Quy trình thanh tra giáo dụ cở trường đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Quy trình thanh tra giáo dụ cở trường đại học

Quy trình chung của thanh tra giáo dục được thực hiện theo các bước sau:

1.3.2.1. Chuẩn bị thanh tra

- Trưởng đoàn dự thảo kế hoạch, trình người ra quyết định trước 10 ngày; - Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện cuộc thanh tra.

- Trong thời hạn 2 ngày, sau khi kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt, Trưởng đoàn phải họp đoàn để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn viên và tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phân công lại nếu thấy cần thiết.

- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày được phân công, từng đoàn viên phải lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình và trình Trưởng đoàn phê duyệt. Ví dụ: Thanh tra viên phải biết các hoạt động của đơn vị đến đâu, có kế hoạch kiểm tra từng nội dung, những việc cần đặt câu hỏi để làm rõ.

- Trưởng đoàn tập hợp những thông tin đã thu thập được về đối tượng thanh tra để dự kiến những vấn đề cần đi sâu; lập kế hoạch thanh tra: xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, thời gian, thành phần tham gia, phương pháp tiến hành; thông báo với đơn vị, cơ sở, và cá nhân được thanh tra (trừ thanh tra đột xuất).

1.3.2.2. Tiến hành thanh tra

- Khi bắt đầu thanh tra, Trưởng đoàn phải làm việc với Hiệu trưởng, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nội dung thanh tra, trách nhiệm của đối tượng thanh tra do pháp luật quy định.

- Khi tiến hành thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra chỉ làm việc với đối tượng tại các công sở và trong giờ hành chính. Nếu cần thiết làm việc ngoài giờ hành chính hoặc ngoài công sở thì phải có sự đồng ý của Trưởng đoàn.

- Nội dung các buổi làm việc phải có biên bản.

- Đoàn viên phải báo cáo Trưởng đoàn về tiến độ và kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của Trưởng đoàn. Nếu phát hiện những vấn đề phải xử lí kịp thời thì đoàn viên cần phải báo cáo ngay để Trưởng đoàn quyết định.

- Trưởng đoàn phải báo cáo với người ra quyết đỉnh về những vấn đề vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những vấn đề không thuộc nội dung kế hoạch thanh tra. Nếu thấy cần thiết, Trưởng đoàn đề nghị người ra quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, đề nghị thay đổi những đoàn viên vì lí do sức khoẻ hoặc vì những lí do khác.

- Các công việc cụ thể:

+ Dự giờ thăm lớp (nếu cần)

+ Dự các hoạt động giáo dục khác, quan sát cách làm và kết quả

+ Kiểm tra chất lượng: tổ chức kiểm tra dự giờ trên lớp của giảng viên (khi thanh tra toàn diện các khoa), đánh giá tiết dạy thông qua các tiêu chí đánh giá giờ dạy; xem xét hiệu quả tiết dạy thông qua thái độ học tập và kết quả nắm bắt kiến thức của sinh viên cuối giờ dạy.

+ Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị dạy học

+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách: hồ sơ chuyên môn của giáo viên, tổ bộ môn, hồ sơ quản lí của cán bộ quản lý sinh viên, giáo vụ khoa, đặc biệt hồ sơ tự kiểm tra nội bộ của đơn vị.

Thanh tra viên cần lựa chọn phương pháp và phương tiện cần thiết để thu thập, xử lí thông tin và đánh giá sơ bộ.

1.3.2.3. Kết thúc cuộc thanh tra

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đoàn viên hoặc nhóm đoàn viên phải tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng xử lí bằng văn bản, lập hồ sơ theo phần công việc và bàn giao cho Trưởng đoàn hoặc người được Trưởng đoàn uỷ quyền.

- Trưởng đoàn có trách nhiệm dự thảo văn bản kết luận thanh tra theo các yêu cầu ghi trong quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn phải triệu tập cuộc họp của tất cả các thành viên của đoàn thanh tra để thảo luận dự thảo kết luận thanh tra công khai, dân chủ và chính xác. Trưởng đoàn là người kết luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra.

Trước khi kết luận chính thức, Trưởng đoàn phải báo cáo dự thảo kết luận với người ra quyết định thanh tra kèm theo biên bản cuộc họp dự thảo kết luận.

- Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra. Thành phần tham dự cuộc họp do Trưởng đoàn quyết định. Việc công bố kết luận phải được lập thành biên bản. Nếu thấy cần thiết

phải sửa đổi bổ sung kết luận thì Trưởng đoàn phải họp đoàn để thảo luận việc tiếp thu hoặc không tiếp thu những ý kiến trình bày hoặc giải trình và báo cáo với người ra quyết định thanh tra.

- Hoàn chỉnh văn bản kết luận cuộc thanh tra. Văn bản kết luận do Trưởng đoàn kí và đóng dấu.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra. Đoàn thanh tra phải bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan đã thành lập đoàn thanh tra.

Hồ sơ gồm có:

+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra; + Đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có);

+ Kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương thanh tra; + Báo cáo của đối tượng thanh tra; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các loại biên bản, báo cáo kiểm tra các đối tượng (giảng viên , SV...). + Văn bản kết luận thanh tra;

+ Các văn bản khác liên quan đến kết luận thanh tra.

1.3.2.4. Sau thanh tra

- Viết báo cáo kết quả gửi các cấp quản lí;

- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra; - Thanh tra lại nếu cần.

Ngoài tiến trình chung trên, khi đi vào thanh tra theo từng chuyên đề, từng vụ việc (từng đối tượng) cụ thể, tiến trình có những nét đặc trưng riêng. Ví dụ: thanh tra toàn diện một trường học tiến trình khác với thanh tra nhà trường theo một chuyên đề nào đó hoặc khác với thanh tra toàn diện một giảng viên, thanh tra giờ dạy, thanh tra kết quả học tập của sinh viên... Những tiến trình này được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của thanh tra Bộ GD & ĐT, với những tiêu chí đánh giá khác nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 29 - 32)