1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa

103 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 675,5 KB

Nội dung

Vậy theoquan điểm này thì chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập màphải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thểthích nghi vớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Huân

Trang 3

NGHỆ AN, NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: phòng Đàotạo sau Đại học, khoa Giáo dục trường Đại học Vinh, các thầy giáo, cô giáo đãtham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học

Tôi vô cùng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Huân, người hướng dẫn khoahọc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí: lãnh đạo sở Giáodục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, các đồng chí lãnh đạo thành ủy, UBND thành Phố,phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phóchuyên môn và giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, học sinh của các trường THSCthành phố Thanh Hóa; cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cung cấp tàiliệu, động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu

và làm luận văn

Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn tốt nghiệpcủa tôi không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô và các bạn đồngnghiệp hết sức thông cảm, giúp đỡ và chỉ dẫn thêm cho tôi để luận văn trở nênhoàn thiện hơn./

Nghệ An, tháng 4 năm 2015

Tác giả

Lê Thị Ngoan

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Cơ sở lý luận 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Dự kiến đóng góp của luận văn: 3

8 Cấu trúc của luận văn: 3

Chương 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 4

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

1.1.1 Nước ngoài 4

1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10

1.2.3 Khái niệm về giải pháp, giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường rung học cơ sở 11

1.3 Một số vấn đề về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 12

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 12 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở. 14

1.3.3 Yêu cầu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 15

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 16

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 16

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở.17 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đế quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở 22

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 22

Trang 5

1.5.2 Các yếu tố khách quan 23

Kết luận chương 1 25

Chương 2 27

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 27

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 27

THÀNH PHỐ THANH HÓA 27

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá 27

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Về kinh tế 29

2.1.3 Về giáo dục, giáo dục trung học cơ sở 30

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 43

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 43

2.2.2 Đối tượng khảo sát 43

2.2.3 Địa bàn khảo sát 44

2.2.4 Phương pháp khảo sát 44

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa 44

2.3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa44 2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở 44

2.3.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 45

2.3.4 Thực trạng cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .48

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa 49

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 49

2.4.2 Thực trạng tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 51

2.4.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 52

2.4.4 Thực trạng việc huy động và phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tham gia công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 55

2.5 Đánh giá chung về thực trạng 55

2.5.1 Thành công 55

Trang 6

2.5.2 Hạn chế 56

2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 57

Kết luận chương 2 57

Chương 3 59

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 59

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 59

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THANH HÓA 59

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 60

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá 60

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục goài giờ lên lớp 60

3.2.2 Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 64

3.2.3 Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 65

3.2.4 Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 67

3.2.5 Phối hợp các tổ chức trong và ngoài trường cùng tham gia công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 70

3.2.6 Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 71

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 72

3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 74

3.3.1 Mục đích thăm dò 74

3.3.2 Đối tượng thăm dò 74

3.3.3 Nội dung thăm dò 75

3.3.4 Phương pháp thăm dò 75

3.3.5 Kết quả thăm dò 75

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

Trang 7

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 9

Bảng biểu

Bảng 2.1 Đánh giá của học sinh về các hoạt động trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm…46Bảng 2.2 Các hình thức hoạt động giáo dục NGLL ……… ……48Bảng 2.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL ……….………….49Bảng 2.4 Những khó khăn trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục NGLL……… 50Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý về năng lực tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục NGLL của đội ngũ GVCN ……… 52 Bảng 2.6 Khảo sát về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL ……… 53 Bảng 2.7 Đánh giá về hiệu quả hoạt động GDNGLL ………5 4Bảng 3.1 Thăm dò sự cần thiết của các giải pháp đề xuất ……….75Bảng 3.2 Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất ……… .77

Trang 10

không máy móc giúp các em học sinh tăng cường ý thức tự quản, tính tích cực, chủđộng sáng tạo của tuổi trẻ Do vậy dạy học không chỉ là đơn thuần cung cấp tri thức,rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đạilà: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người Vậy theoquan điểm này thì chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập màphải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thểthích nghi với mọi hoàn cảnh.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đãchỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” và

