Tình hình và chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 1992 đến 2013

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013 (Trang 30 - 35)

B. NỘI DUNG

1.3.1. Tình hình và chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 1992 đến 2013

Hàn Quốc từ 1992 đến 2013

1.3.1. Tình hình và chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 1992 đến 2013 đến 2013

1.3.1.1. Tình hình Trung Quốc

Sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu vượt bậc. Thành tựu ấn tượng nhất của Trung Quốc phải kể đến là lĩnh vực kinh tế.

Sau hơn 20 năm đầu của cải cách từ 1979, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc là 9,3%. Từ năm 2001 đến năm 2005, con số này đạt 9,5%, cao hơn tốc độ tăng trung bình năm của thế giới (3,8%), cao hơn tốc độ tăng của các nước phát triển (2,1%), và cao hơn tốc độ tăng của các nước đang phát triển (5,8%). Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đóng góp của GDP Trung Quốc vào tăng trưởng của thế giới trong những năm 2000 - 2004 là 1,43% - đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trung Quốc đã trở thành một trong những đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, trong khi đa phần của thế giới bị chìm sâu trong khủng hoảng, trì trệ với

nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng 9,5%, thuộc loại cao nhất thế giới. Nhờ tăng trưởng cao, Trung Quốc đã lập kỷ lục về rượt đuổi các nước đi trước, tăng thứ hạng thế giới xếp theo quy mô kinh tế [54; tr. 13]. Năm 2011, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,3% và năm 2012 tiếp tục duy trì ở mức cao.

Năm 2001, GDP của Trung Quốc chỉ đứng thứ 9 thế giới (GDP đạt gần 10.000 tỷ NDT). Tuy nhiên, đến năm 2005, tổng GDP của Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 4 thế giới sau khi vượt qua Anh và Pháp. Năm 2007, tổng GDP của Trung Quốc đã vượt Đức, vươn lên thứ 3 thế giới. Năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc tiếp tục vượt qua mức của Nhật Bản, vươn lên thứ hai thế giới. Năm 2011, GDP của Trung Quốc đạt 47.156 tỷ NDT (tương đương 7,48 nghìn tỷ USD), gấp 4,72 lần mức của năm 2001. Từ vị trí thứ 9 thế giới vào đầu thập kỷ, Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Tổng giá trị công nghiệp của Trung Quốc tăng từ 4.260 tỷ NDT năm 2001 lên 16.003 tỷ NDT năm 2010. Dự trữ ngoại hối tăng 12 lần trong 10 năm, từ 212,2 tỷ USD lên 2.847,3 tỷ USD. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc [54; tr. 14].

Từ những thành quả mà nền kinh tế mang lại, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thời gian từ 1989 đến 2001, thu nhập bình quân đầu người nông thôn tăng 4,3%, còn thu nhập bình quân khả dụng đầu người thành thị tăng 7,1%. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 13.266 NDT, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 [57; tr. 43].

Sự thành công của 30 năm cải cách mở cửa đã dẫn đến những biến đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc. Trung Quốc không còn là quốc gia “hạng hai” và có thể nói “không” với Mỹ cũng như với các cường quốc khác trong nhiều vấn đề quan trọng, an ninh của Trung Quốc vì vậy cũng ít bị đe dọa hơn. Hiện Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn, là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực.

Những yếu tố trên đã khiến cho Trung Quốc đã thực sự trở thành một cường quốc của tương lai và Trung Quốc cũng bắt đầu có những động thái chứng tỏ vị thế của mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Mỹ tuy đã suy yếu nhưng vẫn tiếp tục chính sách đề phòng cảnh giác đối với Trung Quốc, còn các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga cũng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Các điểm nóng xung quanh Trung Quốc như vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, tình hình biển Đông, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan còn chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các nước phát triển vốn chiếm ưu thế về sức mạnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật, với các nước xung quanh và các nước đang phát triển. Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, chủ nghĩa ly khai, gia tăng dân số...đó là những mối đe dọa tới sự phát triển và tăng trưởng ổn định của Trung Quốc.

1.3.1.2. Chính sách đối ngoại

Trong quá trình cải cách mở cửa thời gian qua, Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến to lớn. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình. Từ sau khi chuyển sang cơ chế mở cửa, lãnh đạo Trung Quốc đã có sự thay đổi trong nhận định về tình hình thế giới, trên cơ sở đó, có sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao.

Trong những năm 1960-1970 (thời kỳ cách mạng văn hóa), lãnh đạo Trung Quốc cho rằng chiến tranh thế giới là không thể tránh khỏi và sắp sửa bùng nổ, chủ trương Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh - chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân. Sau khi chuyển sang cải cách, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cần có và có thể có một môi trường quốc tế hòa bình để tập trung nỗ lực phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước. Đặng Tiểu

Bình nhận định “lực lượng hòa bình thế giới lớn mạnh hơn trước, có khả năng trong một thời gian tương đối dài chưa nổ ra chiến tranh thế giới”. Sau Chiến tranh lạnh, lãnh đạo Trung Quốc một mặt khẳng định xu thế hòa bình và phát triển trên thế giới, mặt khác chủ trương chống “chủ nghĩa bá quyền” và “chính trị cường quyền” chủ trương tiến tới một thế giới “đa cực” trong quan hệ quốc tế. Toàn bộ chính sách ngoại giao Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay là nhằm phục vụ cho hai nhiệm vụ chiến lược: hiện đại hóa đất nước và thống nhất tổ quốc, đưa Trung Quốc thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa, thống nhất và phát triển vào khoảng giữa thế kỷ XXI.

