Thực trạng về thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 53 - 56)

Nhằm khảo sát việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường đang diễn ra như thế nào, chúng tôi đã xem xét 50 biên bản kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, 20 biên bản kiểm tra các hoạt động khác của 5 trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

TT Nội dung khảo sát Tốt Khá Chưa tốt

1 Công tác kiểm tra được thực hiện theo

đúng tiến độ kế hoạch đề ra 45 17 8

2 Biên bản kiểm tra được thiết lập theo

mẫu quy định 41 18 11

3

Nội dung kiểm tra đảm bảo, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và nhiệm vụ được phân công của từng cá nhân

50 12 8

4 Thời điểm kiểm tra phù hợp với thời

điểm triển khai các nhiệm vụ năm học 14 22 32 5 Nhận xét được liên hệ, đối chiếu với kế

hoạch hoạt động năm học 16 23 31

6

Đánh giá nêu rõ ưu, khuyết điểm; thể hiện sự nghiêm túc của người kiểm tra; ghi đầy đủ các kiến nghị của các bên

22 27 21

7

Có các tư vấn, kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng

32 23 15

8

Kiến nghị trong biên bản cụ thể, có ghi rõ thời gian để khắc phục các hạn chế của đối tượng được kiểm tra

8 16 46

9

Ý kiến của người được kiểm tra rõ ràng, có kiến nghị với các cấp quản lý trong và ngoài nhà trường

0 15 55

Qua khảo sát cho thấy:

- Về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra; biên bản kiểm tra được thiết lập theo mẫu quy định; nội dung kiểm tra được đánh giá Khá, Tốt chiếm tỉ lệ từ 84,3% - 88,6%;

- Về thời điểm kiểm tra; nhận xét, nhận định, kiến nghị trong biên bản kiểm tra cũng như ý kiến của người được kiểm tra đối với các cấp trong và ngoài nhà trường được đánh giá chưa tốt chiếm tỉ lệ từ 30,0% lên đến 78,6%;

- Về các tư vấn, kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng được đánh giá Khá, Tốt cũng chỉ đạt 78,6%.

Lấy ý kiến của 50 giáo viên, nhân viên trong 5 trường THCS trên.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên, nhân viên được kiểm tra về thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học

TT Nội dung khảo sát Rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng ý Đồng ý

Không đồng ý

1 Kiểm tra là một hoạt động tất yếu của Hiệu trưởng

để quản lý nhà trường 50 0 0

2 Qua kiểm tra, anh (chị) đã được phân tích, góp ý

cụ thể trong công tác được giao 20 18 12

3 Qua kiểm tra đã giúp các anh (chị) nhận ra được

các hạn chế, thiếu sót trong công tác được giao 18 21 11 4 Qua kiểm tra đã giúp các anh (chị) có nhiều kinh

nghiệm hơn trong công việc 24 17 9

5

Qua kiểm tra, anh (chị) thấy nhiều hoạt động khác trong nhà trường không có gì nổi bật nhưng vẫn được đánh giá tốt

4 14 32

6 Anh (chị) luôn chuẩn bị tốt khi có thông báo kiểm

tra 40 8 02

7 Anh (chị) đã hợp tác tốt với người kiểm tra 36 14 0 8 Anh (chị) đã được trả thông tin kịp thời sau kiểm

tra 25 13 12

9 Anh (chị) chấp nhận ý kiến trong biên bản mà

không cần xem xét kỹ nội dung trong đó 3 8 39 10

Tất cả thành viên Ban kiểm tra nội bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt trong việc kiểm tra các cá nhân, bộ phận được kiểm tra

15 26 9

Qua khảo sát, cho thấy:

- Đa số nhất trí với việc kiểm tra là một hoạt động tất yếu của Hiệu trưởng để quản lý nhà trường; người được kiểm tra luôn chuẩn bị tốt khi có thông báo kiểm tra và hợp tác tốt với người kiểm tra;

- Có ít trường hợp người được kiểm tra không cần xem qua biên bản; đồng thời, đa số đều muốn nắm thông tin về kết quả kiểm tra các cá nhân, bộ phận trong nhà trường;

- Còn 24% chưa công nhận được trả thông tin kịp thời sau kiểm tra, điều đó có nghĩa có những trường hợp kiểm tra nhưng trả thông tin thiếu kịp thời hoặc không trả thông tin kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra;

- Còn 18% chưa công nhận các thành viên Ban kiểm tra nội bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt;

Nhận xét:

Đây là một tính hiệu đáng mừng khi hầu hết giáo viên, nhân viên xem kiểm tra là một hoạt động tất yếu của Hiệu trưởng để quản lý nhà trường; đã có sự hợp tác hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra. Điều này tạo nên môi trường làm việc thoải mái, không gò ép; các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm trong công việc của mình, lắng nghe các ý kiến đóng góp để rút kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời người kiểm tra cũng đã đưa ra những ý kiến góp ý chân thành trên tinh thần xây dựng, hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên các nội dung kiểm tra cần được trả thông tin kịp thời cho đối tượng được kiểm tra thì mới phát huy được hiệu quả. Song song đó, thành viên Ban kiểm tra nội bộ phải luôn nêu cao tinh thần tôn trọng đồng nghiệp, trao dồi nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành tốt công tác kiểm tra được giao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 53 - 56)