Thực tiễn cho thấy: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở cáctrường học nói chung, các trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện QuảngTrạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng nhằm đảm bảo
Trang 1TRẦN HIẾU NGHĨA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_
TRẦN HIẾU NGHĨA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
NGHỆ AN - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản lý Giáo dục Trường Đại họcVinh, các Thầy Cô đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thànhkhóa học
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người hướngdẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu vàlàm luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn, bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên vàhọc sinh các trường THCS trong huyện Quảng Trạch, Phòng Giáo dục và Đàotạo Quảng Trạch, những người thân trong gia đình và bạn bè thường xuyênđộng viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Kiểm tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học 9
1.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 11
1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường THCS 12
1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ trường THCS 13
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở13 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 14
1.3.3 Quy trình kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 15
1.3.4 Nguyên tắc của kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 15
1.4 Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 16
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 16
1.4.2 Đối tượng, nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 17
1.4.3 Hình thức kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 22
1.4.4 Phương pháp kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 23
Kết luận chương 1 26
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH 27
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 27
2.1.1 Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội 27
2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục chung và tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 28
2.2 Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 32
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS tại huyện Quảng Trạch 32
2.2.2 Thực trạng nhận thức về Ban kiểm tra nội bộ trường học 39
2.2.3 Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở 41
2.2.4 Thực trạng tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ trường học 42
2.2.5 Thực trạng nội dung và hình thức kiểm tra nội bộ trường THCS 45
2.2.6 Thực trạng về lực lượng kiểm tra nội bộ trường học 47
2.2.7 Thực trạng về thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học 49
2.2.8 Thực trạng về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường học 52
2.2.9 Thực trạng chỉ đạo, kiểm tra của Phòng giáo dục-Đào tạo Quảng Trạch trong công tác kiểm tra nội bộ trường học 56
2.3 Đánh giá chung về thực trạng 57
2.3.1 Ưu điểm 57
2.3.2 Nhược điểm 58
Kết luận chương 2 60
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 61
Trang 63.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 61
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 61
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 63
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học 63
3.2.2 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học 65
3.2.3 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường THCS huyện Quảng Trạch 69
3.2.4 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS 71
3.2.5 Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến 73
3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 75
Kết luận chương 3 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
Trang 8Bảng 2.1 Tình hình phát triển số lượng cấp trung học cơ sở trong 3 năm
(2012 - 2015) 30Bảng 2.2 Kết quả chất lượng giáo dục trong 3 năm (2012 -2015) 32Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức chung về hoạt động kiểm tra
nội bộ trường học 34Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về nội dung kiểm tra nội bộ
trường học 36Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về Ban kiểm tra nội bộ
trường học 40Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra
nội bộ trường học 43Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung công tác kiểm tra nội bộ
trường học 45Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng hình thức kiểm tra nội bộ 46Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thực trạng lực lượng kiểm tra nội bộ của 15
trường THCS 47Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra nội
bộ 48Bảng 2.11: Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người
Hiệu trưởng 49Bảng 2.12: Kết quả khảo sát biên bản kiểm tra nội bộ trường học 50Bảng 2.13: Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên, nhân viên được kiểm tra về
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học 51Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường
học 53Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về việc sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ 55
Trang 9Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến nhóm chuyên gia đánh giá tính cần thiết và tính
khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội
bộ trường THCS 76Bảng 3.2 Tổng hợp ý kiến nhóm cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đánh giá
tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường THCS 77
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng của quá trình quản lý, đó
là công việc mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào, cương vị nào cũng phải thựchiện để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra thực tế đã đạt được đến đâu vànhư thế nào Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điềuchỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu đã định
Kiểm tra nội bộ là dạng đặc thù của chức năng kiểm tra trong giáo dục,
là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học,giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệpgiáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và họcsinh nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo
Quan tâm đến công tác kiểm tra nội bộ là biểu hiện phẩm chất củangười quản lý và góp phần chống bệnh quan liêu của người lãnh đạo
Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông phụ thuộc rất lớnvào công tác quản lý giáo dục; đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lý củađội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán
bộ quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chứcnăng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch; chỉ đạo, tổ chức thực hiện vàkiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình giáo dục
Nhà trường là tế bào của nền giáo dục quốc dân, đổi mới quản lý nhàtrường góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói chung Trong đó đổi mới kiểmtra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đổi mới quản lýnhà trường, đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dụctrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là những nội dung tại
Trang 11Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,hoạt động kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra giáo dục của Phòng GD&ĐTnói riêng đang còn có những hạn chế và bất cập chưa đáp ứng với tình hìnhphát triển giáo dục trong thời kỳ mới Để phát huy những thành tích đã đạtđược, khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót, đòi hỏi phải hoàn thiện hệthống kiểm tra nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra giáo dục, nâng cao hiệuquả thanh tra, kiểm tra giáo dục ở các cấp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực
và hiệu quả quản lý Nhà nước trong giáo dục
Thực tiễn cho thấy: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở cáctrường học nói chung, các trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện QuảngTrạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, kếhoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn,quy chế thi cử, tổ chức thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động, thựchiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục tại cáctrường học hiện nay
Công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở hiện nay từ nhận thứcđến việc thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vẫn cònnhiều hạn chế, bất cập, còn mang nặng tính hình thức, chưa mang lại hiệu quảsau khi kiểm tra Việc tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh sau khi kiểm tracòn hời hợt, thiếu nghiêm túc, đánh giá xếp loại giáo viên còn nể nang, càobằng, chỉ làm để đạt được chỉ tiêu kiểm tra trong nhà trường; chưa đáp ứngnhu cầu được đánh giá của cán bộ, giáo viên, làm giảm động cơ lao động,sáng tạo, xu hướng phấn đấu vươn lên của các tập thể, cá nhân trong ngànhGD&ĐT huyện
Trang 12Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động quản lý giáo dụcsong trong thực tế vấn đề này tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình còn ít
được nghiên cứu Do đó chúng tôi chọn đề tài: " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình" để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra nội bộ ở các trườngtrung học cơ sở huyện Quảng Trạch
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học
cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
4 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở của huyệnQuảng Trạch sẽ được tăng cường nếu vận dụng tốt các giải pháp nhằm pháthuy được vai trò của kiểm tra nội bộ trong hoạt động kiểm tra do tác giả đềxuất Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trường trung học cơ sở tronggiai đoạn hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường trunghọc cơ sở
Trang 135.2 Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trunghọc cơ sở của huyện Quảng Trạch.