Trung Quốc đặc biệt coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với các nước xung quanh, nhằm tạo ra một bối cảnh hòa bình và ổn định trong khu vực. Từ cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền, không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Trung Quốc cũng rất coi trọng việc tăng cường quan hệ với các nước lớn, các nước phát triển, đặc biệt với ba trung tâm kinh tế thế giới Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Như vậy, mục tiêu chủ yếu mà Trung Quốc theo đuổi trong những năm 90 của thế kỷ XX là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hay ít nhất là ở xung quanh Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, hòa bình và ổn định ở các nước láng giềng là cực kỳ quan trọng. Bởi vì, mỗi diễn biến theo hướng bất lợi trong môi trường an ninh ở các nước xung quanh đều tác động trực tiếp tới an ninh và phát triển của Trung Quốc.

Để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, Trung Quốc tiếp tục thực hiện phương châm do Đặng Tiểu Bình đề ra là “tỉnh táo quan sát, trụ chân vững vàng, bình tĩnh ứng phó, giữ kín cái hay, biết che cái dở, quyết không đi đầu”. Phương châm ngoại giao này vừa giúp Trung Quốc chủ động ứng phó với những vấn đề khu vực và quốc tế có ảnh hưởng tới Trung Quốc, vừa làm yên lòng Mỹ, các nước phương Tây vốn đang lo ngại về khả năng Trung

Quốc thay thế Liên Xô trở thành người lãnh đạo phong trào xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc trên thế giới.

Bước vào thế kỷ XXI, kế thừa chủ trương và chính sách đối ngoại của đất nước những năm trước đó, Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng cho mình một chiến lược ngoại giao toàn diện với mục tiêu: tạo dựng một môi trường quốc tế hòa bình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để đi đến thực hiện thắng lợi công cuộc bốn hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia. Từng bước nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và quốc tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là vươn lên thành cường quốc toàn diện trên thế giới.

Cùng với việc nhận thức rõ xu thế phát triển của thời đại, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao đa phương và thu được nhiều kết quả nổi bật, góp phần tích cực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc. Kinh nghiệm 60 năm xây dựng và phát triển đất nước cho thấy, chỉ trong điều kiện môi trường quốc tế ổn định, nền kinh tế Trung Quốc mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc phát triển không thể tách rời hòa bình, ổn định của thế giới, thông qua việc duy trì hòa bình để phát triển đất nước, mặt khác dựa vào sự phát triển của mình để thúc đẩy nền hòa bình thế giới. Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: “Trung Quốc hiện đang trong cuộc điều chỉnh lớn, cải cách lớn. Hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề thời đại, tìm kiếm hòa bình, mưu cầu phát triển, thúc đẩy hợp tác đã trở thành trào lưu thời đại không thể nào ngăn cản” [40; tr. 225].

Một đặc trưng nổi bật trong chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ của Trung Quốc là đặt vấn đề duy trì an ninh, toàn vẹn chủ quyền quốc gia lên hàng đầu. Do đó, các hoạt động ngoại giao đa phương của Trung Quốc tiến hành với mục đích trước tiên là bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn

lãnh thổ, thúc đẩy sự nghiệp thống nhất đất nước. Thông qua diễn đàn đa phương, Trung Quốc đã tiến hành kiên quyết đấu tranh với các hoạt động ly khai như: “Đài Loan độc lập”, “Tây Tạng độc lập”...giải quyết vấn đề biên giới lịch sử còn tồn tại với các nước láng giềng phía Bắc. Thông qua thúc đẩy Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SOC), Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với các nước Trung Á trên nhiều lĩnh vực như: an ninh, kinh tế, văn hóa...Sự đồng thuận giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, phản đối sự can thiệp từ bên ngoài là nền tảng và nhân tố thúc đẩy hợp tác đa phương giữa Trung Quốc và các nước này.

Như vậy, trong thời đại mà hòa bình và phát triển là xu thế chủ đạo, việc duy trì hòa bình, thúc đẩy phát triển là lợi ích quốc gia căn bản của Trung Quốc, đồng thời liên quan đến lợi ích chung của toàn nhân loại. Trung Quốc phải lấy việc kết hợp lợi ích quốc gia của mình với lợi ích chung của toàn nhân loại làm xuất phát điểm cho chiến lược đối ngoại như quan điểm tại Đại hội XVII Đảng cộng sản Trung Quốc (2007): “Thế giới ngày nay đang biến đổi rộng lớn và sâu sắc. Trung Quốc ngày nay cũng đang thay đổi rộng lớn và sâu sắc. Cơ hội chưa từng có, thách thức cũng chưa từng có, cơ hội lớn hơn thách thức.... Quan hệ giữa Trung Quốc ngày nay với thế giới đã có sự thay đổi mang tính lịch sử. Vận mệnh tương lai của Trung Quốc ngày càng gắn chặt với vận mệnh tương lai của thế giới... Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới, sự phồn vinh ổn định của thế giới cũng không thể tách rời Trung Quốc” [40; tr. 260].

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và hàn quốc từ 1992 đến 2013 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w