Đánh giá các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Đánh giá các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh

thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp

Từ việc áp dụng các giải pháp nêu trên, công tác thanh tra giáo dục ở trường Đại học Đồng Tháp có những thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải được giải quyết, tháo gỡ. Cụ thể là:

Thuận lợi:

- Thanh tra giáo dục hiện nay là một hoạt động hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất kỳ trường đại học nào nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc thanh tra giáo dục không chỉ giúp cho các đơn vị biết đuợc những mặt mạnh mặt còn hạn chế mà còn giúp cán bộ quản lý biết đuợc những thông tin về đơn vị mình, trưởng đơn vị có được minh chứng cụ thể trong việc đánh giá các hoạt động của đơn vị mình. Đó là cơ sở giúp các cấp quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong viêc quản lý hoạt động, đánh giá các đơn vị trong trường.

- Đơn vị TTrGD đã được thành lập, kiện toàn (có cộng tác viên ở đơn vị tham gia thanh tra). Bộ phận thanh tra của trường đã thực hiện tốt chức năng giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ trong đơn vị mình một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị.

- Hoạt động thanh tra giáo dục đã được lãnh đạo quan tâm đúng mức, coi đó là một chức năng quan trọng của quản lý hoạt động, là việc tất yếu giúp lãnh đạo nhà trường thu hồi thông tin ngược trong quản lý đơn vị để có những quyết định quản lý phù hợp.

- Cuộc vận động "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội" được triển khai rộng rãi trong toàn trường, để thực hiện có hiệu quả, tránh hình thức, thanh tra giáo dục chính là nòng cốt và làm tiên phong trong cuộc vận động này.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc, là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khó khăn:

Một số cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên chưa có nhận thức đúng về công tác thanh tra giáo dục nên còn khó khăn trong việc chỉ đạo, huy động lực lượng tham gia thanh tra cũng như giúp đỡ cán bộ thanh tra thực hiện nhiệm vụ khi họ là đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w