Tính trữ tình

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 71 - 81)

3.1.1. Nhân vật trữ tình

Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch) [3 ;234].

Nhân vật trữ tình trong d ân ca H’mông Hà Giang được hiện lên qua những câu hát tỏ lòng , qua bài hát thở than trách móc , qua những tiếng hát ao ước, thề nguyền ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu như trong quan họ Bắc Ninh, những người hát quan họ thường được gọi là các liền anh, liền chị thì đại từ xưng hô của người H’mông lại được phân định rõ ràng. Người con trai được gọi là Đrâu Mông, người con gái tự xưng là Gầu Mông. Bước vào cuộc thi hát, bao giờ các Đrâu Mông cũmg là người chủ động trước:

"Đrâu Mông rằng Gầu Mông Đường bằng tốt lê hài

Đường phẳng tốt đi giày

Trai gái yêu nhau chê ít không chê đầy, Bằng phẳng tốt cuốn khăn thêu

Trai gái yêu nhau chê ít không chê nhiều. Gầu Mông rằng Đrâu Mông

Nhộng cây đục dây rừng

Chim công mổ dây gấm …" [17 ; 122]

Chàng trai người H’mông trong hội hát khi nhìn thấy cô gái mình thích thì chẳng ngần ngại giãi bày tình cảm của mình với cô gái. Trong đó thể hiện những tư tưởng rất “cởi mở” về tình yêu đôi lứa và quan hệ vợ chồng (Trai gái yêu nhau chê ít không chê nhiều), đặc biệt là trong tư tưởn g của người đàn ông. Qua đó cho thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của người nam giới H’mông Hà Giang, nhất là trong xã hội phong kiến xưa kia .

Trong quan niệm của nhiều dân tộc thì người đàn ông lý tưởng ngoài một ngoại hình khôi ngô tuấn tú thì luôn là hình ảnh một trang anh hùng dọc ngang trời đất, nếu như người trai trong ca dao Việt là:

"Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn "Đrâu Mông

Năm nay đôi ta ăn tết bố mẹ xong Ăn lễ bố mẹ hết

Đôi ta cất bước đi dạo chơi

Đrâu Mông đi qua chín mươi chín vòm trời, Đôi ta cất bước đi dạo suông

Đrâu Mông vượt qua chín mươi chín vòm mây". [11 ; 34] Hay:

"Lên ngựa xuống mà đi chợ Long Châu Cưỡi ngựa buộc cương bạc trắng, Lên ngựa xuống mà đi chợ Long Bến

Cưỡi ngựa buộc cương bạc tím". [12 ; 45] Bên cạnh đó, người trai H’mông còn phải thêm một số tiêu chuẩn khác như: hiểu biết nhiều, buôn bán giỏi, học điều hay lẽ phải để đẹp lòng người yêu:

Đrâu Mông đi lấy điều hay học đủ

Lẽ phải học xong / Lấy điều hay lẽ phải học đầy / Đrâu Mông sắn tay cất bước đi / Đi buôn con heo / Về bán con bò / Đrâu Mông được ăn trắng mặc trơn, / Lấy điều hay lẽ đúng học đủ / Đrâu sắn tay cất bước đi / Đi buôn con bò / Về bán con heo / Đrâu Mông được ăn no mặc đẹp. [11 ; 52]

Đó là mơ ước của đôi lứa về một hình ảnh Đrâu Mông lý tưởng, nhưng cũng là ước mơ về một cuộc sống ấm no đầy đủ, hạnh phúc ngập tràn.

Nếu trong ca dao dân ca Kinh, cô gái luôn được miêu tả với tất cả sự hoàn mỹ nhất:

" Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thì tác giả thơ ca H’mông cũng “có hàng vạn câu thực mà rất tuyệt vời”

[58 ; 27] để miêu tả ngoại hình các Gầu Mông:

“ Ngón tay thon mềm như hạt đậu non …”

“ Em ơi ! Mặt em như đoá phong lan nở trên núi …” “ Cô quấn xà cạp gọn xinh như trôn ốc xoáy ...”

