Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra

Thanh tra giáo dục trong các trường đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Kết quả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra giáo dục thu được như sau: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra giáo dục; Cơ chế, chính sách liên quan đến cán bộ thanh tra và cán bộ tham gia thanh tra; Năng lực cán bộ quản lý và cán bộ thanh tra; Sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Thanh tra Đào tạo và các đơn vị trong trường; Hiệu lực thực thi pháp luật đối với thanh tra giáo dục; Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục

vụ thanh tra; Sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp quản lý trong nhà trường đối với hoạt động thanh tra giáo dục; Hiệu quả các lớp tập huấn về thanh tra giaó dục.

Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến công tác thanh tra giáo dục của trường đại học hiện nay là: Hệ thống các văn bản liên quan đến thanh tra giáo dục: Đó là cơ sở để cụ thể hóa công tác thanh tra, kiểm tra trong các đơn vị nhà trường. Đây là yếu tố có tác động rất mạnh tới công tác quản lý thanh tra giáo dục. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thanh tra giáo dục trong các trường đại học đã gây nhiều trở ngại cho việc triển khai thực hiện trong các trường.

- Cơ chế, chính sách liên quan đến cán bộ thanh tra: Tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra đi học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn; có chế độ bồi dưỡng hợp lý với cán bộ thanh tra và sự đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao.

- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra: Là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra vì đó là chủ thể thực hiện các cuộc thanh tra.

- Sự ủng hộ, phối hợp của các đơn vị: Là đối tượng của công tác thanh tra giáo dục. Trên cơ sở nhận thức đúng về thẩm quyền, mục đích, vai trò, vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của công tác thanh tra sẽ tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp để lực lượng thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Hiệu lực thực thi pháp luật đối với thanh tra giáo dục: Bên cạnh việc động viên, khuyến khích phải xử lý nghiêm với những cá nhân, tập thể vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.

- Sự chỉ đạo của các cấp quản lý đối với hoạt động TTrGD: Ở đâu lãnh đạo quan tâm đế hoạt động này, thì ở đó TTrGD được coi là chức năng thiết yếu của quản lý và hiệu quả TTrGD cũng được nâng lên một cách rõ rệt. [12; tr.29]

Công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học tuy đạt được một số thành tựu nhưng thực tế công tác này chưa được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của xã hội. Khi nghiên cứu chức năng thanh tra cần chú ý một vài đặc trưng sau:

Hoạt động thanh tra giáo dục phải dựa vào nền tảng pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của Bộ GD&ĐT…được thể hiện bằng các Luật và Bộ luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng CSVN và các cấp quản lý Nhà nước. Các hình thức thanh tra giáo dục từ việc ra quyết định, xử lý, điều hành phải dựa vào những hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ của các cấp các ngành chủ quản.

Các chủ thể tiến hành thanh tra (cơ quan thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra) đều phải là cơ quan chuyên trách, người có chuyên môn nghiệp vụ thanh tra hay có chuyên môn kỹ thuật thanh tra phù hợp.

Công tác thanh tra có đặc điểm vừa cương (cưỡng chế, xử lý, điều chỉnh) vừa nhu (uốn nắn, giáo dục, thúc đẩy, tư vấn) cho nên cơ quan hay người làm công tác thanh tra phải có ý chí cao trong quyết định, vận dụng tốt trong các tình huống xử lý, mềm dẻo trong uốn nắn, thuyết phục…Điều này thể hiện tính linh hoạt rất cao để có thể đóng nhiều vai trò liên nhân cách khác nhau khi tiến hành thanh tra.

Thanh tra giáo dục ở trường đại học là một trong những nội dung của thanh tra giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục được thực hiện bởi Phòng Thanh tra Đào tạo và cộng tác viên thanh tra. Thanh tra giáo dục ở trường đại học được thực hiện một cách linh hoạt, khoa học cụ thể khi thanh tra. Trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu về thực trạng công tác thanh tra giáo dục trong những năm qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ở Trường Đại học Đồng Tháp.

Chương 2

C ơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 38 - 41)