Khúc hát li biệt

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 65 - 71)

Cuộc vui nào cũng tới hồi kết thúc. Trong dân ca quan họ Bắc Ninh ai cũng nhớ tới câu hát người ơi người ở đừng về và khúc Giã bạn được các liền anh liền chị thể hiện trước khi giã biệt cuộc vui . Và ở dân ca H’mông Hà Giang, đôi lứa sau những phút giây gặp gỡ để giãi bày nỗi nhớ, buông lời thở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

than, thề hẹn... giờ đây đã đến lúc phải chia tay chờ ngày gặp lại họ cũng ngân lên khúc li biệt của lòng mình với bạn tình .

Theo quan niệm của người H’mông Hà Giang, sau những dịp được gặp gỡ cùng người yêu cũ, sau những giây phút xao xuyến, khi phiên chợ tình kết thúc, thì “cửa lòng” phải “khép” lại để quay về thực tế bên người chồng người vợ hiện tại. Nhưng những phút chia li đó không tránh khỏi những vương vấn:

"Trống gà gô gáy đồi dương sỉ Vang vang khe núi đứng

Mối tình hai đứa đẹp thế Em dạo bước sắp ra đi

Anh có dám cho mượn đôi vòng tay bạc Đem về đeo để đỡ nhớ,

Vang vang vách núi cao Mối tình hai đứa đẹp vậy Em dạo bước sắp ra về

Anh có dám cho mượn đôi nhẫn vàng

Đem về đeo để đỡ thương" [11 ; 23]

Cũng như các dân tộc khác, trai gái H’mông yêu nhau, khi xa thường có kỷ vật để tặng người yêu: một chiếc khăn tay, cây đàn môi, cái nhẫn, vòng tay, có khi là cả một đôi bồ giáo do chính tay mình làm nên, như ước muốn mãi bên người mình yêu. Tặng vật cũng chính là biểu tượng thiêng liêng của tình yêu cho nên luôn được nâng niu, gìn giữ:

"Đrâu rằng gầu Mông

Anh có không có vòng bạc nhẫn vàng cho mượn Để anh cho mượn chiếc bồ giáo thêu hoa đôi Cái giáo bồ thêu hoa tròn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày mưa đem cất kỹ đáy tủ

Để gió lùa không hay

Cho gió thổi không bay" [10 ; 44]

Ta nhận thấy ý nghĩa sâu xa trong từng lời ca. Hai người yêu phải xa nhau, họ trao gửi tình yêu chân thật nồng thắm với nhau. Và họ biết, muốn giữ được tình yêu lâu dài thì phải có ý thức nuôi dưỡng và trân trọng nó để cho nó không bị mai một theo thời gian. Tình yêu muôn thuở của con người là như vậy. Dù là phương trời nào, có chăng là chỉ khác nhau ở cách diễn đạt như ở trong ca dao người Việt có câu:

" Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay".

Hay:

"Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em nhặt thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà". [27; 36]

Điều đặc biệt là đôi lứa tặng nhau kỷ vật trong dân ca H’mông không phải lúc nào cũng là trai chưa vợ, gái chưa chồng như trong ca dao người Việt, mà đó là những người đã có gia đình, sau những giây phút “ngoài vợ ngoài chồng”, họ trao cho nhau kỷ vật và cùng trở về tổ ấm gia đình riêng của mình. Và trong giây phút chia tay họ cũng không quên dặn dò người mình yêu:

"Chim ruộng đánh chim én Chim én không nơi đậu Đậu ngay ngọn cành khô Hai đứa nói hay thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nếu quay lại về nhà

Người chồng đôi lứa

Không làm mặt đen mắt đỏ thôi Làm mặt đen mắt đỏ

Gầu Mông hãy vui lòng dỗ Gầu Mông rằng đrâu Mông

Anh ở em về" [11;17]

So với dân ca quan họ Bắc Ninh thì những khúc hát li biệt trong dân ca H’mông Hà Giang chiếm số lượng còn khiêm tốn hơn rất nhiều . Tuy nhiên không phải vì đôi lứa người H’mông không yêu thương quyến luyến nhau, mà bao nhiêu tình cảm của họ đã dồn hết vào những câu hát bộc lộ nỗi nhớ, trong lời thề nguyền. Giờ đây, khi phải chia tay, họ không thể thốt lên lời mà ngậm ngùi trong lòng, không muốn bạn tình mình thêm đau lòng khi phải chia xa, để rồi bao yêu thương lại được tích tụ và chờ được giãi bày trong lần hẹn sau. Những câu hát sau phần nào lý giải cho điều đó:

"Anh tạm biệt em sợ không hay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em tạm biệt anh sẽ như con suối quanh chảy thân cây Anh tạm biệt em lo không đẹp

Em tạm biệt anh sẽ như suối vòng trôi thân nẹp". [11 ; 57] Chế Lan Viên đã nhận xét: “Thơ H’mông có yếu tố tình cảm, có yếu tố bản năng. Nhưng thơ H’mông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ H’mông có yếu tố rất rõ của lý trí và ước vọng được giãi bày ...” [54;24]. Bởi thế, không hát thì thôi, đã hát thì giãi bày cho hết, cho thoả nỗi lòng nhưng bao giờ cũng có giới hạn, có điểm dừng. Chính lý trí và cách trình bày thích hợp trong trong dân ca đã đáp ứng nhu cầu thổ lộ và thể hiện được hết cái nghĩa lý sâu

xa của những cung bậc tình cảm trong tình yêu đôi lứa người H’mông Hà Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Biểu 2.1.Bảng so sánh các nhóm tiểu chủ đề Tiếng hát về tình yêu đôi

lứa trong dân ca H’mông Hà Giang

STT Tiểu chủ đề Số lƣợng / 77 bài Tỷ lệ (%)

1 Bài hát chào, hát mời 2 2,6

2 Bài hát về nỗi nhớ 19 24,7

3 Bài hát thở than, trách móc 27 35,0 4 Bài hát ao ước, thề thốt 25 32,5

5 Bài hát li biệt 4 5,2

Tiểu kết chương 2.