Các Gầu Mông còn được nhắc đến với vẻ đẹp trong lao động, đây không chỉ là thước đo của các cô gái H’mông mà còn là tiêu chuẩn của các chàng trai H’mông:

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu

Gái xinh chưa biết cầm kim là hư” [11;60]

Đối với người phụ nữ H’mông, cả cuộc đời đều gắn bó với công việc thêu, dệt vải. Từ thuở nhỏ, các em gái H’mông đã được các bà mẹ, người chị tập cho thêu thùa:

"Lớn lên anh theo cha đi cày nương Theo anh vào rừng săn thú

Lớn lên em theo mẹ tập thêu

Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới" [18;141]

Đến tuổi trưởng thành, các thiếu nữ H’mông không tiếc thời gian làm đêm, làm ngày thêu bộ váy áo cưới. Tập quán pháp của người H’mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ phản ánh qua khả năng thêu thùa, qua bộ trang phục mặc trong lễ cưới. Tục ngữ H’mông đã đánh giá đúng vẻ đẹp của người phụ nữ: “Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem quần áo”. Và nghề thêu hoa, dệt vải là thước đo giá trị của người phụ nữ.

Vẻ đẹp của người vợ H’mông tương lai được quan niệm là cô gái có mái tóc xanh mượt như lông chim câu, hai tay thon và mập để cầm nổi cái cuốc và đặc biệt phải khéo léo như trôn con ốc khi thêu thùa. Người giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Những đêm trăng thanh gió mát hay bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bếp lửa hồng trong những ngày đông giá lạnh, các cô gái Mông thường quây quần bên nhau học thêu, truyền dạy kinh nghiệm in sáp, tạo mẫu, ghép vải mới… Trước khi đi làm dâu, cô gái được mẹ tặng cho bộ váy áo, như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo đẹp tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ. Người phụ nữ giàu có là người phụ nữ có nhiều váy đẹp, có nhiều đồ trang sức quý. Và khi khách quý đến ngủ ở gia đình, người khách sẽ được chủ nhà cho đắp tấm váy có nhiều hoa văn. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, phụ nữ H’mông vẫn tiếp tục công việc thêu thùa để lo cho chồng con có quần áo đẹp:

"Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy Đầu nhà là nơi anh thổi sáo, múa khèn

Em thêu váy mới không có sáp anh ra chợ kiếm

Em in hoa mới, không biết đường anh cầm que vạch giúp".

[142 ; 18]

Có thể coi đây là một bức tranh lý tưởng về hạnh phúc vợ chồng của đôi lứa người H’mông: người vợ ngồi thêu váy, chồng thổi sáo, múa khèn và tận tình giúp đỡ vợ. Một bức tranh sinh hoạt gia đình nơi vùng cao giản dị mà hết sức đặc sắc đậm đà tình nghĩa vợ chồng.

3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật trữ tình

Mỗi dân tộc có một phương pháp riêng để biểu hiện tâm hồn, tư tưởng bằng ngôn ngữ. Qua đó phản ánh những đặc điểm riêng của cộng đồng.

Trong dân ca H’mông Hà Giang về đề tài tình yêu đôi lứa, ngôn ngữ lời ca là sự kêt tinh của chất thơ với đời sống. Cách nói không cầu kì bóng bẩy, nhưng cũng rất ví von , hình ảnh , cách dùng nhiều ẩn dụ chứng tỏ tâm hồn H’mông hết sức tế nhị.

Nét độc đáo trong ngôn ngữ dân ca H’mông Hà Giang về đề tài tình yêu đôi lứa là sự kết hợp giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày với ngôn ngữ thơ giàu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình ảnh, nhạc điệu tạo ra một phong cách riêng gợi cho người đọc, người nghe những liên tưởng bất ngờ thú vị. Chẳng hạn , hình ảnh liên tưởng ở đây lại mang đậm bản sắc của thiên nhiên hoang dã:

"Giá anh lấy được em

Đôi ta như rồng rắn gió mưa Thổi ào ào vụt qua,

Giá anh lấy được em Đôi ta như rồng rắn gió to

Thổi vụt qua ào ào" [10 ; 248]

Ngôn ngữ nhân vật trữ tình trong dân ca H’mông Hà Giang về đề tài tình yêu đôi lứa tồn tại trong 2 hình thức cơ bản: Độc thoại ; Đối thoại.