5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểmtra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện Quảng Trạch
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kiểm tranội bộ; nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến lý luận quản lý giáo dục, lýluận về kiểm tra nội bộ và kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, trắc nghiệm, lấy ýkiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục, kiểm tra nội bộ
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoahọc quản lý giáo dục
7 Đóng góp của luận văn
Làm sáng tỏ thực trạng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học
cơ sở và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tranội bộ các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnhQuảng Bình
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tranội bộ trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học
cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nghiên cứu về lý luận quản lý nói chung và trong quản lý giáodục nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã quan tâm về công táckiểm tra, KTNB trong quản lý Có rất nhiều đầu sách, bài giảng của các tácgiả, giảng viên nghiên cứu về quản lý giáo dục có thể kể đến như: Nguyễn
Ngọc Quang với cuốn “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo
dục”-Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương I, Hà Nội 1989; Đặng
Quốc Bảo với cuốn “Một số khái niệm về quản lý giáo dục” - Trường cán bộ
quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương I, Hà Nội 1997; Trần Kiểm với cuốn:
“Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; tác giả Thái
Văn Thành với cuốn “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” Qua nghiên
cứu, các tác giả đều đề cập đến 4 chức năng chủ yếu trong quản lý đó là kếhoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉ đạo thực hiện), kiểm tra, khẳng định vaitrò quan trọng của chức năng kiểm tra trong quản lý nói chung và trong quản
số các biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ thống quản
lý đi đúng mục tiêu, kế hoạch là các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giákết quả công việc trong từng giai đoạn nhất định
Trang 15Về kiểm tra nội bộ, tác giả Lưu Xuân Mới đã viết: “Kiểm tra nhằm
mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng đích Kiểm tra nhằm mục đích giúp nhà trường nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.[22, tr.18]
Công tác KTNB trường học luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục,các cấp quản lý quan tâm nghiên cứu để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tại cơ
sở Có thể kể đến các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như:
- Quyết định số 329/QĐ ngày 31/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thôngtrung học, tại Khoản D Quy trình, Điểm 4 Kiểm tra, nêu rõ: “ Hiệu trưởngtrực tiếp kiểm tra và tổ chức có nền nếp việc kiểm tra trong nội bộ trường,nhất là kiểm tra chuyên môn; kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và nhiều lựclượng tham gia kiểm tra Coi trọng việc tự kiểm tra của cá nhân, của tập thểgiáo viên, công nhân, nhân viên, học sinh Trong công tác, kiểm tra phải đánhgiá tiến độ và kết quả giáo dục, phát hiện thiếu sót, đề xuất phương hướng,biện pháp để phát huy thành tích (đặc biệt coi trọng thực chất thi đua Hai tốt)
và sửa chữa khuyết điểm, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch Tổ chức kiểm tra toàndiện các đơn vị bộ phận trong trường trước thời điểm tổng kết năm học.”
- Theo Quyết định số 478/QĐ ngày 11/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáodục ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra Giáo dục
và Đào tạo, Điều 22- Chương VI về công tác KTNB trong các trường học vàcác đơn vị trong ngành, quy định: “Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ
sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý vàcác cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyếtcác khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình”
Trang 16- Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh trahoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, trong mục 4 về “Công tác quản
lý của Hiệu trưởng”, có nội dung thanh tra: “Việc thực hiện KTNB của nhàtrường theo quy định: Mỗi năm học, Hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tratoàn diện ít nhất 1/3 tổng số giáo viên và tất cả giáo viên còn lại được kiểmtra theo chuyên đề Xem xét hồ sơ kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tracủa Hiệu trưởng”
- Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác vàthanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, trong Mục d, Phần II về công tácquản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục, thông tư có nêu nội dung thanh tra:
“Công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định”
- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 14/12/2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, về nội
dung thanh tra chuyên ngành tại Điều 6 - Thanh tra chuyên ngành đối với cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở khoản
1 ghi rõ nội dung thanh tra “Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bảnquản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức;thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểmtra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều
lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường”
Như vậy, về cấp Bộ, từ Quyết định số 329/QĐ và Quyết định số478/QĐ của Bộ có quy định một số yêu cầu, nghiệp vụ, trách nhiệm của Hiệutrưởng trong KTNB Sau đó, Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT, Thông tư số43/2006/ TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT không còn hướngdẫn cụ thể công tác KTNB trường học nữa Hàng năm, trong công tác chỉ đạo
Trang 17thanh tra, kiểm tra, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các Phòng Giáo dục vàĐào tạo đều có nhiều văn bản hướng dẫn về công tác KTNB trường học, quamạng thông tin internet chúng ta có thể tìm được dễ dàng các văn bản này.Đặc biệt, theo Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 14/12/2013 của BộGiáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vựcgiáo dục thì Phòng GD&ĐT không còn chức năng thanh tra chuyên ngànhtrong lĩnh vực giáo dục mà chức năng này thuộc thẩm quyền của thanh tra BộGD&ĐT và thanh tra Sở GD&ĐT, chính vì thế hoạt động kiểm tra nội bộ ởcác trường thuộc thẩm quyền quản lý của Phòng GD-ĐT cần được tăngcường, đẩy mạnh hơn.
