Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
727 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khi nói đến văn hoá không thể không nói đến biểu tượng. Mọi người đang sống trong thế giới biểu tượng và biểu tượng đang hiện diện trong đời sống của con người. Tác giả J.Cherealier, A.Gheebant trong: “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” đã cho rằng: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng… dẫu chúng ta có nhận biết hay không đêm ngày trong hành ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu tượng” [48,XIII]. Biểu tượng có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều lĩnh vực văn học, văn hóa… kể cả trong việc bảo tồn nghiên cứu các di sản văn hoá và các tác phẩm văn học của mỗi dân tộc. Lanh là một biểu tượng đặc biệt trong văn hoá, văn học dân tộc Hmông. Nói đến văn hoá, văn học dân tộc Hmông không thể không nhắc tới biểu tượng này. Với người Hmông, cây lanh và các sản phẩm từ lanh không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Hầu hết các phong tục tập quán, lễ hội của người Hmông đều có mặt của lanh. Giải mã biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học của người Hmông, không những nhận thức được các giá trị văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, cũng như toàn bộ bức tranh kinh tế xã hội của dân tộc Hmông, mà còn góp phần vào việc thực hiện chủ trương coi trọng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và gìn giữ di sản văn hoá dân tộc mà nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá III đã đề ra. 2. Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Hmông, dân ca chiếm một số lượng đáng kể. Có thể nói đó là kho tàng văn hoá phi vật thể vô cùng quý báu của dân tộc này. Cuộc đời của mỗi người Hmông từ khi sinh ra, lớn lên và chết đi đều đắm mình trong dòng suối dân ca ngọt ngào, trong mát, bất tận. Và trong dòng suối dân ca Êy, biểu tượng lanh nổi lên như một hiện tượng văn học đặc biệt, biểu trưng cho tâm hồn, tính cách người Hmông, biểu trưng cho bản sắc văn hoá của dân tộc này. Giải mã biểu tượng lanh trong dân 1 ca Hmông, chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới tâm tư sâu thẳm trong tâm hồn, tính cách dân tộc Hmông và hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn trong kho tàng dân ca của dân tộc này. 3. Tìm hiểu văn hoá, văn học dân gian Hmông qua việc giải mã các biểu tượng văn hoá văn học là một hướng đi tuy còn mới, nhưng nhiều hiệu quả và rất phù hợp với đặc trưng của văn hoá, văn học dân gian. Hướng đi này đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới. 4. Từ trước tới nay, vấn đề trồng lanh và dệt vải lanh cổ truyền của người Hmông đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Nhưng vấn đề giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông mới chỉ là bước đầu tìm hiểu chứ chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về biểu tượng này. 5. Bản thân người viết là mét giáo viên, hiện đang công tác tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên - Quê hương của bà con dân tộc Thái, Hmông, Hà Nhì, Dao… chung sống, nên việc tìm hiểu biểu tượng lanh trong dân ca Hmông sẽ có một số thuận lợi nhất định. Mặt khác, quá trình thực hiện đề tài này cũng là quá trình người viết được bổ sung thêm những tri thức về biểu tượng nói chung, biểu tượng lanh trong dân ca Hmông nói riêng. Điều này sẽ giúp người viết hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học chuyên đề: “Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” tại Trường Cao Đẳng S Ph¹m Điện Biên. