Thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học là tổ chức thanh tra nội bộ, có chứcnăng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tự kiểm tra, thanh tra, trongphạm vi quản lý của Hiệu trưởng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN CHÍ GÓT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN CHÍ GÓT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
Người HDKH: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
Nghệ An, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáodục ở Trường Đại học Đồng Tháp” được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoahọc của PGS.TS Phạm Minh Hùng Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng đã dành nhiều thờigian, công sức chỉ bảo và tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, PhòngĐào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục, các giảng viên Trường Đại học Vinh đãtận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn này
Tác giả cũng đồng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại họccủa Trường Đại học Đồng Tháp, các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiệnthuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhậnđược sự chỉ bảo của Quý thầy giáo, cô giáo và sự góp ý của các đồng nghiệp
Chân thành cảm ơn!
Tác giả Nguyễn Chí Gót
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BCH TƯ ĐCSVN: Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- CBCT: Cán bộ coi thi
- CBQL: Cán bộ quản lý
- CBTTr: Cán bộ thanh tra
- Chỉ số ISSN: Chỉ số chuẩn quốc tế
- CNTT: Công nghệ thông tin
- CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- CTSV: Công tác sinh viên
- HSSV: Học sinh sinh viên
- ISO.9001:2008 và QUACERT: Chứng nhận chất lượng trong cơ sở đào tạo
- KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn
- K: khá
- KTCN: Kỹ thuật công nghiệp
- KTNN: Kỹ thuật nông nghiệp
- KT&BĐCLĐT: Khảo thí và bảo đảm chất lượng đào tạo
- L-CTN: Lệnh Chủ tịch nước
- LĐXS: Lao động xuất sắc
Trang 5- NCKH-SĐH: Nghiên cứu khoa học và sau đại học
- NĐ-CP: Nghị định chính phủ
- NN-TH: Ngoại ngữ tin học
- QĐ-BGDĐT: Quyết định của Bộ giáo dục đào tạo
- QĐ-ĐHĐT: Quyết định của đại học Đồng Tháp
- QĐ-ĐHSPĐT: Quyết định của đại học sư phạm Đồng Tháp
- QĐ-ĐHSPĐT-TCCB: Quyết định của đại học sư phạm Đồng Tháp và tổ chứccán bộ
- QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng
- QHXI: Quốc hội khóa 11
- QH13: Quốc hội khóa 13
- TB&CN: Thiết bị và công nghệ
- TB/TƯ : Thông báo của trung ương
- TC & NL: Tài chính và nhân lực
Trang 6- Th.tra ĐT: Thanh tra đào tạo
- TKTr : Tự kiểm tra
- TL & VL: Tài lực và vật lực
- TN THPT: Tốt nghiệp trung học phổ thông
- TT: Thứ tự
- TT-BGDĐT: Thông tư của Bộ giáo dục đào tạo
- TTrGD: Thanh tra giáo dục
- UBND: Ủy ban nhân dân
- VPCP-KGVX: Văn phòng chính phủ và khối giáo dục văn hóa xã hội
- VPQC: Vi phạm quy chế
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
I Danh mục các biểu bảng
1 Bảng 2.1 Thống kê số lượt tự kiểm tra các khoa năm học 2009-2010
2 Bảng 2.2 Thống kê số lượt tự kiểm tra các khoa năm học 2010-2011
3 Bảng 2.3 Thống kê số lượt tự kiểm tra các khoa năm học 2011-2012
4 Bảng 2.4 Thống kê số lượt tự kiểm tra các Phòng ban năm học 2009-2010
5 Bảng 2.5 Thống kê số lượt tự kiểm tra các Phòng ban năm học 2010-2011
6 Bảng 2.6 Thống kê số lượt tự kiểm tra các Phòng ban năm học 2011-2012
7 Bảng 2.7 Thống kê số lượt TKTr các đơn vị năm học 2009-2010
8 Bảng 2.8 Thống kê số lượt TKTr các đơn vị năm học 2010-2011
9 Bảng 2.9 Thống kê số lượt TKTr các đơn vị năm học 2011-2012
10 Bảng 2.10 Thống kê giờ dạy của giảng viên năm học 2009-2010
11 Bảng 2.11 Thống kê giờ dạy của giảng viên năm học 2010-2011
12 Bảng 2.12 Thống kê giờ dạy của giảng viên năm học 2011-2012
13 Bảng 2.13 Tổng hợp đánh giá xếp loại các khóa trong ba năm học
14 Bảng 2.14 Thống kê số lượng kiểm tra bằng TN THPT năm 2010
15 Bảng 2.15 Thống kê số lượng kiểm tra bằng TN THPT năm 2011
16 Bảng 2.16 Thống kê số lượng kiểm tra bằng TN THPT năm 2012
17 Bảng 2.17 Thống kê số lượng vi phạm quy chế của giảng viên và sinh viên
18 Bảng 2.18 Thống kê số lượng chấm khóa luận tốt nghiệp năm 2011
19 Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp
20 Bảng 3.2 Tính khả thi của các giải pháp
II Danh mục các biểu đồ
1 Biểu đồ 2.1 Số liệu vi phạm của giảng viên và sinh viên 03 năm
2 Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp
3 Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các giải pháp
Trang 8MỤC LỤC
Trang Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
6.3 Phương pháp thống kê toán học 4
7 Đóng góp của luận văn 4
7.1 Về mặt lý luận: 4
7.2 Về mặt thực tiễn: 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1 5
Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 5
1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
Trang 91.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Thanh tra và công tác thanh tra giáo dục 8
1.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác thanh tra giáo dục 12
1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 15
1.3 Công tác thanh tra giáo dục ở các trường ĐH trong giai đoạn hiện nay 17
1.3.2 Quy trình thanh tra giáo dục ở trường đại học (Số TL) 18
1.3.3 Nội dung thanh tra giáo dục ở trường đại học 21
1.3.4 Hình thức thanh tra giáo dục ở trường đại học 22
1.3.5 Phương pháp thanh tra giáo dục ở trường đại học 22
1.3.6 Tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học .24
1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 25
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 25
1.4.2 Mục đích, yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 25
1.4.3 Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 26
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học 27
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2 29
Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 29
2.1 Khái quát về Trường Đại học Đồng Tháp 29
Trang 102.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ 30
2.1.3 Quy mô và chất lượng đào tạo 30
2.1.4 Cơ sở vật chất 30
2.1.5 Thành tích của trường……… 30
2.1.6 Phòng Thanh tra Đào tạo 31
2.2 Thực trạng công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 32
2.2.1 Kết quả tự kiểm tra trong 3 năm học 32
2.2.2 Thanh tra toàn diện 38
2.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 50
2.3.1 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 50
2.3.2 Đánh giá các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 55
2.4 Nguyên nhân của thực trạng 56
2.4.1 Nguyên nhân thành công 56
2.4.2 Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót 57
Tiểu kết chương 2 57
Chương 3 58
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 58