Gần đây, trong các đề tài tốt nghiệp cử nhân khoa học quản lý giáo dục
và báo cáo thu hoạch về công tác thanh tra giáo dục của các lớp tập huấn cán
bộ thanh tra chuyên ngành, các tác giả cũng có đề cập đến một số vấn đềchung về công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục, nhưng chủ yếu về các vấn đềkiểm tra, thanh tra, đánh giá một giáo viên, một nhà trường Trong một sốluận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, các tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa rađược các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tragiáo dục và hoạt động kiểm tra nội bộ trong các nhà trường Tuy nhiên ở địabàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình chưa có một công trình nào nghiêncứu đề tài này Do vậy, vấn đề quản lí công tác kiểm tra nội bộ trường THCSrất cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ thực tiễn phong phú của QLGD, đồngthời xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nói trên Nhữngtài liệu đã dẫn và những tài liệu viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giátrong giáo dục của các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục là những tư liệu quí,thiết thực giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện khảo sát thựctrạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS thuộc huyện QuảngTrạch, tỉnh Quảng Bình; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
Trang 18quả kiểm tra nội bộ trường THCS góp phần thực hiện thắng lợi những mụctiêu giáo dục của huyện Quảng Trạch trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Kiểm tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học
1.2.1.1 Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mụctiêu, phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra quyết định điềuchỉnh trong công tác quản lý
Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
- Đánh giá gồm: xác định chuẩn, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợpcủa việc thực hiện so với chuẩn mực
- Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý
- Điều chỉnh gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thànhtích tốt) hoặc xử lý
1.2.1.2 Kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ theo nghĩa rộng là sự đánh giá thường xuyên và độc lậpđược thực hiện bởi ban kiểm tra nội bộ về các hoạt động nói chung, cân nhắc,
so sánh các kết quả thực tế theo kết quả dự định trong kế hoạch, về kế toán tàichính, về các chính sách, các thủ tục, về việc sử dụng quyền hành, về chấtlượng quản lý, về hậu quả của các phương pháp, về các vấn đề đặc biệt và cácgiai đoạn khác của các hoạt động
Kiểm tra nội bộ là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra quản lý Sự thànhcông của một chương trình kiểm tra nội bộ phần lớn phụ thuộc vào quan niệm
về nhiệm vụ, về loại hình lãnh đạo mà người phụ trách kiểm tra nêu ra và chấtlượng của các nhân viên kiểm tra
1.2.1.3 Kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trường học là “một dạng hoạt động quản lý của người
hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm
Trang 19nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên, kích thích hoặc phát hiện những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [19, tr.200]
Khái niệm trên được thể hiện rõ ở Quy chế về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra Giáo dục - Đào tạo: “Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối
quan hệ của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng Hiệu trưởng có thể huy động: phó hiệu trưởng, các tổ trư- ởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng kiểm tra với
tư cách là người được uỷ quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng vẫn nắm quyền tối hậu quyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, ngư-
ời đưa ra kết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết luận đó” [4]
Kiểm tra nội bộ trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạtđộng tự kiểm tra của nhà trường bao gồm hai hoạt động:
- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệ thốngnhà trường, đặc biệt kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của mọithành viên và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dụctrong nhà trường
- Việc tự kiểm tra trong nội bộ trường học
Hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có
kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộphận và mọi thành viên trong nhà trường mà mình quản lý Hiệu trưởng cókinh nghiệm thường biết kiểm tra đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ.Xác định rõ ai, bộ phận nào thì kiểm tra thường xuyên; ai, bộ phận nào thì
Trang 20kiểm tra ít hơn và thậm chí có người, bộ phận không cần kiểm tra, vì họ luônhoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác không cần có sự thúc đẩy nào Đồngthời hiệu trưởng cũng xác định rõ nên kiểm tra vào lúc nào: nếu sớm quá thìkhông có gì để kiểm tra, nhưng nếu muộn quá mới kiểm tra thì nếu có sai sótrồi, lúc đó rất khó sửa chữa và làm lại
1.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
1.2.2.1 Hiệu quả
Từ Tiếng Anh hiệu quả là «Effectiveness», nghĩa là có hiệu quả, có hiệulực, mang lại kết quả đúng như dự kiến Hiệu quả là đạt được một kết quảđúng như kế hoạch đã đề ra nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồnlực nhất
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, hiệu quả là kết quả mong muốn,
cái sinh ra kết quả mà con người hướng tới và chờ đợi; nó có nội dung khácnhau ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệusuất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giábằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc làbằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Trong
xã hội học, một hiện tượng, một sự biến cố có hiệu quả xã hội, tức là có tácdụng tích cực đối với lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó.Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so vớimục tiêu của cuộc điều tra đó
Có thể hiểu hiệu quả là mức độ thực hiện mục tiêu liên quan đến việc
sử dụng nguồn lực được huy động
1.2.2.2 Hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
Được đánh giá bằng những kết luận chính xác và những kiến nghị cógiá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, nâng cao chấtlượng công việc, ngăn ngừa vi phạm, giữ nghiêm kỷ luật chấp hành, phát hiện
Trang 21những khe hở trong các quyết định quản lý để người quản lý nghiên cứu, bổsung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lựcquản lý giáo dục.