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông” để nghiên cứu. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca Hmông có liên quan đến nhiều vấn đề, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ trình bày lịch sử của hai vấn đề: Một là, Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng Hai là, VÊn đề nghiên cứu biểu tượng lanh. 2 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng Biểu tượng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ biểu tượng thâm nhập vào đời sống xã hội một cách sâu sắc, nó không chỉ tồn tại trong một ngành khoa học, mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: Triết học, Lịch sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Văn học… Mỗi bộ môn khoa học bằng phương pháp tiếp cận riêng của mình, đã đưa ra những quan niệm, những phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu khác nhau về biểu tượng, khiến cho lý thuyết về biểu tượng rất phong phú, đa dạng và đôi khi chưa thực sự thống nhất. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua một vài nét tiêu biểu về việc nghiên cứu biểu tượng ở trong nước và trên thế giới. 1.1 Trên thế giới Trên thế giới, Biểu tượng (Symbol) từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến: Chu Hy – Nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống(1131 – 1200) trong: “Dịch thuyết cương lĩnh”, khi bàn về biểu tượng đã viết: “Tượng là lấy hình này để bày tỏ nghĩa kia” [24; 58]; C.G. Jung - Nhà phân tâm học người Thuỵ Sĩ trong tác phẩm: "Con người và những biểu tượng của nó" (1964) đã lấy biểu tượng làm đối tượng nghiên cứu của phân tâm học [3]; nhà khoa học người Thuỵ Sĩ F. De Saussure trong: "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương"(1973) đã lấy biểu tượng là đối tượng phân tích của ngôn ngữ học cấu trúc [58]; hai ông Jean Chavelier và Alain Gheer brant - người Pháp đã tập hợp biểu tượng để xây dựng thành công trình: "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới"… 1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, việc nghiên cứu biểu tượng cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới, nhưng thường được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, nhất là những công trình về lễ hội, về mĩ thuật cổ, về tín 3 ngưỡng dân gian… Đó là những công trình của các nhà nghiên cứu: Lê Trung Vò:"Lễ hội cổ truyền" [108]; Trần Quốc Vượng: "Việt Nam cái nhìn địa văn hoá"[101]; Trần Hữu Sơn: "Lễ hội cổ truyền Lào Cai" [71]; Nguyễn Văn Hậu: "Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống"[24]; Phạm Đức Dương: "Thế giới biểu tượng tiếp cận từ góc độ văn hóa học" [13]; Phan Đăng Nhật với bài viết: “Ngữ nghĩa của hệ thống biểu tượng trong nghi lễ Ê Đê” [50];… Việc nghiên cứu biểu tượng trong văn học nói chung, ca dao dân ca nói riêng ở nước ta từ lâu cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến: tác giả Nguyễn Xuân Kính, trong cuốn: "Thi pháp ca dao" [39] đã dành chương VII để nói về một số biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Trong chương này, ngoài việc phân tích, lý giải ý nghĩa của một số biểu tượng: Cây trúc, cây mai, hoa nhài, con bống, con cò…tác giả còn chỉ ra những nét giống và khác nhau của một số biểu tượng trong văn học dân gian và văn học bác học. Tác giả Vò Anh Tuấn, trong bài viết: "Về mét số biểu tượng văn học dân gian miền núi" [95] đã nghiên cứu về một số biểu tượng