trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của từng trường THCS huyện Quảng Trạch
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ là chức năng cơ bản trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Kế hoạch kiểm tra nội bộ có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường trong một năm học, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực trong một đơn vị trường học cho việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, là căn cứ cho việc đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học, tình hình đặc điểm của đơn vị để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cho phù hợp và có tính khả thi. Các loại kế hoạch kiểm tra nội bộ bao gồm:
a) Kế hoạch năm.
Đây là kế hoạch tổng hợp các hoạt động kiểm tra trong năm học của một nhà trường. Kế hoạch này đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hoạt động kiểm tra của đơn vị là cơ sở để xây dựng các kế hoạch bộ phận. Kế hoạch phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau:
- Phân tích đánh giá tình hình đặc điểm bên trong và bên ngoài của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm tra nội bộ.
- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ năm học.
- Lập kế hoạch công tác cho bản kế hoạch, kế hoạch phải xác định được các nội dung trọng tâm cần tập trung trong công tác kiểm tra nội bộ trường
học, khoảng thời gian thực hiện, các nguồn lực và con người đảm bảo cho việc thực hiện.
b) Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp.
Đây là loại kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn, trong phạm vi một học kỳ, một tháng, tuần. Kế hoạch tác nghiệp được coi là cầu nối giữa kế hoạch năm với các công việc triển khai thực hiện, tập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết, cụ thể để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.
Kế hoạch tác nghiệp của công tác kiểm tra nội bộ có các loại sau: - Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong 1 học kỳ
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong 1 tháng - Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong 1 tuần
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ của thành viên Ban kiểm tra.
3.2.3.3. Cách thức xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học của đơn vị dựa trên tình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học và quy định về kiểm tra nội bộ nhà trường, sau đó thông qua Ban kiểm tra nội bộ để thảo luận, góp ý, hoàn chỉnh bản kế hoạch năm. Trên cơ sở kế hoạch năm, Hiệu trưởng cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra nội bộ trong từng học kỳ, từng tháng, tuần và phân công cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ hay từng nhóm thành viên thực hiện các nội dung công việc trong kế hoạch. Những nội dung công việc có thể chỉ mang tính định hướng, có thể cụ thể, chi tiết mà trong kế hoạch đã chỉ rõ.
Từng thành viên hoặc nhóm thành viên ban kiểm tra nội bộ căn cứ kế hoạch kiểm tra chung của Hiệu trưởng và nhiệm vụ được phân công để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cá nhân hoặc của nhóm từ đó để triển khai thực
hiện. Đặc biệt chú ý kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kiểm tra toàn diện giáo viên đã đề ra.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải được xây dựng dựa trên kế hoạch năm học của đơn vị và phải được thông qua Ban kiểm tra nội bộ của đơn vị góp ý, xây dựng. Vì thế, kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải được xây dựng sau khi triển khai Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, sau khi có quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học.
- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần căn cứ vào các hướng dẫn kiểm tra nội bộ năm học của các cấp quản lý, phải gắn với thực tế của đơn vị, đặc biệt là kế hoạch của các tổ nhóm chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải được triển khai kịp thời, phân công, bố trí hợp lý công việc giữa các thành viên trong Ban