LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tiếng hát về tình yêu đôi lứa trong dân ca H'mông Hà Giang", đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn.. Do đó, nghiê
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ HỒNG CƯỜNG
TIẾNG HÁT VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG DÂN CA H'MÔNG HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGÔ THỊ THANH QUÝ
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tiếng hát về tình yêu đôi lứa trong
dân ca H'mông Hà Giang", đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép
bảo vệ luận văn
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, các cô
khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã giúp
đỡ tận tình về tất cả các mặt cho tôi trong quá trình học tập Tôi xin chân
thành cảm ơn các bộ phận quản lý, lãnh đạo trường Đại học Sư phạm, đặc biệt
là khoa sau đại học, đã chỉ dẫn, quản lý chặt chẽ về thủ tục, thời gian và
những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành Luận văn Thạc sĩ
Với lòng biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: TS
Ngô Thị Thanh Quý - Người cô đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian tôi học tập tại trường
Bên cạnh đó tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ông Hùng Đình Quý,
Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu
nghiên cứu
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu
xong chăn chắn trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính
mong được sự chỉ dẫn của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Hà Giang, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Vũ Hồng Cường
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÓ TRONG LUẬN VĂN
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐH – THCN : Đại học – Trung học chuyên nghiệp
GS-TSKH : Giáo sư -Tiến sĩ khoa học
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Mở đầu. 1
Nội dung 12
Chương 1 Cơ sở lý luận và vấn đề khảo sát thực tế 12
1.1 Nguồn gốc lịch sử của người H’mông Hà Giang 12
1.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa của người Mông Hà Giang 14
1.3 Tổng quan về dân ca H 'mông và dân ca H’mông Hà Giang 27
Chương 2 Những nội dung chính trong tiếng hát về tình yêu lứa đôi ở dân ca H’Mông Hà Giang. 33
2.1 Tiếng hát tình yêu đôi lứa 33
2.2 Tiếng hát tình yêu đôi lứa - Những nỗi niềm tâm sự qua câu hát 36
2.2.1 Bài hát về nỗi nhớ 36
2.2.2 Bài hát thở than, trách móc 43
2.2.3 Bài hát ao ước, thề thốt 49
2.3 Khúc hát li biệt 59
Chương 3 Nghệ thuật thể hiện tiếng hát tình yêu đôi lứa trong dân ca H’Mông Hà Giang. 65
3.1 Tính trữ tình 65
3.2 Thể thơ 75
3.3 Một số thủ pháp nghệ thuật 78
3.4 Môi trường lưu truyền và nghệ thuật diễn xướng 93
Kết luận 106
Tài liệu tham khảo
Danh mục công trình của tác giả
Phụ lục
Trang 6MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.1.1 Về mặt khoa học
Tại Hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30-10-1958, Bác Hồ của chúng ta đã
nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng
tạo Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là những người sáng tác nữa Các cán bộ văn hoá cần phải giúp những sáng tác của quần chúng Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý ”
Kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao và dân ca chính là những
hòn ngọc quý đó Trong các chính sách về văn hóa của Đảng và nhà nước ta
hiện nay luôn quan tâm và khuyến khích phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc Một trong những chính sách đó của Đảng là nhân lên vốn tinh hoa văn hóa của các dân tộc thiểu số
Trong năm mươi tư dân tộc anh em Việt Nam, từng dân tộc ở các địa phương đều có một vốn văn hoá cổ truyền riêng biệt, tạo thành bản sắc văn hoá riêng của mình
Đồng bào dân tộc H’mông ở Hà Giang thường được mọi người biết đến qua phiên chợ tình Khau Vai với những nét văn hoá độc đáo, nhưng ít ai có thể biết được những người dân tộc H’mông nơi đây lại có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng phong phú và đa dạng.Đặc biệt là những bài dân ca về tình yêu đôi lứa , đó là kho báu mang vẻ đẹp độc đáo về tâm hồn những người H’mông Nghiên cứu những bà i dân ca ấy , chính là tìm hiểu và khám phá về những vẻ đẹp mang giá trị nhân văn sâu sắc trong tâm hồn con người Dân ca
H’mông xứng đáng là một mảnh đất văn học chất chứa nhiều tiềm năng cần được chú ý khai thác hơn nữa , đấy chính là hành động thể hiện đạo lý uống
Trang 7nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Hưởng
ứng lời kêu gọi của tổ chức UNESCO trong chương trình “Thập kỉ trở về
nguồn” Đặc biệt đó cũng chính là một hoạt động cần được triển khai tích cực
để hưởng ứng Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động.
1.1.2 Về mặt thực tiễn
Là một giáo viên có nhiều năm sống và công tác tại nơi địa đầu tổ quốc –
Hà Giang , riêng đối với cá nhân tôi, tìm đến với đề tài này là một hành động tri ân đối với mảnh đất và con người nơi đây đã và đang cưu mang đùm bọc những người cán bộ lên đây công tác với những tình cảm yêu thương gắn bó Những đức tính tốt đẹp của người dân Hà Giang được hun đúc từ trong truyền thống, bén rễ từ những bài dân ca được lưu giữ từ ngàn đời
Cũng như các dân tộc anh em khác, người H'mông ở Hà Giang đặc biệt yêu quý và trân trọng vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình, trong đó có dân ca
Trong lịch sử truyền thống của người H'mông Hà Giang cách đây khoảng năm sáu mươi năm, dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, và trong sinh hoạt hàng ngày của người H'mông Hà Giang Dân
ca đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội trong một cộng đồng, một dân tộc, góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn của mỗi con người và cả thế giới con người
Nhưng hiện tại thì dân ca của người H'mông Hà Giang đang ra sao? Thực tế công tác và giảng dạy tại đây , được tiếp xúc với các học sinh là người dân tộc H’mông , các em sinh ra và lớn lên trong một thời kì mới , chúng tôi cảm nhận rằng sự hiểu biết về vốn văn hóa truyền thống của các em còn rất hạn chế
Trang 8Trong một lần gặp gỡ, ông Hùng Đình Quý - nguyên Giám đốc Sở văn
hóa du lịch Hà Giang, ông đã tâm sự: Đa số bọn trẻ người Mông bây giờ
chẳng đứa nào chịu học hát bài dân ca của chúng nó Đây cũng là vấn đề
chung mà tất cả mọi người phải nhìn nhận lại Do đó, nghiên cứu về Tiếng hát tình yêu đôi lứa trong dân ca của người H’mông ở Hà Giang là một việc làm cần thiết trong rất nhiều những việc làm để giữ gìn , bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển toàn diện, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kêu gọi tinh thần đại đoàn kết dân tộc Trong đó, Đảng ta luôn quan tâm tới vấn đề văn hoá truyền thống, coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp trong đời sống, và bồi dưỡng cái đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam hôm nay, đồng thời xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp trong đời sống văn hoá tinh thần nhân dân là một yêu cầu ngày càng cấp thiết, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp Cách mạng hiện nay cũng như lâu dài Đó cũng là công việc thầm lặng của những nhà giáo và đặc biệt là những thầy cô giáo dạy văn
Hiện nay, chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, phần văn học dân gian được đưa vào giảng dạy ở lớp 6,7,8 và lớp 10 Trong đó một số tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc ít người đã được sử dụng
như: Sử thi Đăm Săn của dân tộc Êđê, Đẻ đất đẻ nước của người Mường, truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái Điều đó thể hiện sự đa
dạng, phong phú của vốn văn học dân gian dân tộc, nhưng nhu cầu muốn được tìm hiểu nền văn học dân gian của chính dân tộc mình, địa phương mình
