Phương pháp thanh tra giáo dụ cở trường đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5.Phương pháp thanh tra giáo dụ cở trường đại học

Để làm tốt công tác Thanh tra, người thanh tra viên thường sử dụng các phương pháp sau:

1.3.5.1. Phương pháp quan sát

Quan sát đem lại cho thanh tra viên những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa rất thiết thực trong thanh tra giáo dục.

Quan sát các hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên, hoạt động học tập của sinh viên, các hoạt động, các số liệu...của cán bộ công nhân viên, của quản lí để có những số liệu cụ thể cho việc đánh giá.

Thanh tra viên có thể sử dụng nhiều loại quan sát tuỳ theo mục đích và yêu cầu cụ thể: quan sát khía cạnh, toàn diện, phát hiện, kiểm nghiệm, có bố trí, quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo... quan sát liên tục, gián đoạn, theo đề tài tổng hợp, theo chuyên đề cần thanh tra.

1.3.5.2. Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng (có hoặc không liên quan) đến sự việc cần thanh tra nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ về sự việc hoặc một vấn đề nào đó, đây là kết quả khách quan dùng để làm cơ sở cho sự phân tích của đề tài.

- Điều tra bằng đàm thoại: là phương pháp thu thập sự kiện về các hiện tượng, quá trình tâm lí thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt, hoặc những tình huống bất ngờ. Thông qua cách biểu đạt của ngôn ngữ, qua thái độ ứng xử,...Thanh tra viên có thể phán đoán, lĩnh hội thông tin chính xác cho mục đích của mình. - Điều tra bằng phiếu, bằng trắc nghiệm (test)...mỗi loại đều có ưu, nhược điểm. Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh và tình huống cụ thể mà lựa chọn, sử dụng và phối hợp để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra.

1.3.5.3. Phương pháp kiểm tra

Đây là một hình thức đo lường chất lượng bằng các hình thức: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành...một số môn học bằng cách chọn xác suất ở các lớp khá, trung bình, yếu. Kiểm tra những kiến thức cơ bản theo yêu cầu tối thiểu, có câu hỏi phụ để xác định sinh viên khá, giỏi. Thanh tra viên ra đề, chấm bài và phân tích kết quả.

1.3.5.4. Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể

Tham dự các giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ...là một căn cứ thực tiễn để đánh giá.

1.3.5.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đối chiếu với thực tế

Qua các số liệu đã tập hợp được, người Thanh tra viên phải phân tích tổng hợp đối chiếu các văn bản, tài liệu với thực tế để tìm ra thông tin chính xác nhất trong quá trình đánh giá đối tượng.

1.3.6. Tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học (theo Điều 8 - Thông tư số 51/TT-BGDĐT-2012)

*Tiêu chuẩn:

- Là công chức, viên chức hoặc người lao động đó ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;

- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;

- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng Thanh tra; - Kiến nghị Trưởng phòng các nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng phòng Thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, kiến nghị các vấn đề phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao;

- Tham gia Đoàn thanh tra nội bộ hoặc thanh tra độc lập theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Khi tham gia Đoàn thanh tra, cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 34 - 36)