1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường THCS
1.2.3.1 Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp chính là phương pháp giải quyếtmột vấn đề cụ thể nào đó Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cáchthức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, mộttrạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thíchhợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đềđặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trênnhững cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy
Theo Nguyễn Văn Đạm thì: “Giải pháp là toàn bộ ý nghĩ có hệ thốngcùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc khắc phục mộtkhó khăn”
1.2.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học là hệthống các phương pháp, cách thức, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác kiểmtra nội bộ trường học nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Tóm lại, muốn nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ phải đảmbảo tính nguyên tắc trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, thanh tra.Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động trong công tác kiểm tra nội bộ là những tưtưởng, luận điểm cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp,phương tiện và hình thức tổ chức kiểm tra phù hợp, đó là những tri thức mangtính chuẩn mực được tổng kết từ thực tiễn có tính khách quan, là chỗ dựađáng tin cậy về lý luận, giúp định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh phức tạp
Trang 22để tự mình giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống cụ thể, đa dạng vàbiết tổ chức một cách khoa học việc kiểm tra để đạt hiệu quả tối ưu.
1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ trường THCS
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặcbiệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngượcthường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướngđích trong quá trình quản lý nhà trường Kiểm tra nội bộ trường học là mộtcông cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nângcao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường Lãnh đạo mà không kiểmtra thì coi như không lãnh đạo
Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúpHiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng nhưxác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân
và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy, kiểm tra vừa
là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu
Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đốitượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtừng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc củachúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần
Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt độngcủa đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉđạo, điều hành của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện phápđiều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độhoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường trong từngthời điểm, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất
Trang 23các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót Nhờ đógiúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyếnkhích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, đồngthời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời Cóthể nói, kiểm tra nội bộ là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dụcđào tạo trong nhà trường.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ cơ bản sau:
1.3.2.1 Kiểm tra
Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quiđịnh trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấpquản lý
Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được,chưa làm được của đối tượng kiểm tra Còn đối với người được kiểm tra thìphải cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra
Trang 241.3.2.4 Thúc đẩy
Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt,những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dầnhoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốcdân
Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn đượckinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biếnđược kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra củngnhư trong tập thể nhà trường và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấpquản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị
1.3.3 Quy trình kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở thường được thực hiện theo 4bước cơ bản sau:
- Xác lập chuẩn kiểm tra và phương pháp đo
- Đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được) theo chuẩn kiểm tra đã được xác định
- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực
- Đưa ra các quyết định điều chỉnh, tiến hành hành động điều chỉnh khi
có sự khác biệt giữa thành tích đạt được và chuẩn đã xác định
1.3.4 Nguyên tắc của kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Kiểm tra nội bộ trường học cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
1.3.4.1 Kiểm tra phải chính xác, khách quan
Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra Kết quả kiểm tra phải phảnánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra Tránh định kiến, suy diễn cũngnhư tránh làm hình thức, giả tạo
1.3.4.2 Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời
Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nênphải thực hiện thường xuyên, không phải khi có vấn đề mới kiểm tra
Trang 251.3.4.3 Kiểm tra phải công khai
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý Cần phải động viên, thu hút cánhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bênngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường
1.3.4.4 Kiểm tra phải đảm bảo tính giáo dục
Cơ sở khoa học của nguyên tắc giáo dục là lòng nhân ái Kiểm tra là đểhiểu biết công việc, hiểu biết và giúp đỡ con người, kiểm tra phải mang tínhthiện chí, tính giáo dục thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra
Đảm bảo tốt nguyên tắc giáo dục trong kiểm tra nội bộ trường học sẽgiúp biến quá trình kiểm tra của nhà quản lý thành quá trình tự kiểm tra củacác cá nhân, tổ chức trong nhà trường
1.3.4.5 Kiểm tra phải có tính hiệu quả về kinh tế
Kiểm tra không phải là “vạch lá tìm sâu” Kiểm tra phải có tác dụng đôn
đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn Đặc biệt, trong giáo dục còn phảitính đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra Chẳng hạn như kiểm tra giờ dạy trên
lớp của giáo viên, nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy thử” trước thì không
những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy và hoạt độnghọc của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh
Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờnhững thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt độngcủa các cấp quản lý trong nhà trường Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quảkinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơncác chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra
1.4 Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục là một yêu cầu cấp bách nhằm đổimới căn bản và toàn diện giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực của nhàtrường để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà
Trang 26trường tiên tiến trong thời kỳ hội nhập và phát triển Để phát triển bền vững,nhà trường phải đổi mới toàn diện trên các cơ sở mang tính nền tảng là tưduy, cơ chế, đầu tư và tổ chức quản lý Việc nâng cao chất lượng giáo dục củanhà trường phụ thuộc vào việc xây dựng các kế hoạch của hiệu trưởng và các
kế hoạch này được thực hiện đạt hiệu quả hay không tuỳ thuộc vàonăng lực triển khai kế hoạch, năng lực tổ chức chỉ đạo và kiểm tra thực hiện
kế hoạch của hiệu trưởng trong trường trung học cơ sở
Vai trò của kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở là giúp cán bộ quản
lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên nhìn nhận, đánh giá về thực trạng hoạt độngcủa nhà trường, của từng bộ phận, cá nhân trong hội đồng sư phạm một cáchkhách quan Qua đó, mỗi bộ phận, cá nhân nhận thấy rõ trách nhiệm trongquản lý, trong giảng dạy, trong việc phục vụ hoạt động dạy và học; tích cựchoàn thành nhiệm vụ; đồng thời ngăn ngừa các hạn chế, sai sót trong việcthực hiện nhiệm vụ Việc kiểm tra nội bộ trong năm học giúp hiệu trưởngtheo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động năm học, thực hiệnnhiệm vụ của nhà trường đã được thông qua trong tập thể sư phạm ngay từđầu năm học
Công tác kiểm tra nội bộ trường học đạt kết quả tốt sẽ giúp chức năngkiểm tra trong quản lý của người hiệu trưởng đạt hiệu quả, tăng cường hiệulực, hiệu quả công tác quản lý nhà trường; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ,nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực của tập thể sư phạm;đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đổi mới quản lý nhàtrường Do đó, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trongtrường trung học cơ sở là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay
1.4.2 Đối tượng, nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phứctạp và nhiều mặt Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt
Trang 27động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và nhữngđiều kiện phương tiện của nó, không loại trừ mặt nào Để xác định nội dungcủa kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở cần căn cứ vào đối tượng của kiểmtra nội bộ trường trung học cơ sở và các cơ sở pháp lý của thanh, kiểm tratrong trường học.