trong văn học dân gian của các dân tộc ở miền núi. Tác giả Phạm Thu Yến trong bài viết: "Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca dân gian", ngoài vịêc đưa ra một số nhận xét về việc nghiên cứu biểu tượng ca dao của một số tác giả trong và ngoài nước, đã đi vào nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian ở ba lĩnh vực: xác định ranh giới giữa biểu tượng và Èn dô; biểu tượng thơ ca dân gian với đặc trưng thể loại; sự hình thành và phát triển của biểu tượng trong thơ ca dân gian [111]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài viết: "Tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam"[51] bên cạnh việc đưa ra khái niệm về biểu tượng trong ca dao, đã chủ yếu đi vào phân tích, chứng minh nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Theo tác giả này, các biểu tượng trong ca dao của người Việt xuất phát từ phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc, từ sự quan sát trực 4 tiếp, hàng ngày của nhân dân Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, trong chuyên đề: "Nghiên cứu văn hóa dân gian từ mã văn hóa dân gian"[18] giảng dạy tại trường Đai học Sư phạm Hà Nội bên cạnh việc đưa ra khái niệm, tính chất của biểu tượng, tác giả còn khẳng định vai trò của việc nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian từ việc giải mã các biểu tượng. Những lý thuyết về việc giải mã biểu tượng trong chuyên đề này là những định hướng vô cùng quan trọng cho việc giải mã biểu tượng trong văn hoá, văn học dân gian. Bùi Văn Thành trong luận văn thạc sĩ văn học dân gian: "Thế giới biểu tượng thần thoại trong Mo Mường" [85] đã phân biệt biểu tượng với hình tượng và đi vào giải mã một số biểu tượng thần thoại trong mo mường. Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án tiến sĩ: "Sự phát triển ý nghĩa biểu tượng của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam" [28], ngoài việc nghiên cứu biểu tượng trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam nói chung, đã đề cập đến một số loại biểu tượng trang phục trong ca dao Việt Nam như cái áo, cái yếm, cái nón quai thao…trên một số phương diện như: xác định những biến thể điển hình, quy luật, quá trình chuyển hoá của biểu tượng từ văn hoá vào thơ ca… Những kết quả nghiên cứu về biểu tượng nói chung, biểu tượng trong ca dao dân ca nói riêng của các công trình nghiên cứu trên, đều là những định hướng lý thuyết cho chúng tôi trong quá trình đặt ra và giải quyết những vấn đề về giải mã biểu tượng lanh trong đề tài của mình. Tuy nhiên, trong những lý thuyết về biểu tượng trên, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những lý thuyết về biểu tượng của Jean Chavelier và Alain Gheer brant, Nguyễn Thị Bích Hà, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thu Yến, Vò Anh Tuấn, Phạm Đức Dương, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Ngân Hoa. Bởi những lý thuyết về biểu tượng này thực sù quan trọng, gần gũi và thiết thực với chúng tôi trong quá trình tìm hiểu (giải mã) biểu tượng lanh 5 trong dân ca dân tộc Hmông. 