Một số thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 84 - 128)

3.3.1. Thủ pháp đối ngẫu

Một trong những thủ pháp kết cấu quen thuộc của dân ca các dân tộc là thủ pháp đối ngẫu (song hành thơ ca) là việc đối chiếu thế giới tự nhiên với đời sống tình cảm con người.

Nét tương đồng trong bức tranh miêu tả tự nhiên với các hình ảnh trong đời sống tình cảm con người tạo nên sự nhất quán trong tư tưởng cảm xúc và ý đồ nghệ thuật.

Dân ca H’mông Hà Giang tràn ngập các hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên không xa lạ mà gần gũi, gắn kết với đời sống tình cảm con người. Những biểu tượng như mặt trăng, mặt trời, núi non, chim chóc đều trở thành phương tiện biểu đạt tình cảm đậm đà sắc thái dân tộc:

"- Đrâu H’mông yêu gầu H’mông trên đỉnh núi chơi Mây bay là là về lấp kín mặt trời

Đrâu H’mông yêu gầu H’mông trên đỉnh non ngàn Mây bay là là về lấp cả mặt trăng.

- Đrâu H’mông yêu gầu H’mông yêu hụt

Cứ như chim cuốc quanh quẩn đám ruộng thụt Đrâu H’mông yêu gầu H’mông đắm say

Cứ như chim cuốc quanh quẩn thửa ruộng lầy" [17; 346] Bức tranh thiên nhiên ở vế thứ nhất, không hoàn toàn có ý nghĩa độc lập mà chỉ làm tăng sự biểu đạt cảm xúc, tăng sức thuyết phục cho phần đối ngẫu thứ hai. Dân ca H’mông đã áp dụng rộng rãi nguyên tắc kết cấu đối ngẫu này, tạo nên sự rung cảm lớn của chất thơ và giàu sức thuyết phục. Vẻ đẹp tự nhiên đã tạo nên một không gian nghệ thuật mang đặc trưng địa hình với núi cao, vực sâu , rừng vắng … Tất cả những hình ảnh đó là nơi gửi g ắm tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lòng của những nam thanh , nữ tú H’mông . Không gian tự nhiên ấy là cái cớ để nhân vật trữ tình giãi bày và bộc lộ tâm trạng buồn bã trống trải của mình khi tình yêu không vẹn toàn .

Sự đối ngẫu ấy còn diễn ra ở thời gian nghệ thuật trong những bài dân ca H’mông Hà Giang . Dân ca H’mông Hà Giang miêu tả thời gian bằng những cặp từ diễn tả sự đối lập giữa quá khứ , hiện tại và tương lai như đã trở thành công thức. Những nghệ sĩ dân gia n người H’mông còn biểu đạt tình yêu bằng cách nói riêng của mình :

"Mùa đông vừa đi qua Mùa xuân đã đến luôn Mùa đông vừa đi về

Mùa xuân đã lại đến ..." [12 ; 70]

Sự đối lập giữa mùa đông rét mướt , ảm đạm với mùa xuân ấm áp, tươi vui, giữa đếnđi, cũng chính là sự đối lập giữa tuổi trẻ đầy sức sống với tuổi già tàn tạ . Thời gian được đo bằng mùa , được đo bằng kiếp, bằng đời chứ không phải được tính bằng giây bằng phút một cách giả n đơn. Kết cấu đối ngẫu tạo nên sự rung cảm lớn của chất thơ và giàu sức thuyết phục . Các hình ảnh đối ngẫu được sử dụng không phải là sự đồng nhất cuộc sống của con người với tự nhiên , cũng không phải là sự so sánh các nhận thức khác nhau về đối tượng so sánh mà là sự đối chiếu chiếu theo dấu hiệu chuyển động của thực thể khách quan.

3.3.2. Thủ pháp kết cấu trùng điệp (lặp lại một số yếu tố).

Thủ pháp này được lặp lại trong hầu hết dân ca các dân tộc chỉ khác ở mức độ sử dụng.

Nếu như ở dân ca Việt, kết cấu trùng điệp có nhưng số lượng không nhiều, thì kết cấu này ở dân ca H’mông chiếm ưu thế trội nổi cả về cả về số lượng cũng như chất lượng diễn tả. Có thể nói rằng hầu hết các bài ca đều sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng biện pháp này ở mức độ đậm đặc tạo nên đặc trưng riêng trong lối diễn tả.