Đối tượng kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở là tất cả các thành tốcấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra mộtphương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu,
kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn Song đối tượng chủyếu của kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở là: giáo viên, học sinh, cơ sởvật chất - kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục
Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở là:
- Luật giáo dục;
- Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục;
- Điều lệ trường trung học;
- Chuẩn giáo viên trung học;
- Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáodục;
- Các thông tư, văn bản hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường,thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông;
- Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và đào tạo,Phòng Giáo dục và đào tạo ở địa phương;
- Kế hoạch năm học của nhà trường
Nội dung kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở được xác định cụ thểnhư sau:
Trang 281.4.2.1 Về xây dựng đội ngũ
- Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng
+ Kiểm tra hồ sơ của tổ: kế hoạch của tổ, các loại sổ sách, sổ biên bản,sáng kiến kinh nghiệm
+ Nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự giờ, thăm lớp, hội giảng
+ Sử dụng, phân công giáo viên, nhân viên, công tác bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, nhómchuyên môn
+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn
- Kiểm tra giáo viên:
+ Kiểm tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
* Nhận thức tư tưởng, chính trị;
* Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước;
* Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, bảođảm số ngày, giờ công lao động;
* Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiệntiêu cực, sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh, nhân dân;
* Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ đồngnghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh;
* Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề,
ý thức trách nhiệm thực hiện quy chế chuyên môn, công tác bồi dưỡng và tựbồi dưỡng
+ Kiểm tra về kết quả giảng dạy: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giámôn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; khảo sát của cán bộkiểm tra
Trang 291.4.2.2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính
Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất (đất đai, phòng học,các phòng chức năng, thư viện, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, sân chơi,bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe, khu bán trú (nếu có)…);
Việc đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học, bàn ghế, bảng, ánh sáng, vệsinh;
Việc xây dựng cảnh quan trường học, vệ sinh học đường, môi trường
sư phạm;
Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các nguồn thuchi trong ngân sách và các nguồn huy động khác)
1.4.2.3 Về kế hoạch phát triển giáo dục
Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trường;Thực hiện công tác phổ cập giáo dục;
Thực hiện qui chế tuyển sinh;
Duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học;
Hiệu quả đào tạo
1.4.2.4 Về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo
Hoạt động và chất lượng giáo dục đạo đức học sinh:
- Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức trong
và ngoài giờ lên lớp;
- Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm;
- Hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường trong việc giáodục học sinh;
- Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
- Kết quả giáo dục đạo đức học sinh
Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa và cácmặt giáo dục khác:
Trang 30- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các bộ mônvăn hóa;
- Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch các hoạt động giáo dụclao động, hướng nghiệp và dạy nghề; giáo dục thể chất; giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên;
- Việc đổi mới phương pháp dạy và học;
- Chất lượng giảng dạy của giáo viên;
- Kết quả học tập của học sinh
1.4.2.5 Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng
- Công tác kế hoạch (kế hoạch hóa): Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kếhoạch chung và từng bộ phận (gồm 3 loại kế hoạch chính: kế hoạch dạy học
và giáo dục trên lớp, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch giáo dụclao động, hướng nghiệp, dạy nghề) cho cả năm, từng tháng, từng tuần
Hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá công tác kế hoạch của mình baogồm: thu thập, xử lý thông tin, xác định mục tiêu, phân hạng ưu tiên, tìmphương án, giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua truyền đạt kếhoạch
- Công tác tổ chức - nhân sự: Hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá về: xâydựng, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phốihợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân, lựa chọn, phân công cán bộ, giáo viên,cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năngcủa tập thể sư phạm và cá nhân cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Công tác tham mưu với chính quyền địa phương, với các cấp quản lýtrong xây dựng và phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục
- Công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt: nắmquyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hòa phối hợp (can thiệp khi cần
Trang 31thiết), kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong hoạt động chỉđạo các công tác cụ thể như:
+ Chỉ đạo dạy học và giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, công tác laođộng hướng nghiệp, dạy nghề
+ Chỉ đạo công tác hành chính, quản trị trong trường:
* Công tác văn thư, hành chính, giáo vụ trong trường
* Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, lớp học, giáo viên và học sinh