2. Vấn đề sưu tầm và nghiên cứu biểu tượng lanh 2.1. Trên thế giới Là một loại cây có giá trị sử dụng cao, cây lanh từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, nhưng chủ yếu nghiên cứu ở phương diện đặc tính thực vật, quá trình trồng trọt khai thác, sử dụng các sản phẩm từ loại cây này. Ví dụ: Trong một số cuốn sách: “Lịch sử người Mèo” của Savila - 1924- Hồng Kông [63]; Cuốn: “Lịch sử nhân dân vùng hạ lưu sông Việt Giang” của tác giả Từ Tùng Thạch - 1938 [78]; Cuốn: “Hmông bantick - Atextile Technique From Laos”, 1984 của Jane Mallison và Nancy, Lý Hằng [47]… đã Ýt nhiều đề cập tới cây lanh với vai trò là cây cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt vải lanh cổ truyền của người Hmông, hoặc nêu ra một vài phong tục tập quán có liên quan đến cây lanh của người Hmông. Trong cuốn: "Haiss & Hillman", 1989 của An Zhimen và Yanushevich khẳng định: "Sự có mặt của những hạt C.sativa.L (một tên gọi khác của cây lanh) trong các di tich đá mới ở Tây Á, Trung Á và Tây bắc Trung Quốc, niên đại khoảng 5000 TCN. Vào thời kỳ đại kim khí, C.sativa.L được phát hiện ở rất nhiều nơi trên lục địa Á - Âu. Các cư dân sống ở trên vùng Trung Quốc hiện nay, được coi là những người khai thác và truyền bá sớm nhất cây lanh trên toàn thế giới" [106]. Trong cuốn cẩm nang: "Cannabis, Hai & Rippchen", 1995 của Takikupferberg đã kể tới 278 tên goị khác nhau về loại cây này của các dân tộc trên thế giới: Hemp (tiếng Anh); Chauvre (tiếng Pháp); Hanf (tiếng Đức); Tama (Trung Quốc); lanh (tiếng Việt Nam)… [106]. Trong cuốn: "Hemp horizons The come back of the World's Most Promising Plant" của John W. Roulac và Hemptech (công ty xuất bản chelsea Green. White River Junction, Vermont 1997), đã trình bày lịch sử gieo trồng 6 và sử dụng lanh của các cư dân Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu, Bắc Mĩ: như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức và Nga… Trong đó, cuốn sách khẳng định: "Nga là nước xuất khẩu gai nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu xuất cho các công ty của Mü, Canada sản xuất dây và vải gai [92;175]. Đặc biệt và thú vị hơn cả là những trang viết về vai trò của cây lanh trong tín ngưỡng Shinto - tôn giáo bản địa của người Nhật: cây gai (lanh) tượng trưng cho sù tinh khiết, trong sạch và sự phì nhiêu màu mỡ [92; 169]… Những cuốn sách trên là những thông tin hết sức quý báu về cây lanh, giúp cho người viết có thể so sánh đối chiếu, tổng hợp để có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về biểu tượng lanh trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. 2.2. Ở Việt Nam 2.2.1. Biểu tượng lanh với lịch sử sưu tầm dân ca Hmông 2.2.1.1. Từ những năm 60 cho đến nay đã có rất nhiều tác phẩm dân ca Hmông được sưu tầm và giới thiệu, nổi bật là những cuốn: "Dân ca Mèo" [79] , "Dân ca Mèo Lào Cai"[80] của nhà sưu tầm Doãn Thanh - cán bộ giáo dục Lào Cai; Ba tập "Dân ca Hmông Hà Giang" [65,66,67] của Hùng Đình Quý - nhà nghiên cứu sưu tầm Hà Giang; "Cuốn Tang ca - Kruôz cê của người Hmông lềnh ở Sa Pa"[34] của Giàng Seo Gà - sưu tầm biên dịch người Hmông của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai…Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi thấy, trong những tác phẩm này, các tác giả chưa sử dụng thuật ngữ biểu tượng để nói về vai trò của lanh ở phần chú thích của tác phẩm, mà dịch thuật ngữ lanh từ tiếng Hmông sang tiếng Việt, hoặc đưa ra một vài chú giải về đặc điểm sinh học, vai trò của lanh đối với đời sống người Hmông nhưng đây là những gợi ý rất quan trọng với chúng tôi khi giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông. 2.2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng lanh 2.2.2.1. Biểu tượng lanh được nghiên cứu từ góc độ văn hoá học, dân tộc học 7 * Các cuốn sách: Trong một số cuốn sách viết về dân tộc Hmông, về thực vật học, các tác giả đã có Ýt nhiều đề cập tới cây lanh và nghề