8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp đã được đề xuất, trên cơ sở đó giúp chúng tôi điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.3.2.1. Nội dung khảo sát
Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay không?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay không?
3.3.2.2. Phương pháp khảo sát
Trao đổi bằng bảng hỏi (xem Phụ lục 3.1; 3.2). Các tiêu chí đánh giá được dựa theo thang 5 bậc của Lekert.
3.3.3. Đối tượng khảo sát
- Ban Giám hiệu Nhà trường;
- Trưởng, Phó các phòng, ban, trung tâm; - Trưởng, Phó các khoa đào tạo;
- Trưởng, Phó các bộ môn;
- Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
Tổng cộng có 30 người (có chọn lọc từ các đơn vị)
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đãđề xuất đề xuất
3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp
TT Các giải pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường
Đại học Đồng Tháp.
2
Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học. 30 100,0 00 00 00 00 3 Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường.
30 100,0 00 00 00 00
4
Đổi mới phương pháp, hình thức, quy trình công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường.
27 90,00 03 10,00 00 00
5
Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp.
28 93,34 02 06,66 00 00
Cả 5 giải pháp đề xuất đều rất cần thiết cho hoạt động thanh tra giáo dục trong nhà trường.
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp; Giải pháp 2: Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học và giải pháp 3: Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục của nhà trường là rất cần thiết 100% (30/30).
Giải pháp 1 Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở trường Đại học Đồng Tháp là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động thanh tra của nhà trường. Chỉ có nhận thức đúng về hoạt động này, TTrGD mới thực sự là “cánh tay dài” của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động thanh tra giáo dục. Cán bộ quản lý thanh tra có thể chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra theo đúng yêu cầu đặt ra trên cơ sở nắm bắt được hoạt động thanh tra phải thực hiện theo nguyên tắc gì, nội dung, hình thức ra sao, kết luận và kiến nghị thế nào...; cán bộ làm công tác thanh tra hiểu rõ pháp luật, thực hiện thuần thục các thao tác, qui trình thanh tra, xử lý tốt các tình huống nảy sinh; các đơn vị trong nhà trường phải có sự phối hợp, giúp đỡ và thực hiện tốt các yêu cầu thanh tra.
Giải pháp 2 cũng là giải pháp hết sức quan trọng được tất cả các đối tượng trong nhà trường quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trong nhà trường. Giải pháp này nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ TTrGD những kiến thức về pháp luật, những qui định trong hoạt động thanh tra, những kỹ năng cần thiết và nghiệp vụ thanh tra cơ bản giúp họ có đủ khả năng và tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền theo qui định của nhà trường cũng như thực thi văn bản pháp luật pháp chế.
Giải pháp 3 là giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra có căn cứ cần thiết để thực hiện đúng nhiệm vụ của mình với việc ra được những kết luận chính xác, khách quan, trung thực.
Hai giải pháp còn lại cũng thu được kết quả đánh giá khá cao. Tuy nhiên giải pháp 4 có 03/30 ý kiến đánh dấu cần thiết (chiếm tỷ lệ 10,00%), trong ý kiến này, họ cho rằng việc đổi mới công tác thanh tra là theo quy định của cấp có thẩm quyền, nếu chưa hợp lý thì có thể đề nghi cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho hợp lý, cần thiết thì đổi mới. Giải pháp 5 có 02/30 ý kiến (chiếm tỷ lệ 6,66%) cho là cần thiết vì có lẽ họ cho rằng đây là việc làm đương nhiên, cần có trang bị những thiết bị phục vụ thanh tra là cần thiết, có trang bị đầy đủ thì thanh tra mới ghi nhận những tư liệu khách quan và chính xác, đánh giá trung thực khi kết luận thanh tra. Cả 05 giải pháp được thăm dò đều đạt 100% là rất cần thiết và cần thiết.
3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
Bảng 3.2 Tính khả thi của các giải pháp
TT Các giải pháp
Mức độ khả thi
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp.