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59
Trang 113.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại
học Đồng Tháp 60
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 60
3.2.2 Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học 62
3.2.3 Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường 63
3.2.4 Đổi mới phương pháp, hình thức, quy trình công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường 64
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp 66
3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 67
3.3.1 Khảo sát sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 67
3.3.2 Khảo sát tính khả thi của các giải pháp đề xuất 68
Tiểu kết chương 3 74
PHẦN KẾT LUẬN 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 78
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 78
2.2 Đối với Trường Đại học Đồng Tháp 78
2.3 Phòng Thanh tra Đào tạo 79
2.4 Đối với các đơn vị trong trường 79
Danh mục tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định
số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010) Chiến lược Giáo dục Việt Nam2001-2010 đó đã tiến hành được 8 năm Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước
đó khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũngcho thấy cần có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-
2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 vớinhững điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trongthập niên tới
Bộ Chính trị yêu cầu cấp Ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghịquyết TƯ 2 (khóa VIII), tại Thông báo số 424-TB/TƯ ngày 14/4/2009 của BộChính trị, kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 “…
phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp
để phát triển giáo dục đến năm 2020”
Nghị quyết 5 của BCH TƯ Đảng CSVN khóa XI ngày 14/5/2012 đã đánh
giá về công tác quản lý giáo dục: “…Quản lý giáo dục và đào tạo còn bất cập thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho qúa trình CNH, HĐH đất nước; Quản
lý chất lượng giáo dục đào tạo còn nhiều lúng túng, những hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi và cấp bằng, lạm thu, dạy thêm chậm được khắc phục, gây bức xúc xã hội; Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
Trang 13lý giáo dục chưa được quan tâm; Chất lượng đào tạo của các trường Sư phạm còn hạn chế, đào tạo giáo viên chưa gắn với nhu cầu của các địa phương”.
Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục đại học, số: 08/2012/QH13 (được
thông qua ngày 18/6/2012) Điều 70 về Thanh tra, kiểm tra: “…Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục đại học; Phát hiện, ngăn chặn và xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục đại học; Xác minh, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục đại học,…Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự thanh tra và tự kiểm tra theo quy định của pháp luật Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra trong cơ
sở giáo dục đại học.”
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày18/12/2012 về Quy định tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đạihọc, trường trung cấp chuyên nghiệp
Để thi hành Luật giáo dục đại học, mới đây Chính phủ đã ban hành một sốvăn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày09/5/2013 về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành giáo dục, giúp cho công tácquản lý giáo dục ngày càng hoàn thiện Như vậy thanh tra giáo dục có vai trò, vịtrí quan trọng và không thể thiếu khi thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triểngiáo dục trong giai đoạn hiện nay
Thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học là tổ chức thanh tra nội bộ, có chứcnăng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tự kiểm tra, thanh tra, trongphạm vi quản lý của Hiệu trưởng, nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, việcthực hiện nhiệm vụ của Nhà trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục
Trang 14Công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp trong nhữngnăm học qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn nhiều vấn đề bấtcập như: việc tự kiểm tra ở đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên; sự phốihợp giữ các đơn vị thực hiện những nội quy quy chế, lề lối làm việc, thicử trong trường chưa được kiểm tra chặt chẽ.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp” để
Công tác thanh tra giáo dục ở trường Đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở TrườngĐại học Đồng Tháp
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi thì có thể nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đạihọc Đồng Tháp
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh
tra giáo dục ở trường đại học
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp
Trang 155.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục
ở Trường Đại học Đồng Tháp
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thểsau:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SRSS để xử lý số liệu thu được
7 Đóng góp của luận văn
Trang 168 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tragiáo dục ở trường đại học
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanhtra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáodục ở Trường Đại học Đồng Tháp
Trang 17
Tuy nhiên, việc tổng kết hoạt động thực tiễn của nó để bổ sung cho khoahọc quản lý giáo dục chưa làm được nhiều Nhìn lại quá trình hoạt động, từ khi
có Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng đường lối đổimới của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục
và Đào tạo) đã quyết định số: 1019/QĐ ngày 29/10/1988 ban hành văn bản quyđịnh về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục (TTrGD) Ngày28/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định số: 358/HĐBT
về tổ chức và hoạt động của TTrGD Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo (BộGD&ĐT) đã có Quyết định số: 478/QĐ ngày 11/3/1993 ban hành quy chế tổchức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục và đào tạo Tháng 12 năm
1998 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành,
ở mục 4 chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyềnhạn, trách nhiệm của TTrGD và đối tượng thanh tra Ngày 10/12/2002 Chínhphủ ra Nghị định số: 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáodục và có Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 16/8/2006 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của Thanh tra giáo dục Gần đây nhất ngày 14/06/2005, QuốcHội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) ở mục 4 chương
Trang 18VII từ điều 111 đến điều 113 đã quy định quyền hạn, trách nhiệm và tổ chứchoạt động của thanh tra giáo dục.