trồng lanh dệt vải, cũng như các phong tục tập quán lễ hội có liên quan đến cây lanh của người Hmông. Đó là các cuốn:“Thực vật học” tập II của Vũ Văn Chuyên [9]; cuốn: “Dân tộc Hmông và thế giới thực vật" của Diệp Đình Hoa [27]; cuốn: “Dân tộc Hmông ở Việt Nam” của Cư Hoà Vần, Hoàng Nam [102]; cuốn: "Văn hóa Hmông" của Trần Hữu Sơn [73]; * Những công trình nghiên cứu chuyên sâu: Trong cuốn: “Trang phục Hmông” của Trần Hữu Sơn [75] có những trang viết khá sâu sắc về cây lanh, tác giả đã đề cập một cách chi tiết vai trò của cây lanh trong phong tục tập quán may mặc trang phục của người Hmông (trong đám cưới, đám ma, trong các nghi lễ khác,…). Từ việc chỉ ra mối quan hệ mật thiết và thiêng liêng của người Hmông với cây lanh, tác giả đã khẳng định cây lanh là cây phản ánh đậm nét nhất bản sắc văn hoá của dân tộc Hmông. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền Sử Đông Nam Á, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu lanh gai ở Việt Nam, trong chương trình: “Cây lanh và các cây có sợi ở Việt Nam" đã viết bài: “Một số thông tin cơ bản về cây lanh” [106] đã đưa ra những thông tin cơ bản về cây lanh ở Việt Nam và trên thế giới trên các phương diện: tên gọi, đặc tính thực vật, lịch sử khai thác và trồng trọt, khả năng sử dụng cây lanh (cho hạt ăn cao cấp, cho sợi, cho thuốc ). * Các khoá luận, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ về cây lanh và nghề dệt vải lanh, may trang phục cổ truyền của người Hmông của một số sinh viên, học viên chuyên ngành văn hoá lịch sử, dân tộc học ở các trường Đại học trong nước từ những năm 90 trở lại đây còng là những đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu cây lanh, biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học dân gian Hmông: - Vương Thị Bình với: “Trồng lanh và nghề dệt vải của người Hmông ở 8 huyện Đồng Văn – Hà Tuyên” năm 1991[2] - Trần Thị Thu Thuỷ: “Trang phục phụ nữ Hmông hoa ở huyện Mù Cang Chải Tỉnh Yên Bái” năm 1998 [91] - Hà Thị Quí: “Hoa văn trên vải của người Hmông lềnh ở Sapa - Lào Cai" năm 2002 [69] - Trần Thị Minh Tâm: “Nghề trồng lanh dệt vải cổ truyền của người Hmông xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ - Hà Giang” năm 2002 [76] - “Trang phục cổ truyền của người Hmông hoa ở tỉnh Yên Bái” năm 2004 [92]. Các công trình trên, đã đi sâu nghiên cứu dân tộc Hmông và nghề trồng lanh dệt vải: kỹ thuật trồng lanh, thu hoạch lanh, chế biến sợi lanh, kỹ thuật dệt vải, kỹ thuật tạo hình trang phục, thực trạng sản xuất và tiêu dùng vải lanh hiện nay của người Hmông ở một số địa phương vùng miền khác nhau trên cả nước ta (Sapa, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai ) Ngoài ra, những công trình này cũng Ýt nhiều đề cập tới vai trò biểu tượng của vải lanh, trang phục lanh trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Hmông. Theo các tác giả này, vải lanh và các trang phục từ lanh là những vật không thể thiếu, mang tính biểu trưng trong các phong tục, tập quán của người Hmông. * Các bài viết, các báo cáo khoa học nghiên cứu về cây lanh đăng trên các tạp chí , báo cáo, các chương trình hội nghị: - Quách Thị Oanh, Tạ Đức với bài viết: “Sự đổi mới nghề dệt may cổ truyền của người Hmông”[56] - Lê Ngọc Quyền với bài viết: “Trang phục truyền thống của người Hmông ở một số địa phương miền núi phía Bắc” [70] - Giàng Seo Phử với bài viết: “Việc truyền nghề và phát triển nghề truyền thống phụ nữ các dân tộc tỉnh Lào Cai” [61] - Sở văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang – Viện Nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật đã thực hiện đề tài bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: “Nghề dệt lanh 9 dân tộc Hmông Hà Giang” [53] Những bài viết trên, bên cạnh việc đề cập tới cây lanh với vai trò là nguyên liệu dệt vải lanh của người Hmông, chỉ ra thực trạng nghề trồng lanh dệt vải, may mặc trang phục cổ truyền và phương hướng để bảo tồn lưu truyền nghề của người Hmông ở một số địa phương, các tác giả còn đi vào phân tích những giá trị tinh thần của cây lanh và sự tác động của nghề trồng lanh dệt vải đối với sự phát triển của người phụ nữ Hmông, với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội Hmông. Trong đó, có bài viết đã khẳng định rằng: "Trong quá khứ người Hmông từng coi cây lanh là biểu tượng cho dân tộc mình, ở đâu có người Hmông ở đó có nghề dệt lanh, may vải lanh" [56;53] 2.2.2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông * So với chuyên ngành văn hoá và dân tộc học, việc nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông có phần khiêm tốn hơn, cho tới nay chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu sâu về biểu tượng lanh trong văn học dân gian Hmông, cũng như trong dân ca. Các công trình nghiên cứu về dân ca Hmông, biểu tượng lanh chỉ được đề cập tới trong một vài dòng, hoặc trong một vài trang viết: - Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian năm 2003 của Nguyễn Văn Tiệp: "Dân ca giao duyên và lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông" đã có một số trang viết về biểu tượng mảnh vải lanh trong lễ hội Gầu Tào. Tác giả cho rằng: lanh vừa là dấu hiệu mời ma nhà, vừa là dấu hiệu tập trung dân tộc, cố kết cộng đồng của người Mông [93]. - Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn học dân gian: “Khảo sát nghi lễ cúng ma dân tộc Hmông" của Hoàng Thị Thuỷ, tác giả đã đề cập tới mảnh vải lanh như là một biểu tượng độc đáo trong văn hoá, văn học Hmông [90]. - Trong bài viết: “Một số biểu tượng văn hoá dân gian Hmông” đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lào Cai, Trần Hữu Sơn đã vận dụng phong tục tập quán, tín ngưỡng và thơ ca dân gian dân tộc Hmông để giải mã một số 10 [...]... húa ca s hỡnh thnh biu tng lanh trong dõn ca Hmụng - Chng II: Kho sỏt biu tng lanh trong dõn ca Hmụng - Chng III: Gii mó mt s hng ngha c bn ca biu tng lanh trong dõn ca dõn tộc Hmụng 18 PHN NI DUNG Chng I C S LCH S V VN HểA CA S HèNH THNH BIU TNG LANH TRONG DN CA DN TC HMễNG I C IM SINH HC V CễNG DNG CA CY LANH 1 c im sinh hc v ngun gc ca cõy lanh Cõy lanh ting Hmụng gi l "Chaozmangx", tờn khoa hc l Cannabis... mt cao mang tớnh quy c" [111;86] Cũn "hỡnh tng l nhng bin th ca biu tng trong tỏc phm vn hc" [28;39] Nhng s phõn tớch ny, giỳp ta nhn rừ hn bn cht ca biu tng lanh trong dõn ca dõn tc Hmụng, to iu kin thun li hn cho vic thng kờ, gii mó biu tng lanh chng II v chng III 3 Biu tng lanh trong dõn ca dõn tc Hmụng Dõn ca Hmụng l nhng bi hỏt do nhõn dõn t sỏng tỏc v lu truyn trong dõn gian, cỏc bi ca ny... con cỏc dõn tc khỏc trong vựng 3 Cõy lanh trong i sng tinh thn ca ngi Hmụng Khụng nhng cú cụng dng thit thc trong i sng vt cht, cõy lanh cũn cú vai trũ quan trng trong i sng tõm t tỡnh cm ca ngi Hmụng, lanh tr thnh vt linh thiờng trong tụn giỏo tớn ngng v cỏc phong tc tp quỏn ca h 3.1 Trong cỏc l thc dõn gian 3.1.1 L thc liờn quan n chu k i ngi 3.1.1.1 Trong tp quỏn sinh nuụi con th ca ngi Hmụng, cú... hin tõm