Tiếng hát tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 39 - 128)

2.1. Tiếng hát tình yêu đôi lứa – Bản tình ca đặc sắ c của dân ca H’mông Hà Giang Hà Giang

Trong văn học , tình yêu là đề tài muôn thuở , từ lâu đã trở thành một cái trục cho thơ ca xoay quanh từ thơ ca dân gian cho đến hiện đại . Thơ ca dân gian H’mông cũng vậy , chỉ có điều nó xoay theo cách riêng và chịu sự chi phối của môi trường đặc biệt .

Vũ Ngọc Phan trong "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam" cũng đã nhận định:

" Về nội dung, thì dân ca Việt Nam nói nhiều về tình yêu nam nữ. Nhân dân Việt Nam rất giàu tình cảm và đều thiết tha có được hạnh phúc trong yêu đương" [20 ; 550]. Đó chính là đặc điểm chung của dân ca trong đó có dân ca H’mông Hà Giang .

Căn cứ vào những tư liệu và nội dung, hình thức của các bài dân ca, có thể xếp dân ca H’mông Hà Giang thành 5 nhóm chính: Tiếng hát tình yêu ; tiếng hát cưới xin ; tiếng hát làm dâu ; tiếng hát mồ côi ; và tiếng hát cúng ma. [7;16].

Dân ca về tình yêu đôi lứa là bộ phận lớn nhất, có nhiều bài hát có giá trị nhất trong dân ca H'mông Hà Giang, ở Hà Giang trong số 131 bài dân ca H'mông do ông Hùng Đình Quý chủ biên thì có tới 77 bài là dân ca tình yêu đôi lứa (chiếm tỉ lệ 59 %). Trong đề tài nghiên cứu về thơ ca dân gian H’mông của Hùng Thị Hà thì đã thống kê được trong khoảng 300 bài ca H’mông được sưu tầm và xuất bản thì có tới 200 bài nói về chủ đề tình yêu đôi lứa, chiếm tỉ lệ 67% [4;42]. Qua đó cho thấy vị trí và vai trò chủ đạo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề tài này trong dân ca H’mông Hà Giang nói riêng và thơ ca dân gian H’mông nói chung .

Trong "Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam " của Viện nghiên cứu Văn hóa - Viện khoa học xã hội Việt Nam (tập 18,19) đã chia nhóm Dân ca trữ tình sinh hoạt thành ba chủ đề lớn: Tình yêu quê hương đất nước ; Quan hệ gia đình - xã hội ; Tình yêu lứa đôi.

Và trong chủ đề Tình yêu lứa đôi của dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phân ra thành 7 tiểu chủ đề: Bài hát chào mời; bài hát tỏ lòng; bài hát về nỗi nhớ; bài hát thở than, trách móc; bài hát ao ước, thề thốt; bài hát li biệt; lượn sử.

Căn cứ vào cách xếp loại trên, dựa vào những bài dân ca H’mông Hà Giang đã được các nhà nghiên cứu đưa vào và sắp xếp theo theo các chủ đề và tiểu chủ đề như trên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những bài hát trong chủ đề Tình yêu lứa đôi và đã phân loại nội dung của chủ đề dựa trên 5 tiểu chủ đề mà các nhà nghiên cứu trong tổng tập đã xếp loại, bao gồm 77 bài dân ca H’mông Hà Giang do Hùng Đình Quý sưu tầm và dịch. Có thể phân loại những nội dung chính của chủ đề tiếng hát tình yêu đôi lứa theo những tiểu chủ đề sau:

Bài hát chào, hát mời;;Bài hát về nỗi nhớ; Bài hát thở than, trách móc ; Bài hát ao ước, thề thốt; Bài hát li biệt.

Khởi nguồn cho những bản tình ca trong dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa là những bài hát chào, hát mời. Nó giống như giai điệu đầu của một bản tình ca tha thiết , là duyên cớ khơi nguồn cho những câu hát nảy sinh.

Tết H’mông rơi vào cuối tháng một, đầu tháng Chạp âm lịch. Tết thường kéo dài trong nhiều ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng... Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầy tính thượng võ như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn, chọi chim họa mi...Trong phần vui hội, tất nhiên không thể thiếu được phần múa hát.