là một nhu cầu chính đáng và cần được đáp ứng Tất nhiên không thể đưa hết vào trong chương trình phổ thông những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu
Trang 9của cả năm mươi tư dân tộc anh em và của từng địa phương khác nhau Hiện tại, trong cấu trúc sách giáo khoa môn Ngữ văn phổ thông, các nhà biên soạn
sách đã dành một số tiết văn học địa phương theo hướng mở, để giáo viên và
học sinh tự tìm hiểu về vốn văn học dân gian của dân tộc mình, địa phương mình Vấn đề đó còn được tìm hiểu trong các tiết học ngoại khóa trong nhà trường, giúp các em hiểu biết về vốn văn hóa của cha ông, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Tuy nhiên, trong các tiết học tự chọn, giáo viên và học sinh lại cảm thấy khó khăn và lúng túng khi thiếu tư liệu tham khảo để dạy và học những kiến thức văn học ở ngay chính địa phương mình
Đó chính là lý do thực tiễn thôi thúc tôi làm đề tài này, hi vọng sẽ đóng góp một phần tư liệu cho giáo viên và học sinh Hà Giang có thể tham khảo trong những tiết dạy về văn học địa phương
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân ca H’mông Hà Giang phong phú về đề tài, đặc sắc về nghệ thuật và sâu xa về ý tứ Tuy nhiên việc sưu tầm và nghiên cứu chưa thực sự được chú
ý Đã có một số công trình sưu tầm, nghiên cứu về dân ca H’mông nói chung
và dân ca của người H'mông Hà giang nói riêng
1.2.1 Sưu tầm
Dân ca H’mông cũng như dân ca H’mông Hà Giang là những sản phẩm
văn học dân gian đã có từ rất lâu đời trong lịch sử hình thành của tộc người H’mông Tuy nhiên, từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở về trước, dân ca H’mông cũng như dâ n ca H’mông Hà Giang vẫn là những tác phẩm dân gian được các nghệ nhân lưu giữ chủ yếu trong trí nhớ và qua hình thức truyền miệng Phải
cho đến những năm 60 của thế kỉ XX trở lại đây , những hòn ngọc quý đó mới
thu hút được sự chú ý của các nhà sưu tầm nghiên cứu văn hóa , văn học dân gian Đó là nhờ công lao của những người thực sự tâm huyết với vốn văn hóa
Trang 10của các dân tộc vùng cao Họ đã đóng góp vào lịch sử văn học dân gian dân tộc những công trình sưu tầm có giá trị về dân ca H’mông và dân ca H’mông
Hà Giang Các di sản quý hiếm đó đã lần lượt được giới thiệu trong các công trình sưu tầm sau :
- Dân ca Mèo (Doãn Thanh ), NXB Văn học – Hà Nội, 1967
- Dân ca H’mông (Doãn Thanh – Chế Lan Viên giới thiệu ), NXB Văn
học, Hà Nội, 1984
- Chỉ vì quá yêu (Hùng Đình Quý), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998
- Không thương nhau sẽ khổ (Hờ A Di ), NXB Văn hóa dân tộc , Hà
1.2.2 Nghiên cứu
Dân ca H’mông đã được tìm hiểu trong một số giáo trình của các tác giả:
Đỗ Bình Trị, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu với những đặc trưng riêng qua sự khái quát của các tác giả Đặc biệt là nhờ sự tâm huyết của những người yêu vốn văn hóa của cá c dân tộc vùng cao mà các giá trị tinh
Trang 11thần của người H’mông đã được tìm đến và giới thiệu trong các công trình nghiên cứu của một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học dân gian và trong các luận văn, đề tài nghiên cứu
Năm 1965, nhà văn Tô Hoài đã để tâm đến một mảng đề tài trong dân ca
H’mông qua bài viết Tiếng hát làm dâu , tiếng đau thương căm hờn , tiếng
thiết tha hy vọng ngàn đời của phụ nữ Mèo Trong bài viết , tác giả đã tập trung đến chủ đề tiếng hát làm dâu của dân ca H’mông Ở đó đã phân tích, cắt nghĩa về số phận bất hạnh của những người phụ nữ H’mông trong xã hội cũ
Năm 1966, tác giả Doãn Thanh trong Mấy ý kiến về dân ca Mèo đã giới thiệu tập Dân ca Mèo do chính tác giả sưu tầm Trong đó , tác giả đã đưa ra
những nhận xét quan trọng về phương diện nội dung , nghệ thuật của dân ca
H’mông Đi vào nội dung , tác giả khẳng định tất cả những khía cạnh tình cảm
đều được miêu tả qua các bài hát , và qua dân ca có thể nhận thức được khá đầy đủ về nhiều mặt đời sống xã hội , đời sống tình cảm của người Mèo , càng thấy họ là những người giàu tình cảm và rất coi trọng tín nghĩa Đồng thời ,
tác giả đã có những nhận định khái quát về phương diện kết cấu , phương pháp miêu tả, hình tượng nghệ thuật , ngôn ngữ … của dân ca H’mông Những nhận xét đó tuy chỉ mang tính chung nhất , với những khám phá ban đầu nhưng lại
là những định hướng hết sức cần thiết cho công việc tìm hiểu về dân ca
H’mông sau này
Năm 1979, trong bài viết Tâm hồn và tiếng hát Mèo (trong xã hội cũ ),
Chế Lan Viên đã tìm thấy tâm hồn người H’mông qua chính tiếng hát của họ Qua đó , tác giả đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc của những bài dân ca H’mông
trong đời sống văn hóa tinh thần đồng bào : Hơn mọi sự phân tích , chính cái
việc uống ngay vài dòng suối diệu kì diệu của những tiếng hát lại là m ta hiểu ngay, hiểu hát được cái tâm hồn đã hòa tan trong tiếng hát kia… [13; 37]
Tác giả cũng khẳng định cái hay của tâm hồn H’mông không phải chỉ ở chỗ
Trang 12tâm hồn ấy có tiếng hát say mê , quý trọng tiếng hát của mình , mà còn ở chỗ người H’mông có một quan niệm , một chủ trương rất rõ về tiếng hát Trong dân ca H’mông , tiếng hát tình yêu , tiếng hát cưới xin , tiếng hát mồ côi có thể hát bất cứ lúc nào , miễn là tìm được những tâm hồn biết ch ia sẻ nỗi lòng Còn tiếng hát cúng ma lại không được phổ biến , phụ nữ không được học , riêng bài
Khúa kê không được hát trong nhà Đây chính là những khám phá hết sức đặc
sắc, làm tiền đề cho việc tìm hiểu những giá trị của dân ca H’mông
Công trình mang tính chất chuyên luận đầu tiên nghiên cứu về dân ca
H'mông Hà Giang là luận văn thạc sỹ Ngữ văn của Hùng Thị Hà: Thơ ca dân
gian H’mông (Hà Nội 2003) Đây là công trình có ý nghĩa khái quát về thơ ca
H’mông nói chung, tuy nhiên trong luận văn, tác giả đã sử dụng một số bài dân ca H’mông Hà Giang làm tư liệu và có nhắc đến một vài khía cạnh trong nội dung tiếng hát về tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà Giang Nhưng
đó chỉ là công trình mang ý nghĩa tổng quan về thơ ca dân gian H’mông nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một phương diện cụ thể trong thơ ca H’mông nói chung và dân ca H’mông Hà Giang nói riêng
Gần đây nhất là đề tài nghiên cứu khoa học của Đỗ Ngọc Hoa (ĐHSP
Thái Nguyên) về vấn đề Diễn xướng dân ca Mông Hà Giang (2008) Đây là
một đề tài nghiên cứu của sinh viên mới chỉ dừng lại ở dưới góc độ hình thức biểu diễn của dân ca H’mông Hà Giang chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca H’mông Hà Giang
Như vậy, cho đến nay, dân ca H’mông Hà Giang vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách đầy đủ Mặc dù những người biết hát và thuộc nhiều dân ca H’mông ở Hà Giang rất ít ỏi và là những người có tuổi, do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu dân ca H’mông ở Hà Giang được xem như là một việc làm cần thiết nếu không muốn những sản phẩm văn hóa văn học dân gian đó mai một theo thời gian
Trang 131.3 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích về Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca
H’mông ở Hà Giang từ hướng tiếp cận văn học dân gian Từ đó để thấy được
cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của một loại hình văn học , văn hóa của người H’mông
Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca H’m ông ở Hà Giang đã
phản ánh một cách sâu sắc những vẻ đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người H’mông ở Hà Giang, qua đó đã xây dựng được những thể loại văn học dân gian, trong đó dân ca là một thể loại tiêu biểu, đại diện cho tính cách và tâm hồn của người H’mông Hà Giang Từ đó có thể khẳng định vai trò và tác
dụng của Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca H’m ông ở Hà Giang
trong truyền thống cũng như trong hiện tại
