Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 67 - 69)

nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường trung học cơ sở hiểu rõ về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Qua đó, các cá nhân, bộ phận trong nhà trường sẽ nhận thức đúng đắn và đi đến hành động thiết thực, cụ thể một cách tự giác trong việc kiểm tra và tự kiểm tra các hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Đối với cán bộ quản lý, phải ý thức được công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường là việc tự kiểm tra toàn diện nhà trường; có liên quan mật thiết với việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, với cơ chế tự chủ và quản lý sự thay đổi trong nhà trường. Riêng đối với Hiệu trưởng, phải xem Ban kiểm tra nội bộ nhà trường là một hội đồng tư vấn cho Hiệu trưởng về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.

Đối với giáo viên, nhân viên, đây là đối tượng chính của kiểm tra nội bộ nhà trường. Do đó, phải nắm vững nhiệm vụ được giao, biết mô tả công việc, xây dựng chỉ tiêu cụ thể cần đạt được; phải luôn hợp tác với người kiểm tra, xem công tác kiểm tra nội bộ là hoạt động cần thiết vì mục tiêu hướng tới sự hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, bộ phận và của nhà trường.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Đối với Phòng GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn cụ thể công tác kiểm tra nội bộ trường học hàng năm ngay từ đầu năm học; tổ chức các lớp tập huấn về nhận thức cũng như nghiệp vụ công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các trường học.

Đối với cán bộ quản lý các trường học cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, cập nhật thường xuyên các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác kiểm tra nội bộ trường học củng như các văn bản chỉ đạo có liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra phải gắn chặt với việc phát huy dân chủ cở sở trong nhà trường, đảm bảo sự hài hòa giữa nhiệm vụ và trách nhiệm, quyền hạn được giao.

Người quản lý phải có sự trao đổi bàn bạc, chỉ dẫn, hỗ trợ giúp người nhận nhiệm vụ nắm vững cách làm, để họ có ý thức tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đây cũng là cơ sở để họ có thể tổ chức tốt việc tự kiểm tra công việc của chính mình.

Kết hợp tốt công tác tuyên truyền, phối hợp hoạt động với các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường để tạo môi trường hoạt động kiểm tra lành mạnh, đoàn kết, xây dựng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhà trường.

Đối với Hiệu trưởng, phải xử lý, tổng hợp thông tin thu nhận được từ thành viên Ban kiểm tra nội bộ nhà trường, đồng thời thông báo công khai, kịp thời kết quả kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường trước tập thể Hội đồng sư phạm qua các cuộc họp định kỳ hay đột xuất gần nhất.

Đối với giáo viên, nhân viên, phải thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, chủ động theo dõi tiến độ kiểm tra của nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng phải chọn lựa được những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, kinh nghiệm công tác và

tâm huyết với nghề vào Ban kiểm tra nội bộ nhà trường và tạo đều kiện cho họ về thời gian để tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra do ngành giáo dục tổ chức.

Cán bộ quản lý cần tạo điều kiện để giáo viên, nhân viên có thể đề xuất, kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng chính là điều mà cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở cần phải quan tâm. Nó thể hiện sự gắn kết giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên nhà trường, phát huy dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sử dụng linh hoạt và mềm dẻo các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ; các phương pháp kiểm tra như kiểm tra trực tiếp, gián tiếp và các phương pháp khác sao cho phù hợp với từng đối tượng kiểm tra; đồng thời phải lựa chọn nội dung kiểm tra trong lĩnh vực thiết yếu quan trọng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 67 - 69)