8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo
Đại học Đồng Tháp
2.3.1. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác thanh tragiáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng: Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức.
Khoản 1, điều 111 của Luật Giáo dục 2005 quy định: Thanh tra giáo dục thực hiện quyền Thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập từ đầu năm 2003 và có nhiệm vụ thực hiện đúng, đầy đủ các quy định và những hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra, kiểm tra về dạy, học và phục vụ cho công tác dạy và học trong phạm vi Trường Đại học Đồng Tháp quản lý.
Qua những cơ sở nêu trên, Trường Đại học Đồng Tháp đã thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra, thanh tra giáo dục ở trường trong mấy năm qua. Các giải pháp này đã được xây dựng và sử dụng đáp ứng mang tính tình thế. Những giải pháp đã thực hiện như sau:
2.3.1.1. Giải pháp về chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng
Phòng Thanh tra Đào tạo thực hiện đúng chức năng về tham mưu, đề xuất lên Hiệu trưởng những vấn đề bằng văn bản như: Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng; các sơ kết tháng, học kỳ; tổng kết công tác thanh tra theo năm học; các Quyết định thành lập Đoàn thanh tra (xem Phụ luc 1.1) và kế hoạch thanh tra toàn diện (xem Phụ lục 1.2), thanh tra theo chuyên đề; thanh tra các đơn vị; thanh tra các kỳ thi được thực hiện trong năm học; các quy định quy chuẩn (xem
Phụ lục 1.3), tiêu chí để đánh giá trong các cuộc thanh tra; các biểu mẫu thống kê (xem Phụ lục 2.1; Phụ lục 2.2; Phụ lục 2.3), biên bản thực hiện cho việc tự kiểm tra, thanh tra (xem Phụ lục 1.3).
2.3.1.2. Giải pháp về việc nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thanh tra
- Các cán bộ làm công tác thanh tra có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với lí tưởng của Đảng, có đầy đủ năng lực về chuyên môn giảng dạy, có kinh nghiệm trong công tác quản lý; có năng lực nghiệp vụ về công tác thanh tra; làm việc với tinh thần đoàn kết, thẳng thắn, vô tư, khách quan, chính xác và công minh.
- Phòng Thanh tra Đào tạo tổ chức cho các thành viên của phòng và các cộng tác viên thanh tra tự học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Phòng Thanh tra Đào tạo, vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên khi tham gia thực hiện công tác thanh tra.
2.3.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra của các đơn vị
- Phòng Thanh tra Đào tạo đã tham mưu cho Hiệu trưởng để chỉ đạo về công tác tự kiểm tra của các đơn vị theo khoản 1, điều 56 Điều lệ trường Đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ: Trường Đại học tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Phòng Thanh tra Đào tạo đã xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm học về công tác tự kiểm tra. Tổ chức sơ kết tháng, học kỳ và tổng kết năm học về công tác tự kiểm tra để thấy được đơn vị, cá nhân nào thực hiện tốt, có hiệu quả, đơn vi, cá nhân nào chưa quan tâm, còn đối phó với công tác tự kiểm tra.
- Trong các bản sơ kết tháng, học kỳ, tổng kết năm học trường đã biểu dương khích lệ những đơn vị, cá nhân thực hiện có hiệu quả công tác tự kiểm tra
đồng thời cũng nhắc nhở cụ thể những đơn vị, cá nhân nào chưa thực hiện tốt công tác tự kiểm tra.
- Việc chỉnh sửa và sử dụng mẫu biên bản tự kiểm tra đã thể hiện được tính hợp lý và khoa học phù hợp với thực tế công việc của các đơn vị và tạo điều kiện tốt cho việc thống kê, so sánh tổng hợp và lưu giữ của Phòng Thanh tra Đào tạo. Việc lưu giữ các biên bản tự kiểm tra của các đơn vị, Phòng Thanh tra Đào tạo đã thực hiện theo chế độ lưu giữ công văn, giấy tờ theo quy định của Nhà nước dễ tìm và dễ lấy.
2.3.1.4. Giải pháp về việc thực hiện một cuộc thanh tra (không kể thanh tra thi)
- Đã xây dựng kế hoạch cho một cuộc thanh tra bao gồm: Mục đích yêu cầu, nội dung thanh tra (xem Phụ lục 1.1), đối tượng được thanh tra, thời gian thanh tra, địa điểm thanh tra, các mức tiêu chí để đánh giá kết quả khi thanh tra.
- Đã ban hành Quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập Đoàn thanh tra gồm: Trưởng đoàn, ủy viên thường trực và các ủy viên khác.
- Kế hoạch của cuộc thanh tra và quyết định thành lập Đoàn thanh tra ban hành trước khi đoàn thanh tra xuống làm việc khoảng một tuần để đối tượng được thanh tra chuẩn bị kế hoạch đón tiếp đoàn.