* Các chế độ công tác, sinh hoạt định kỳ của hiệu trưởng, hiệu phó, các
tổ, nhóm, khối chuyên môn, hội đồng giáo dục, hội phụ huynh học sinh
* Thời khóa biểu, lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của trường + Chỉ đạo thi đua điểm và chỉ đạo xây dựng điển hình
+ Chỉ đạo việc thực hiện dân chủ hóa quản lý trường học: Thực hiệncông khai về quản lý tài sản, tài chính, vốn tự có, tuyển sinh, lên lớp, tốtnghiệp, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương
+ Chỉ đạo và thực hiện phối hợp với tổ chức đảng, đoàn thể và huyđộng cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý nhà trường
- Công tác kiểm tra: Thực hiện kiểm tra nội bộ trường học và tự kiểmtra một cách thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theo dõi,kiểm soát, động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời Mỗi năm học hiệu trưởngphải kiểm tra toàn diện ít nhất 1/3 tổng số giáo viên và tất cả giáo viên còn lạiđược kiểm tra theo chuyên đề
- Ngoài ra hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá về lề lối làm việc,phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩmchất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu,chuẩn mực của người quản lý trường học
1.4.3 Hình thức kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Có nhiều hình thức kiểm tra nội bộ, người hiệu trưởng có thể lựa chọn
để kiểm tra đúng với mục đích quản lý của mình Hình thức kiểm tra phải gọn
Trang 32nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng hoặc ảnh hưởng tới tiến độ bìnhthường của việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ chung Thông thường, ởbậc THCS có các hình thức kiểm tra sau:
- Kiểm tra toàn diện: kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một giáoviên, một lớp học, một học sinh
- Kiểm tra từng mặt: Có thể chỉ kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổđầu bài, kiểm tra vở học tập của học sinh, kiểm tra giờ dạy trên lớp
- Kiểm tra theo chuyên đề
- Kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch
- Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của kiểm tra lần trước
Ngoài ra còn có các hình thức kiểm tra thường xuyên, hàng ngày
1.4.4 Phương pháp kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở
Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về nhàtrường, về các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiềuphương pháp kiểm tra khác nhau Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào
là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống
cụ thể trong kiểm tra Các phương pháp kiểm tra phổ biến là:
1.4.4.1 Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra Quan sát nhằm mụcđích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vàonhững vấn đề nhất định Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trôngthấy
Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động Trong kiểm tra,quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc pháthiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thường Trong kiểm tra nội bộtrường trung học cơ sở, các đối tượng quan sát thường là:
Trang 33- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng trường, sân chơi, bãi tập,bồn hoa cây cảnh, lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị, đồdùng dạy học…): Quan sát độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lý trong bốtrí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản…
- Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt độngphục vụ dạy - học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệcủa họ: Quan sát tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực tronggiải quyết công việc…
- Hồ sơ, tài liệu: Quan sát hình thức sắp xếp, trình bày của các loại hồsơ; ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng quy định, trình tự và liênquan chặt chẽ không?
Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích,
có kế hoạch và có hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát Trongphương pháp này có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, nênkiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quantrọng là phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết
Sử dụng phương pháp quan sát trong kiểm tra nội bộ trường học, hiệutrưởng có thể “đi dạo quanh trường” Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải cómột kế hoạch rõ ràng nên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàngđầu Trong những lúc “đi dạo” này, Hiệu trưởng có thể hình thành “nhữngcuộc trò chuyện” với cán bộ, giáo viên, học sinh Qua đó làm cho Hiệutrưởng hiểu rõ hơn về từng hoạt động đang diễn ra trong trường, nguyên nhânthành công và thất bại, các ý kiến đề xuất từ cấp dưới nhằm cải thiện côngviệc; đồng thời còn để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên… biết rằnghiệu trưởng quan tâm đến việc điều hành nhà trường hàng ngày, giúp cho việcđiều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời
Trang 341.4.4.2 Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm
Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạtđộng của đối tượng kiểm tra Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tàiliệu, sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra Chẳng hạn như: các loại kếhoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ kết,tổng kết, vở ghi của học sinh, sổ điểm, bài kiểm tra của học sinh, đồ dùng dạyhọc tự làm của giáo viên…
1.4.4.3 Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng
Các phương pháp này bao gồm:
- Điều tra bằng phiếu;
- Phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo;
- Kiểm tra (miệng, viết)
Sử dụng phương pháp này, kiểm tra viên cần có kỹ năng phỏng vấn.Mục đích của cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được càngnhiều càng tốt thông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đềquan tâm Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe vàkhơi gợi ý kiến người được hỏi Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi
mở Đó là những câu hỏi tạo nhiều cơ hội cho người được phỏng vấn trả lờiđầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏidẫn dắt Câu hỏi dẫn dắt thường gợi ý những câu trả lời phù hợp với mong đợicủa người hỏi, hay nói cách khác nó mớm lời cho người được hỏi Những câuhỏi mẹo cũng không được khuyến khích, bởi vì chúng sẽ làm cho người đượchỏi trở nên tức giận nếu họ nhận thấy đang bị dùng “mẹo” để khai thác họ
Trong cuộc phỏng vấn, người kiểm tra cần biết lắng nghe, đó là: chú ý,tập trung khi nghe người được hỏi trả lời; ghi lại các câu trả lời (nếu có thể)hoặc ít nhất nên ghi lại những điểm trả lời chính; tỉnh táo, không để nhữngcảm xúc như nóng giận hay bực bội chi phối quá trình trao đổi; tránh cắtngang người trả lời; hạn chế nói về mình…
Trang 351.4.4.4 Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể
Để nắm bắt được chính xác các thông tin kiểm tra, người kiểm tra cóthể tham dự các hoạt động giáo dục Chẳng hạn tham dự các sinh hoạt, hoạtđộng trong và ngoài lớp, ngoài trường… Chỉ có sử dụng nhiều phương phápkiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút rađược những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quanviệc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra
Kết luận chương 1
Kiểm tra nội bộ là một hoạt động quan trọng trong ngành giáo dụcnhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo Đâycũng là hoạt động thường xuyên mà các trường THCS huyện Quảng Trạch đãtriển khai nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà trường Tuy nhiên, bên cạnhnhững hạn chế thì việc nghiên cứu về hoạt động này cũng chỉ dừng lại ởnhững sáng kiến-kinh nghiệm có tính chất nhỏ lẻ Lý luận về quản lý giáo dục
đã làm rõ những khái niệm, nội dung, phương pháp, quy trình cơ bản của hoạtđộng này, yêu cầu người làm công tác quản lý giáo dục ở các trường học phảituân thủ
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường cũng đòi hỏi vậndụng kiến thức khoa học về quản lý giáo dục, khoa học về công tác thanh tra,kiểm tra và nghệ thuật vận dụng của nhà quản lý trong thực tiễn của nhàtrường Các cơ sở lý luận của chương 1 được vận dụng để phân tích xem xétthực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyệnQuảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; tìm được những thế mạnh trong quản lý,
từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ởcác trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội
Huyện Quảng Trạch là một trong 8 huyện, thị của tỉnh Quảng Bình.Ranh giới của huyện: phía Bắc giáp huyện Hà tỉnh, phía Nam giáp Thị xã BaĐồn, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá, phía Đông giáp biển Đông, với diệntích khoảng 450,7022km2
Huyện Quảng Trạch có 18 xã, trong đó có 5 xã vùng núi rẻo cao, 5 xãbải ngang, có 35 km bờ biển Huyện có quốc lộ 1 A dài 34 km Biển nơi đây
có nhiều loại hải sản, đặc biệt huyện có khu du lịch Vũng Chùa-Đảo Yến, đềnthờ Công chúa Liễu Hạnh Đó chính là thế mạnh để phát triển ngành du lịch,dịch vụ của huyện
Huyện Quảng Trạch có khu kinh tế Hòn La, một khu kinh tế với nhiều
ưu đãi đầu tư và thương mại, trung tâm điện lực 2400MW do tập đoàn dầukhí Việt Nam làm chủ đầu tư, cảng Hoàn La có thể đón tàu 10.000 tấn, tổngcông suất 10-12 triệu tấn hàng mỗi năm
Hiện nay, dân số toàn huyện Quảng Trạch khoảng 95.542 người, phân
bố đều 18 xã
Điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử và quá trình đấu tranh chống thiêntai, hiểm họa đã hun đúc nên bản sắc con người Quảng Trạch: cần cù, yêu laođộng, chịu đựng gian khổ, thông minh, sáng tạo, sống trong sạch, lành mạnh,giản dị, đậm đà tình làng, nghĩa xóm, thủy chung son sắt với bạn bè, giàu lòngyêu nước, yêu quê hương, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, giàu đức tính
Trang 37hy sinh, có tinh thần đoàn kết cộng đồng cao.
Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, đánh cá và nghề rừng Cuộcsống vật chất gặp không ít khó khăn, thiếu thốn nhưng con người QuảngTrạch rất hiếu học Truyền thống hiếu học được phát huy từ thế hệ này sangthế hệ khác Bản sắc con người Quảng Trạch và truyền thống quý báu đóngày nay đang được kế thừa, phát huy trong cuộc sống cũng như xây dựngquê hương, phấn đấu đưa Quảng Trạch ngày càng văn minh, giàu đẹp
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá Nhữngchuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo sự phát triển khôngngừng về văn hoá xã hội Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục tiếp tục đạt nhiềutiến bộ cả về quy mô, chất lượng và đa dạng về hình thức đào tạo, CSVCđược quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng lên, số HS giỏi tỉnhngày càng tăng CSVC cho giáo dục được UBND huyện Quảng Trạch thườngxuyên quan tâm đúng mức Hệ thống trang thiết bị, văn phòng làm việc, nhà ở
GV, hệ thống GDMN đến THPT đang từng bước được đầu tư xây dựng Đây
là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng GD&ĐT của huyện nhà trongthời gian tới
2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục chung và tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.1.2.1 Khái quát về tình hình giáo dục chung của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Về lĩnh vực giáo dục, hệ thống trường, lớp ở các cấp học của huyệnQuảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày càng được củng cố và phát triển Hiệnnay các trường học ở huyện Quảng Trạch đều thuộc hệ thống trường công lập
GDMN: Toàn huyện có 18 trường MN
Giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 24 trường Tiểu học (Trong đó có 01Trung tâm GD trẻ khuyết tật)
Giáo dục Trung học cơ sở: Toàn huyện có 18 trường THCS.
Trang 38Giáo dục Quảng Trạch trong nhiều năm qua nhiều đơn vị được tặngbằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Đã xâydựng được 25/59 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 01 trường MN, 19trường TH, 05 trường THCS.