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày18/12/2012 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đạihọc, trường trung cấp chuyên nghiệp
Đặc biệt, Chính phủ vừa ra Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013
về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục Đây là Nghị định mới nhất về quyđịnh của công tác thanht tra trong ngành giáo dục
Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả bàn về vấn đề công tác thanh tra,kiểm tra giáo dục nói chung và công tác thanh tra giáo dục trong trường đại họcnói riêng
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng chu trình quản lý gồm các giaiđoạn: chuẩn bị kế hoạch hoá, kế hoạch hoá, chỉ đạo kiểm tra Kiểm tra là giaiđoạn cuối cùng của chu trình quản lý Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cựccho kỳ kế hoạch (năm học) tiếp theo “ Theo lý thuyết Xibecnetic, kiểm tra giữvai trò liên hệ nghịch trong quá trình quản lý Nó giúp cho chủ thể quản lý điềukhiển một cách tối ưu hệ quản lý Không có kiểm tra không có quản lý” [18;tr.73]
Tác giả Đặng Quốc Bảo xác định: “Quản lý giáo dục có 4 chức năng cụthể: kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra Trong đó Kiểm tra là công việcgắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu” [2;tr.125]
Về quản lý trường học, tác giả Trần Kiểm đã viết “Hiệu quả quản lý nhàtrường phụ thuộc nhiều và chừng mực người Hiệu trưởng sử dụng thông tinkhách quan, đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên về chấtlượng kiến thức, về mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của học sinh” [13;tr.123] Thông tin khách quan thu được chủ yếu qua kết quả thanh tra
Trang 19Do vậy, kiểm tra, thanh tra có tác dụng rất quan trọng trong toàn bộ hoạtđộng QLNN nói chung, hoạt động quản lý giáo dục nói riêng Quản lý đồng thời
là kiểm tra Kiểm tra, thanh tra nằm trong bản thân sự hoạt động quản lý Ngườiquản lý với kiểm tra là một chứ không phải là hai
Nhiều tác giả đã đề cập về đề tài TTrGD Các bài viết đăng trên tạp chíThông tin quản lý giáo dục, các bài giảng trong các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụTTrGD trường Cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục đào tạo Trung ương I, bài giảngcho các lớp đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành QLGD của các tác giả nhưLưu Xuân Mới, Nguyễn Trọng Hậu, Phạm Minh Hùng, Dương Chí Trọng,Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mỹ Trinh… đã đề cập nhiều vấn đề liên quanđến công tác kiểm tra, TTrGD Năm 2003 (in lần thứ nhất), hai tác giả QuangAnh - Hà Đăng đã xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết trong hoạt độngthanh tra, kiểm tra giáo dục và đào tạo” [1; tr.25] có tính chất tổng hợp các vấn
đề cơ bản về TTrGD
Ngoài ra, một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (QLGD)(Lê Thị Soan - ĐH Thái Nguyên, Nguyễn Văn Công - Sở GD & ĐT ĐồngTháp…) cũng đó nghiên cứu về công tác thanh tra giáo dục, nhưng chủ yếu chỉnghiên cứu về công tác phát triển đội ngũ, công tác hoạt động chuyên môn nhàgiáo, công tác quản lý cơ sở vật chất…
Các đề tài và bài viết nêu trên đã đề cập đến các vấn đề chung của côngtác TTrGD, chủ yếu là các khía cạnh về tổ chức lực lượng thanh tra, công tácthanh tra chuyên đề, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo…Đây là những tài liệu
có giá trị và bổ ích
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể về cácbiện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học, nhất làcông tác thanh tra giáo dục tại Trường Đại học Đồng Tháp nói riêng Những vấn
Trang 20đề đó cũng là vấn đề chủ yếu mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu trong luậnvăn này.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Thanh tra và công tác thanh tra giáo dục
1.2.1.1 Thanh tra
Khái niệm thanh tra được định nghĩa nhiều cách như sau:
Theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từđiển Tiếng Việt, “ Thanh tra I (động từ) Kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm củađịa phương, cơ quan, xí nghiệp II (danh từ) Người làm nhiệm vụ thanh tra.”
Một số nhà khoa học quan niệm:
- Thanh tra là làm rõ mọi sự việc, hiện tượng; đồng thời trả lại tính chân
lý, tính công bằng cho sự việc và hiện tượng đó
- Thanh tra (inspect; to inspect) được hiểu là hoạt động của chủ thể bênngoài hệ thống (một tổ chức xã hội hoặc cá nhân) nhìn nhận khách quan bản chấtbên trong của sự việc, hiện tượng nào đó của hệ thống để đánh giá sự vận động
hệ thống đó theo một quy chuẩn đã có [16; tr.4]
Thanh tra là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, có chức năngduy trì các hoạt động của cơ quan hay của công chức bằng các hoạt động xemxét, thẩm định lại những hành vi của công chức, những hoạt động của cơ quanhành chính Nhà nước trên cơ sở quy định pháp lý về quyền hạn, nhiệm vụ củacác cá nhân hoặc tổ chức được thanh tra [16; tr.5]
Theo Luật thanh tra (Luật số 22/2004/QHXI, kỳ họp thứ 5, ban hành theoLệnh số 11/2004/L-CTN, ngày 24/4/2004 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam), còn có một số thuật ngữ sau:
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý
nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổchức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong Luật thanh
Trang 21tra và các quy định khác của pháp luật Thanh nhà nước gồm thanh tra hànhchính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà
nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quam quản lý
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức , cá nhân trong việc chấp hànhluật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành,lĩnh vực thuộc thẫm quyền quản lý
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban
thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan,
tổ chức, cá nhân ở cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp, doanh nghiệp nhà nước
- Thanh tra là sự kiểm tra, đánh giá và xử lý chính thức có tính chấtNhà nước của cấp có thẩm quyền, được thực hiện qua tổ chức thanh tra đốivới tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quyđịnh của Nhà nước [16; tr.12]
- Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý cấp trên đối với
cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra thực hiện, có tráchnhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhànước của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòngngừa, xử lý các vi phạm, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ,hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổchức và cá nhân [24; tr.3,4]
Trang 221.2.1.2 Công tác thanh tra giáo dục
Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của thanh tra giáo dục:
Thanh tra giáo dục là kiểm tra có tính chất nhà nước của cơ quan quản lýgiáo dục cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chứcchuyên biệt (tổ chức thanh tra) tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện,điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng được thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữvững kỷ cương, tăng cường kỷ luật và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục và đào tạo
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tranhà nước về giáo dục và đào tạo, vừa bộc lộ quyền lực nhà nước, vừa đảm bảodân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục - đào tạo
Vì vậy thanh tra giáo dục có tính chất: Hành chính - Pháp chế - Nhà nước
Tổ chức thanh tra giáo dục do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm và hoạtđộng theo luật định.[17; tr.6]
*Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục
Thanh tra giáo dục (TTrGD) thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản
lý Nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân
tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục [17; tr.7]
Tóm lại: Thanh tra là quản lý, thanh tra xây dựng để đạt mục tiêu là quản
lý tốt, giảm áp lực tâm lý về sự kiểm tra từ bên ngoài, đánh giá của cấp trên, làtiền đề chuyển hoá từ kiểm tra, thanh tra bên ngoài thành tự kiểm tra, tự phêbình Từ áp lực về kỷ luật, về tổ chức tức là nâng lên mức độ tự giác, tự điềuchỉnh công việc cho phù hợp với khả năng, năng lực của mình, phát huy nội lựccủa cơ sở giáo dục
Trang 23Đánh giá dẫn đến hành vi điều chỉnh, tự điều chỉnh, nhà quản lý phải hếtsức công tâm, dân chủ, nhân ái, khoan dung, có như vậy thì kiểm tra, thanh tra,đánh giá con người sẽ trở hành động lực của quản lý bền vững.[3; tr.45]
*Ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục
- Thanh tra là một chức năng trong các chức năng chủ yếu của quản lý
Họat động quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm một số vấn đề chủ yếusau: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sáchphát triển GD; Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; Ban hành và
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành điều lệnhà trường; Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dụckhác; Xây dựng tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trườnghọc; Biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; Ban hànhquy chế thi cử và cấp văn bằng; Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; Tổ chức chỉđạo việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD; Tổ chức triển khai côngtác nghiên cứu Khoa học - Công nghệ trong ngành; Huy động quản lý sử dụngcác nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức quản lý công tác quan
hệ quốc tế về giáo dục; Quy định tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có
công lao với sự nghiệp giáo dục; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về giáo dục, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giáo dục Như vậy Thanh tra giáo dục là một trong 14 nội dung của quản lý giáo
dục đã nêu trên, công tác thanh tra nếu được làm tốt sẽ đảm bảo sự đúng đắn vàhiệu quả của các nội dung khác [4; tr.2]
Trang 24loại hình trường nào cũng phải thực hiện Đây là một khâu trong quy trình quản
lý nhà trường giúp Hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạtchất lượng tổng thể của quá trình giáo dục Kiểm tra nội bộ trường học thúc đẩynhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thờigiúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đàotạo của nhà trường một cách khách quan [4; tr 5]
Kiểm tra nội bộ trường học phải bao quát toàn diện và tập trung vào cáckhâu then chốt là: Hoạt động của thầy; hoạt động của trò và các hoạt độngphục vụ dạy học như vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ, vấn đề tài chính,vấn đề xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất sư phạm, tài sản của nhà trường.Hình thức kiểm tra nội bộ trường học được áp dụng nhiều là dự giờ thăm lớpđối với GV Qua dự giờ thăm lớp Hiệu trưởng nắm được một cách tổng thểviệc dạy của thầy và việc học của trò Kết quả kiểm tra nội bộ giúp Hiệutrưởng thực hiện được ba công việc sau: Xác định được việc cần phát huy saukiểm tra; Xác định được việc cần uốn nắn sau kiểm tra; Xác định được việccần xử lý sau kiểm tra
1.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác thanh tra giáo dục
1.2.2.1 Hiệu quả
Người Việt Nam hiểu hiệu quả là một thuật ngữ Hán - Việt, trong đó
“hiệu: đúng như mong muốn”, “quả: kết cục của sự việc” và “hiệu quả là cókết cục tốt, đúng như mong muốn”, hoặc “hiệu quả là kết quả đích thực” Một
số nhà khoa học Trung Quốc như Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thầnviết: “Theo giải thích của Từ điển Từ Hải thì hiệu quả là kết quả hoặc thànhquả do hành động sinh ra” Người Anh giải thích “hiệu quả: tạo được mộtthành quả mong muốn; sản sinh được một kết quả dự định” Người Pháp giảithích “hiệu quả: thành quả của một hành động; cái được sản sinh ra bởi mộtcái gì đó” Người Nga coi hiệu quả là thuật ngữ mang gốc la tinh (effectus) và
Trang 25giải thích rằng “hiệu quả: ấn tượng, tác dụng, công hiệu, công dụng, của mộthoạt động nào đó” Nhìn chung khi nói về yêu cầu để một hoạt động có hiệu
quả hơn so với giai đoạn trước đó, nhiều người thường dùng cụm từ nâng cao hiệu quả
1.2.2.2 Hiệu quả công tác thanh tra giáo dục
Hiệu quả của công tác thanh tra giáo dục là phát hiện những mặt tích cực,các vi phạm, thiếu sót của các đối tượng thanh tra về: Thực hiện chế địnhGD&ĐT (chú trọng đến phát hiện những tích cực và tiêu cực trong thực hiệnnhững quy định mục đích giáo dục, kế hoạch hoạt động, nội dung, chương trình
và phương pháp giáo dục, ); Phát triển và điều hành bộ máy tổ chức, sử dụngnhân lực trong hoạt động giáo dục (chú trọng đến vi phạm và thiếu sót của lựclượng giáo dục như CBQL, giáo viên, nhân viên, trong công tác giáo dục); Huyđộng và sử dụng nguồn tài lực và vật lực (TL & VL) giáo dục của cơ sở giáodục; Xây dựng, bảo vệ và phát huy những thuận lợi của môi trường giáo dục vàhạn chế những bất lợi của môi trường giáo dục; Thiết lập và vận hành hệ thốngthông tin quản lý giáo dục nói chung và thông tin giáo dục nói riêng (trong đóchú trọng đến những thông tin về mục tiêu, chương trình, kế hoạch và phươngpháp giáo dục)
Đánh giá: Trên cơ sở những tiêu chí trong mục tiêu đã định; TTrGD đánh
giá việc thực hiện pháp luật và nhiệm vụ của đối tượng thanh tra; đồng thời đánhgiá cả việc nghiên cứu, chỉ đạo nhằm: giúp cho công tác quản lý giáo dục có hiệuquả hơn, giúp hoàn thiện về nội dung và thể chế hoá văn bản luật, các văn bảndưới luật
Điều chỉnh: TTrGD có tác dụng điều chỉnh hoạt động của đối tượng thanh
tra; đồng thời có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh:
- Chế định GD & ĐT
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của đối tượng thanh tra
Trang 26- Phương thức và kế hoạch đầu tư TL & VL cho giáo dục;
- Phương thức vận động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục;
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thông tin giáo dục
Giúp đỡ: Giúp đỡ các đối tượng thanh tra hiểu rõ chế định GD & ĐT,
những hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của bộ máy TC & NL giáo dục (chútrọng đến hoạt động dạy học và giáo dục của lực lượng tham gia giáo dục),những hoạt động về lĩnh vực huy động, sử dụng và bảo quản TL & VL giáo dục,những hoạt động xây dựng môi trường giáo dục và những hoạt động thu thập, xử
lý thông tin giáo dục
Giáo dục: TTrGD có tác dụng gián tiếp giáo dục về: Nâng cao ý thức
chấp hành chế định GD & ĐT của mọi lực lượng tham gia giáo dục; Củng cốlòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước thông qua việc phát hiện nhữngnhân tố mới và tích cực để biểu dương và nhân điển hình, xử lý nghiệm minh các
vi phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạtđộng giáo dục
Phòng ngừa: TTrGD có tác dụng phòng ngừa các hành vi có thể dẫn
đến sai phạm của các tổ chức và cá nhân ở hai khía cạnh: Những hành vi vượtquá giới hạn cho phép của luật pháp nói chung và của chế định GD & ĐT nóiriêng; Những hành vi mang tính đối phó làm cản trở tiến độ phát triển giáodục nói chung
Xử lý: Xử lý vi phạm theo thẩm quyền của tổ chức thanh tra hoặc thanh
tra viên; Kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm
1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáodục ở trường đại học
1.2.3.1.Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt thì “giải là cởi ra, pháp là phép” Giải pháp là cáchthức giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó
Trang 27Từ điển Bách khoa Toàn thư (2000) cũng có định nghĩa khái niệm giảipháp “Giải pháp là toàn bộ những điều quyết định cần thực hiện để thanh toánnhững khó khăn có thể dẫn đến tình trạng bế tắc”.
