Bài hát thở than, trách móc

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 49 - 128)

Yêu nhau rồi lại phải chia xa, yêu nhau mà không lấy được nhau, do cha mẹ không ưng, do hoàn cảnh trái ngang … khi đó đôi lứa thường buông lời thở than, oán hận qua lời ca, tiếng hát. Trong tổng số 77 bài dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa thì có tới 23 bài là những bài hát thở than, trách móc (chiếm 30 %). Điều đó chứng tỏ vị trí của tiểu chủ đề này chiếm một phần khá lớn trong số những bài dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa.

Trong những lời thở than oán trách đó ta thâý là cả nỗi niềm thương nhớ người yêu mà trước đây họ chưa có dịp giãi bày, qua đó cho thấy tình yêu trong qua khứ của họ thật là đẹp, thật lãng mạn:

"Hai ta yêu nhau không lấy được / Kể ra ngày ấy / Em thôi không cầm tay ôm lưng anh / Chẳng nằm dựa nhau trong giấc lành / Ngày mai anh dạo bước về / Để em nhớ anh không biết bao tháng năm mới mờ /Chẳng nằm dựa nhau trong giấc hay /Mai ngày anh dạo bước đi / Cho em nhớ anh /Chẳng biết bao tháng năm mới phai" [12; 145].

Có lẽ cho dù là lời thở than nhưng trong đó vẫn thấy mối tình của họ thật là đẹp, thật trong sáng và lãng mạn. Lí do cụ thể khiến họ phải chia tay trong quá khứ không phải điều mà những lời dân ca này hướng tới để trách móc, than vãn, mà là tấm lòng, tình cảm họ dành cho nhau trong tương lai (Mai này anh dạo bước đi - Cho em nhớ anh - Chẳng biết bao tháng năm mới phai.), đó mới là điều quan trọng và là sự bất diệt của tình yêu không phai mờ qua năm tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những bài dân ca H’mông Hà Giang, xen lẫn những câu dân ca mang hình thức chủ yếu là những lời thở than xen lẫn sự trách móc nhẹ nhàng ở trên, thì có những bài là những lời trách móc thực sự nặng nề, nó như sự dồn nén nỗi lòng đã tích tụ, giờ đây mới có dịp bùng nổ:

"Anh yêu em đến điên đến dại Chẳng một lời nói cùng em Lại còn lừa dối em bỏ lại, Anh bỏ em làm sao bỏ

Em bỏ anh như chim chứ chư kêu gào trên ổ, Anh bỏ em làm sao đây

Em bỏ anh như chim chứ chư kêu gào trên cây" [12;190] Đôi lứa trong bài dân ca trên đã từng rất yêu thương nhau, tình yêu đó đã được trải nghiệm qua thời gian (Anh đã yêu em từ thuở còn thơ...) nhưng không hiểu sao người con gái lại trách chàng trai rằng:

Anh yêu em đến điên đến dại Chẳng một lời nói cùng em Lại còn lừa dối em bỏ lại ...

Trong bài dân ca trên, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh loài chim chứ chư (một loài chim thường có tiếng kêu gào thảm thiết, ai oán sống chủ yếu ở nơi vùng cao núi đá xưa ) để nói về nỗi đau khi mất người yêu của chàng trai người H’mông.

Những câu hát thở than, trách móc thường chỉ được cất lên khi một cuộc tình chưa trọn vẹn, đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau.

"Tình hai ta thuở bé

Tưởng rằng sẽ thành lứa đôi Ai ngờ trước đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tình đôi ta từ thuở nhỏ

Tưởng rằng sẽ thành đôi lứa Ai ngờ trước kia

Đôi ta đổi kiếp lại không thay bìa".

Bài dân ca là lời than thở của đôi trai gái đã gắn bó với nhau từ thuở nhỏ, tưởng rằng lớn lên sẽ trở thành đôi lứa, nhưng vì một lí do nào đó mà nguyện ước đó đã không trở thành hiện thực. Giờ đây khi gặp gỡ nhau họ cùng ôn lại chuyện cũ và tìm ra lý do khiến họ phải xa nhau đó chính là do duyên kiếp.