Giáo dục trung học phổ thông: Toàn huyện có 02 trường trung học phổthông, 1 trung tâm giáo dục dạy nghề; được phân bố khá đồng đều theo từngcụm khu vực trong toàn huyện giúp cho việc đi lại học tập của học sinh kháthuận lợi Các trường học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộcvùng cao, vùng sâu, vùng xa thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục và đào tạo là:Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục đại trà trong những năm gần đây tương đối ổnđịnh: Xếp loại hạnh kiểm cấp Tiểu học duy trì khoảng từ 96-99% hàng năm;cấp trung học cơ sở hạnh kiểm từ loại khá trở lên đạt từ 94-95%
Xếp loại học lực từ trung bình trở lên: Cấp Tiểu học duy trì trongkhoảng 97-99%; trong đó khá, giỏi đạt khoảng 50-75%; Cấp Trung học cơ sở90-96% trong đó khá, giỏi đạt khoảng 45-60% Tỷ lệ học sinh hoàn thànhchương trình tiểu học duy trì trung bình trong khoảng 99,2- 99,5%; tốt nghiệptrung học cơ sở đạt khoảng 98-98,7%, trong đó khá, giỏi đạt khoảng 35-40%
Chất lượng mũi nhọn:
Trong 5 năm gần đây, học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càngtăng, có nhiều môn đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấpquốc gia, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường chuyên như trường Quốc họcHuế, trường chuyên Quảng Bình…
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (tính đến tháng 5/2015)
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tăng cả về số lượng lẫnchất lượng: Cấp học MN có 532 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong
đó đại học 273, cao đẳng 99, trung cấp 160; TH có 648 cán bộ quản lý, giáo
Trang 39viên, nhân viên, trong đó thạc sĩ 2, đại học 438, cao đẳng 120, trung cấp 88;THCS có 521cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó thạc sĩ 3, đại học
388, cao đẳng 85, trung cấp 45 Với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiệnnay cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học trên địa bàn huyện
Về số lượng và cơ cấu GV ở các ngành học, cấp học tương đối đầy đủ
và đồng bộ Hiện nay Phòng GD&ĐT Quảng Trạch chú trọng việc bồi dưỡngcho đội ngũ thông qua bồi dưỡng thường xuyên, qua các chương trình, dự án,
cử đi học nâng chuẩn đào tạo, hàng năm số lượng GV trên chuẩn được nânglên khá nhiều Tuy nhiên, chất lượng GV không đồng đều giữa các vùng tronghuyện, số GV có trình độ, năng lực tốt thường tập trung ở các trường vùngthuận lợi, vùng thị trấn Còn một bộ phận CBQL và GV ở một số trường vùngkhó khăn thì ý thức tự học hỏi để vươn lên, tinh thần trách nhiệm, năng lựctrong công tác còn có phần hạn chế
2.1.2.2 Khái quát về tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở của của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Huyện Quảng Trạch là một huyện thuần nông, địa hình phân bố phứctạp, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp của các bậc học còn gặp nhiều khókhăn Toàn huyện có 18 trường bậc học THCS Trong số các trường THCS có
05 trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia
Bảng 2.1 Tình hình phát triển số lượng cấp trung học cơ sở
Mạng lưới trường lớp bậc trung học cơ sở trong 3 năm qua khá ổn định,
số học sinh không biến động nhiều Đa số các trường trên địa bàn huyện cóquy mô vừa và nhỏ (chỉ có 03 trường có số lớp trên 15 lớp), mạng lưới cáctrường THCS được phân bố đều, 100% xã đều có trường THCS
Trang 40Đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên - nhân viên bậc trung học cơ sở tínhđến năm học 2014 - 2015 có tổng số là: 521 người, trong đó bao gồm 36 cán
bộ quản lý, 396 giáo viên và 89 nhân viên Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên
có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (100%), trong đó trên chuẩn đạt 99,4%,bên cạnh đó Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng luôn quan tâm công tác bồidưỡng tường xuyên và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩncho đội ngũ Các trường học đã được bố trí đủ giáo viên, nhân viên theo quyđịnh, đảm bảo cân đối về cơ cấu bộ môn, phân công đúng chuyên môn đượcđào tạo
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở có phẩmchất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm Trình độ chuyên môn vững vàng,phần lớn đã qua các lớp đào tạo bồi dưỡng quản lý trường học, các lớp trungcấp lý luận chính trị Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ cán bộ quản lý chưa quađào tạo quản lý trường học, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên ít nhiều ảnhhưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý nhà trường
Chất lượng học tập của học sinh từng bước ổn định và có sự chuyểnbiến khá tốt Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hằng năm toàn huyện tương đối cao (xembảng 2.2) Sau khi tốt nghiệp khoảng 75-80% học sinh tiếp tục học lên THPT,
số còn lại vào các trường trung cấp nghề hoặc tham gia lao động sản xuất.Nhiều học sinh thi đỗ vào trường THPT Chuyên của tỉnh, trường Quốc HọcHuế…
Chất lượng dạy học hàng năm có nhiều chuyển biến, học sinh đã có sựphân hoá trong học tập Số lượng học sinh khá giỏi tăng cao, tỷ lệ học sinhyếu kém giảm Điều này cho thấy khả năng vận dụng kiến thức, năng lực tưduy, năng lực thực hành của học sinh khá tốt Tuy nhiên một bộ phận khôngnhỏ học sinh ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng kinh tế còn khó khăn thiếu sựquan tâm của gia đình, thiếu điều kiện và thời gian học tập nên ý thức học tậphạn chế, chất lượng học tập còn thấp Tác động của sự phát triển kinh tế - xã