trung Hoa TV.... [126; tr. 65].

Trong lĩnh vực thể dục thể thao, các hoạt động trao đổi, giao lưu giữa chính phủ và nhân dân hai nước diễn ra thường xuyên và hiệu quả. Để chuẩn bị cho Olympic năm 2008 diễn ra tại Bắc Kinh, phía Hàn Quốc đã hỗ trợ các thiết bị máy móc, cử các đoàn kỹ sư, cố vấn, chuyên gia sang để giúp Trung Quốc xây dựng các nhà thi đấu, sân vận động hiện đại phục vụ cho Olympic vì phía Hàn Quốc đã có kinh nghiêm trong công tác chuẩn bị cũng như xây dựng cơ sở vật chất dành cho hoạt động thể thao lớn của thế giới World Cup từng diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2002. Ngoài ra, các đoàn thể thao, các vận động viên ở các bộ môn khác nhau của hai nước cũng đã tiến hành sang tập huấn, thi đấu giao lưu hữu nghị với nhau nhằm tăng cường trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

Hoạt động du lịch giữa hai nước cũng trở nên sôi nổi. Năm 1996, khoảng 530 nghìn du khách Hàn Quốc tới Trung Quốc và khoảng 100 nghìn người Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc. Trong số các du khách Hàn Quốc, số người ở lại dài ngày tăng liên tục, đạt 20 nghìn người năm 1996 so với 1.800 người năm 1993. Từ khi quan hệ ngoại giao được nối lại, khoảng 317 nghìn người Trung Quốc đã tới Hàn Quốc, trong đó 90% là Hàn kiều từ các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc như Đại Liên, Liêu Ninh… nơi có chừng 2 triệu Hàn kiều sinh sống. Khoảng 10% Hàn kiều trở lại thăm cố quốc, không chỉ đem lại cho Trung Quốc khoản lợi nhuận đáng kể mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ lâu đời về văn hóa giữa hai nước. Năm 2004, 2 triệu du khách Hàn Quốc đã đến Trung Quốc [66].

Năm 2007, hơn 1 triệu lượt du khách Trung Quốc đã tới thăm Hàn Quốc, và gần 5 triệu lượt công dân Hàn Quốc tới tham quan, du lịch tại Trung Quốc nâng số chuyến bay qua lại giữa hai nước đã lên tới 830 chuyến/tuần. Cùng với quá trình giao lưu nhân dân bùng nổ giữa hai nước, người dân hai bên cũng thay đổi và điều chỉnh nhận thức về nhau. Trong năm 2008, bất

chấp tác động của khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng đến ngành du lịch, số du khách hai nước sang nhau vẫn vượt mức 5 triệu lượt người. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc gồm âm nhạc, phim ảnh và các sản phẩm game vẫn là trào lưu tại Trung Quốc.

Nằm trong hoạt động của các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Trung Quốc năm 2001, Bộ văn hóa và du lịch Hàn Quốc (MCT) tổ chức hàng loạt các buổi giới thiệu trên đường phố về đầu tư ở Trung Quốc vào tháng 11 nhằm chứng tỏ được rằng sự yêu thích ngày càng tăng trong lớp trẻ ở Trung Quốc đối với các bài hát, bộ phim Hàn Quốc, trong đó có phim truyền hình, trên thực tế sẽ dẫn tới việc bán chạy hơn hàng hóa của Hàn Quốc như dày dép, quần áo và đồ mỹ phẩm. Thêm vào đó MCT sẽ thiết lập các trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở Trung Quốc nhằm hỗ trợ cho việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa văn hóa và hàng hóa tiêu dùng Hàn Quốc, đồng thời thúc ép việc mở rộng các chương trình du lịch dành cho người Trung Quốc và xây dựng nhiều khu Hoa kiều ở Hàn Quốc.

Sau hơn 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, giao lưu văn hóa Trung Quốc - Hàn Quốc diễn ra rất sôi nổi. Tại Trung Quốc, mối quan tâm đến phim ảnh, âm nhạc, trang phục, đồ điện dân dụng, món ăn Hàn Quốc đã tạo nên “làn sóng Hàn Quốc” dần dần hòa trong đời sống của nhân dân, nhất là đối với lớp trẻ. Ở Hàn Quốc cũng nổi lên cơn sốt học chữ Hán, tìm hiểu lịch sử, kinh tế, văn hóa Trung Quốc.

Năm 2012 diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đây được chọn làm năm giao lưu Hàn Quốc - Trung Quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và Cơ quan Quản lý Du lịch Quốc gia Trung Quốc đồng tổ chức. Nhiều hoạt động mở màn cho năm giao lưu được sự quan tâm của chính phủ, nhân dân và báo giới hai nước. Một chương trình biểu diễn âm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc mang tên “Miso”,

cùng sự xuất hiện của nữ diễn viên Trung Quốc Zhang Jingchu, người được chọn là đại sứ thiện chí cho du lịch văn hóa của Hàn Quốc năm 2011 đã được tổ chức.

Triển lãm, hội chợ cũng là lĩnh vực rất quan trọng trong giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ, đông đảo nhân dân, các nhà nghiên cứu, tiếp thị, các doanh nghiệp của hai nước có điều kiện tiếp xúc với thị trường, giới thiệu các sản phẩm của mình và tìm hiểu các đối tác. Các hoạt động này góp phần tăng cường giao lưu văn hóa trong giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc.

Xét trên bình diện tổng thể, giao lưu văn hóa đã mang lại nhiều tác động, dẹp bỏ những quan ngại không căn cứ và sự ngờ vực lẫn nhau, loại bỏ những yếu tố gây tổn hại quan hệ song phương và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w