hn tỡnh cm, t tng ca dõn tc Hmụng trong dõn ca Hmụng, hoc thụng qua tỡm hiu phõn tớch dõn ca Hmụng khng nh c s hỡnh thnh truyn th Hmụng Nhng kt lun v giỏ tr ni dung v ngh thut ca dõn ca Hmụng m cỏc cụng trỡnh nghiờn cu trờn ó nhn nh l nhng gi ý quan trng giỳp chỳng tụi tin hnh gii mó biu tng lanh trong dõn ca Hmụng Bi cỏc biu tng trong dõn ca Hmụng (trong ú cú biu tng lanh) cng cha ng v phn ỏnh... s, nn tng, ngun gc ca vic hỡnh thnh biu tng lanh trong dõn ca dõn tc Hmụng Thng kờ, phõn loi cỏc hỡnh thc biu hin v cỏc ý ngha biu trng ca biu tng lanh trong dõn ca Hmụng thy c tn s ca cỏc hỡnh thc biu hin v cỏc hng ng ngha ca biu tng lanh Vn dng cỏc phng phỏp nghiờn cu gii mó biu tng lanh trong cỏc ng cnh c th T ú ch ra cỏc ý ngha biu trng cng nh ngun gc ca cỏc biu tng ny Sau ú tng hp cỏc ý ngha biu... Cõy lanh thuc loi cõy di ngy, thi gian sinh trng ca cõy lanh vựng cao giỏ lnh khong 100 - 110 ngy, vựng thp khong 90 ngy [75;10] Cõy lanh rt mn cm vi ch ỏnh sỏng, kh nng thớch ng ca cõy lanh rt cao Tri qua my ngn nm di thc, cõy lanh c phõn b trờn mi i khớ hu khỏc nhau, t nhng vựng v thp sỏt xớch o nh Mờxicụ, Cụlụmbi n nhng vựng cú v cao nh Canada, H Lan, Phn Lan Trong nhng nm 1986 - 1972, cõy lanh. .. phỏp phõn tớch, tng hp, so sỏnh 14 V NHNG ểNG GểP MI CA LUN VN Qua thng kờ phõn loi biu tng lanh trong dõn ca Hmụng, lun vn cú c nhng s liu ỏng tin cy v tn s xut hin cỏc hỡnh thc biu hin v cỏc hng ngha c bn ca biu tng lanh trong dõn ca Hmụng i sõu gii mó biu tng lanh trong dõn ca Hmụng trờn nhiu phng din, lun vn ch ra mt s ý ngha biu trng mi ca biu tng lanh m cỏc cụng trỡnh nghiờn cu trc cha cp ti, hoc... ca biu tng lanh IV PHM VI T LIU V PHNG PHP NGHIấN CU CA LUN VN 1 Phm vi t liu Lun vn i vo tỡm hiu biu tng lanh cỏc tiu loi dõn ca Hmụng (ting hỏt tỡnh yờu, ting hỏt xin ci, ting hỏt tang ma, ting hỏt lm dõu, ting hỏt m cụi), trong mt s t liu dõn ca Hmụng sau õy: 1.1 Dõn ca Mốo Doón Thanh su tm NXB Vn hc 1967 Dõn ca Mốo Lo Cai Doón Thanh su tm v dch Hi Vn hc Ngh thut Lo Cai xut bn 1974 1.2 Dõn ca. .. tng lanh trong dõn ca Hmụng, chỳng tụi chỳ trng v t lờn hng u phng phỏp nghiờn cu liờn ngnh gia Folklore vi trit hc, vi dõn tc hc, lch s hc, trong quỏ trỡnh gii mó biu tng ny í ngha ca biu tng lanh c hin thc hoỏ, c tri nghim trong i sng hng ngy ca ngi Hmụng Vỡ th, ngi vit s dng phng phỏp in dó, i n cỏc a phng cú ngi Hmụng tỡm hiu vai trũ ca cõy lanh i vi i sng ca ngi Hmụng, c bit l i sng tinh thn ca. .. phm t lanh u cú ít nhiu nhng nột phong tc tp quỏn, tớn ngng liờn quan n nú Chng hn, phong tc tp quỏn gieo trng lanh v may y phc ca ngi Miờu Trung Quc; ngi Hmụng Lo, Thỏi Lan, M, c bit l tớn ngng v cõy lanh ca ngi Nht Bn, cng nh ngi Trung Quc, ngi Nht Bn ó trng v s dng cõy lanh trong rt nhiu lnh vc khỏc nhau trong i sng Nhng cú l iu ỏng núi v hp dn nht l vai trũ ca cõy lanh trong i sng tớn ngng ca ngi . tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thống kê, giải mã biểu tượng lanh ở chương II và chương III. 3. Biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông Dân ca Hmông. biểu tượng lanh trong dân ca Hmông - Chương II: Khảo sát biểu tượng lanh trong dân ca Hmông - Chương III: Giải mã một số hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng lanh trong dân ca dân téc Hmông 18 PHẦN. về biểu tượng lanh trong văn học dân gian Hmông, cũng như trong dân ca. Các công trình nghiên cứu về dân ca Hmông, biểu tượng lanh chỉ được đề cập tới trong một vài dòng, hoặc trong một vài