Giải pháp giáo dục là định hướng cách thức giải quyết các vấn đề thuộcphạm vi giáo dục Giải pháp phải được đặt trong phạm vi nghiên cứu khoa học
từ các tình huống có vấn đề, các giải pháp giáo dục phải nằm trong địnhhướng chung của sự phát triển giáo dục thông qua các dự báo khoa học Giảipháp giáo dục cũng không nằm ngoài các giải pháp thực hiện mục tiêu pháttriển chung của đất nước, nó mang tính cấp thiết và khả thi khi thực nghiệmgiải pháp…Giải pháp không được trái với lý luận, lý luận là cơ sở để thựchiện giải pháp và phải được kiểm chứng Trong một vấn đề nghiên cứu, khôngbao giờ chỉ có một giải pháp duy nhất mà nó mang tính đa phương án Giảipháp được đưa ra phải dựa vào thực tiễn trên cơ sở quan sát, điều tra các luậnđiểm khoa học có căn cứ và thông tin rõ ràng Giải pháp còn mang tính sángtạo, sáng tạo được coi là chức năng quan trọng trong nghiên cứu khoa học.Nhiệm vụ của sáng tạo là tìm ra cái mới, cái hữu ích, hiệu quả nhằm phục vụlợi ích con người
Có cách hiểu khác về giải pháp Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là:
“Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” Như vậy nói đến giải pháp
là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống,một quá trình, một trạng thái nhất định…, tựu trung lại, nhằm đạt được mụcđích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con ngườinhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giảipháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.Tra cứu trong Đại Từ điển Tiếng Việt cụm từ “ giải pháp” có nghĩa: cách giảiquyết một vấn đề - tìm giải pháp cho từng vấn đề
Trang 281.2.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học
Từ những khái niệm trên về giải pháp, vấn đề đặt ra cho công tác thanh tra
ở trường đại học hiện nay làm sao nâng cao được hiệu quả, đòi hỏi phải cónhững giải pháp thực hiện phù hợp với từng cơ sở giáo dục, Trường Đại họcĐồng Tháp đã thực hiện các giải pháp sau đây:
- Kiện toàn và cải tiến hoạt động thanh tra giáo dục ở Đại học Đồng Tháp
- Bố trí cán bộ thanh tra và cộng tác viên đủ năng lực sư phạm đủ phẩmchất, hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ để phát huy vai trò “cố vấn” cho lãnh đạonhà trường
- Nhà trường thường xuyên nhắc nhở về chất lượng hoạt động của PhòngThanh tra Đào tạo hoặc củng cố chấn chỉnh lại lực lượng nhằm tập trung nổ lựclập lại trật tự kỷ cương nề nếp trong nhà trường
- Lập kế hoạch thanh tra đầu năm trình Lãnh đạo nhà trường duyệt Phảitập trung cho nhiệm vụ trong năm học và giải quyết kip thời những sự vụ phátsinh, nhưng đồng thời tăng cường tính chủ động, cân đối trong hoạt động giữacác mặt công tác
- Xây dựng quy trình thanh tra cho từng nội dung thanh tra, đặc biệt là quytrình làm việc của đoàn thanh tra, quy trình xử lý sau thanh tra, quy trình phảnhồi thông tin sau thanh tra
- Phối hợp với Công đoàn nhà trường, Ban thanh tra Nhân dân giải quyếtnhững khiếu nại khiếu tố về quyền lợi, chế độ chính sách của công nhân viênchức, đáp ứng những đồi hỏi chính đáng của công dân
- Chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng và thông tin trong trường bằng các hình thức thích hợp khác để cán bộ,giáo viên nâng cao nhận thức về vai trò thanh tra giáo dục trong nhà trường
Trang 29- Tăng cường chỉ đạo toàn diện hoạt động của Phòng Thanh tra Đào tạo.Phương hướng chỉ đạo là nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra để chấn chỉnh kỉ cương,
nề nếp sửa sai, uốn nắn kịp thời những vi phạm nội quy quy chế đã ban hành
1.3 Công tác thanh tra giáo dục ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác thanh tra giáo dục
- Thanh tra giáo dục là hệ thống thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyềnthanh tra Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo Đó là một trong ba bộ phân hợpthành tổ chức quản lí Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo: nghiên cứu, chỉ đạo
và thanh tra có chức năng chủ yếu là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đốitượng thanh tra; qua đó, đồng thời đánh giá cả việc nghiên cứu, chỉ đạo giúp chocông tác quản lí giáo dục của cấp trên ngày càng hoàn thiện về nội dung, về thểchế hoá xây dựng luật hoặc các văn bản dưới luật
- Thanh tra là chức năng đích thực của quản lí giáo dục, là chức năngthiết yếu của các cơ quan quản lí giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăngcường hiệu lực và hiệu quả quản lí giáo dục "Thanh tra là tai mắt của trên làngười bạn của dưới" (Bác Hồ tại Hội nghị thanh tra toàn Miền Bắc ngày19/4/1957)
- Thanh tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục: lãnh đạocần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên, “ không coi trọng thanh tra tức là tựtước mất một vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” (bài nói của Thủ tướngPhạm Văn Đồng với các đồng chí Bí thư và Chủ tịch tỉnh, thành phố về côngtác thanh tra, ngày 02/4/1972)
- Với đối tượng thanh tra thì thanh tra giáo dục tác động tới ý thức, hành
vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thựchiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên truyềnkinh nghiệm giáo dục tiên tiến
- Thanh tra - đánh giá khách quan, công bằng sẽ dẫn tới việc tự kiểm tra,
tự đánh giá tốt của đối tượng
Trang 301.3.2 Quy trình thanh tra giáo dục ở trường đại học
Quy trình chung của thanh tra giáo dục được thực hiện theo các bước sau:
1.3.2.1 Chuẩn bị thanh tra
- Trưởng đoàn dự thảo kế hoạch, trình người ra quyết định trước 10 ngày;
- Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích yêu cầu, nội dung cuộcthanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện cuộc thanh tra
- Trong thời hạn 2 ngày, sau khi kế hoạch tiến hành thanh tra được phêduyệt, Trưởng đoàn phải họp đoàn để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra,phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn viên và tổ chức tập huấn nghiệp vụ,phân công lại nếu thấy cần thiết
- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày được phân công, từng đoàn viên phảilập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình và trình Trưởng đoàn phê duyệt Vídụ: Thanh tra viên phải biết các hoạt động của đơn vị đến đâu, có kế hoạch kiểmtra từng nội dung, những việc cần đặt câu hỏi để làm rõ