- Trước khi xuống thanh tra, Đoàn thanh tra đã họp đoàn để thông báo kế hoạch thanh tra, cách tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn.
- Đoàn tiến hành thanh tra theo kế hoạch.
- Đoàn thanh tra họp nhanh để thống nhất về kết luận và những kiến nghị của cuộc thanh tra.
- Tổ chức họp giữa đoàn thanh tra với đơn vị và các cá nhân được thanh tra để Trưởng đoàn thông báo kết qủa, kết luận và kiến nghị của Đoàn thanh tra với đơn vị và cá nhân được thanh tra; Nếu đối tượng được thanh tra chưa thống
nhất thì Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục làm việc để đi đến sự thống nhất về mặt kết luận và các thành viên cùng ký vào biên bản chung của cuộc thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về pháp lí về kết luận của cuộc thanh tra đã ghi trong biên bản chung.
- Sau thanh tra, Phòng Thanh tra Đào tạo tham mưu để Hiệu trưởng ban hành thông báo về kết luận của cuộc thanh tra trong các bản sơ kết tháng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học để mọi thành viên trong toàn trường biết.
- Khi đang thanh tra nếu thấy có những hiện tượng đặc biệt về vi phạm quy trình, quy chế của đơn vị và cá nhân được thanh tra thì Trưởng đoàn ghi nhận hiện tượng, báo cho trưởng đơn vị được thanh tra biết đồng thời làm thủ tục ký mượn lại các loại hồ sơ, sổ sách có liên quan đến việc làm sai quy trình, quy chế đó để giữ nguyên hiện trạng của việc làm sai đó đồng thời báo cáo trực tiếp lên Hiệu trưởng để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của việc làm sai quy trình, quy chế đó.
2.3.1.5. Giải pháp để thực hiện việc tổ chức thanh tra thi, chấm thi
- Phòng Thanh tra Đào tạo phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng KT&ĐBCLĐT, các Đơn vị có tổ chức thi xây dựng kế hoạch và lịch thanh tra thi của tất cả các kỳ thi diễn ra trong và ngoài trường Đại học Đồng Tháp.
- Phòng Thanh tra Đào tạo tham mưu để Hiệu trưởng ban hành Quyết định thành lập Đoàn thanh tra thi gồm Trưởng đoàn, Ủy viên thường trực và các Ủy viên khác của Đoàn.
- Kế hoạch, lịch thanh tra thi và Quyết định thành lập Đoàn thanh tra gửi đến các đơn vị có tổ chức thi và các thành viên của Đoàn thanh tra thi trước khoảng một tuần tính từ ngày thi đầu tiên.
- Trước khi thi Đoàn thanh tra tiến hành họp hoặc hội ý để thống nhất kế hoạch và lịch thanh tra thi, phân công nhiệm vụ, nhắc lại những điểm cơ bản trong bản Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành kèm
theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
- Các cán bộ thanh tra thi không làm thay nhiệm vụ của những người trong Hội đồng thi; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị và cá nhân tham gia kỳ thi; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai dân chủ và kịp thời.
- Nhiệm vụ của cán bộ thanh tra thi là nhắc nhở, phòng ngừa, phát hiện, kiến nghị, xử lý những trường hợp vi phạm về quy chế thi.
- Các biên bản thanh tra thi được đánh giá kết quả theo từng buổi thi và lấy đủ chữ ký của những thành viên liên quan; Phòng Thanh tra Đào tạo sơ kết, tổng kết công tác thanh tra thi theo từng đợt, tháng, học kỳ và theo năm học để đánh giá một cách chính xác, khách quan nhằm làm nổi lên những ưu điểm và những hạn chế trong từng buổi thi, từng kỳ thi; đồng thời các biên bản thanh tra thi, chấm thi cũng cần được lưu giữ một cách khoa học.
2.3.1.6. Giải pháp để thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của các Trưởng đơn vị về công tác thanh tra, kiểm tra
Phòng Thanh tra Đào tạo đã thường xuyên phối hợp với các Trưởng đơn vị về những vấn đề như sau:
- Về công tác tự kiểm tra, đây là một công tác rất quan trọng nhằm góp phần quản lý tốt cho đơn vị;
- Về việc tổ chức lưu giữ các kết quả tự kiểm tra, thông báo kết quả tự kiểm tra trong đơn vị để mọi thành viên biết để học tập và rút kinh nghiệm;
- Về việc báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu của thanh tra, thông báo cho đơn vị mình biết về mục đích, nội dung, lịch làm việc của Đoàn thanh tra; việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của đơn vị và các cá nhân phục vụ cho việc thanh tra; kế hoạch đón tiếp Đoàn thanh tra…