Cứ mỗi độ xuân về, hoa đào, hoa mận nở trắng rừng, trai gái người H’mông Hà Giang lại thường tổ chức hội thi hát giao duyên. Ngày này, trai gái lại rủ nhau tập trung tại một khu đất rộng, có khi là một mảnh đất bằng phẳng hiếm hoi bên sườn dốc núi đá. Khác với các liền anh, liền chị trong quan họ Bắc Ninh khi tham gia hội hát giao duyên, nam thì thường che ô đội khăn xếp áo dài, nữ thì che nón thúng quai thao áo tứ thân để tỏ vẻ lịch sự, duyên dáng. Ở Hà Giang, khi đi hát giao duyên, trai gái người H’mông lại luôn nhớ mang theo đôi ống để hát và ô để che khi hát và để múa.

Ống hát thường là hai ống được làm bằng tre, nứa. Một đầu ống được bịt bằng giấy mỏng và dai, hoặc bằng da ếch, mề gà ... (có độ rung), luồn qua giữa đầu da một sợi chỉ dài từ 30 đến 50 mét và bên trai, bên gái mỗi người cầm một ống và hát. Những cuộc hát đó được kể lại qua những lời dân ca sau:

Năm cũ vừa đi qua Năm mới đã lại đến Năm cũ vừa mới đi Năm mới đã lại về

Người Hán ăn tết họ biết chữ

Họ đốt vàng mã hương khói hướng mặt trời mọc Còn đôi ta không biết chữ

Lấy tết ăn xong

Ta thả lời ca tiếng hát vào hai ống tre Lấy têt ăn xong

Ta thả lời ca tiếng hát vào hai ống tróc

Họ đốt vàng mã hương khói hướng mặt trời ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người H’mông ăn tết Nguyên đán trong không khí và niềm vui của lễ hội Gầu Tào, thanh niên trai gái lại nô nức cùng tham gia hội thi hát giao duyên, đây là dịp để những chàng trai, cô gái H’mông có cơ hội bày tỏ những nỗi lòng thầm kín của mình qua lời ca, tiếng hát. Lời ca mượn mùa xuân, mượn cảnh vật, cỏ cây, hoa lá, chim muông để gửi gắm. Tình yêu của các chàng trai, cô gái người H’mông như được hoà vào lời hát, xen lẫn tiếng đàn môi, tiếng khèn dập dìu, tha thiết, mãnh liệt, đắm say lòng người.

Nếu như trong dân ca quan họ Bắc Ninh, những lời dạo đầu cho một cuộc hát giao duyên được đặc biệt coi trọng và chiếm số lượng tương đối lớn, nhưng dân ca H’mông Hà Giang thì ngược lại, trong số 77 bài dân ca về tình yêu đôi lứa thì chỉ có 2 bài thuộc tiểu chủ đề Lời hát chào, hát mời (chiếm 2,6 %).

Sự đối lập đó bắt nguồn từ đặc điểm tính cách khác nhau của mỗi dân tộc, người dân tộc Kinh thì ưa sự rào đón, chào mời, dẫn dắt để đưa ra vấn đề trước khi muốn bộc lộ một nỗi niềm tâm sự nào đó, còn những chàng trai, cô gái H’mông Hà Giang lại mang những tính cách của người H’mông kiệm lời, ưa sự ngắn gọn, dứt khoát. Do đó, khi tâm sự những chàng trai, cô gái này muốn thổ lộ ngay những gì muốn nói, muốn thổ lộ. Điều đó phàn nào giải thích lí do vì sao số lượng bài hát chào, hát mời lại chiếm rất ít trong những bài hát dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những câu hát chào hát mời trong dân ca H’mông về tình yêu đôi lứa thiếu đi nét trữ tình đằm thắm trong lời ca, câu hát.

2.2. Tiếng hát tình yêu đôi lứa - Những nỗi niềm tâm sự qua câu hát

2.2.1. Bài hát về nỗi nhớ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong kho tàng những câu hát dân gian, như một quy luật tất yếu của tâm lý con người, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Mỗi trái tim đang yêu lại có cách biểu đạt tiếng lòng, nỗi nhớ của mình rất khác nhau. Người H’mông có cuộc sống gắn với núi rừng hoang sơ với một tâm lý linh thiêng, vì vậy mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những tâm sự trong tình yêu cũng rất đặc biệt. Mỗi bài mỗi câu hát đều long lanh tỏa sáng như những nốt nhạc diệu kì trong giai điệu bất tận của tình yêu, cuộc sống. Đặc biệt những cung bậc của nỗi nhớ được khắc họa rõ nét với những khắc khoải khi xa cách, những lo lắng buồn phiền khi nhớ nhung chia li.

Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt’’ (Vich-to Huy-gô). Phải chăng vì “Tình yêu là cuộc sống-tình yêu là mối quan hệ duy nhất kết hợp vạn vật” (L.Tôn-xtôi) ?

Yêu nhau để rồi thương rồi nhớ, khi sợi “tơ hồng” đã buộc hai người xa lạ với nhau, trái tim thổn thức ngân rung nhịp đập của tình yêu. Đôi người yêu nhau thương nhớ khôn nguôi với tâm trạng chưa từng trải qua:

Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này ?

Người ta hỏi để khỏa lấp các tâm trạng bối rối, xốn xang khi nhận ra những rung cảm tuyệt vời, để vơi đi nỗi nhớ.

Trong cuộc sống có biết bao điều để thương để nhớ, nhưng với tình yêu, nỗi nhớ quả là rất đặc biệt như trong bài Kú ku kêu bên nương của dân ca H’mông Hà Giang :

Lá giòn quả dương xỉ Giòn tan tàu lá han

Anh bảo em nói cùng anh Ngày mai anh dạo bước ra đi Dù không thấy gì

Cũng để em thấy chim diều chim cắt kú ku hót đồng nương.

[12; 47]

Những câu hát dân ca đó được được hình thành nơi núi rừng đại ngàn hoang sơ , trong sự cộng cư bền vững giữa con người với thiên nhiên . Thiên nhiên trong những bài dân ca H’mông Hà Giang đã trở thành những nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực thụ. Nhân vật ấy đã chứng minh cho tình yêu của những chàng trai cô gái H’mông. Thiên nhiên đã trở thành điểm nhìn thơ mộng huyền diệu của những nỗi nhớ, niềm mong . Thiên nhiên khoáng đạt đã tô đậm thêm tình yêu của họ giữa núi rừng bạt ngàn cùng với sắc màu cây cỏ , lá giòn, lá han, quả dương xỉ, chim cắt, chim én, kú ku… chính là những hình ảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ của đôi lứa . Xa nhau người ta không chỉ nhớ mong da diết mà còn lo lắng cho sự chung tình :

"Anh tạm biệt em sợ không hay

Em tạm biệt anh sẽ như phấn quét chảy thân cây Anh tạm biệt em lo không đẹp

Em tạm biệt anh sẽ như suối vòng trôi thân nẹp" [12 ; 37] So với ca dao người Việt, dân ca H’mông Hà Giang không thể diễn tả nỗi nhớ một cách bóng bẩy, da diết và hình ảnh bằng, nhưng những câu hát về nỗi nhớ trong tình yêu của dân ca H’mông Hà Giang cũng không kém phần mãnh liệt và sâu sắc:

“Sẵn tình mới yêu Từ ngày yêu được em

Lòng dạ anh cứ như bà ma ông hổ kèm, Từ ngày yêu được anh

Bụng dạ em cũng giống bà ma ông hổ rình.” [11; 96]

Trong tục thờ cúng của người H’mông (theo “Văn hoá H’Mông” của Trần Hữu Sơn), Ma cửa (Xìa mềnh) có nhiệm vụ như người lính gác cửa, ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn, ngăn không cho hồn của các thành viên trong gia đình bỏ đi. Khi nào súc vật chết vì bệnh tật, hoặc bị hổ vồ là do ma cửa bị ngã. Do đó, để nói về nỗi lòng của chàng trai khi không được gặp người yêu trong đoạn ca trên tưởng như hồn lìa khỏi xác do bị ma cửa bắt mất. Đó là một sự so sánh hết sức đặc sắc của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác giả dân gian, thể hiện cao độ sức mạnh của tình yêu đôi lứa trong đời sống tinh thần con người và mang đậm bản sắc núi rừng hoang sơ. Không khí hoang dã đó còn được thể hiện trong những câu ca tiếp:

"Sẵn tình nên yêu

Từ khi ta yêu được nhau Mỗi ngày không gặp một chút

Lòng dạ cứ tưởng ong vàng ong đen đốt, Mỗi ngày không thấy một lưng

Bụng dạ cứ y ong đen ong vàng châm". [11; 96]