Mục đích nghiên cứu cũng cần k hẳng định rằng Tiếng hát về tình yêu lứa
đôi trong dân ca H’mông ở Hà Giang có vai trò vô cùng quan trọng trong
giáo dục, hình thành nhân cách con người, góp phần làm nên nét độc đáo của đạo đức, văn hoá của người H’mông Hà Giang nói riêng và người Việt Nam
nói chung Trong xã hội hiện đại vẫn cần sử dụng Tiếng hát về tình yêu l ứa
đôi trong dân ca H’mông ở Hà Giang như một công cụ văn hoá giáo dục
1.4.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Tư liệu về dân ca của người H’mông là tương đối phong phú, biểu hiện ở
nhiều công trình Nhưng với đề tài: Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong dân ca
Trang 14H’mông ở Hà Giang thì phạm vi khảo sát chính của chúng tôi là bộ phận dân
ca nói về tình yêu đôi lứa của người H’mông ở Hà Giang, đó là về một phương diện của dân ca người H’mông ở một địa phương nhất định, do đó phạm vi khảo sát tương đối bó hẹp và có rất ít công trình nghiên cứu liên
quan Ngoài căn cứ chính là " Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu
số Việt Nam" (tập 17,18,19);Viện nghiên cứu Văn hóa - Viện Khoa học xã
hội (2007), NXB Khoa học xã hội Cụ thể tư liệu được sử dụng khai thác chủ
yếu các lời ca trong văn bản Dân ca H’mông Hà Giang (tập 1,2,3) do nhà thơ
Hùng Đình Quý sưu tầm và dịch Bên cạnh đó đề tài có sử dụng một số công trình khác có liên quan Các tư liệu này khi trích dẫn đều được chú thích rõ nguồn gốc, xuất xứ
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này là:
1.5.1 Tìm hiểu những tiền đề lí luận chung có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của luận văn.Tìm hiểu vai trò, vị trí của dân ca về tình yêu đôi lứa của dân tộc H’mông Hà Giang
1.5.2 Nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là khảo sát những giá trị về nội
dung và nghệ thuật của những bài dân ca của người H’mông ở Hà Giang viết
về tình yêu đôi lứa, qua đó làm nổi bật những nét đặc sắc của những thể loại
đó trong văn học dân gian Hà Giang nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung
1.5.3 Từ tổng tập Dân ca Mông Hà Giang (tập 1,2,3) gồm 131 bài do
Hùng Đình Quý chủ biên, theo bảy chủ đề lớn viết về tình yêu đôi lứa (Bài
hát chào, hát mời ; Bài hát tỏ lòng ; Bài hát về nỗi nhớ ; Bài hát thở than, trách móc ; Bài hát ao ước, thề thốt ; Bài hát li biệt), chúng tôi đã tiến hành
khảo sát, phân loại để lựa chọn ra những bài, những câu dân ca nói về nét đẹp
Trang 15trong tình yêu đôi lứa của dân ca H’mông Hà Giang cả về hình thức nghệ thuật và nội dung
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Mỗi một phương pháp nghiên cứu đều có những ưu, nhược điểm riêng Bởi vậy, với mong muốn thu được kết quả cao nhất, ở đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong đó xác định một số phương pháp
là cơ bản:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu phân tích , tổng hợp, so sánh
Phương pháp điền dã Từ phương pháp này , xuất phát từ thực tế mà chúng tôi tìm hiểu được them về môi trường sinh hoạt , phong tục tập quán , nếp cảm nếp nghĩ của người dân tộc H’mông Hà Giang để có thể lý giải được những tín hiệu thẩm mỹ có trong những bài dân ca
1.7 Đóng góp của luận văn
Làm rõ hơn vẻ đẹp về phương diện nội dung và nghệ thuật của tiếng hát tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà Giang
Khẳng định thêm những nhận thức về giá trị và vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của người dân tộc H’mông Hà Giang thông qua những câu hát dân ca Muốn góp th êm tiếng nói trong việc g ìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của dân tộc để khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc trong nét đẹp của dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa
Đây cũng là một ngh iên cứu có thể l àm tư liệu thiết thực cho giáo viên
để giảng dạy cho học sinh trong những tiết văn học địa phương ở Hà Giang
1.8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo,Phụ lục, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Trang 16Chương 1: Cơ sở lý luận và vấn đề khảo sát thực tế dân ca H’mông
Hà Giang
Chương 2: Nội dung cơ bản của tiếng hát tình yêu đôi lƣ́a trong dân
ca H’mông Hà Giang
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tiếng hát tình yêu đôi lƣ́a trong dân
ca H’mông Hà Giang
Trang 17
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VẤN ĐỀ KHẢO SÁT THỰC TẾ DÂN CA H’MÔNG HÀ GIANG
1.1 Nguồn gốc lịch sử của người H’mông Hà Giang
Người H’mông ở nước ta nói chung và ở Hà Giang nói riêng tự gọi mình
là Mông Tộc danh đó cũng cũng dùng thống nhất cho người H’mông ở các
nước khác như Trung Quốc , Thái Lan , Lào … Từ xa xưa người Hán đã gọi
người H’mông là người Mèo – từ Mèo là âm Hán chỉ người H’m ông – một bộ
lạc biết trồng lúa rất sớm ở vùng hồ Bàng Hải và hồ Động Đình (Trung Quốc) Theo truyền thuyết của những người già , xưa kia , dân tộc H’mô ng cũng có một quốc gia riêng với biểu tượng : Hình đôi sừng trâu và cờ mầu đỏ Dấu ấn ấy vẫn còn đế n ngày nay (một số gia đình người H’mông Hà Giang vẫn treo miếng vải đỏ trước cửa nhà và hình bộ sừng trâu để làm chốt trên của cánh cửa chính mỗi nhà )
Vào khoảng thế kỷ thứ IX – XVI, các thế lực phong kiến Trung Quốc b ắt đầu mở rộng sự bành trướng về phương Nam Người H’mông cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của những cuộc bành trướng đó
Từ Tây Nam Trung Quốc , người H’mông di cư sang Việt Nam với ba thời kỳ đông nhất : Thời kỳ đầu tiên c ách đây khoảng trên 300 năm, họ từ Quý Châu sang Đồng Văn (Hà Giang) Thời kỳ này tương ứng với phong trào đấu tranh của người H’mông ở Quý Châu với nhà Minh Thanh Thời kỳ thứ hai cách đây trên 200 năm, lần di cư này phù hợp vớ i phong trào khởi nghĩa của người H’mông ở Quý Châu khi đã bị thất bại (1776-1892) Thời kỳ di cư thứ
ba cách đây khoảng từ 120 năm đến 160 năm Đây là cuộc di cư đông nhất
Trang 18của người H’mông sang Việt Nam Hàng vạn người H’mông đ ã từ Trung Quốc di cư sang Hà Giang , Lào Cai, Yên Bái và khu tự trị Tây Bắc Nguồn gốc của họ phần nhiều cũng ở Quý Châu , một số ở Vân Nam , Quảng Tây (Trung Quốc ) Thời kỳ này tương ứng với cuộc khởi nghĩa của người H’mông hưởng ứng phong trào Thái bình thiên quốc đấu tranh chống triều đại Mãn Thanh, cuộc đấu tranh này kéo dài từ 1840 đến 1868 [64; 54]
Đến với Việt Nam , đến với vùng đất mới , nơi không có chiến tranh sắc tộc, người H’mông đã tìm thấy nguồn sống hứa hẹn nhiều ấm no Với tinh thần cần cù lao động và sáng tạo , người H’mông đã biến nơi rừng núi hoang
vu thành quê hương than yêu của mình , lưu niệm lại mảnh đất đầu tiên người H’mông đặt chân đến với địa danh là Mèo Vạc (Hà Giang), đến nay vẫn còn lưu lại bài ca:
"Cá bơi ở dưới nước Chim bay ở trên trời, Chúng ta sống ở vùng cao
Và con chim có tổ
Người Mèo ta cũng có quê, Quê ta là Mèo Vạc" [44 ; 292]
Như vậy , Hà Gia ng chính là một trong những mảnh đất sinh sống đầu tiên của người H’mông Việt Nam
Dưới chế độ cũ, người H’mông ở Việt Nam nói chung và ở Hà Giang nói riêng cũng bị áp bức bóc lột , nhất là từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược Là dân tộc yêu tha thiết cuộc sống , gắn bó máu thịt với từng tấc đất quê hương, đồng bào H’mông đã nhiều lần nổi dậy hưởng ứng những cuộc đấu tranh chung từ năm 1918 đến 1922 suốt dọc biên giới từ Lào Cai đến HàGiang Sau đó lan dần đến các tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La , Lai Châu Sau năm 1945, dưới ánh sáng cách mạng và theo lời kêu gọi của Đảng , của Bác
Trang 19Hồ, người H’ mông Hà Giang đã hòa vào không khí chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng với nhân dân cả nước
