Thực trạng tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 47 - 49)

trường học

Nhằm đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ trường học, chúng tôi khảo sát với 15 trường THCS trên địa bàn huyện (qua số liệu kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015). Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ trường học

TT Nội dung khảo sát

nhưng còn hình thức Chưa

1 Có Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ

trường học 12 0 03

2 Có quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể 3 8 4

3 Có quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, cụ thể của các thành viên Ban kiểm tra nội bộ và

người được kiểm tra

4 Có quy định chế độ hội họp Ban kiểm tra nội bộ

trường học cụ thể 1 2 12

5 Có xây dựng tiêu chuẩn để chọn vào Ban kiểm

tra nội bộ nhà trường 1 4 10

6 Phân công thành viên Ban kiểm tra nội bộ kiểm

tra hoạt động sư phạm nhà giáo cụ thể 12 03 0 7 Phân công thành viên Ban kiểm tra nội bộ kiểm

tra hoạt động tài chính cụ thể 4 6 5

9 Phân công thành viên Ban kiểm tra nội bộ kiểm

tra các hoạt động khác cụ thể, rõ ràng 4 9 2 Qua khảo sát cho thấy có 20% trường chưa có Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học mặc dù ban này vẫn tồn tại và hoạt động; có 27% trường chưa có quy chế hoạt động; 53% trường chưa có quy định trách nhiệm, quyền hạn các thành viên Ban kiểm tra nội bộ và người được kiểm tra; 80% trường chưa có tổ chức họp Ban kiểm tra nội bộ trường học định kỳ và 67% chưa xây dựng tiêu chuẩn để chọn vào Ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

Có 100% trường được khảo sát có phân công thành viên Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có từ 15% đến 30% trường chưa có phân công thành viên Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra hoạt động tài chính và các hoạt động khác cụ thể.

Cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hầu như chỉ tập trung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là chính, chưa chú ý đến việc xây dựng quy chế hoạt động mà chỉ làm theo kinh nghiệm; chưa quy định trách nhiệm cụ thể các thành viên và việc chọn lựa các thành viên vào Ban kiểm tra nội bộ, dẫn đến việc có một số thành viên Ban kiểm tra nội bộ chỉ có tên trong Quyết định cho đủ thành phần, cơ cấu, chưa phát huy hết vai trò của các thành viên Ban kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm tra tài chính và các hoạt động khác tuy có kiểm tra nhưng vẫn còn sơ sài, mang tính hình thức, thậm chí có trường nhầm lẫn vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong việc kiểm tra tài chính nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 47 - 49)