Có thể nói dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa đã phản ánh rất phong phú các cung bậc trạng thái tình yêu con người. Ở đó, mọi sắc thái tình cảm được biểu hiện một cách khéo léo, tế nhị, đó là niềm vui khi gặp gỡ, nỗi buồn lúc chia tay, sự tủi hờn, cay đắng khi tình yêu tan vỡ … Tất cả không nằm ngoài ước muốn trân trọng và đề cao những mối tình cao đẹp thuỷ chung. Từ những bài ca về tình yêu đôi lứa, có thể nhận thức được khá đầy đủ mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống tinh thần của người H’mông nơi cực Bắc tổ quốc, đó là những con người tuy cuộc sống vật chất còn rất nhiều khó khăn nhưng họ lại rất giàu tình cảm, coi trọng tín nghĩa. Mỗi bài ca là một cuộc đời, họ hát lên là để kể lại chính cuộc đời mình với những hạnh phúc, khổ đau, bất hạnh, bộc lộ nỗi ước ao, lời thề hẹn … Tiếng hát tình yêu, vì thế, có thể vang đến mọi nơi, mọi mái nhà, trên đỉnh núi, ngoài nương rẫy ... và trong đáy sâu tâm hồn người H’mông như ngọn lửa tình không bao giờ tắt. Với tính triết lý và cái nhìn nhân văn sâu sắc trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa vừa có giá trị nội dung phong phú vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc và đậm chất nhân văn .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với các nội dung đó có thể thấy tiếng hát tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà Giang mang đầy đủ các cung bậc của tình yêu nam nữ . Từ giây phút ướm lời thử ý khi đã vừa lòng nhau họ mới cất lên những câu hát tỏ lòng. Đến khi yêu nhau rồi phải xa cách thì nhớ nhung da diết . Khi được gần gũi họ lại cùng nhau thề nguyền , ao ước và cả sự trách móc giận hờn ...

Qua bảng phân loại trên (Biểu 1.tr 64) ta thấy trong các nhóm tiểu chủ đề về tình yêu đôi lứa trong dân ca H’mông Hà Giang, thì nhóm những bài hát ao ước, thề thốtbài hát thở than, trách móc chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Điều đó cho thấy đặc tính của người dân tộc Mông Hà Giang là luôn coi sự trung thực, thành thật và lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa cũng như trong những quan hệ cuộc sống hàng ngày.

Có thể coi những câu hát dân ca chính là chiếc gương phản chiếu đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của dân tộc H’mông Hà Giang. Đúng như nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: Thơ ca H’mông “ là công cụ thực dụng trong đời sống, chứ không phải chỉ giúp con người đôi cánh hư ảo để bay lên trên, thoát ra ngoài. Đời sống do đó vào cụ thể, tràn đầy trong thơ…” [58 ; 49].

Xuất phát từ những nội dung phong phú đó trong các câu h át dân ca về tình yêu đôi lứa đã làm tiền đề cho sự ra đời của những thể loại văn học dân gian khác của người H’mông Hà Giang . Đó là những câu truyện thơ viết về tình yêu đặc sắc đã in đậm trong tâm trí của những người H’m ông như: Nàng Dợ – Chà Tăng, Nàng Phan – Nồng Di, Sùng Mỷ – Trương Lang, Cô Mỷ – Pằng Dao .... Đó còn là nhân tố hình thành thế giới tâm hồn và tính cách

H’mông: mạnh mẽ , cương trực , thẳng thắn những cũng đầy lãng mạn yêu thương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TIẾNG HÁT TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG DÂN CA H’MÔNG HÀ GIANG

Dân tộc H’mông ở Hà Giang cũng như phần đông các tộc người khác đều ưa ca hát . Tiếng cười hồn nhiên , hóm hỉnh cùng với tiếng cườ i châm biếm đả kích đã đi vào lời ca tiếng hát với tất cả các cung bậc trữ tình phong phú. Những hình ảnh lạ kỳ , những vần điệu độc đáo , âm thanh rộn ràng cùng những tâm hồn mộc mạc đã làm nên những bản tình ca bất t ận.

"Nghệ thuật của dân ca về mặt văn học là nghệ thuật biểu hiện bằng ngôn ngữ và hình tượng phục vụ được tích cực nhất nội dung bài ca, còn nghệ thuật của dân ca theo tính tổng hợp của nó là nghệ thuật vừa thể hiện vừa biểu diễn với tất cả khả năng ca nhạc vũ kịch" [20; 550]. Do đó, tiếng hát tình yêu trong dân ca H’mông Hà Giang hay không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật độc đáo. Sự độc đáo được thể hiện rõ qua các phương diện sau :

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 65 - 71)