Ngày nay , dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ , đời sống đồng bào H’mông đã có nhiều thay đổi Những truyền thống tốt đẹp được phát huy , những tập tục xấu b ị bài trừ Người H’mông Hà Giang đang tiến bước trên con đường đổi mới của đất nước , cùng các dân tộc anh em đoàn kết xây dựng quê hương, bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương của tổ quốc
1.2 Điều kiện tự nhiên - xã hội - văn hóa của người Mông Hà Giang
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Hà Giang - với tên gọi chính thức từ ngày 1/10/1991 (khi được tách ra từ tỉnh Hà Tuyên cũ ), với diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, dân số khoảng 724.353 người (theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2009) Là một tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai Từ thị xã Hà Giang đến thủ đô Hà Nội dài khoảng 255 km theo đường chim bay
Hà giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Giang về cơ bản vẫn mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc song lại có những đặc điểm riêng, mát mẻ và lạnh hơn các tỉnh Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh Tây Bắc
Hà Giang là nơi cư trú của trên 20 dân tộc anh em đoà n kết sinh sống bên nhau như H’mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Giáy, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao, Phù lá, Pà Thẻn, Kinh… (trong đó dân tộc H’mông có số dân đông nhất ) Hà Giang có 9 huyện và 1 thị xã, đó là Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Băc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thị xã Hà Giang
Hà Giang có độ cao trung bình từ 800 đến 1200m so với mực nước biển Nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2491m Điều đặc biệt là Hà Giang
Trang 20không rộng lắm nhưng mật độ tập trung các ngọn núi cao khá dày đặc Điều này xác nhận rằng Hà Giang là tỉnh núi cao hùng vĩ và hiểm trở
Thổ nhưỡng của người dân tộc H’mông Hà Giang chủ yếu sống tập trung ở những khu vực núi cao, địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn,
họ có xu hướng đồng tộc mạnh và luôn có sức hút sống tập trung ở một số khu vực nhất định
Đặc điểm nổi bật trong thế ứng xử văn hoá với môi trường tự nhiên của người H’mông là luôn vượt khó khăn, linh hoạt và tạo ra khả năng thích ứng văn hoá cao với môi trường tự nhiên khắc nghiệt
Người H’mông cư trú ở bất cứ một trường nào đều tạo ra khả năng thích nghi một cách linh hoạt Người H’mông ở các huyện phía Bắc Hà Giang như Quản Bạ , Yên Minh, Đồng Văn , Mèo Vạc cư trú ở vùng núi đá đã canh tác trên loại hình nương thổ canh hốc đá Các mảnh nương này nằm cheo leo trên
các sườn núi đá vôi nhỏ hẹp, tiếng H’mông gọi là "Tế kho dế" Để bảo vệ đất
khỏi xói mòn, đồng bào xếp đá be bờ Tùy theo địa hình, xếp đá be bờ theo từng kiểu khác nhau Ở những hốc đá đất ít, người H’mông nhặt các hòn đá xếp vào khe giữa các mô đá ngăn thành gờ nhỏ giữ đất cho từng hốc, từng mảnh đất nhỏ Ở các vạt đất rộng, người H’mông dùng đá be thành các bờ dải giữ đất, chống xói mòn Ở loại nương này, người H’mông dùng cuốc làm đất Ở khu vực còn rừng già, người H’mông phát rừng làm nương rẫy tiếng
H’mông gọi là "Tế giống" Loại nương dốc này dễ bị xói mòn nên người
H’mông chỉ canh tác được vài ba vụ phải di chuyển luân canh Tuy nhiên loại nương rẫy còn rất ít
Trên các sườn đồi nương thoai thoải, ít dốc người H’mông khai khẩn
thành các nương bậc thang, tiếng H’mông gọi là "Tế kế đây" Nương bậc
thang bề ngang hẹp nhưng tương đối bằng phẳng xung quanh nương đồng bào đắp bờ nhỏ để giữ ẩm, giữ nước mưa Phía trên đường xẻ rãnh có hệ thống
Trang 21thoát nước khi mưa to nhằm chống xói mòn Ở nương bậc thang, đồng bào dùng cày trong khâu làm đất Nương bậc thang là gạch nối giữa ruộng và nương Tuy nhiên nương bậc thang chưa phải là ruộng vì thiếu nước và đất có
độ thẩm thấu lớn
Đặc biệt tại các huyện miền Tây Hà Giang như Hoàng Su Phì , Xín Mần, người H’mông còn sáng tạo ra loại hình canh tác trên ruộng bậc thang độc đáo Quy trình khai khẩn ruộng bậc thang là một điển hình ở thế ứng xử linh hoạt với môi trường Trước khi tiến hành khai khẩn ruộng bậc thang, người H’mông phải chọn vùng đất có sườn núi có độ dốc dưới 400 có nguồn nước tự nhiên hoặc nước mạch đùn tương đối bằng phẳng và có mùn dày Người H’mông thường khai khẩn ngay sau khi ăn tết Công việc làm ruộng bậc thang rất nặng nhọc nên phải huy động cả dòng họ hoặc trai tráng cả làng tham gia Đầu tiên người H’mông dùng dao phát sạch cây cỏ Sau đó tuỳ từng loại hình địa hình nếu mảnh đất chọn có độ dốc cao sẽ đào, san ruộng từ phía trên núi xuống chân núi Nếu có độ dốc thấp, ít mùn sẽ đào, san ruộng từ phía dưới lên Công cụ đoàn san ruộng thường dùng cuốc bướm, nơi nhiều đá, rễ cây phải dùng cuốc chim Khi san ruộng, cả tập thể lao động phải chú ý tạo điểm chuẩn để san bề mặt ruộng, khi đào và san ruộng bậc thang cố gắng triệt tiêu
độ chênh lệch trên mặt bằng của thửa ruộng Đồng thời phải chú trọng làm bờ giữ nước ngay từ khi san ruộng Bờ nhỏ nhưng phải lèn chặt, chống thẩm thấu Khi có ruộng, người H’mông còn xây dựng hệ thống mương dẫn nước khá công phu Mương phải đào sâu từ 40cm đến 50cm, rộng từ 80cm đến 100cm Mạch mương chảy theo đường lượn của đường đồi chảy vào thửa ruộng đầu tiên Khi gặp địa hình gẫy cắt người H’mông khoét thân gỗ to làm máng (đường kính từ 40 cm - 50 cm) Nơi có địa hình hiểm trở phải làm cả một dàn máng dẫn nước Người H’mông còn đào các rãnh dẫn nước từ ruộng trên xuống ruộng dưới theo nguyên tắc so le nhằm tránh vỡ bờ, trôi mầu Có
Trang 22ruộng, người H’mông còn có kỹ thuật cày, bừa làm đất thích hợp với các thửa ruộng bậc thang hẹp bề ngang
Nhìn chung người H’mông khai phá và canh tác trên nương rẫy theo mỗi loại địa hình khác nhau có kiểu canh tác khác nhau Trên nương bằng ruộng
và nương bậc thang người H’mông dùng cày Trên nương thổ canh hốc đá người H’mông dùng cuốc Trên nương dốc núi đất, người H’mông dùng gậy chọc lỗ, hoặc cuốc bướm; bộ nông cụ làm đất của người H’mông khá độc đáo, thích hợp với từng loại địa hình , thể hiện rằng họ luôn sáng tạo trong lao động
và sẵn sàng thích ứng với mọi điều kiện sống
Hiện nay, theo chính sách của Đảng và nhà nước, người H’mông Hà
Giang đã từ bỏ lối sống du canh du cư, nhiều gia đình người Mông đã "hạ
sơn" và sống tập trung theo các bản làng, dòng họ Theo hướng đi lên của xã hội,
đời sống của người H’mông Hà Giang đang có nhiều thay đổi trong sinh hoạt, nhận thức và vẫn giữ được nhiều nét đặc sắc trong bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội của người H’mông ở Hà Giang
Hà giang là địa bàn cư trú của 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc H’mông chiếm đa số với khoảng 195.000 người, chiếm 30,6% dân số của tỉnh (theo số lượng thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2009), và chiếm 1/3 dân số người
Mông trên đất nước ta Con số đó chứng tỏ " Hà Giang là cái nôi lớn của
người Mông" (chữ dùng của Hùng Đình Quý)
Người H’mông ở Hà Giang gồm hai nhóm chính: H’mông Trắng và H’mông Hoa Người H’mông Trắng sống tập trung ở các huyện phía Bắc như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ Người H’mông Hoa lại sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Tây như: Hoàng Su Phì, Xín Mần và rải rác ở một số địa phương khác Đặc điểm để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa người H’mông Hoa và H’mông Trắng chỉ là ở trang phục của người phụ nữ
Trang 23Người H’mông ở Hà Giang sống rải rác trên những sườn đồi, sườn núi hiểm trở Điều kiện sống như vậy nên việc canh tác nương rẫy là chủ yếu Cây lương thực chính của họ là cây ngô và cây lúa, trong đó chủ yếu là những sản phẩm làm từ cây ngô Sản phẩm chăn nuôi là dê, bò, ngựa, lợn, ong , tuy nhiên các sản phẩm này mới chỉ dừng ở mức độ tự cung, tự cấp, do đó đời sống của người H’mông nơi đây còn rất nghèo nàn, khó khăn