- Trưởng đoàn tập hợp những thông tin đã thu thập được về đối tượngthanh tra để dự kiến những vấn đề cần đi sâu; lập kế hoạch thanh tra: xác địnhmục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, thời gian, thành phần tham gia, phươngpháp tiến hành; thông báo với đơn vị, cơ sở, và cá nhân được thanh tra (trừ thanhtra đột xuất)
1.3.2.2 Tiến hành thanh tra
- Khi bắt đầu thanh tra, Trưởng đoàn phải làm việc với Hiệu trưởng, tổchức, cá nhân có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra để công bố quyết địnhthanh tra, nội dung thanh tra, trách nhiệm của đối tượng thanh tra do pháp luậtquy định
- Khi tiến hành thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra chỉ làm việc với đốitượng tại các công sở và trong giờ hành chính Nếu cần thiết làm việc ngoài giờhành chính hoặc ngoài công sở thì phải có sự đồng ý của Trưởng đoàn
- Nội dung các buổi làm việc phải có biên bản
Trang 31- Đoàn viên phải báo cáo Trưởng đoàn về tiến độ và kết quả việc thực hiệnnhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của Trưởng đoàn Nếu phát hiện nhữngvấn đề phải xử lí kịp thời thì đoàn viên cần phải báo cáo ngay để Trưởng đoànquyết định.
- Trưởng đoàn phải báo cáo với người ra quyết đỉnh về những vấn đề vượtquá nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những vấn đề không thuộc nội dung kếhoạch thanh tra Nếu thấy cần thiết, Trưởng đoàn đề nghị người ra quyết địnhthanh tra sửa đổi, bổ sung quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, đề nghị thayđổi những đoàn viên vì lí do sức khoẻ hoặc vì những lí do khác
- Các công việc cụ thể:
+ Nghe báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra
+ Dự giờ thăm lớp (nếu cần)
+ Dự các hoạt động giáo dục khác, quan sát cách làm và kết quả
+ Kiểm tra chất lượng: tổ chức kiểm tra dự giờ trên lớp của giảng viên(khi thanh tra toàn diện các khoa), đánh giá tiết dạy thông qua các tiêu chí đánhgiá giờ dạy; xem xét hiệu quả tiết dạy thông qua thái độ học tập và kết quả nắmbắt kiến thức của sinh viên cuối giờ dạy
+ Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị dạy học
+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách: hồ sơ chuyên môn của giáo viên, tổ bộ môn, hồ
sơ quản lí của cán bộ quản lý sinh viên, giáo vụ khoa, đặc biệt hồ sơ tự kiểm tranội bộ của đơn vị
Thanh tra viên cần lựa chọn phương pháp và phương tiện cần thiết để thuthập, xử lí thông tin và đánh giá sơ bộ
1.3.2.3 Kết thúc cuộc thanh tra
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đoàn viên hoặc nhómđoàn viên phải tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng xử líbằng văn bản, lập hồ sơ theo phần công việc và bàn giao cho Trưởng đoàn hoặcngười được Trưởng đoàn uỷ quyền
Trang 32- Trưởng đoàn có trách nhiệm dự thảo văn bản kết luận thanh tra theo cácyêu cầu ghi trong quyết định thanh tra
Trưởng đoàn phải triệu tập cuộc họp của tất cả các thành viên của đoànthanh tra để thảo luận dự thảo kết luận thanh tra công khai, dân chủ và chính xác.Trưởng đoàn là người kết luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người raquyết định thanh tra
Trước khi kết luận chính thức, Trưởng đoàn phải báo cáo dự thảo kết luậnvới người ra quyết định thanh tra kèm theo biên bản cuộc họp dự thảo kết luận
- Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanhtra với đối tượng thanh tra Thành phần tham dự cuộc họp do Trưởng đoàn quyếtđịnh Việc công bố kết luận phải được lập thành biên bản Nếu thấy cần thiếtphải sửa đổi bổ sung kết luận thì Trưởng đoàn phải họp đoàn để thảo luận việctiếp thu hoặc không tiếp thu những ý kiến trình bày hoặc giải trình và báo cáovới người ra quyết định thanh tra
- Hoàn chỉnh văn bản kết luận cuộc thanh tra Văn bản kết luận do Trưởngđoàn kí và đóng dấu
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra Đoàn thanhtra phải bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan đã thành lập đoàn thanh tra
Hồ sơ gồm có:
+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra;
+ Đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có);
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương thanh tra;
+ Báo cáo của đối tượng thanh tra;
+ Các loại biên bản, báo cáo kiểm tra các đối tượng (giảng viên , SV ).+ Văn bản kết luận thanh tra;
+ Các văn bản khác liên quan đến kết luận thanh tra
1.3.2.4 Sau thanh tra
- Viết báo cáo kết quả gửi các cấp quản lí;
Trang 33- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra;
- Thanh tra lại nếu cần
Ngoài tiến trình chung trên, khi đi vào thanh tra theo từng chuyên đề, từng
vụ việc (từng đối tượng) cụ thể, tiến trình có những nét đặc trưng riêng Ví dụ:thanh tra toàn diện một trường học tiến trình khác với thanh tra nhà trường theomột chuyên đề nào đó hoặc khác với thanh tra toàn diện một giảng viên, thanhtra giờ dạy, thanh tra kết quả học tập của sinh viên Những tiến trình này đượcthực hiện theo các văn bản hướng dẫn của thanh tra Bộ GD & ĐT, với nhữngtiêu chí đánh giá khác nhau
1.3.3 Nội dung thanh tra giáo dục ở trường đại học
Nội dung thanh tra giáo dục: rất phong phú đa dạng, song trên thực tế
hoạt động thanh tra giáo dục cần tập trung vào ba nội dung chính không tách rờinhau mà có liên quan mật thiết với nhau:
+ Thanh tra chuyên môn (thanh tra công tác giảng dạy và giáo dục củagiảng viên, hoạt động học tập của sinh viên );
+ Thanh tra công tác quản lí;
+ Thanh tra khiếu tố (các vụ, việc sai phạm trong hoạt động giáo dục vàquản lí giáo dục)
Tuỳ đối tượng thanh tra mà tiến hành thanh tra theo những nội dung cụthể Chẳng hạn:
- Thanh tra toàn diện một trường học, cần tập trung thanh tra theo 4 nộidung cơ bản sau:
+ Thanh tra đội ngũ;
+ Thanh tra cơ sở vật chất;
+ Thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ;
+ Thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng
- Thanh tra hoạt động sư phạm của giảng viên, cần tập trung thanh tra theo
4 nội dung:
+ Thanh tra trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của giảng viên;
+ Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên;
Trang 34+ Thanh tra kết quả giảng dạy, giáo dục của giảng viên;
+ Thanh tra việc thực hiện các công tác khác của giảng viên
- Thanh tra - Đánh giá giờ lên lớp của giảng viên, cần tập trung đánh giácác mặt sau: thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, phong tháicủa giảng viên, cách tổ chức và kết quả
1.3.4 Hình thức thanh tra giáo dục ở trường đại học
Có nhiều hình thức thanh tra:
- Thanh tra thường kì;
- Thanh tra toàn diện: thanh tra toàn diện một đơn vị, thanh tra toàn diệnmột giảng viên, ;
- Thanh tra theo chuyên đề: thanh tra chất lượng sinh viên, thanh tra giờdạy của giảng viên, thanh tra việc đổi mới phương pháp dạy học ;
- Thanh tra từng mặt: ví dụ: thanh tra việc dạy bồi dưỡng, thanh tra cáckhoản thu trong đơn vị ;
- Thanh tra đột xuất: khi có những sự việc có vấn đề, cần nắm thực chấtmột hoạt động nào đó của đơn vị ;
- Thanh tra việc thực hiện các kiến nghị của thanh tra lần trước;
- Thanh tra thi: các cuộc thi như thi NVSP giỏi, thi hùng biện
1.3.5 Phương pháp thanh tra giáo dục ở trường đại học
Để làm tốt công tác Thanh tra, người thanh tra viên thường sử dụng cácphương pháp sau:
Thanh tra viên có thể sử dụng nhiều loại quan sát tuỳ theo mục đích vàyêu cầu cụ thể: quan sát khía cạnh, toàn diện, phát hiện, kiểm nghiệm, có bố trí,
Trang 35quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo quan sát liên tục, gián đoạn,theo đề tài tổng hợp, theo chuyên đề cần thanh tra.
1.3.5.2 Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạtđặt ra cho một số lớn đối tượng (có hoặc không liên quan) đến sự việc cầnthanh tra nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ về sự việc hoặc mộtvấn đề nào đó, đây là kết quả khách quan dùng để làm cơ sở cho sự phân tíchcủa đề tài
Phương pháp điều tra có nhiều loại:
- Điều tra bằng đàm thoại: là phương pháp thu thập sự kiện về các hiệntượng, quá trình tâm lí thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượngtheo một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt, hoặc những tình huốngbất ngờ Thông qua cách biểu đạt của ngôn ngữ, qua thái độ ứng xử, Thanhtra viên có thể phán đoán, lĩnh hội thông tin chính xác cho mục đích của mình
- Điều tra bằng phiếu, bằng trắc nghiệm (test) mỗi loại đều có ưu,nhược điểm Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh và tình huống cụ thể mà lựa chọn,
sử dụng và phối hợp để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra
1.3.5.3 Phương pháp kiểm tra
Đây là một hình thức đo lường chất lượng bằng các hình thức: kiểm travấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành một số môn học bằng cách chọnxác suất ở các lớp khá, trung bình, yếu Kiểm tra những kiến thức cơ bản theoyêu cầu tối thiểu, có câu hỏi phụ để xác định sinh viên khá, giỏi Thanh traviên ra đề, chấm bài và phân tích kết quả
1.3.5.4 Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể
Tham dự các giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ là một căn cứthực tiễn để đánh giá
Trang 361.3.5.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đối chiếu với thực tế
Qua các số liệu đã tập hợp được, người Thanh tra viên phải phân tích tổnghợp đối chiếu các văn bản, tài liệu với thực tế để tìm ra thông tin chính xác nhấttrong quá trình đánh giá đối tượng
1.3.6 Tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học (theo Điều 8 - Thông tư số 51/TT-BGDĐT-2012)
*Tiêu chuẩn:
- Là công chức, viên chức hoặc người lao động đó ký hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn với trường;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; có
ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sốnglành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dụcđối với từng trình độ đào tạo;
- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụthanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lýcủa cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra
* Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng Thanh tra;
- Kiến nghị Trưởng phòng các nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của Trưởng phòng Thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, kiến nghị các vấn đề phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng phòng, chịutrách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao;
Trang 37- Tham gia Đoàn thanh tra nội bộ hoặc thanh tra độc lập theo yêu cầu củaHiệu trưởng Khi tham gia Đoàn thanh tra, cán bộ chuyên trách làm công tácthanh tra có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định
1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ởtrường đại học
Do yêu cầu thực tiễn giáo dục, các hoạt động giáo dục, dạy học trongtrường đại học thực hiện theo một quá trình bao gồm các thành tố như mục đíchgiáo dục, nội dung chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, các điều kiện
và phương tiện giáo dục, lực lượng giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, kết quảgiáo dục và môi trường giáo dục Trong đó lực lượng giáo dục phải biết tạo ra sựvận động theo hướng phát triển cho mọi thành tố nói trên một cách đúng quy luật
để làm cho kết quả giáo dục tương xứng với mục tiêu giáo dục Như vậy quản lýtrường đại học rất đa dạng, khó khăn và phức tạp Mặt khác thực hiện các hoạtđộng giáo dục trong trường đại học là sự vận động của một hệ thống lớn, trong
đó có nhiều hệ con và rất nhiều các phần tử [22; tr.10] Tất yếu một hệ thống đadạng các hệ con và các phần tử là con người thì độ bất định luôn luôn dễ xảy ra
và dễ có độ bất định lớn Mặt khác nữa là sản phẩm giáo dục sản phẩm khôngđược để phế phẩm, do đó không thể thiếu được công việc thanh tra ở mọi lĩnhvực và mọi thời điểm để phát hiện, phòng ngừa và xử lý những gì có phương hạiđến việc thực hiện mục tiêu giáo dục [23; tr.6]
1.4.2 Mục đích, yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ởtrường đại học
Làm cho các đối tượng thanh tra chấp hành các quyết định quản lý nhằmđạt được mục tiêu quản lý Cụ thể là làm cho các tổ chức và cá nhân trongtrường đại học thực thi đúng quy định, làm cho công tác phát triển và điều hành
Trang 38bộ máy nhà trường có hiệu quả, làm cho hoạt động huy động và sử dụng conngười có năng lực và hiệu quả cao; đồng thời nâng cao được chất lượng của môitrường giáo dục và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống thông tin giáodục nói chung và thông tin trong thanh tra giáo dục nói riêng là thông tin quản lýgiáo dục [21; tr.63].