Vậy điều gì đã khiến cho các đôi lứa phải xa nhau và không đến được với nhau ? Đó là do duyên kiếp như lời ca trên, nhưng có khi là vì những hoàn cảnh hết sức cụ thể như: nhà nghèo không đủ tiền cưới ngay để rồi mất người yêu như chàng trai trong bài “Kỉ niệm con cái”:

"Đrâu Mông lên đường đi học nghề Kiếm tiền tiền chẳng đầy túi

Đrâu Mông về đến ngang lối

Đã nghe tin gầu Mông rồi làm dâu nhà người, Đrâu Mông về đến ngang đường

Đã nghe tin gầu Mông lộ thành dâu nhà họ". [12 ; 190] Người H’mông xưa có tục lệ thách cưới khá nặng nề, khiến cho nhiều chàng trai nghèo không lấy được người mình yêu. Cũng giống như chàng trai trong bài ca trên, chàng trai trong bài “Pàng Chai giáo mai” cũng phải ngẩn ngơ, đau xót khi đứng nhìn cảnh người yêu đến làm dâu nhà khác do mình quá nghèo:

"Đrâu làng Pủa lòng dạ buồn phiền Đrâu làng Pủa

Leo lên đồi cao núi rau dớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nào thấy gì đâu

Chỉ thấy Pàng Chai giáo mặc đồ vóc gấm" [12 ; 57] Yêu nhau mong sẽ lấy được nhau , tất cả những cặp bạn tình chân chính trên đều mong như vậy . Các chàng trai , cô gái H’mông c ùng chung nguyện ước ấy. Nhưng đôi khi thực tế cuộc sống lại không cho họ thỏa lòng mong ước. Sự phân biệt giàu nghèo , tư tưởng phải môn đăng hậu đối là hiện thực khắc nghiệt chia rẽ đôi lứa , là duyên cớ dẫn đến những mối tình thấm đẫm nước mắt.

Đôi khi nguyên nhân lại xuất phát chính từ bản thân đôi lứa, đó là do sự lừa dối từ phía chàng trai:

"Nở hoa thành hoa vàng Kết trái thành trái chua

Chàng với mình yêu nhau đến cuồng nhiệt Năm nay chàng đi lấy vợ

Để lại một mình gầu Mông mất cả sự sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gầu Mông để nương lúa mơn mởn cho bò ăn" [44 ; 10] Trong tình yêu, không gì cay đắng hơn sự lừa dối, dối mình, dối người yêu và cuối cùng là sự phản bội. Vì thế trong lời ca có khi vừa là tâm trạng đau xót chua cay, vừa là thái độ mỉa mai chì chiết kẻ hai lòng:

"Miệng anh nói cùng em Anh trở lại cửa

Lại cùng vợ

Chụm đâù chung gối Ôm ấp chung chăn

Bỏ em một mình...". [43 ; 11]

Có khi kẻ lừa dối lại là từ phía người con gái và người bị lừa dối là chàng trai:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn "Anh đrâu Mông

Đi đến chân nhà em gầu Mông Thấy em gầu Mông

Cùng chồng ôm đùi nằm Biến anh đrâu Mông

Chẳng khác nào con chó “chừ va” của chồng em Gầu Mông đứng canh cướp" [12 ; 87]

Lời thở than oán trách còn trở nên xót xa, đau buồn hơn khi nguyên nhân gây ra sự chia lìa đôi lứa lại là do người con gái chẳng may mất sớm:

"Đrâu Mông vừa thương vừa khóc Thế là em chết thật rồi

Bố mẹ làm ma em ba ngày Sẽ đem em đi chôn cùng núi đồi Quay lưng em chống đất

Quay ngực em chống trời

Biết được bao giờ mới hết lòng thương". [12 ; 216]

Qua những lời ca trên cho thấy tình yêu đôi lứa ở đây thật sâu sắc và mãnh liệt và hoàn cảnh dẫn đến sự chia lìa đôi lứa cũng rất khác nhau, do đó những lời thở than oán trách ở đây cũng đa dạng, phong phú với nhiều cung bậc, dáng vẻ vì vậy xót xa, đau đớn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng người H’mông Hà Giang cũng như các dân tộc khác đều rất coi trọng tình yêu, đó là một nét nhân bản đáng quý của con người được thể hiện qua những bài hát thở than, trách móc.

