Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dụ cở Trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dụ cở Trường

tôi đề xuất những giải pháp mang tính khả thi, phần này sẽ được phân tích ở kết quả thăm dò ở bảng 3.2.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ởTrường Đại học Đồng Tháp Trường Đại học Đồng Tháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục ở Trường Đại học Đồng Tháp

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên trong nhà trường, thống nhất về mặt chính trị, tư tưởng trên cơ sở hiểu rõ về mục đích, thẩm quyền, nội dung của thanh tra giáo dục, để từ đó có sự chỉ đạo đúng đắn hoạt động thanh tra, thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra cũng như việc tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp với cán bộ thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra giáo dục trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Phòng Thanh tra Đào tạo phải thực hiện đúng chức năng về tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề bằng văn bản như: Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng; các sơ kết tháng, học kỳ; tổng kết công tác thanh tra theo năm học; các Quyết định thành lập Đoàn thanh tra và kế hoạch thanh tra toàn diện, thanh tra theo chuyên đề; thanh tra các đơn vị; thanh tra các kỳ thi được thực hiện trong

năm học; các quy định quy chuẩn, tiêu chí để đánh giá trong các cuộc thanh tra; các biểu mẫu thống kê, biên bản thực hiện cho việc tự kiểm tra, thanh tra.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Phòng Thanh tra Đào tạo thường xuyên phối hợp với các Trưởng đơn vị về những vấn đề như sau:

- Trưởng đơn vị coi công tác tự kiểm tra, của đơn vị mình là một công tác rất quan trọng nhằm góp phần quản lý tốt cho đơn vị;

- Trưởng đơn vị lập lập kế hoạch tự kiểm tra, cần chọn công việc để tự kiểm tra, phân công người phụ trách, thời gian và địa điểm để tiến hành. Lập kết quả và gửi báo cáo kết quả theo quy định. Để đạt hiệu quả cao trong công tác tự kiểm tra, Trưởng đơn vị nên chọn những công việc còn có những hạn chế như: hồ sơ sổ sách chưa đầy đủ, lưu giữ hồ sơ không đúng quy định, kế hoạch thực hiện công việc còn bị chậm tiến độ, giảng dạy của giảng viên còn có nhiều hạn chế và những việc khác thực hiện không theo đúng quy trình. Trưởng đơn vị không nên vì thành tích mà chỉ chọn những công việc đã có kết quả tốt để tổ chức tự kiểm tra và như vậy Trưởng đơn vị sẽ không thấy được những mặt còn yếu, còn hạn chế của đơn vị mình.

- Trưởng đơn vị nên tổ chức cho đơn vị có nhiều lần tự kiểm tra so với số lượt quy định của Nhà trường; vì nếu số lượt tự kiểnm tra nhiều thì Trưởng đơn vị có cơ sở đánh giá chính xác kết quả của công tác quản lý của đơn vị mình.

- Trưởng đơn vị cần tổ chức lưu giữ các kết quả tự kiểm tra, cần thông báo kết quả tự kiểm tra trong đơn vị để mọi thành viên biết để học tập và rút kinh nghiệm trong việc thực hiện nội dung chỉ của nhà trường.

- Trưởng đơn vị cần phối hợp với các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên để thực hiện tốt công tác tự kiểm tra của đơn vị.

- Trưởng đơn vị khi nhận được kế hoạch thanh tra của Nhà trường thì tiến hành lập kế hoạch của đơn vị gồm: báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu của thanh

tra, thông báo cho đơn vị mình biết về mục đích, nội dung, lịch làm việc của Đoàn thanh tra; việc chuẩn bị, hồ sơ, tài liệu của đơn vị và các cá nhân phục vụ cho việc thanh tra; kế hoạch đón tiếp Đoàn thanh tra…

- Trưởng đơn vị cần gắn kết công tác tự kiểm tra, thanh tra với công tác thi đua khen thưởng nhằm để động viên, khích lệ các tổ, nhóm, các nhân viên có nhiều đóng góp cho công tác quản lý của đơn vị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo dục ở trường đại học Đồng Tháp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w