1.4.3 Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáodục ở trường đại học
- Hoạt động giáo dục trong trường đại học là hoạt động cơ bản nhất đểthực hiện mục đích giáo dục tổng thể, cho nên cần tập trung vào thanh tra các nộidung sau: Thanh tra việc thực hiện kế hoạch năm học, mục tiêu phát triển giáodục (số lượng, chất lượng); Thanh tra việc thực hiện mục đích, nội dung, chươngtrình, phương pháp giáo dục và hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả giáodục; Thanh tra hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng tậpthể sư phạm; Thanh tra hoạt động xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất,thiết bị dạy học; Thanh tra về hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy tác dụngcủa môi trường giáo dục; Thanh tra về thiết lập, vận hành hệ thống thông tin giáodục; Thanh tra thực hiện các chức năng quản lý của Trưởng đơn vị Ở trường Đạihọc, cần tập trung vào thanh tra các lĩnh vực: công tác quản lý của các đơn vị(khoa, phòng ban, các bộ môn, trung tâm, ), quản lý đào tạo, quản lý nghiêncứu khoa học, quản lý tài sản, tài chính, quản lý người học,
- Có nhiều phương pháp thanh tra, việc chọn và sử dụng phương pháp nào
là tuỳ thuộc vào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian thanh tra vàtình huống cụ thể trong thanh tra Có những phương pháp sau: Phương phápphỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu hồ sơ (các văn bản báo cáo của đối tượngthanh tra) nhằm đánh giá kết quả (nhận biết chất lượng và hiệu quả các hoạtđộng theo chức năng và nhiệm vụ của đối tượng thanh tra); Phương pháp quansát các hoạt động của đối tượng thanh tra; Phương pháp phát huy hoạt động tự
Trang 39kiểm tra (tự xem xét, đánh giá so với chuẩn mực đã có) nhằm biến hoạt độngkiểm tra thành hoạt động tự kiểm tra.
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tragiáo dục ở trường đại học
Thanh tra giáo dục trong các trường đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố Kết quả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra giáo dục thu đượcnhư sau: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra giáo dục; Cơ chế,chính sách liên quan đến cán bộ thanh tra và cán bộ tham gia thanh tra; Năng lựccán bộ quản lý và cán bộ thanh tra; Sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Thanh traĐào tạo và các đơn vị trong trường; Hiệu lực thực thi pháp luật đối với thanh tragiáo dục; Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục
vụ thanh tra; Sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp quản lý trong nhà trường đối vớihoạt động thanh tra giáo dục; Hiệu quả các lớp tập huấn về thanh tra giaó dục
Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến công tác thanh tra giáo dụccủa trường đại học hiện nay là: Hệ thống các văn bản liên quan đến thanh tragiáo dục: Đó là cơ sở để cụ thể hóa công tác thanh tra, kiểm tra trong các đơn vịnhà trường Đây là yếu tố có tác động rất mạnh tới công tác quản lý thanh tragiáo dục Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thanh tragiáo dục trong các trường đại học đã gây nhiều trở ngại cho việc triển khai thựchiện trong các trường
- Cơ chế, chính sách liên quan đến cán bộ thanh tra: Tạo điều kiện cho cán
bộ thanh tra đi học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn; có chế độbồi dưỡng hợp lý với cán bộ thanh tra và sự đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất,phương tiện kỹ thuật để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao
- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra: Là yếu tố quyết địnhtrực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra vì đó là chủ thể thực hiệncác cuộc thanh tra
Trang 40- Sự ủng hộ, phối hợp của các đơn vị: Là đối tượng của công tác thanh tragiáo dục Trên cơ sở nhận thức đúng về thẩm quyền, mục đích, vai trò, vị trí,trách nhiệm, quyền hạn của công tác thanh tra sẽ tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp
để lực lượng thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hiệu lực thực thi pháp luật đối với thanh tra giáo dục: Bên cạnh việcđộng viên, khuyến khích phải xử lý nghiêm với những cá nhân, tập thể vi phạmtrong lĩnh vực giáo dục
- Sự chỉ đạo của các cấp quản lý đối với hoạt động TTrGD: Ở đâu lãnhđạo quan tâm đế hoạt động này, thì ở đó TTrGD được coi là chức năng thiết yếucủa quản lý và hiệu quả TTrGD cũng được nâng lên một cách rõ rệt [12; tr.29]
Các chủ thể tiến hành thanh tra (cơ quan thanh tra, thanh tra viên, cộng tácviên thanh tra) đều phải là cơ quan chuyên trách, người có chuyên môn nghiệp
vụ thanh tra hay có chuyên môn kỹ thuật thanh tra phù hợp
Công tác thanh tra có đặc điểm vừa cương (cưỡng chế, xử lý, điều chỉnh)vừa nhu (uốn nắn, giáo dục, thúc đẩy, tư vấn) cho nên cơ quan hay người làmcông tác thanh tra phải có ý chí cao trong quyết định, vận dụng tốt trong các tình