Dân tộc H ’mông được coi là cộng đồng dân cư có cá tính mãnh liệt và phóng khoáng nhất. Họ sống trên các rẻo cao miền núi phía Bắc, đời sống người H’mông gắn liền cùng nương ngô, cây súng kíp...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người H’mông ở Hà Giang trong truyền thống có một quan niệm khá cởi mở trong tình yêu thể hiện tư tưởng tiến bộ so với quan niệm của các dân tộc khác về quan hệ yêu đương nam nữ và quan hệ tình cảm vợ chồng. Điều đó được thể hiện qua phiên chợ tình Khau Vai.

Chợ tình Khau Vai là địa điểm, là nơi để người ta tìm đến với nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình chắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không gen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

Qua việc tìm hiểu những khúc hát tình yêu , phải chăng những lời dân ca đó xuất phát là từ chính trong những phiên chợ tình. Đôi trai gái trong những lời dân ca này cũng đã từng có những phút giây hạnh phúc bên nhau khiến ai cũng tưởng rằng họ sẽ thành đôi lứa nhưng vì lý do này , lý do khác đã không cho họ cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc, giờ đây trong phiên chợ tình họ gặp lại nhau và cùng nhau ôn lại chuyện cũ, trong đó có những lời thở than oán trách, những nhung nhớ yêu thương , những khát khao hạnh phúc rất bình dị của đôi lứa người H’mông Hà Giang .

Vẫn biết rằng, điều mà con người mong mỏi nói lên nhiều nhất là những tình cảm, những ước mơ lành mạnh, một tình yêu chân thành, một gia đình hạnh phúc... Nhưng không phải mối tình nào cũng đạt được toàn hoa thơm quả ngọt như vậy, tình yêu còn chất chứa rất nhiều đắng cay, đắng cay chua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xót, nó thấm đẫm trong những lời dân ca của người xưa chất chứa những ân tình, đậm đà giá trị nhân văn .

2.2.3. Bài hát ao ước, thề thốt

Chuyện kể rằng ngày xưa ở vùng Khau Vai có một chàng trai dân tộc Nùng, xuất thân nhà nghèo, làm ruộng, là con thứ 3 nên gọi là chàng Ba. Chàng Ba đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo rất hay, chăm làm, thương người, được rất nhiều cô gái trong làng trộm nhớ thầm yêu. Tại nhà tộc trưởng người Giấy có cô con gái út: Đến tuổi trăng rằm, xinh đẹp nhất làng, nàng hát rất hay, con nhà giầu nhưng thích đi chăn trâu, cắt cỏ, làm ruộng cùng chúng bạn; đã có biết bao nhiêu chàng trai trong vùng ngỏ lời, nhưng nàng đều khước từ, vì nàng và chàng Ba đã mê say nhau ngay từ lần đầu tiên chạm mặt. Biết tin nàng yêu chàng Ba, bố mẹ, họ hàng nhà nàng đều phản đối vì không môn đăng hộ đối; hơn nữa, tục lệ làng không cho lấy người khác dân tộc; càng cấm đoán, mối tình họ càng bùng cháy và họ đã hẹn nhau, trốn lên hang núi Khau Vai để sống cùng nhau. Sự việc diễn ra, đã châm ngòi cho hai bên gia đình, 2 dòng tộc tranh cãi, xô xát... máu đã đổ... thương cha mẹ, họ hàng, dòng tộc, không muốn thù hận giữa hai gia đình, dòng tộc... nên hai người đã gạt nước mắt, chia tay nhau, về nhà. Họ hẹn nhau kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hàng năm cứ đúng ngày chia tay này sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khau Vai... ngày họ chia tay là ngày 27.3 (âm lịch).