- Độc thoại là: phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính có một lời đáp nào xuất hiện tức khắc, hoặc hoàn toàn không nhằm nói với ai cả. [3; 56]

Trên các văn bản của dân ca H’mông, thì hình thức độc thoại chiếm số lượng rất lớn. Đó là một vế lời ca của chàng trai hoặc cô gái.

Ở những bài ca độc thoại này, dấu ấn của lối trò chuyện, lối đối đáp vẫn đậm nét qua cách gọi, cách nhắn nhủ, cách dùng các đại từ nhân xưng.

Ví dụ bài ca sau chỉ có một vế của cô gái:

"Gầu Mông nói với đrâu Mông: Anh sinh thành làm bố mẹ chàng trai Anh cân đong đo đếm

Anh hãy cân đong đo đếm cho đầy Em sinh ra làm bố mẹ cô gái Em có nói cùng anh

Chắc anh từ đầu đến cuối sẽ tranh cãi ... Gầu Mông nói với đrâu Mông:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Em không đi được chín núi vượt chín thung

Không với người ta cãi chín điều vượt chín tầng. Em sinh ra làm con gái bố mẹ

Em không đi được chín núi vượt chín đồi

Không với người ta tranh chín thứ vượt chín loài". [145 ; 17]

Tuy hình thức là độc thoại nhưng người ta đoán đó là những phiến đoạn, là một vế của tầng tầng lớp lớp những đối ca nam nữ trong các cuộc hát mùa xuân, hay những đêm hát bên bếp lửa.

Bên cạnh đó ngôn ngữ độc thoại còn có hình thức đối thoại , thuật ngữ đối thoại được hiểu là :

(1) Sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc nhiều hơn) với nhau. (2) Một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật. [3;128]

Trong dân ca H’mông, hình thức đối thoại chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng khá tiêu biểu. Bài ca tồn tại cả 2 vế của đối ca nam nữ, là tiếng ca bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của đôi lứa yêu đương. Ví dụ:

"Gầu H’mông rằng đrâu H’mông Anh về em ở lại

Em làm bố mẹ cây sáo trúc Phơi cỏ gianh ….

Đrâu H’mông rằng gầu H’mông Em ở anh đi

Anh đi kiếm tiền tận đường cuối Để tiền bạc có đầy túi gang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dù là đối thoại hay độc thoại thì khi nói đến dân ca là nói đến yếu tố trữ tình được thể hiện đậm nét trong từng hình thức ngôn ngữ .

"Trữ tình là một trong ba loại hình văn học, ở đây cái được đề lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn với cái nó được mô tả" [3 ; 376].

Dân ca H’mông Hà Giang đậm đà chất yêu thương, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt. Bao nhiêu lời ca là bấy nhiêu lời tỏ tình yêu nỗi nhớ nhung, giận hờn, trách móc. Dường như không hát thì thôi, đã hát thì giãi bày cho hết, cho thỏa nỗi lòng.

Trong dân ca H’mông Hà Giang, câu chuyện muôn đời là nói về cảnh ngộ “Yêu nhau chẳng lấy được nhau”, với những ước vọng an ủi, vớt vát cuối cùng được ca dao Việt diễn tả ngắn gọn:

"Chẳng nên tình trước nghĩa sau Có con ta gả cho nhau thiệt gì".

