Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục

trường đại học

Làm cho các đối tượng thanh tra chấp hành các quyết định quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Cụ thể là làm cho các tổ chức và cá nhân trong trường đại học thực thi đúng quy định, làm cho công tác phát triển và điều hành bộ máy nhà trường có hiệu quả, làm cho hoạt động huy động và sử dụng con người có năng lực và hiệu quả cao; đồng thời nâng cao được chất lượng của môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống thông tin giáo dục nói chung và thông tin trong thanh tra giáo dục nói riêng là thông tin quản lý giáo dục. [21; tr.63].

1.4.3. Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáodục ở trường đại học dục ở trường đại học

- Hoạt động giáo dục trong trường đại học là hoạt động cơ bản nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể, cho nên cần tập trung vào thanh tra các nội dung sau: Thanh tra việc thực hiện kế hoạch năm học, mục tiêu phát triển giáo dục (số lượng, chất lượng); Thanh tra việc thực hiện mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo

dục; Thanh tra hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng tập thể sư phạm; Thanh tra hoạt động xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Thanh tra về hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục; Thanh tra về thiết lập, vận hành hệ thống thông tin giáo dục; Thanh tra thực hiện các chức năng quản lý của Trưởng đơn vị. Ở trường Đại học, cần tập trung vào thanh tra các lĩnh vực: công tác quản lý của các đơn vị (khoa, phòng ban, các bộ môn, trung tâm, ...), quản lý đào tạo, quản lý nghiên cứu khoa học, quản lý tài sản, tài chính, quản lý người học,...

- Có nhiều phương pháp thanh tra, việc chọn và sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian thanh tra và tình huống cụ thể trong thanh tra. Có những phương pháp sau: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu hồ sơ (các văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra) nhằm đánh giá kết quả (nhận biết chất lượng và hiệu quả các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của đối tượng thanh tra); Phương pháp quan sát các hoạt động của đối tượng thanh tra; Phương pháp phát huy hoạt động tự kiểm tra (tự xem xét, đánh giá so với chuẩn mực đã có) nhằm biến hoạt động kiểm tra thành hoạt động tự kiểm tra.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tragiáo dục ở trường đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 37 - 38)