Truyền thuyết và thực tế nội dung nguyên gốc của Chợ tình Khau Vai là một câu chuyện tình đẹp, trắc trở nhưng có hậu đem đến cho con người, cho xã hội một cách nhìn văn hóa, độ lượng, vị tha trước tình yêu lứa đôi, phê phán những phong tục, tập quán lạc hậu, thiếu nhân văn trong xã hội và đặc biệt là có cách nhìn, cách giải quyết rất mới, hiện đại, tình người đối với những “góc khuất”, những “phút xao lòng” trong tình cảm và cuộc sống vợ chồng. Nội dung đích thực của Chợ tình Khau Vai nhắc nhở, mở ra cho rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều người chúng ta một cách tiếp cận mới rất nhân văn về một thực tế có thật trong cuộc sống vợ chồng và tình yêu lứa đôi; cách giải quyết của Chợ tình Khau Vai giành cho những mối tình không “nên vợ thành chồng” đã vượt lên trên luật pháp hiện hành, vượt qua rào cản của đạo đức xã hội để rất tự nhiên, xác lập một chuẩn mực đạo đức mới cho những “góc riêng” của cuộc sống vợ chồng. Điều quan trọng nhất là: Tất cả những người chồng, người vợ từ trẻ đến già, của các dân tộc Tày, Giấy, Nùng, Dao, Mông ở vùng Khau Vai và các xã phụ cận đều tự nguyện, vui vẻ chấp nhận việc “ra đi” của vợ mình, chồng mình trong đêm 26, ngày 27.3 đó. Họ coi đó là việc làm đương nhiên, việc làm tốt, phù hợp đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc mình . Đây là một nét đẹp nhân văn , rất đáng được trân trọng trong cuộc sống.

Tình yêu – lòng chung thuỷ, hai khái niệm không bao giờ tách rời. Có thể nói chung thuỷ là giá trị hàng đầu trong tình yêu đôi lứa. Trong dân ca H’mông Hà Giang tình yêu càng đẹp khi hai người ước nguyện một lòng. Và cách thề nguyền của họ cũng thật độc đáo, gây ấn tượng mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Anh cứ lấy máu ngón chân Em sẽ lấy máu ngón tay Đem pha cùng một chai Uống cho chứng tỏ rằng

Mối tình thật đẹp thay" [43 ; 9]

Hình ảnh dân ca ở đây mang sắc thái riêng, độc đáo. Đó là cách thức biểu hiện một tâm trạng, một tính cách người H’mông thật mạnh mẽ, dứt khoát. Nhân vật trữ tình nói khá bình tĩnh và táo bạo khi bộc lộ lời thề của mình đối với người yêu. Người đọc cảm nhận rõ tâm tình nhân vật trên cơ sở một hình ảnh giàu sức cảm hoá và ấn tượng mạnh, đó là “cắt máu ăn thề”.

Mỗi dân tộc có một niềm tin, phản ánh những đặc điểm riêng trong tính cách của mỗi dân tộc. Hình tượng trong thơ ca H’mông Hà Giang luôn có mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan hệ gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc mình, địa phương mình. Khi tả mối tình giữa hai nhân vật, nếu như trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái nói rằng:

Ta yêu nhau cùng chơi Khuống đến gà gáy Đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng

Ta yêu nhau như nắm xôi nhuyễn chặt ... [18;54]

Sự diễn tả ấy cũng phù hợp với tâm lí của đôi lứa dân tộc H’mông Hà Giang. Ở đây , chúng ta sẽ thấy dáng dấp của những đôi trai gái người H’mông yêu nhau, đến với nhau trong những ngày hội “Gầu tào” khi mùa xuân đến, họ thường thể hiện tình yêu của mình qua tiếng đàn môi, tiếng kèn lá, tiếng sáo ngang sáo dọc dặt dìu trong các phiên chợ..

Như đã nói ở trên, hình tượng trong thơ ca của mỗi dân tộc luôn gắn kết với quan hệ tín ngưỡng tâm linh, đặc trưng thẩm mĩ riêng. Người H’mông Hà Giang xưa tin rằng: con người chết chưa phải là đã hết. Cho nên, với những mối tình tưởng là đã tuyệt vọng nhưng đôi lứa ở đây vẫn thường hi vọng, tin tưởng vào một cuộc sống hạnh phúc trên thiên đường. Vì thế, họ thề nguyền chung thuỷ với nhau cả khi đã chết:

"Núi đá đè núi hang sắp đổ Nếu gầu Mông chết đi

Hãy nhớ làm khóm trúc khóm mai

Cho tôi làm con chim con bướm bay đến nơi ở, Núi đá đè núi hang sắp vỡ

Nếu gầu Mông chết đi

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 49 - 128)