8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu chung của thanh tra giáo dục ở trường đại học là giúp Hiệu trưởng quản lý có hiệu quả về việc thực hiện các hoạt động theo chức năng của
từng đơn vị, mục tiêu cuối cùng là cùng với nhà trường nâng dần chất lượng nhà trường, phát triển nhà trường. [15; tr.13]
Mục tiêu và nền tảng của thanh tra là làm theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật phải được cụ thể hóa thành những chủ trương, biện pháp, quyết định trong quá trình tổ chức và quản lý, đạt mục tiêu đã đề ra.
Vì vậy, nguyên tắc đề xuất các giải pháp phải đảm bảo tính mục tiêu của thanh tra giáo dục. Có như vậy mới nâng cao hơn nữa hiệu quả của giải pháp đề xuất. Để thực hiện các nguyên tắc này, cán bộ TTrGD phải nắm chắc các văn bản pháp luật về thanh tra giáo dục, phải có tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện chế độ báo cáo theo qui định và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Từ thực tiễn của thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp, qua kết quả hoạt động của công tác thanh tra trong những năm qua, những mặt được và những mặt còn hạn chế đã được phân tích ở chương 2, từ đó khi đề xuất các giải pháp phải xuất phát từ thực tế của nhà trường, có như vậy mới có tính khoa học.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Hiệu quả công tác TTrGD gắn liền với hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, vì công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý.
Hiệu quả công tác thanh tra giáo dục gồm hiệu quả của các giải pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức thanh tra, giải pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đó là làm sao cho chi phí về vật chất, thời gian và sức lực cần thiết ít nhất nhưng kết quả đạt được cao nhất.
Hiệu quả của thanh tra giáo dục còn được đo bằng những kết luận chính xác, những kiến nghị có giá trị giúp đối tượng thấy được thiếu sót, tránh được sai phạm, giữ vững kỷ luật, khi đề xuất các giải pháp cũng phải tính đến nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của nó.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Đối tượng của quản lý giáo dục chủ yếu là con người, thực hiện thanh tra giáo dục trên cơ sở phải hiểu con người, giúp đỡ, động viên, giáo dục con người và vì con người.
Xuất phát từ những căn cứ như: Cơ sở lý luận về thanh tra, thanh tra giáo dục, thanh tra giáo dục ở trường đại học nói riêng; căn cứ vào kết quả nghiên