Tuy có đời sống vật chất thấp nhưng người H’mông ở Hà Giang lại có một cuộc s ống tinh thần tương đối phong phú và đa dạng , tạo nên truyền thống văn hóa với những nét đặc sắc Truyền thống ấy không chỉ thấy ở những tập quán canh tác , chăn nuôi , ăn ở… mà còn ở trong toàn bộ tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán , trong các mối quan hệ dòng họ , gia đình, xã hội…
Với tính cách mộc mạc , chân chất, người H’mông Hà Giang rất coi trọng tín nghĩa và tình cả m cộng đồng Tuy sống rải rác , nhưng họ vẫn có ý thức hình thàn h những khu vực cư trú theo bản làng và gắn bó , bảo vệ nhau khi hoạn nạn
Tất cả những sinh hoạt vật chất và tinh thần của người H’mông Hà
Giang đều xoay quanh mối quan hệ gia đình , dòng họ , làng bản Các mối quan hệ ấy c ó vai trò khác nhau trong đời sống xã hội , nhưng quan trọng nhất
và chi phối mạnh mẽ là mối quan hệ dòng họ Dòng họ chỉ mối quan hệ về dòng máu , đóng vai trò liên kết các cá nhân với cộng đồng vừa cụ thể vừa chặt chẽ Các thành viên trong dòng họ luôn giúp đỡ nhau rất tích cực và
mang tính tự giác cao Trong dòng họ có các quy định rất chặt chẽ về các nghi lễ thờ cúng và tang ma Việc kết hôn của những người cùng họ thường không xảy ra Quan hệ dòng họ của người H’mông Hà Giang có một nét đặc biệt là trong cùng một chi cứ người nào lớn hơn (thấy mặt trời trước ) thì được gọi là anh (hoặc chị)
Trang 24Như vậy , quan hệ họ hàng đóng vai trò quan trọng trong đ ời sống sinh hoạt lễ nghi và tinh thần của người H’mông Hà Giang , nhưng quan hệ này cũng thể hiện những mặt tiêu cực đó là tính cục bộ dòng họ , sự chia rẽ mất đoàn kết giữa các dòng họ
Cũng như các dân tộc khác , đồng bào H’mông Hà Giang rất coi trọng và
đề cao mối quan hệ gia đình Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển nền văn hóa truyền thống Bởi vậy , muốn tìm hiểu nền văn hóa của người H’mông phải bắt đầu từ việc tìm hiểu chính các mối quan hệ trong gia đình
Đồng bào H’mông gọi gia đình là Chúa dỉ, với các kiểu gia đình : hai thế
hệ (vợ chồng, con cái), ba thế hệ (bố mẹ chồng, vợ chồng, con cái), bốn thế hệ (ông bà , bố mẹ, con cái, cháu chắt ) Trong gia đình người H’mông , nam giới luôn được coi trọng Họ được đảm nhiệm các công việc quan trọng như thờ cúng tổ tiên, thay mặt gia đình trong các công việc của dòng họ , làng xóm Trong các nghi lễ cưới xin củ a người H’mông Hà Giang Sau khi hai bên gia đình đã chấp thuận , ông mối giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục hẹn ngày đón dâu Đám cưới được tổ chức long trọng vào ngày lành tháng tốt (thường vào mùa xuân ) Nhà trai khi đến đón dâu phải đem đầy đủ tiền và đồ sính lễ, đoàn đón dâu đi lẻ về chẵn Đám cưới phải bắt buộc có phù rể , người này sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi rước dâu đi Theo phong tục, người nhà gái không được đưa dâu đến nhà trai Trên đường đưa dâu dù hai nhà cách xa hay gần cũng phải dừng lại để ăn trưa và cúng thổ thần Đoàn đón dâu về đến nơi phải đứng ngoài chờ chủ nhân đem con gà trống đến làm lễ nhập môn mới đ ược vào nhà Sau khi hoàn tất một số thủ tục , nhà trai tổ chức ăn uống và hát cả đêm để để mừng cô dâu mới Sau đám cưới ba ngày ,
cô dâu cùng chú rể làm lễ lại mặt bố mẹ , anh em nhà gái rồi về nàh chồng để chung sống với nhau cho đến hết cuộc đời
Trang 25Một nét độc đáo trong hôn nhân của người H’mông ở Hà Giang là tục
kéo vợ Tục này diễn ra bởi nhiều lý do : đôi trai gái yêu nhau nhưng cha của
một hoặc cả hai bên không đồng ý , cũng có khi nhà người con trai dùng quyền thế để ép buộc người con gái phải về làm vợ mình … Tục lệ này khiến cho người con gái dù không đồng ý nhưng nếu đã bị kéo về nhà người ta hai
ba ngày thì buộc phải lấy người đó Người H’mông quan niệm con gái đã bị dùng gà trống đánh dấu nhập nhà có bỏ quay về bố mẹ đẻ cũng không nhận nữa Chính vì vậy khi các cuộc cưỡng hôn tan vỡ thì người con gái chỉ biết
tìm đến cái chết Đến nay tục kéo vợ đã có nhiều thay đổi , thường hôn nhân là kết quả của tình yêu tự do Tuy tục kéo vợ vẫn còn nhưng là sự thỏa thuận
trước của đôi lứa Giờ đây, hành động kéo vợ lại là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt , khát vọng hạnh phúc của trai gái H’mông
Cũng như các dân tộc khác , người H’mông ở Hà Giang quan niệm vạn
vật hữu linh (các vật đều có linh hồn ) Vết tích tô tem giáo (thờ vật tổ) chỉ còn
lại ở một vài dòng họ nhưng rất mờ nhạt Đầu thế k ỷ XX, thiên chúa g iáo đã lan đến vùng người H’mông, nhưng người H’mông vùng Hà Giang không bị ảnh hưởng gì Những năm gần đây, thiên chú giáo có phần rộ lên ở một vài thôn bản vùng người h’mông ở Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần
Tang lễ cuả người H’mông Hà Giang cũng có nhiều nét văn hóa độc đáo : khi gia đình có người qua đời sẽ báo cho cả làng xóm biết bằng ba phát súng chỉ thiên, gia chủ phát tang , sau đó là các phần n ghi lễ Trước tiên, thầy cúng được mời đến làm lễ chỉ đường để người chết tìm đến với tổ tiên gọi là khúa
kê Thực chất, khúa kê là một bài ca thần thoại ghi nhận về lịch sử , nguồn gốc
của người H’mông chứa chan yêu th ương dẫn dắt linh hồn người chết về với tổ tiên Người H’mông tổ chức hai đám tang cho người chết : đám ma tươi khi người vừa mất và đám ma khô khi có điều kiện Trong lễ ma tươi , gia đình
Trang 26H’mông có người mất dù nghèo khó đến mấy cũng phải mổ gà , lợn … vừa để cúng người chết vừa để làm thức ăn cho những người giúp việc Suốt thời gian làm ma tươi cho đến khi làm ma khô , mỗi bữa ăn bao giờ người nhà cũng xới một bát cơm , gắp thức ăn và gác m ột đôi đũa lên trên miệng bát mời người chết ăn Theo quan niệm của người H’mông Hà Giang thì đám ma tươi mới chỉ là cho thể xác , phải đến lễ ma khô để rửa sạch hết tội lỗi của người chết khi còn sống thì hồn mới siêu tho át và được đầu thai sang kiếp khác Một ngày lễ lớn của người H’mông ở Hà Giang cũng như các dân tộc
anh em khác là Tết Nguyên đán Đây là dịp để mọi người được nghỉ ngơi , ăn
uông và là dịp để mọi người giao lưu , gặp gỡ Trong những ngày tết , bà con người H’mông thường tổ chức nhiều hội vui xuân như chơi đánh yến , đánh quay, hát dân ca …
Sinh hoạt mang sắc thái miền núi nhất của người H’mông Hà Giang phải
kể đến văn hóa chợ Do điều kiện sốn g của đồng bào , cho nên chợ không chỉ
là nơi giao lưu buôn bán mà còn là nơi giao lưu tình cảm Già trẻ , gái trai
trong cả tuần đều mong đợi đến ngày chợ phiên để được đi trảy chợ
Một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người H’mông Hà Giang
mà mọi người vẫn thường biết đến là phiên chợ tình Khau Vai
Chợ tình Khau Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ
họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27.3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa, gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục
vụ cho những người về đây họp chợ Vì đây là địa điểm, là nơi để người ta tìm đến với nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình chắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý
do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của
Trang 27mình Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không gen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn
đời Nhưng sự cho phép đó, những phút giây “ngoài chồng, ngoài vợ” đó chỉ
có và được phép diễn ra trong ngày chợ đó, hết ngày 27.3 “Cửa lòng” phải
đóng lại, mọi hành vi tương tự đều bị coi là vi phạm luật tục và pháp luật, đều
có thể bị trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm (thực tế tại Chợ tình Khau Vai, các đôi bạn tình có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả ngày 27.3, chợ tình bắt đầu từ đêm 26 kết thúc vào chiều tối ngày27) Người đến chợ chủ yếu