Những lời dân ca H’mông Hà Giang nói về nỗi nhớ thật mộc mạc, giản dị nhưng trung thực, cháy bỏng và đậm đà bản sắc núi rừng. Cuộc sống hoang sơ khiến cho những hình ảnh ví von của họ cũng mang nhiều màu sắc của thiên nhiên hoang dã, nhưng lại thể hiện được cao độ sự nhớ thương mãnh liệt trong tâm hồn đôi trai gái khi đã phải lòng nhau. Nếu đôi trai gái người Việt trong ca dao nhớ nhau như đứng đống lửa, như ngồi đống than thì nỗi nhớ của đôi trai gái người H’mông trong dân ca cũng cồn cào, khắc khoải không kém, cũng như ong vàng ong đen đốt … ong vàng ong đen châm.

Cũng là nỗi nhớ, ở ca dao người Việt ta gặp tâm trạng bồn chồn, trong đêm khuya thanh vắng của đôi lứa đang yêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đêm năm canh không ngủ dậy ngồi Cớ sao trong dạ bồi hồi chuyện chi ? ”

Hay tâm trạng ngẩn ngơ trong dân ca Giáy:

“ Nhớ quá cơm quên xới

Nhớ quá cơm quên ăn ” [17;65]

Và trong dân ca H’mông Hà Giang, nỗi nhớ của đôi lứa thật đặc biệt:

“ Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ Ngày đã rạng, lối đi sáng tỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ta lê bước về nhà

Mà hồn còn ngủ ở thắt lưng em.” [12;70]

Cũng như các dân tộc khác , người H’mông ở Hà Giang quan niệm vạn vật hữu li nh (các vật đều có linh hồn ). Với những người đang sống họ rất quan tâm đến phần hồn của nhau . Đồng bào cho rằng con người ngoài phần xác còn có phần hồn . Vì thế nếu bị ốm đau nghĩa là hồn đã bị lạc đường , cần phải làm lễ để gọi hồn về thì người ốm mới khỏi bệnh . Vì vậy , tuy không sử dụng động từ “nhớ” trong lời ca, nhưng chỉ riêng chi tiết “ hồn còn ngủ ở thắt lưng em ” khi phải xa nhau cũng đã đủ để nói hết được cái chân thành thắm thiết của tâm trạng con người đang yêu.

Ở bài “Đôi ma bò”, nỗi nhớ của đôi lứa khi xa nhau còn được tác giả dân gian thể hiện trong chiều rộng sâu của không gian núi rừng và dàn trải theo thời gian đằng đẵng:

Đrâu Mông trở về chốn / Ruột gan vẫn nhớ nhung / Ở gầu Mông yêu thương / Đrâu Mông trở về nhà / Ruột gan vẫn nhớ đến ở gầu Mông yêu mến / Đrâu Mông về đến nhà / Áo đẹp không buồn mặc / Lời hay không muốn nói / Mặc tạm bộ đồ mới / Đi qua núi qua thung / Đrâu Mông về đến chốn / Áo đẹp không buồn bận / Lời hay không muốn tâu / Mặc tạm bộ đồ lành / Đi vượt núi vượt ghềnh . [12 ; 25].

Có lẽ nhớ nhau đến chẳng muốn mặc,chẳng muốn nói là một đặc sắc của dân ca H’mông Hà Giang mà ít đâu diễn tả. Sự đặc sắc đó còn được thể hiện qua sự miêu tả về nỗi nhớ của đôi trai gái trong bài “Thăm bố mẹ làm ăn”:

" Đrâu Mông / Hai ta yêu nhau không lấy được / Giá ngày xưa ấy / Anh thôi đừng yêu em / Em thôi chớ yêu anh / Em thôi không cầm tay ôm lưng anh / Chẳng nằm dựa nhau trong giấc lành / Ngày mai anh dạo bước ra về / Để em nhớ anh không biết bao tháng năm mới mờ, / Chẳng nằm dựa nhau trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giấc hay / Mai ngày anh dạo bước đi / Cho em nhớ anh / Chẳng biết bao tháng năm mới phai" [12 ; 237].

Đó là nỗi nhớ trải dài theo thời gian, tưởng rằng sẽ không bao giờ hết

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 39 - 128)