30 100,0 00 00 00 00
2
Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học.
3
Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường.
25 83,44 05 16,66 00 00
4
Đổi mới phương pháp, hình thức, quy trình công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường.
25 83,44 03 10,00 02 06,66
5
Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp.
25 83,44 02 06,66 03 10,00
Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các giải pháp
cao. Giải pháp 1, giải pháp 2 chiếm tỷ lệ 100% về mức độ khả thi và rất khả thi. Đây cũng là 2 giải pháp hết sức cần thiết trong công tác thanh tra giáo dục của nhà trường.
Thanh tra giáo dục trong trường đại học hiện nay được coi là một chức năng thiết yếu của quản lý giáo dục nói chung và quản lý các hoạt động nói riêng, được các cấp quản lý và mọi đối tượng trong trường đại học quan tâm. Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp (giải pháp 1). Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học là rất cần thiết, có như vậy việc thanh tra mới có tính khoa học và chính xác (giải pháp 2).
Các giải pháp còn lại cũng có tính khả thi cao. Mặc dù vậy, giải pháp 3 có 05/30 ý kiến (chiếm tỷ lệ 16.66%) họ cho rằng việc chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục của Nhà trường là khả thi, vấn đề là các cộng tác viên tham gia công tác thanh tra cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về thanh tra do Ngành, Nhà nước ban hành, tránh vi phạm quy định. Giải pháp 4 có 02/30 ý kiến (06,66%) cho rằng không khả thi vì: Việc đổi mới phương pháp, hình thức, quy trình công tác thanh tra giáo dục của nhà trường là yêu cầu của mỗi cơ sở giáo dục, không nên thay đổi tùy tiện, sẽ vi phạm nguyên tắc thanh tra, sai lệch các quy định trong việc tổ chức triển khai nội dung và hình thức của cuộc thanh tra, cần cẩn trọng, nếu không sẽ sai các quy định của thanh tra.
Giải pháp 5 có 03/30 ý kiến (chiếm tỷ lệ 10,00%) cho rằng việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho hoạt động thanh tra là khó khăn do kinh phí hạn hẹp; Bộ GD & ĐT chưa có văn bản qui định rõ về việc trang bị phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, tài chính phục vụ công tác thanh tra đối với những nhà trường có bộ máy thanh tra đào tạo chuyên trách như Đại học Đồng Tháp. Việc trang bị các
thiết bị hiện đại hiện nay chỉ ở mức độ cung cấp các thiết bị làm việc tại phòng làm việc, máy ảnh để ghi lại các hình ảnh, chưa trang bị các máy quay camera, máy ghi âm….theo các ý kiến thì không khả thi vì chưa cần thiết như vậy.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên các kết quả thăm dò đã thống kê được về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp, chúng tôi có những ý sau sau đây:
Từ kết quả khảo sát cho thấy, trong 5 giải pháp đề xuất nói trên thì giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp; giải pháp 2: Tổ chức công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp một cách bài bản, khoa học được đánh giá có tầm quan trọng và tính khả thi cao nhất vì không khó thực hiện trong điều kiện quản lý giáo dục ở các trường đại học hiện nay.
Các giải pháp đề xuất trong luận văn có thể chưa thật sự đầy đủ, nhưng đó là sự vận dụng của những hiểu biết cơ bản về hoạt động thanh tra giáo dục trong Trường Đại học Đồng Tháp qua 03 năm khởi đầu hoạt động từ khi thành lập bộ máy TTrGD của trường. Tuy vậy, qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các giải pháp này có thể áp dụng được trong thực tiễn và có tính khả thi cao.
Để những giải pháp trên thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp quản lý trong toàn trường đại học, sự nỗ lực cố gắng của tổ chức thanh tra giáo dục ở trường Đại học Đồng Tháp còn cần phải có sự ủng hộ, phối hợp của đội ngũ cán bộ quản lý và tất cả các lực lượng trong nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác tự kiểm tra, thanh tra trong Trường Đại học Đồng Tháp là một công tác quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý của Nhà trường; nó góp phần thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của trường theo từng năm học, theo yêu cầu của địa phương và của xã hội.
