Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dụ cở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dụ cở

1.2.3.1.Giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt thì “giải là cởi ra, pháp là phép”. Giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.

Từ điển Bách khoa Toàn thư (2000) cũng có định nghĩa khái niệm giải pháp “Giải pháp là toàn bộ những điều quyết định cần thực hiện để thanh toán những khó khăn có thể dẫn đến tình trạng bế tắc”.

Giải pháp giáo dục là định hướng cách thức giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi giáo dục. Giải pháp phải được đặt trong phạm vi nghiên cứu khoa học từ các tình huống có vấn đề, các giải pháp giáo dục phải nằm trong định hướng chung của sự phát triển giáo dục thông qua các dự báo khoa học. Giải pháp giáo dục cũng không nằm ngoài các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước, nó mang tính cấp thiết và khả thi khi thực nghiệm

giải pháp…Giải pháp không được trái với lý luận, lý luận là cơ sở để thực hiện giải pháp và phải được kiểm chứng. Trong một vấn đề nghiên cứu, không bao giờ chỉ có một giải pháp duy nhất mà nó mang tính đa phương án. Giải pháp được đưa ra phải dựa vào thực tiễn trên cơ sở quan sát, điều tra các luận điểm khoa học có căn cứ và thông tin rõ ràng. Giải pháp còn mang tính sáng tạo, sáng tạo được coi là chức năng quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ của sáng tạo là tìm ra cái mới, cái hữu ích, hiệu quả nhằm phục vụ lợi ích con người.

Có cách hiểu khác về giải pháp. Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”. Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định…, tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy. Tra cứu trong Đại Từ điển Tiếng Việt cụm từ “ giải pháp” có nghĩa: cách giải quyết một vấn đề - tìm giải pháp cho từng vấn đề.

1.2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học

Từ những khái niệm trên về giải pháp, vấn đề đặt ra cho công tác thanh tra ở trường đại học hiện nay làm sao nâng cao được hiệu quả, đòi hỏi phải có những giải pháp thực hiện phù hợp với từng cơ sở giáo dục, Trường Đại học Đồng Tháp đã thực hiện các giải pháp sau đây:

- Kiện toàn và cải tiến hoạt động thanh tra giáo dục ở Đại học Đồng Tháp - Bố trí cán bộ thanh tra và cộng tác viên đủ năng lực sư phạm đủ phẩm chất, hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ để phát huy vai trò “cố vấn” cho lãnh đạo nhà trường.

- Nhà trường thường xuyên nhắc nhở về chất lượng hoạt động của Phòng Thanh tra Đào tạo hoặc củng cố chấn chỉnh lại lực lượng nhằm tập trung nổ lực lập lại trật tự kỷ cương nề nếp trong nhà trường.

- Lập kế hoạch thanh tra đầu năm trình Lãnh đạo nhà trường duyệt. Phải tập trung cho nhiệm vụ trong năm học và giải quyết kip thời những sự vụ phát sinh, nhưng đồng thời tăng cường tính chủ động, cân đối trong hoạt động giữa các mặt công tác.

- Xây dựng quy trình thanh tra cho từng nội dung thanh tra, đặc biệt là quy trình làm việc của đoàn thanh tra, quy trình xử lý sau thanh tra, quy trình phản hồi thông tin sau thanh tra.

- Phối hợp với Công đoàn nhà trường, Ban thanh tra Nhân dân giải quyết những khiếu nại khiếu tố về quyền lợi, chế độ chính sách của công nhân viên chức, đáp ứng những đồi hỏi chính đáng của công dân.

- Chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin trong trường bằng các hình thức thích hợp khác để cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức về vai trò thanh tra giáo dục trong nhà trường.

- Tăng cường chỉ đạo toàn diện hoạt động của Phòng Thanh tra Đào tạo. Phương hướng chỉ đạo là nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra để chấn chỉnh kỉ cương, nề nếp sửa sai, uốn nắn kịp thời những vi phạm nội quy quy chế đã ban hành.

1.3. Công tác thanh tra giáo dục ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Vị trí, vai trò của công tác thanh tra giáo dục

- Thanh tra giáo dục là hệ thống thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Đó là một trong ba bộ phân hợp thành tổ chức quản lí Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo: nghiên cứu, chỉ đạo và thanh tra có chức năng chủ yếu là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra; qua đó, đồng thời đánh giá cả việc nghiên cứu, chỉ đạo giúp cho

công tác quản lí giáo dục của cấp trên ngày càng hoàn thiện về nội dung, về thể chế hoá xây dựng luật hoặc các văn bản dưới luật.

- Thanh tra là chức năng đích thực của quản lí giáo dục, là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lí giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lí giáo dục. "Thanh tra là tai mắt của trên là người bạn của dưới" (Bác Hồ tại Hội nghị thanh tra toàn Miền Bắc ngày 19/4/1957).

- Thanh tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục: lãnh đạo cần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên, “ không coi trọng thanh tra tức là tự tước mất một vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” (bài nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với các đồng chí Bí thư và Chủ tịch tỉnh, thành phố về công tác thanh tra, ngày 02/4/1972).

- Với đối tượng thanh tra thì thanh tra giáo dục tác động tới ý thức, hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

- Thanh tra - đánh giá khách quan, công bằng sẽ dẫn tới việc tự kiểm tra, tự đánh giá tốt của đối tượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w