Nhưng dân ca H’mông không thể hiện khác không kém phần đằm thắm mãnh liệt:

"Ta nắm tay nhau xây cuộc đời Sống vui vẻ không biết chán Đêm khuya khoắt nằm ngủ mê

Giá Đrâu H’mông lấy được Gầu H’mông, Gầu H’mông lấy được Đrâu H’mông Ta nắm tay nhau xây cuộc đời

Sống vui mừng không biết chê". [17, 573]

Sự giãi bày tình cảm mang tính trữ tình kết hợp với lời kể mang chất tự sự tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên, chân thành, gây được sự đồng cảm với trái tim người đọc . Nhưng câu hát dân ca ấy là ngọn nguồn của những bản tình ca H’mông vừa rất giàu chất thơ lại dồi dào chất truyện . Nhờ có lời kể mà những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đrâu Mông , Gầu Mông đã được khắc họa rõ nét tính cách , tâm trạn g và những nghĩ suy trăn trở của thế giới nội tâm những người đang yêu :

"Anh rằng: Em ơi !

Tình yêu đôi ta đẹp ngần này Đã nói nhiều nhưng chưa nói hết

Vẫn còn một điều ngây ngất ở trong em. Em rằng: Anh ơi !

Chúng mình dù tâm sự hay đến mấy Nhưng mới gặp gỡ lần đầu

Muốn nói với anh bằng điều khác

Nhưng vì chưa hiểu nổi trái tim anh … " [72 ; 17 ]

Với lối kết cấu đối đáp, tiếng hát tình yêu chủ yếu sử dụng phép đối ý, đối lời tạo nên sự cân đối giữa câu thơ, đoạn thơ khiến cho nội dung được nhấn bật lên:

"Gầu Mông rằng đrâu Mông: Giá hai đứa lấy được nhau Sẽ ăn uống cùng mâm Anh chết em cùng hòm, Sẽ ăn uống cùng muôi Anh chết em chết cùng hơi. Đrâu Mông rằng gầu Mông: Giờ đây yêu nhau không lấy được Hai đứa ăn uống không cùng bát Em chết anh chết chia lìa khác, Hai đứa ăn uống không cùng thìa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở bài ca theo kết cấu này, hình ảnh đrâu Mông - gầu Mông (anh – em) luôn xuất hiện. Khi diễn xướng, người tham gia phải bám theo chủ đề, nội dung của lời ca người hát trước, từ đó tạo ra sự cân đối, chặt chẽ lô gíc giữa lời xướng và lời đáp.

Tuy sống xen kẽ với các dân tộc Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng…, song người H’mông Hà Giang vẫn sinh hoạt tập trung thành từng bản ở những địa thế hiểm trở núi cao, vách đá dựng đứng. Ngôn ngữ của họ hoàn toàn khác với ngôn ngữ của các dân tộc anh em. Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ H’mông Hà Giang là có số lượng từ phong phú, nhiều từ cổ và ẩn dụ đang rất phổ biến trong các loại hình văn hoá như dân ca, châm ngôn, các bài cúng lễ, niệm thần chú, người ngoài dân tộc Mông khó nhận biết, khó phát âm, khó nhớ… Những ngôn từ trong cuộc sống sinh hoạt đời thường đã đi vào thơ một cách nhuần nhị , để trở thành ngôn ngữ nghệ thuật hàm chứa văn hóa tư du y của người H’mông .

Ngôn ngữ thơ là phương tiện để con người biểu lộ tình cảm một cách hữu hiệu nhất. Thơ trữ tình nói chung, thơ ca dân gian nói riêng bao giờ cũng đòi hỏi ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, có sức liên tưởng đối với người đọc. Ví dụ khi để nói về trạng thái “không bao giờ hết, không bao giờ thành”, dân ca H’mông có cách nói:

- “ Câu hát sắp hết lại không hết

Hết như nước suối giặt xà cạp qua nước suối giặt giày ”. - “ Bài hát không biết hết

Như nương trồng kiệu sang nương trồng ớt …”

Kết hợp lời ăn tiếng nói hằng ngày với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu tạo ra một phong cách riêng gợi cho người đọc, người nghe cảm giác gầngũi và ấm áp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ dân ca H’mông có quan hệ đến môi trường, tín ngưỡng và cảm quan thẩm mỹ của dân tộc H’mông. Vì thế hình tượng thơ trong dân ca H’mông Hà Giang luôn gắn bó mật thiết với môi trường, điều kiện sống của đồng bào. Hồn nhiên mà giản dị, hầu như trong

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)