là các cặp tình nhân các dân tộc: Tày, Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng, từ các xã của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) sang
Giờ đây, Chợ tình Khau Vai vẫn được tổ chức hàng năm Thực chất Chợ
tình chỉ tồn tại trong ký ức chứ không còn nguyên vẹn như ngày xưa (theo ý kiến của những người H’mông cao tuổi ở Hà Giang )
Ngoài lễ tết thông thường và các nghi lễ trong đời sống , người H’mông
Hà Giang đặc biệt thích Hội chơi đồi hay còn gọi là Hội chơi núi mùa xuân
(tiếng H’mông gọi là Hội Gầu Tào ) Đây là một hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng, bên cạnh phần lễ, phần hội còn bộc lộ rõ bản sắc văn hóa dân tộc qua các sinh hoạt cộng đồng , và hơn bao giờ hết , đây cũng là dịp thích hợp để cho những câu hát dân ca về tình yêu đôi lứa được cất lên , thể hiện nét đẹp tâm hồn của các nam thanh nữ tú H’mông
Gầu Tào là một lễ hội tiêu biểu nhất của người H’mông Hà Giang với
mục đích cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khỏe Hội được tổ chức
Trang 28trên một khu đất tương đối bằng phẳng , thuận tiện đi lại Hội do một gia đình đứng ra tổ chức rồi thông tin cho bà con khắp nơi về dự Hội gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội Ở phần lễ, trước đó gia chủ trồng sẵn một cây nêu (bằng cây trúc hoặc cây mai để cả lá trên ngọn) Vào lễ, gia chủ đặt dưới chân cây nêu một mâm cơm cúng khấn tạ ơn trời đất đã cho gia đình được toại nguyện Sau phần lễ là phần hội , đây là phần vui nhất với nhiều trò chơi bổ ích , lý thú Ngoài những trò chơi dân tộc như đánh yến , đấu võ, đua ngựa, bắn súng kíp, bắn nỏ còn có các trò chơi mang tính nghệ thuật như múa khèn , thổi sáo, thi hát đối đáp Cuộc thi là nơi để các chàng trai trổ tài mú khèn Ở đây người t hi phải thực sự tài năng , vừa thổi khèn vừa làm các động tác như lộn , quay tròn , đá chân , múa trồng chuối , nhẩy trên cọc , và đặc biệt là động tác vừa thổi khèn vừa chống đầu lên chiếc đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố đang sôi Nhưng lôi cuốn được nhiều người tham gia nhất vẫn là phần thi hát đối đáp , hát ống Đối tượng tham gia chủ yếu là nam nữ thanh niên , họ hát đến khi nào một người thua mới thôi Người thua sẽ phải có quà cho n gười thắng cuộc (có thể là một cây sáo , một chiếc đàn môi , chiếc khăn tay ) Hội thi hát cũng chính là nơi mà thanh niên nam nữ gặp gỡ, tâm sự và tìm người yêu
Là một lễ hội lớn , với đầy đủ những nét sinh hoạt văn hó a đặc sắc của người H’mông Hà Giang , hội Gầu Tào thực sự hấp dẫn Từ dụng ý ban đầu là lễ tạ ơn chúc tụng con đàn cháu đống mang màu sắc tôn giáo , Gầu Tào trở thành lễ hội trổ tài lễ hội trổ tài và giao duyên nam nữ thanh niên H’mông , và đây chính là nơi diễn xướng của các làn điệu dân ca H’mông Hà Giang Những đrâu Mông , gầu Mông cất lên câu hát bộc lộ tiếng lòng , vẻ đẹp văn hóa quê hương
1.2.3 Dân ca H’mông trong diện mạo văn hóa văn học dân tộc Hà Giang
Trang 29Trong Từ điển thuật ngữ văn học, đã định nghĩa về Dân ca là " Một loại
hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng." [3;135]
Dân ca Việt Nam rất phong phú, dân ca xuất hiện ở từng địa phương hay
ở từng nghề Dân ca mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút
Nhưng nhìn chung, vẫn là những bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính
chất phác mộc mạc, giản dị của họ (Trần Quang Hải - Tìm hiểu dân ca Việt
Nam) Đó là những câu hát Xoan Phú Thọ , dân ca Huế, dân ca Nghệ Tĩnh , và
đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh đã được công nhận là di sản vă n hóa phi vật thể thế giới…
Trong lịch sử với những cuộc thiên di của mình và với những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo , người H’mông ở Hà Giang cũng như các dân tộc anh
em khác đã sáng tác và lưu giữ một kho tàng văn học dân gian độc đáo Kho tàng đó bao gồm nhiều thể loại : truyện kể , truyện thơ , câu đố, tục ngữ , dân ca… phản ánh khả năng sáng tạo của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt
và nhận thức của họ về văn hóa xã hội , con người trong lịch sử dân tộc Qua đó hiểu được nhiều mặt khác nhau trong ý thức hệ , lịch sử và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây , những tác phẩm văn học dân gian của đồng bào H’mông Hà Giang đã được sưu tầm và giới thiệu nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Hà Giang thường được mọi người biết đến với những điểm du lịch và di tích độc đáo , như cột cờ Lũng Cú , dinh họ Vương , Núi Đôi Quản Bạ , bãi đá cổ Xín Mần … Nhưng có nh ững giá trị văn hóa truyền thống tồn tại ở vùng đất trập trùng nú i đá này mà ngay cả những người địa phương cũng ít quan tâm, đó là những sáng tác văn học dân gian của đồng bào dân tộc nơi đây , trong đó có những sáng tác của người H’ mông
Trang 30Trước hết phải nói rằng đồng bào dân tộc H’mông ở Hà Giang có cả một kho tàng truyện cổ dân gian Một số truyện đã được giới thiệu trong kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam như cá c truyện Khúa kê ; Giàng Dua, Giàng Dự ;
Hai chị em Một số truyện khác đã được sưu tầm nhưng chưa hiệu đính , hoặc
chưa được dịch sang tiếng Việt Đó là những câu truyện cổ mang những nét huyền thoại , đề cập đến những nội dung rộng lớn , từ việc giải thích các hiện tượng thiên nhiên như trời , sao, trăng, mây, mưa, núi, sông đến việc giải thích
lý giải nguồn gốc loài người , nguồn gốc các loài vật , cây trồng Những truyện này phản ánh nhận thứ c thế giới xung quanh của đồng bào các dân tộc một cách hồn nhiên , chất phác và đơn giản Cùng với chủ đề giải thích hiện tượng tự nhiên , một số truyện cổ dân gian H’mông Hà Giang còn đề cập đến cuộc đấu tranh ác liệt gi ữa con người với tự nhiên trong sản xuất , giữa cái thiện với cái ác, giữa những người bị áp bức với kẻ áp bức
Bên cạnh truyện cổ dân gian là cả một kho tàng tục ngữ , ca dao, dân ca,
hò vè và hát xướng của người H’mông Hà Giang Những thể loại này được biểu đạt bằng những vần thơ giàu hình tượng , âm thanh , uyển chuyển về làn điệu và mang ý nghĩa triết lý sâu sắc
Khi nói đến văn học dân gian H’mông Hà Giang không thể không nói
đến những câu truyện thơ nổi tiếng như: Cô Mỷ – Pằng Dao, Nàng Phạn –
Nồng Di, Nàng Dợ – Chà Tăng Đây là những câu chuyện đầy éo le và bất
hạnh, tràn đầy nước mắt nhưng cũng đầy màu sắc lãng mạn mang âm hưởng của núi rừng Ngọn n guồn sáng tác của những câu truyện thơ đó phải chăng được khơi dậy từ những câu hát dân ca nổi tiếng trong Tiếng hát mồ côi , Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát cưới xin ? Bởi vì ngôn ngữ
thể hiện , tính các h và diễn biến nội tâm nhân vật , cách ứng xử , phản ứng trước các tình huống cuộc sống giữa các nhân vật trong truyện thơ và nhân vật
Trang 31trữ tình trong dân ca có nhiều điểm tương đồng (trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chưa có dịp phân tích cụ thể )
Nền văn học dân gian của người H’mông ở Hà Giang phong phú về nội dung, đẹp về hình thức Dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày của người H’mông, kể cả hội hè, cưới xin, ma chay và tỏ tình Dân ca H’mông đậm đà tính trữ tình duyên dáng, thuần phác, hồn nhiên trong sáng Tình yêu trai gái hầu hết trong truyền thống người H’mông Hà Giang hầu hết bắt nguồn từ lời ca tiếng hát mà nảy sinh
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người H’mông Hà Giang, các làn điệu dân ca luôn gắn bó với các loại nhạc cụ đàn môi, khèn, sáo ngang Có thể nói dân ca H’mông là tấm gương phản chiếu diện mạo văn hóa của dân tộc H’mông Hà Giang Dân ca H’mông Hà Giang chứa đựng những nét đặc sắc riêng có nhất của văn hóa H’mông Hà Giang so với các thể loại văn học dân gian khác ở Hà Giang
Các sáng tác văn học dân gian của người H’mông Hà Giang tập trung
