KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 83 - 84)

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng cơ bản của quá trình quản lý trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý. Kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động mang tính pháp chế (được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Kiểm tra nội bộ là một hoạt động nghiệp vụ quản lý không thể thiếu của hiệu trưởng trường học, không thể tùy tiện và hình thức. Hiệu trưởng phải nắm được cơ sở khoa học, nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, thực hiện phân cấp quyền lực và ủy quyền trách nhiệm trong kiểm tra nội bộ trường học để tiến hành kiểm tra có hiệu quả.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác KTNB các trường THCS huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho thấy: Công tác kiểm tra nội bộ trường THCS chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả kiểm tra chưa cao do đó chưa hạn chế được tình trạng giáo viên lơ là, làm việc cầm chừng sau khi kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra nội bộ tại một số trường THCS còn mang tính hình thức, đối phó; chưa gắn với tình hình thực tế của đơn vị, không thể hiện được mục đích kiểm tra. Một số thành viên trong ban kiểm tra nội bộ trường học trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu nghiệp vụ kiểm tra, điều này dẫn đến công tác kiểm tra nội bộ trường học gặp rất nhiều khó khăn. Việc kiểm tra đánh giá thiếu sự đổi mới, chưa đánh giá được hết kết quả hoạt động từng bộ phận, của các thành viên trong nhà trường; chưa sử dụng hợp lý kết quả kiểm tra nội bộ trong công tác thi đua, khen thưởng. Để làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, người hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ cương quyết, công bằng và khách quan

để dần đưa quá trình kiểm tra của hiệu trưởng biến thành quá trình tự kiểm tra, tự điều chỉnh của các bộ phận, của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi.

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng chúng tôi đề xuất 5 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTNB các trường THCS trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đó là:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường THCS huyện Quảng Trạch.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS.

- Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến.

Kết quả thăm dò cho thấy các giải pháp đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w