Thực trạng nội dung và hình thức kiểm tra nội bộ trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 49 - 51)

THCS

2.2.5.1.Thực trạng nội dung kiểm tra nội bộ trường THCS

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung công tác kiểm tra nội bộ trường học

TT Nội dung kiểm tra chủ yếu Có Không có

1 Hoạt động sư phạm nhà giáo 15 0

2 Hồ sơ sổ sách của giáo viên 15 0

3 Công tác chủ nhiệm 12 3

4 Sinh hoạt tổ chuyên môn 8 7

5 Hoạt động ngoại khóa 3 12

6 Công tác Đội 14 1 7 Tài chính 13 2 8 Thư viện 12 3 9 Thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thực hành thí nghiệm 14 1 10 Y tế trường học 13 2

11 An toàn, an ninh trật tự trường học 6 9

13 Điều kiện về cơ sở vật chất 5 10 Qua khảo sát, nội dung kiểm tra nội bộ ở các trường như sau:

- Có 100% các trường kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo; hồ sơ sổ sách của giáo viên;

- Có 80%-95% các trường kiểm tra tài chính; công tác Đội; thư viện; thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thực hành thí nghiệm; y tế trường học;

- Có 55% - 75% các trường kiểm tra công tác chủ nhiệm; sinh hoạt tổ chuyên môn;

- Chỉ có 15% - 40% các trường kiểm tra hoạt động ngoại khóa; an toàn, an ninh trật tự trường học; điều kiện về cơ sở vật chất.

Nhận xét:

Các trường trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ với đầy đủ các nội dung theo định hướng của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện như hoạt động sư phạm nhà giáo; hồ sơ sổ sách của giáo viên; tài chính; công tác Đội; thư viện; thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn; y tế; công tác chủ nhiệm; sinh hoạt tổ chuyên môn khá tốt, chu đáo. Tuy nhiên Hiệu trưởng các trường còn chủ quan trong việc kiểm tra hoạt động ngoại khóa; điều kiện về cơ sở vật chất; an ninh trật tự và an toàn trường học. Việc kiểm tra này là hết sức cần thiết nhằm tránh những việc đáng tiếc xảy ra trong nhà trường, đồng thời giúp học sinh được phát triển một cách toàn diện nhất.

2.2.5.2.Thực trạng về hình thức kiểm tra nội bộ trường THCS

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng hình thức kiểm tra nội bộ

Kiểm tra nội bộ Số lần kiểm tra

(bình quân/năm học)

Kiểm tra toàn diện 100% giáo viên

Kiểm tra thường kỳ 3 lần/1giáoviên, 2 lần/ nội dung cho các nội dung khác

Kiểm tra đột xuất 20 lần/100 giáo viên Kết quả điều tra trên cho thấy:

- Bình quân số lần nhà trường kiểm tra các tổ chức cá nhân trong một năm học là hợp lý, nhưng chưa đồng đều. Hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra thường kỳ, việc kiểm tra đột xuất còn rất hạn chế. Điều này cho thấy, nhà trường cần phải có kế hoạch hoá công tác kiểm tra nội bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm túc.

Để thực hiện kiểm tra toàn diện GV, HS; kiểm tra theo chuyên đề; kiểm tra thường xuyên; kiểm tra từng mặt CBGV hàng năm đủ số lượng qui định và xây dựng được nền nếp KTNB ở nhà trường, Hiệu trưởng cần thực hiện và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc kế hoạch hoá theo từng năm học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện quảng trạch, tinhr quảng bình (Trang 49 - 51)