năng lực sáng tạo của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt Đặc biệt "điệu
hồn" của tộc người H'mông ở Hà Giang được gửi gắm trong những bài dân
ca Qua đó con những con người lam lũ, nghèo khổ về đời sống vật chất này được giãi bày, được thể hiện những tâm sự thầm kín của mình về cuộc đời, tình yêu và hạnh phúc
Mỗi một dân tộc lại có cách bộc lộ thế giới tâm hồn độc đáo của riêng
mình Dân tộc Tày có các câu hát lượn (lượn cọi , lượn Nàng Hai ) Người Nùng có khúc hát giao duyên đặc biệt qua câu hát Sli, như dòng suối giai điệu
mượt mà chảy mãi cùng lịch sử Người Thái có trò chơi và câu hát Hạn Khuống kéo dài ngày này qua ngày khác làm say mê lòng người Người Sán
Dìu có câu hát Soong Cô, cuộc hát có thể kéo dài từ năm đến bảy đêm mà câu hát không hề bị lặp lại Hát Xường là kiểu hát phổ biến của người Mường ,
Trang 32mỗi buổi hát là một sinh hoạt cộng đồng lý thú Còn đối với người H’mông ở
Hà Giang trong lễ hội mùa xuân không thể thiếu câu hát giao duyên , những
bản tình ca tươi sáng đi kèm với tiếng đàn môi , tiếng kèn lá quyến rũ làm say
mê lòng người
Nhìn vào bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của tộc người H’mông Hà
Giang, chúng ta thấy đựơc những mảng màu đậm, nhạt khác nhau, song tất cả
được phối hợp một cách hài hòa để làm nên một bức tranh diện mạo văn hóa
người H’mông đầy sức quyến rũ Chính diện mạo văn hóa ấy đã góp phần vào
việc giữ gìn "bản thể" của người H’mông Hà Giang trong quá trình phát triển
lịch sử xa xưa của tộc người mình
1.3 Tổng quan về dân ca H'mông và dân ca H'mông Hà Giang
1.3.1 Dân ca H'mông
Dân ca H'mông là những bài hát do nhân dân tự sáng tác và lưu truyền
trong dân gian Các bài ca này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng
Dân ca H'mông có nhiều loại Nhà sưu tầm văn học dân gian Doãn
Thanh trong công trình "Dân ca Mèo" đã phân loại dân ca H'mông thành 5
loại: Tiếng hát mồ côi (gầu "tú giua") ; tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng) ;
tiếng hát tình yêu (gầu Plềnh) ; tiếng hát cưới xin (gầu xống); tiếng hát cúng
ma (gầu tu ớ)
Một số nhà nghiên cứu văn học dân gian khoa Ngữ văn trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội đã phân loại dân ca thành 3 loại: Dân ca gắn với nghi lễ
phong tục ; dân ca gắn với các hoạt động lao động sản xuất ; dân ca trữ tình
sinh hoạt Cách phân chia này dựa trên môi trường diễn xướ ng của các làn
điệu dân ca
Còn trong cuốn Văn hóa H'mông của Trần Hữu Sơn thì dân ca H’mông
được chia thành 3 loại hình chính là: Dân ca giao duyên ; dân ca than thân ;
Trang 33dân ca nghi lễ phong tục tập quán Cách phân loại trên của tác giả căn cứ vào
thực tế các loại hình dân ca H’mông ở Lào Cai Theo tác giả thì dân ca giao
duyên là những bài hát về tình yêu nam nữ Dân ca giao duyên là bộ phận lớn
nhất, có nhiều bài hát có giá trị nhất trong dân ca H’mông Hát giao duyên gồm những bài hát tỏ tình , tương tư, thề thốt đến các bài ca than thân tình yêu đổ vỡ vì những éo le trắc trở … Dân ca giao duyên luôn đề cao tình yêu chân chính, coi trọng hạnh phúc gia đình , phản ánh những khát vọng đẹp về tình yêu Dân ca than thân là những bài hát phản ánh nỗi khổ của người mồ côi , người làm dâu Dân ca than thân là những tiếng khóc than trước cảnh đời khổ cực và ngang trái , là nỗi đau ai oán của người mồ côi , nỗi u uất cơ cực của người làm dâu Dân ca than thân cũng là những bài ca phản kháng , vượt lên hoàn cảnh khó khăn , thoát khỏi xã hội hà khắc Khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo thì bi kịch gia đình xảy ra đầu tiên Đó cũng là hoàn cảnh ra đời của những bài ca than thân , cũng như những câu truyện cổ tích về chàng mồ côi , người em út , người con dâu , đó là những nhân vật có số phận bất hạnh Trong những tiếng kêu than đó vẫn lấp lánh nh ững tia hy vọng , niềm lạc quan và hành động phản kháng quyết liệt chống những kẻ áp bức Đó là bản lĩnh của người H’mông , bản sắc trong dân ca H’mông Cuối cùng theo cách sắp xếp của tác giả thì còn loại dân ca H’mông thứ ba đó là dân ca gắn với nghi lễ – phong tục gia đình Đó là những bài hát ru được cất lên sau những lời cầu khấn tổ tiên , lực lượng siêu nhiên phù hộ đứa trẻ khỏe mạnh Lời bài hát ru là niềm mong ước của cả cộng đồng đối với đứa trẻ , là những giọt nước đầu tiên của dòng suối dân ca thấm dần vào tâm hồn con người từ lúc tuổi còn thơ Lễ cưới là sự kiện trọng đại của cả đời người Lễ cưới là ngày vui của cô dâu chú rể nhưng cũng l à ngày vui của mang tính chất ngày
hội của cả cộng đồng Vì vậy, dân ca đám cưới – Gầu Xống đóng vai trò rất
quan trọng trong lễ cưới người H’mông Các bài hát trong lễ cưới thường
Trang 34mang chủ đề chúc tụng cô dâu chú rể , chúc gia đình nhà trai cưới được cô dâu hiếu thảo Trong dân ca đám cưới người H’mông , người diễn xướng đã tách
ra khỏi các vai trò chính trong sinh hoạt hôn lễ và chỉ đóng vai trò trung gian qua nhân vật ông mối Ở đây sinh hoạt dân ca đã bắt đầu xuất hiện các yếu tố gián tiếp báo hiệu sự tách dần văn hóa tinh thần với sinh hoạt đời sống Suốt chặng đường đời dân ca luôn đi với người H’mông , và khi con người khuất núi trở về với tổ tiên , dân ca lại đóng vai trò quan trọng trong tang lễ Lễ tang của người H’mông có hai ý nghĩa chính là : biểu lộ tình cảm đau thương của người thân với người đã khuất và dẫn dắt hồn người chết về với tổ tiên Dân
ca H’mông trong lễ tan g (tang ca ) cũng có hai phần như vậy Phần thứ nhất mang tính chất buồn thương khóc than người chết hoặc các bài cúng theo nghi lễ người H’mông Phần thứ hai là bài ca chỉ đường (khúa kê ) Bài khúa kê thực sự là những mảnh vỡ vụn của hệ thống thần thoại H’mông Trong lễ cưới cũng như trong tang lễ , các nghi lễ đã được quy định rõ , bài nào hát trước , cách diễn xướng ra sao đều nhằm phục vụ nghi lễ Do đó các bài ca đều được chuẩn bị kỹ, có khuôn mẫu sẵn và các nhân vật tham gia phần nghi lễ của đám cưới đám tang đều có vai trò rõ ràng , được quy định rõ Khi nào ông mối vui cười, khi nào ông mối suy tư trầm mặc … đều được quy định Và nét mặt ,
giọng điệu của người làm dở mổ đọc bài ca chỉ đường khúa kê, làm chí xáy
đều được xác định cụ thể , được vạch sẵn từ trước
Qua các cách phân loại trên , theo quan điểm của người nghiên cứu thì thấy rằng cách phân chia của nhà sưu tầ m văn học dân gian Doãn Thanh về dân ca H’mông là thỏa đáng hơn cả Trong quá trình tìm hiểu về các văn bản dân ca H’mông thì chúng tôi nhận thấy cách phân chia dân ca H’mông thành
5 loại là thể hiện được đầy đủ và cụ thể nhấ t các nội dung của dân ca H’mông
Vì vậy trong quá trình tìm hiểu và phân tích các tác phẩm dân ca H’mông Hà Giang thì chúng tôi cũng dựa vào cách phân loại đó
Trang 351.3.2 Dân ca H'mông Hà Giang
Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của người H’mông Hà Giang rất
đa dạng, gồm nhiều thể loại, trong đó dân ca là là loại hình nổi bật mang nhiều nét tiêu biểu và độc đáo Đó là những lời hát mang nội dung trữ tình biểu lộ tình cảm của con người trong cuộc sống sinh hoạt
Dựa trên cách phân lo ại của Doãn Thanh thì dân ca H’mông Hà Giang
có thể xếp thành 5 nhóm chủ đề chính , đó là : Tiếng hát tình yêu ; Tiếng hát cưới xin; Tiếng hát làm dâu ; Tiếng hát mồ côi ; Tiếng hát cúng ma Cho dù ở bất cứ nhóm chủ đề nào thì dân ca H’mông Hà Giang cũng phản ánh rõ thế giới nhân sinh quan của họ đối với thiên nhiên , xã hội và con người trong truyền thống
Trong 5 nhóm chủ đề chính trên của dân ca H’mông Hà Giang , tiếng hát
tình yêu là chủ đề dân ca phong phú và đa dạng nhất Người H’mông ở đây
luôn quan niệm rằng tiếng hát tình yêu là tiếng hát từ trái tim mình , thể hiện được sâu sắc nhất thế giới nội tâm phong phú và tâm hồn khát khao yêu đương, khát khao hạnh phú c gia đình của người H’mông Hà Giang Trong