Khi thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, thanh tra thì việc thực hiện kế hoạch hóa của từng cá nhân, từng đơn vị, của nhà trường được chú ý và kiện toàn hơn; hoạt động quản lý của các cán bộ và nhân viên được đảm bảo tốt theo yêu cầu; hoạt động của nhà trường sẽ dần dần đi vào nề nếp. Các đơn vị có nhiệm vụ đào tạo (các Khoa chuyên môn) cần quan tâm đến chất lượng đào tạo, thường xuyên có kế hoạch kiểm tra dự giờ các giảng viên, theo dõi tiến độ thực hiện trong học kỳ và cả trong năm học; Đối với các đơn vị phục vụ đào tạo (Phòng, Ban, Trung tâm..) cần chú trọng các kế hoạch hoạt động, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
Khi tăng cường công tác tự kiểm tra, thanh tra thì ý thức tự giác, ý thức vượt khó để vươn lên của mọi thành viên trong nhà trường đều được phát huy; phát huy được những nhân tố điển hình của những đơn vị, cá nhân khi đạt được
các danh hiệu cao trong các đợt thi đua do Ngành, Trường, địa phương phát động; người học có phong trào thi đua, phấn đấu trong học tập rèn luyện để được cấp học bổng theo chế độ và học bổng của các chương trình khuyến học.
Đồng thời qua công tác tự kiểm tra, thanh tra cũng phát hiện được những tập thể, cá nhân còn có nhiều hạn chế, khuyết điểm, trên cơ sở đó để giáo dục, nhắc nhở và kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm quy trình, quy chế bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng đối với cán bộ, giảng viên; khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học trả về địa phương đối với người học.
Tóm lại công tác tự kiểm tra, thanh tra là một việc làm quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường Đại học Đồng Tháp là đào tạo trình độ chuyên môn cho người học theo chương trình đa cấp, đa hệ và đa ngành. Công tác tự kiểm tra, thanh tra cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải được đánh giá, sơ kết, tổng kết một cách kịp thời theo đúng kế hoạch. Để thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, thanh tra thì các đơn vị, Phòng Thanh tra Đào tạo và các cán bộ, giảng viên cần phải tích cực hưởng ứng và thực thi nhiệm vụ công tác tự kiểm tra, thanh tra của Trường Đại học Đồng Tháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
TTrGD là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý giáo dục. Nó góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giúp đỡ, điều chỉnh các cơ sở quản lý giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo của mình. Đối với trường đại học, thanh tra giáo dục là một nội dung quan trọng trong công tác thanh tra toàn diện của trường.
Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp là một vấn đề mới mẻ, có tính cấp thiết, cần có sự quan tâm của tất cả những người làm công tác thanh tra giáo dục, các cán bộ quản lý và các lực lượng khác trong nhà trường. Những giải pháp này có ý
nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục, nhằm đạt được mục đích mục tiêu phát triển nhà trường, đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, riêng Trường Đại học Đồng Tháp góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương và cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phòng Thanh tra Đào tạo Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập theo số 540/QĐ-ĐHSP ĐT ngày 27/11/2007 của Hiệu trưởng, công tác thanh tra đào tạo bắt đầu đi vào nề nếp, trong đó có thanh tra giáo dục, đã có sự chuyển biến rõ rệt trên cơ sở bước đầu thực hiện giám sát nề nếp, giám sát các hoạt động của nhà trường trong mấy năm học qua.
Thực trạng công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng, song còn tồn tại nhiều bất cập, kết quả thanh tra chưa đạt được như mong muốn. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới thanh tra giáo dục trong thời gian tới cần phải có những giải pháp phù hợp về thanh tra giáo dục.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh tra giáo dục, chúng tôi đề xuất một