Thủ pháp điệp hai dòng, ba dòng thơ, điệp cả khổ thơ tạo nên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tăng sức thuyết phục của lý lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ. Ở trong bài ca sau ta thấy với thủ pháp điệp hai câu thơ, điệp cả khổ thơ đã diễn tả rất hình tượng nỗi đau đớn sâu sắc khi tình yêu đôi lứa bị ngăn cách:

"Tách bò con đau bò mẹ gan

Rằng núi tách anh tách em tách không lâu Chỉ có đất tách mới tách liền ngàn năm Tách bò con nước mắt bò mẹ rơi

Rừng núi tách tách không bền

Chỉ có đất tách mới tách luôn ngàn đời". [17, 578]

Nếu chỉ qua một khổ thơ, người nghe đã bị thuyết phục bởi sức gợi tả mạnh mẽ trong cách so sánh cụ thể, lối phô diễn tình cảm bộc trực thì với thủ pháp điệp, sức thuyết phục ấy lại tăng gấp bội.

Thủ pháp trùng điệp tạo nên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, tăng sức thuyết phục của lý lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ. Bài dân ca sau đây với thủ pháp điệp hai câu thơ, điệp cả khổ thơ đã diễn tả rất sinh động nỗi đau đớn của tình yêu không thành và tâm hồn cao thượng, đôn hậu của nhân vật:

"Bố mẹ sinh ra em nổi tiếng đẹp xinh

Ta thường lấy núi đồi làm thang bắc lên thăm Bố mẹ đẻ em ra lừng danh tươi giòn

Ta thường lấy núi đồi làm thang bắc lên hỏi Nhưng bố mẹ em gả em đi con đường rộng Ta đành làm chim gâu nỉ non đằng góc núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bố mẹ em gả em đi làm dâu con đường xa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta đành làm chim gáy nỉ non bên đồi nương ..." [10 ; 43] Nếu dân ca Thái có ưu thế thủ pháp lặp một dòng thơ:

"Đã yêu không rời bỏ

Đã thương không xa quên" [17; 19] Thì ở dân ca H’mông ưu thế của thủ pháp trùng điệp cả khổ thơ nổi trội hơn. Cách biểu hiện của những bài dân ca này vừa mang đặc điểm của lối nói truyền thống lại vừa như mang nỗi niềm riêng của bài thơ hiện đại:

"Núi cao có mặt trời sáng rực Đồng bằng sinh lùm cây rậm rì Rậm rì như mớ chỉ rối tung

Anh yêu em tình không phải không nhạt

Em yêu anh lòng anh như bị quỷ trêu" [46 ; 11] Nếu chỉ qua một dòng thơ, người nghe đã bị thuyết phục bởi sức gợi tả mạnh mẽ trong cách so sánh cụ thể, lối phô diễn tình cảm bộc trực thì với thủ pháp điệp cả khổ thơ, sức thuyết phục ấy lại tăng gấp bội.

Trong dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa, hình ảnh “Đrâu Mông, Gầu Mông” được hiện lên rõ nét hơn qua biện pháp miêu tả theo kết cấu trùng điệp. Những hình ảnh: chung uống bát nước lã ; chung uống chén nước lạnh ; xiết chặt tay nhau … trở đi trở lại tong một số bài ca đã thể hiện tình cảm thắm thiết của hai người yêu nhau:

"Đôi ta kết nghĩa cùng nhau Chung uống bát nước lã Cũng ngọt như mật ong

Xiết chặt tay nhau như sợi dây bạc không bao giờ đứt, Đôi ta kết duyên cùng nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cùng ngọt như mật khoái

Xiết chặt tay nhau như sợi dây vàng không bao giờ rời" [43 ; 11] Tình cảm và tâm trạng con người được tác giả dân gian giới thiệu qua thủ pháp trùng điệp vừa giản dị, vừa giàu sức thuyết phục. Sự xuất hiện của kết cấu trùng điệp đã tạo ra những lớp sóng thể hiện những rung động tình cảm của đôi bạn trẻ. Qua đó người đọc hiểu rằng chính sự gắn bó, những kỷ niệm thời thơ ấu đã giúp đôi lứa hình thành những cung bậc tình cảm mới, những rung động mới. Đó là tình yêu và niềm mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc.