truyền thống , nam nữ thanh niên H 'mông Hà Giang hát "gầu plềnh" trong những dịp đi chơi chợ, trong ngày hội "Gầu Tào", hoặc khi đi làm nương lấy củi
Nội dung của những bài hát đó là những lời tỏ tình, tương tư, thề thốt đến các bài ca thán tình yêu đổ vỡ vì những éo le, trắc trở nhưng ca ngợi
lòng chung thủy là nội dung hàng đầu trong tiếng hát tình yêu đôi lứa trong
dân ca H’mông Hà Giang
Tiếng hát cưới xin của người H’mông Hà Giang chủ yếu phục vụ trong
các đám cưới nhưng cũng phản ánh nhiều mặt trong tập quán sinh hoạt của đông bào Đặc biệt là quan niệm về hôn nhân gia đình , quan hệ nam nữ…
Trang 36Tiếng hát làm dâu là tiếng hát tâm tình của những cô gái bị ép du yên, tảo
hôn, hay những cô gái bị gia đình nhà chồng ngược đãi Đó là những lời ca chứa chan nước mắt và tâm sự đau đớn trong hạnh phúc gia đình của những người con gái có số phận bất hạnh
Cũng mang âm hưởng chung của quá trình miêu tả những cảnh đời éo le
đau khổ, tiếng hát mồ côi là tiếng hát của những thân phận em út trong truyện
cổ tích Lời ca của tiếng hát này không chỉ nói nên nỗi thống khổ của những mảnh đời không cha mẹ , không người thân thích , là lời kêu gọi cộng đồng và
xã hội hãy quan tâm hơn nữa tới những trẻ em mồ côi , mà đó còn là lời than thở, giãi bày, cảm thông trước cảnh ngộ của những mảnh đời cô đơn Có thể
nói tiếng hát làm dâu và tiếng hát mồ côi trong dân ca H’mông Hà Giang là
những tiếng hát đầy lòng nhân ái và giàu tính nhân văn cao cả
Không chỉ là nghi thức thổ lộ tình cảm của người sống với người đã
chết, tiếng hát cúng ma của người H’mông Hà Giang còn thể hiện rất rõ quan niệm về nhân sinh quan trong cuộc sống của họ Đó là sự giải thích cho những câu hỏi rằng con người được sinh ra làm sao ? Kiếp người là cái gì ? Sau khi chết thì con người sẽ đi về đâu ?…
Nhìn chung , nội dung phản ánh trong dân ca H’mông Hà Giang đã thâu tóm được hầu như toàn bộ đời sống xã hội và nhân sinh quan của tộc người này Dường như dân ca chính là tiếng hát tâm tình , là nơi sâu thẳm trái tim họ gửi gắm những tiếng lòng chất chứa ưu tư về nhân tình thế thái
Điều làm nên nét khác biệt của các làn điệu dân ca H'mông ở Hà Giang với nhiều dân tộc anh em khác và dân ca H'mông ở những địa phương khác là
ở mặt nghệ thuật "rất đặc biệt" (Hùng Đình Quý) Đặc biệt ở nghệ thuật so
sánh, ví von giàu hình ảnh, ấn tượng và rất lãng mạn Trong đời sống tinh thần của cộng đồng người H’mông ở Hà Giang không thể thiếu được những câu hát làm đẹp lòng người như dân ca Người H’mông ưa ca hát , họ hát say
Trang 37sưa như để vợi bớt nỗi cực nhọc trong cuộc sống vật chất Dân ca chính là
mảnh đất chất chứa bao mơ ước giản dị , mộc mạc, chân thành và thể hiện tinh
thần lạc quan trong cuộc sống của những con người nơi địa đầ u tổ quốc Đó
chính là bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống c ủa đồng bào H’ mông
Hà Giang
Tiểu kết chương 1
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên – xã hội – văn hoá của người
H’mông ở Hà Giang đã tác động sâu sắc tới hình thức và nội dung của tiếng
hát tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà Giang Sự ảnh hưởng đó đã làm
nên những nét độc đáo của dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa
Qua việc tìm hiểu một cách tổng quan về dân ca H’mông và dân ca
H’mông Hà Giang, cho thấy dân ca H’mông Hà Giang vừa mang những nét
chung của dân ca H’mông lại vừa có những đặc sắc riêng của dân ca H’mông
Hà Giang
Trong bức tranh muôn màu của diện mạo văn hóa văn học dân gian của
các dân tộc tỉnh Hà Giang thì dân ca H’mông chính là mảnh đất chứa đựng
nhiều tiềm năng cho công việc khám phá , kiếm tìm và sáng tạo Đó là công
việc cần thiết trong một thời kì đất nước và con người có nhiều đổi thay cần
tìm đến những giá trị văn hóa truyền thống đ ể khơi gợi lòng tự hào dân tộc
trong quá khứa cũng như trong hiện tại
Môi trường diễn xướng của dân ca H’mông Hà Giang mang những hình
thức diễn xướng của dân ca nhưng lại có những độc đáo riêng biệt, cho thấy
toàn bộ nét sinh hoạt văn hoá tinh thần của người H’mông Hà Giang Đó là sự
phong phú về các giá trị văn hóa , là địa bàn cư trú và là nơi sản sinh ra những
sáng tác văn học dân gian đầu tiên và lớn nhất của người H’mông Việt Nam
Do đó tìm hiểu về đề tài Ti ếng hát tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà
Trang 38Giang cũng là để làm rõ vẻ đẹp văn hóa tinh thần của đồng bào H’mông Hà Giang nói riêng và của đồng bào H’mông Việt Nam nói chung
Trang 39Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIẾNG HÁT TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
TRONG DÂN CA H’MÔNG HÀ GIANG
2.1 Tiếng hát tình yêu đôi lứa – Bản tình ca đặc sắ c của dân ca H’mông
Hà Giang
Trong văn học , tình yêu là đề tài muôn thuở , từ lâu đã trở thành một cái
trục cho thơ ca xoay quanh từ thơ ca dân gian cho đến hiện đại Thơ ca dân
gian H’mông cũng vậy , chỉ có điều nó xoay theo cách riêng và chịu sự chi
phối của môi trường đặc biệt
Vũ Ngọc Phan trong "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam" cũng đã
nhận định:
" Về nội dung, thì dân ca Việt Nam nói nhiều về tình yêu nam nữ Nhân
dân Việt Nam rất giàu tình cảm và đều thiết tha có được hạnh phúc trong yêu đương" [20 ; 550] Đó chính là đặc điểm chung của dân ca trong đó có dân ca
H’mông Hà Giang
Căn cứ vào những tư liệu và nội dung, hình thức của các bài dân ca, có thể xếp dân ca H’mông Hà Giang thành 5 nhóm chính: Tiếng hát tình yêu ; tiếng hát cưới xin ; tiếng hát làm dâu ; tiếng hát mồ côi ; và tiếng hát cúng ma [7;16]
Dân ca về tình yêu đôi lứa là bộ phận lớn nhất, có nhiều bài hát có giá trị nhất trong dân ca H'mông Hà Giang, ở Hà Giang trong số 131 bài dân ca H'mông do ông Hùng Đình Quý chủ biên thì có tới 77 bài là dân ca tình yêu đôi lứa (chiếm tỉ lệ 59 %) Trong đề tài nghiên cứu về thơ ca dân gian H’mông của Hùng Thị Hà thì đã thống kê được trong khoảng 300 bài ca H’mông được sưu tầm và xuất bản thì có tới 200 bài nói về chủ đề tình yêu
đôi lứa, chiếm tỉ lệ 67% [4;42] Qua đó cho thấy vị trí và vai trò chủ đạo của
Trang 40đề tài này trong dân ca H’mông Hà Giang nói riêng và thơ ca dân gian
H’mông nói chung
Trong "Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam " của
Viện nghiên cứu Văn hóa - Viện khoa học xã hội Việt Nam (tập 18,19) đã
chia nhóm Dân ca trữ tình sinh hoạt thành ba chủ đề lớn: Tình yêu quê hương
đất nước ; Quan hệ gia đình - xã hội ; Tình yêu lứa đôi
Và trong chủ đề Tình yêu lứa đôi của dân ca các dân tộc thiểu số Việt
Nam, các nhà nghiên cứu đã phân ra thành 7 tiểu chủ đề: Bài hát chào mời; bài hát tỏ lòng; bài hát về nỗi nhớ; bài hát thở than, trách móc; bài hát ao ước, thề thốt; bài hát li biệt; lượn sử
Căn cứ vào cách xếp loại trên, dựa vào những bài dân ca H’mông Hà Giang đã được các nhà nghiên cứu đưa vào và sắp xếp theo theo các chủ đề
và tiểu chủ đề như trên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
những bài hát trong chủ đề Tình yêu lứa đôi và đã phân loại nội dung của chủ
đề dựa trên 5 tiểu chủ đề mà các nhà nghiên cứu trong tổng tập đã xếp loại, bao gồm 77 bài dân ca H’mông Hà Giang do Hùng Đình Quý sưu tầm và dịch Có thể phân loại những nội dung chính của chủ đề tiếng hát tình yêu đôi lứa theo những tiểu chủ đề sau:
Bài hát chào, hát mời;;Bài hát về nỗi nhớ; Bài hát thở than, trách móc ; Bài hát ao ước, thề thốt; Bài hát li biệt
Khởi nguồn cho những bản tình ca trong dân ca H’mông Hà Giang về
tình yêu đôi lứa là những bài hát chào, hát mời Nó giống như giai điệu đầu của
một bản tình ca tha thiết , là duyên cớ khơi nguồn cho những câu hát nảy sinh Tết H’mông rơi vào cuối tháng một, đầu tháng Chạp âm lịch Tết thường kéo dài trong nhiều ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng