Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáoviên, nhân viên về hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS tại huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 37 - 44)

động kiểm tra nội bộ trường THCS tại huyện Quảng Trạch

Trong những năm qua, qua kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT huyện, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều CBQL, GV, nhân viên chưa nhận thức rõ vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động kiểm tra định kỳ hàng năm, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Nhiều người còn cho rằng kiểm tra để dẫn tới kiểm điểm nên đã hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trường học.

Một số cán bộ quản lý còn cho rằng kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường. Thời gian CBQL dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác. Sự hiểu biết chưa

đúng đắn đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các cuộc kiểm tra; đồng thời, làm giảm vai trò, tác dụng của nó đối với chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường .

Nhiều cán bộ quản lý chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính hình thức, chung chung, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Chính vì thế hoạt động kiểm tra nội bộ chưa trở thành công cụ sắc bén nhằm tăng cường hiệu lực quản lý trường học. Giáo viên và học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có thái độ đối phó với hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chưa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả kiểm tra đạt được chưa cao.

Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thường qua loa, chiếu lệ, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.

Để đánh giá được thực trạng nhận thức của CBQL củng như của GV THCS về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, cán bộ cốt cán (thành viên Ban KTNB) và một số GV. Kết quả phiếu trưng cầu thu được từ 50 cán bộ quản lý, 25 cốt cán là tổ trưởng chuyên môn, 25 giáo viên được thống kê trong các bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức chung về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

TT Nội dung Rất

đồng ý Đồng ý

Không đồng ý

1

Cấp có thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường học:

- Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm quyền

của Phòng giáo dục - Đào tạo và cấp trên. 9 53 15 - Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm quyền

của Hiệu trưởng. 27 37 19

- Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm quyền

của Ban thanh tra nhân dân 17 42 0

2

Mục đích của kiểm tra nội bộ trường học: - Phát hiện ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, khen chê kịp thời, xử lý khi cần thiết để điều chỉnh công tác quản lý giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.

5 21 35

- Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng kiểm tra (CBGV, HS) hoàn thành tốt nhiệm vụ.

23 42 0

- Phát hiện những GV vi phạm để xử lý. 7 18 38 - Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ

giáo viên theo định kỳ: hàng tháng, từng học kỳ, cả năm; Đánh giá xếp loại toàn diện giáo viên, học sinh trong năm học.

12 51 07

3

Đối tượng kiểm tra nội bộ:

- Cơ sở vật chất của nhà trường, chi tiêu tài

chính, hoạt động của các phần hành 12 37 05 - Những giáo viên vi phạm quy chế chuyên

môn. 7 36 18

- Bao gồm cả công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

8 63 03

Phân tích thống kê trên cho thấy:

+ Về thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường học: có 62 người xác định quyền kiểm tra nội bộ trường học thuộc thẩm quyền của phòng Giáo dục và

cấp trên, 64 người xác định thuộc quyền của hiệu trưởng nhà trường, 59 người xác định thuộc quyền của Ban kiểm tra nội bộ trường học, qua đó cho thấy có tới 85 người chọn đến hai hoặc cả 3 nội dung phỏng vấn trong phần này (họ còn phân vân, chưa rõ về thẩm quyền KTNB). Với tỷ lệ 64/100 người xác định đúng, cho ta thấy cán bộ quản lý và giáo viên còn nhiều người không nắm chắc cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục trong nhà trường (trong đó có cơ cấu tổ chức KTNB trường học). Rất nhiều giáo viên được hỏi cho rằng Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường có quyền thực hiện chức năng KTNB, họ không dám khẳng định chắc chắn KTNB trường học thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng và còn mơ hồ về chức năng KTNB trường học là của cấp trên hay của hiệu trưởng nhà trường.

+ Về mục đích kiểm tra nội bộ trường học: có 91/100 người xác định đúng mục đích của kiểm tra nội bộ; 25/100 người cho rằng việc KTNB chỉ để hoàn thành chỉ tiêu giáo viên phải kiểm tra trong một năm học để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học đó; 63/100 người cho rằng mục đích của KTNB là nhằm phát hiện, kết luận, xử lý kỷ luật người vi phạm qui chế chuyên môn. Như vậy có đến 79 người xác định chọn từ 2 tiêu chí trở lên trong mục này, họ vừa cho rằng mục đích của KTNB là để phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa sai phạm, nhưng cũng cho rằng KTNB là nhằm mục đích phát hiện xử lý kỷ luật người vi phạm qui chế chuyên môn.

+ Về đối tượng kiểm tra nội bộ: 71/100 số người xác định đầy đủ đối tượng thanh tra chuyên môn; 43/100 số người cho rằng đối tượng KTNB là những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn; 49 người cho rằng kiểm tra cơ sở vật chất- các phần hành và chi tiêu tài chính, về nội dung này cũng có 63 người chọn từ hai tiêu chí trở lên.

Nhận xét:

Tỷ lệ số người được hỏi còn mơ hồ và xác định chưa đúng về thẩm quyền, mục đích, đối tượng của kiểm tra nội bộ trường học nên chọn nhiều

tiêu chí trong cùng nội dung; Như vậy, nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ của đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên còn hạn chế; chứng tỏ họ chưa hiểu thấu đáo về công tác KTNB, công tác tuyên truyền, bồi dưỡng về công tác KTNB còn bất cập, cần phải được bồi dưỡng, nâng cao.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về nội dung kiểm tra nội bộ trường học TT Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1

Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh; số lượng, chất lượng phổ cập giáo dục ở từng khối lớp và toàn trường.

4 59 7

2

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo.

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương

trình dạy học và giáo dục. 30 45 0

- Kiểm tra chất lượng dạy học và giáo dục: Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống; chất lượng văn hoá, khoa học, kỹ thụât; chất lượng giáo dục sức khoẻ, thể dục, vệ sinh; chất lượng giáo dục thẩm mĩ và chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp.

27 48 0

3

Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng; kết hợp kiểm tra hồ sơ của tổ: kế hoạch tổ, các loại sổ sách.

19 63 0

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự giờ thăm lớp, hội giảng.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

17 61 0

- Kiểm tra giáo viên: Kiểm tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên; kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên; kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

27 52 01

4

Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.

- Kiểm tra việc đảm bảo tiêu chuẩn về lớp học

như: bàn, ghế, bảng, ánh sáng, vệ sinh... 13 49 0 - Kiểm tra cảnh quan sư phạm của trường:

Cổng trường, tường rào, đường đi, vườn hoa, cây xanh, công trình vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, lớp học, vệ sinh phong quang trường lớp...

22 56 0

-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, dụng cụ thể thao, thư viện, vườn trường, sân chơi, bãi tập, phòng chức năng, nhà xe…

14 54 05

5 Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng

- Tự kiểm tra công tác kế hoạch (kế hoạch hoá), bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin, xác định mục tiêu, tìm phương án, giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua và truyền đạt kế hoạch.

- Tự kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự: xây dựng, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân…cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.

05 45 05

- Tự kiểm tra công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt: nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hoà phối hợp, kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ giáo viên…trong hoạt động chỉ đạo các công tác trong trường.

15 51 01

- Tự kiểm tra công tác kiểm tra: Kiểm tra để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, động viên,uốn nắn, giúp đỡ kịp thời.

15 43 12

- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá: về lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lý trường học.

25 39 0

Với kết quả điều tra trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết người trả lời đều xác định chắc chắn các nội dung của kiểm tra nội bộ. Rõ ràng các mặt hoạt động trên có liên quan mật thiết với nhau để đạt mục tiêu giáo dục: Đó là chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Tuy vậy, chúng ta cũng không bỏ qua 4 ý kiến cho rằng tự kiểm tra công tác kế hoạch của hiệu trưởng và 7 ý kiến cho rằng kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự giờ thăm lớp, hội giảng là không quan trọng trong kiểm tra nội bộ. Điều này cho thấy chất lượng nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự giờ thăm lớp, hội giảng chưa được chú trọng đúng

mức. Một số giáo viên cho rằng việc làm đó nặng về hình thức, không nên quá coi trọng, trong khi cái tạo nên chất lượng thực sự của giáo dục - đào tạo lại phụ thuộc vào chất lượng giờ dạy trên lớp từng ngày. Đối với Hiệu trưởng, trong công tác tự kiểm tra, thì tự kiểm tra việc lập kế hoạch và việc tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh chính mình được đánh giá cao là rất quan trọng.

Nhận xét:

Tỷ lệ số người được hỏi xác định đúng về nội dung KTNB, nghĩa là nhận thức về vai trò các mặt hoạt động KTNB nhằm tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện của đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên là đúng đắn; chứng tỏ trong công tác KTNB cần căn cứ vào kết quả đánh giá các mặt hoạt động chủ yếu: Số lượng, chất lượng học sinh; việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học; công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng để điều chỉnh nhà trường đi tới mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w