Nghệ thuật biểu đạt tình cảm bằng thủ pháp kết cấu trùng điệp được vận dụng theo nhiều cách khác nhau. Một ý hay một sự vật, thường được diễn tả bằng hai vế, mỗi vế gồm nhiều câu dài hoặc ngắn. Hai vế nhấn mạnh lẫn cho nhau bằng cách chỉ đổi khác một vài từ:

"Gầu Mông chết rồi

Gầu Mông đâu còn gọi được đrâu Mông nửa lời, Gầu Mông chết đã lâu

Đâu còn gọi được đrâu Mông nửa câu". [11;24] Đôi khi dùng đến hai đoạn thơ để phô diễn một ý, một sự vật:

"Nước to đuổi nước tĩnh Mưa lớn đuổi mưa trôi Trôi mãi ra ngoài dòng Anh có gì kỷ niệm Để em về lưu năm ? Nước to đuổi nước tĩnh Mưa lớn đuổi mưa chảy Chảy mãi ra ngoài bờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Anh có gì kỷ niệm

Để em về lưu tháng ?". [10 ; 56]

Việc sử dụng kết cấu trùng điệp: dòng thơ, khổ thơ … cũng chính là sự phản ánh rõ nét tâm lý của người dân H’mông: thật thà, chất phác, ưa cụ thể, cần sự chính xác để khắc hoạ được hình ảnh tạo được ấn tượng mạn mẽ và có sức thuyết phục cao. Sự lặp lại những câu thơ, hình ảnh, từ ngữ tạo những cảm xúc nối tiếp, vô tận khiến người nghe bị cuốn hút vào mạch cảm xúc ấy. Nhờ có kết cấu trùng điệp đó mà dân ca H’mông Hà Giang trở nên dễ thuộc dễ nhớ và gần gũi với đời sống đồng bào hơn bao giờ hết.

Nghệ sĩ dân gian H’mông đã sử dụng thật tài tình thủ pháp kết cấu trùng điệp làm tăng thêm độ ngân vọng của các làn điệu dân ca, giúp nó gắn bền chặt trong tiềm thức văn hoá cộng đồng. Với kết cấu này đã khiến cho dân ca H’mông Hà Giang về tình yêu đôi lứa không thể trộn lẫn với bất cứ dân ca của dân tộc nào.

3.3.3. Một số biểu tượng trong dân ca H’mông Hà Giang mang ý nghĩa văn hoá dân tộc – Các mô típ trữ tình

Mô típthành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học. [3, 204].

Trong dân ca H’mông có một số kết cấu quen thuộc được nhắc lại nhiều lần trong các bài ca, dường như là lối nói cửa miệng của đồng bào dân tộc H’mông Hà Giang:

-" Cào cáo đi giày lá Châu chấu đi giày da Em quay lại nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - "Gầu Mông rằng đrâu Mông

Vì anh lỡ bước chậm chân

Em mới qua làm dâu người Di người Hán" [12;234]

Đó là cách nói đơn giản, mộc mạc, bộc trực, thẳng thắn nhưng lại vừa sâu xa, ý tứ thể hiện được tính cách H’mông.

Như trên đã nói, phương thức biểu hiện trong thơ ca dân gian H’mông có quan hệ đến môi trường tín ngưỡng và cảm qua thẩm mỹ của dân tộc H’mông. Vì thế các câu ca được coi là cách nói “cửa miệng” của đồng bào H’mông Hà Giang luôn gắn bó với đặc điểm địa hình, phương thức canh tác trong thực tế đời sống của họ. Nếu như ta gặp hình ảnh “bò đực kéo cày” trong những câu ca:

"Đồi khô phí bò đực sức kéo Anh được em, em được anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ăn và mặc nguyện không để anh phải khó, Đồi khô phí bò đực sức co

Anh được em, em được anh

Ăn và mặc nguyện không để anh phải lo" [9;67]

Thì hình ảnh “đôi bò đực kéo cày” đó lại được nhắc đến trong bài ca “Hết khóc than” và “Em gái tôi” để diễn tả nỗi lòng đôi lứa:

"Lùa Tú đợi mãi

Cầu vồng đôi làm râm mát Mát mẻ khóm tre lá xanh biếc Miệng không hé

Nhưng bụng nghĩ rằng phải bắt bò đực để kéo ách, Mát mẻ khóm tre lá xanh bay

Mồm không hở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là những câu ca thể hiện tâm trạng bực bội khi phải đợi chờ người yêu đến trong khát khao. Nhưng hình ảnh đôi bò đực đó cũng là nỗi lòng của người con gái khi bị ép duyên, bước chân về nhà chồng mà lòng nặng trĩu “tựa bò đực sắp phải kéo cày”:

"Gầu Mông đi được nửa con đường Quay đi xem vòng quay lại ngắm Thấy phương trời bố mẹ trong xanh Thấy phương đất nhà chồng tối mịt Tựa bò đực sắp phải kéo ách, Quay đi ngắm vòng quay lại xem Thấy phương trời bố mẹ trong sáng Thấy phương đất nhà chồng tối mù

Tựa bò đực sắp phải kéo cày" [124 ; 10]

Thời gian nghệ thuật luôn được các nhà thơ, nhà văn diễn tả qua các biểu tượng thiên nhiên. Nguyễn Du dùng hình ảnh hoa lựu để diễn tả mùa hè:

"Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông".

Các nhà thơ xưa dùng hình ảnh lá ngô đồng rụng, hoa cúc vàng để diễn tả mùa thu, dùng hoa sen để biểu tượng cho mùa hạ …

Thời gian nghệ thuật trong dân ca H’mông được diễn tả qua những hình ảnh sinh động và phong phú và rất riêng:

-“Em ở anh đi

Anh đi khi nào sâu bọ làm tổ lá lau Làm kén ống tre

Mùa xuân mới phơi phới về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -“ Bướm sâu đã hẹn ngày hẹn tháng

Vào một ngày dưới trời xanh

Ngày lành tháng tốt anh gặp em ...” [11; 124]

Đó là những cảm nhận về thời gian thanh xuân, thời gian đời người, thời gian của sự mong chờ tình yêu vĩnh cửu. Thời gian ấy không thể tính bằng giây, bằng phút một cách đơn giản, mà được đo đếm bằng sự cảm nhận và tâm trạng con người. Thời gian thật khó đo đếm, nhưng các tác giả dân gian H’mông trên núi cao lại có cách đo thật độc đáo:

" Đôi ta ra về cây nêu ở lại Thời gian qua, cây nêu chết đen

Mình hỡi ! mình không có lòng thì thôi

Mình có lòng, đôi ta ngả cây nêu vào giữa …” [11;143]

Dùng hình ảnh cây nêu để đo lường thời gian. Cây nêu ở lại, cây nêu chết đen và cây nêu ngả bóng giữa hai người. Một đơn vị đo lường kỳ lạ song mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Đối với người H’mông Hà Giang cũng giống như các dân tộc khác, hình ảnh hoa đào luôn là biểu tượng của mùa xuân, mùa của tình yêu:

"Năm tháng rất dài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh về không nhớ em thì thôi

Nếu nhớ, anh lại đến vào mùa hoa đào nở tươi

Chúng mình sẽ nói chuyện rộn lòng." [9; 46]

Những khái niệm về thời gian được diễn tả qua các hình ảnh thiên nhiên là phương tiện quan trọng góp phần tạo dựng bức tranh tâm trạng đa dạng phong phú của nhân vật trữ tình trong mỗi bài ca.

Baudelare có lần đã nói: Con người sống trong một rừng biểu tượng. Điều đó có nghĩa, số lượng biểu tượng tồn tại trong đời sống là vô cùng lớn. Biểu tượng ra đời từ rất xa xưa, khi con người bước vào thuở bình minh lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sử của mình bởi vậy nó “cổ xưa như ý thức nhân loại vậy” [24 ; 3]. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “Biểu tượng”, tùy theo góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau:

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa, “biểu tượng (tiếng Anh: symbol; tiếng Pháp: Symbole) là một tín hiệu mà mối quan hệ giữa các mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người: cái biểu trưng ) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính lí do, tính tất yếu”. [16 ; 4]

Trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt" [23 ; 3].

Trong thơ ca dân gian, vấn đề nghiên cứu biểu tượng là vấn đề gây nhiều ý kiến trái ngược. Có những ý kiến cho rằng không nên hoài công nghiên cứu vấn đề này khi đã có nhiều công trình nghiên cứu ẩn dụ thơ ca. Mặt khác, lại có nhiều ý kiến cho rằng biểu tượng là đặc trưng thể loại nổi bật và được sử

Một phần của tài liệu tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca h'mông hà giang (Trang 84 - 128)