đã xác định mục tiêu cho giáo dục - đào tạo là “Đào tạo con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thànhvới lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,

phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình thức đa dạng vàphong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý GD của Đảng: “Học đi đôi vớihành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ”, gópphần hướng nghiệp và phân luồng HS trung học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp với các nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tính hiếu độngthích khám phá cái mới của tuổi học trò Chính vì vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp có hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinhnói chung, đặc biệt là học sinh THCS nói riêng

Thành phố Thanh Hóa là một thành phố đang trên đà phát triển, dân cư đông

đúc, nhiều thành phần với 37 phường xã Chính vì vậy, ngành giáo dục thành phốcũng còn khó khăn trong việc đáp ứng về cơ sở vật chất, về phương tiện dạy học Tuynhiên trong nhiều năm qua, nhiều nhà trường đã quan tâm tới giáo dục toàn diện, đó

là dạy chữ, dạy nghề và dạy người Đã có nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpthông qua các chủ điểm hàng tháng, nhưng do việc tổ chức thiếu bài bản, nội dung vàhình thức còn sơ sài, đơn điệu nên chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học

Trang 11

sinh, chưa kích thích được ở học sinh nhu cầu hoạt động, nhu cầu khẳng định mình.

Do đó có thể nói hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường chưacao

Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, tôi rất trăn trở trước thực trạng tổchức HĐGDNGLL hiện nay ở các trường THCS trong thành phố, vì vậy tôi chọn và

nghiên cứu đề tài: « Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá »

Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCSthành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có tính khoa học và khảthi, thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường THCS thành phố Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường THCS

5.2 Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trườngTHCS thành phố Thanh Hóa

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số giải pháp quản lýhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 12

Phân tích-tổng hợp, phân loại-hệ thống hóa các tài liệu liên quan để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra, lấy ý kiến giáo viên, học sinh, phụ huynh về hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa nhằm xây dựng

cơ sở thực tiễn của đề tài và tổ chức thăm dò về tính cần thiết, khả thi của các giảipháp quản lý được đề xuất

6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được.

7 Đóng góp của luận văn:

Luận văn hoàn thành sẽ giúp cho việc quản lý công tác hoạt động ngoài giờ ởcác trường THCS thành phố Thanh Hóa được tốt hơn

8 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của luận văn gồm

3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

ở các trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởcác trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ

LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nước ngoài

Trong quá trình phát triển của khoa học GD, hoạt động dạy học được nghiêncứu một cách có hệ thống từ thời J.A.Cômenxki (1592-1670) tới nay; nhưngHĐGDNGLL dường như chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học Tuy nhiên,trong lịch sử cũng có những nghiên cứu đề cập tới vấn đề này Rabơle (1494-1553 )

là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD

Trang 13

thời kỳ văn hóa Phục hưng Ông đòi hỏi việc GD phải bao hàm các nội dung: “Trídục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dụcnhư ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cữahàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò

về sống ở nông thôn một ngày”

Đến thế kỷ XX, A.S Macarenkô (1888-1939) - nhà sư phạm nổi tiếng của Ngavào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp:

Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạnchế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thựchiện trên lớp học, mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa

là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉđược tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ [7]

Trong thực tiễn công tác của mình, A.S Macarenkô đã tổ chức các hoạt động

ngoại khóa, câu lạc bộ HS ở trại M Gorki và công xã F.E Dzerjinski như: “ Tổ đồng

ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật

lý - hoá học, thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được

tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào,nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [7]

Vào những năm 60 - 70, đất nước Liên Xô (cũ) đang trên con đường xây dựngChủ nghĩa xã hội, việc GD con người phát triển toàn diện được Đảng Cộng sản vàNhà nước Xô viết quan tâm Các nghiên cứu về lý luận GD nói chung vàHĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh Trong sách “ Giáo dục học” tập 3, tác giảT.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và các hình thức cơ bản củaHĐGDNGLL [27] Quyển “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổthông”, tác giả I.X Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác GD trong vàngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người HTtrong việc lãnh đạo hoạt động GD và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên

Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản lý giáodục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề: khái niệm, mục

Trang 14

đích, phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạt độngcủa HS, vai trò của GV và những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt động củaHS.

1.1.2 Ở Việt Nam

Nghiên cứu về HĐGDNGLL đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu từ những năm 80 của của thế kỷ XX đến nay.Song, từ năm 1979 trở về trước đã có một số tài liệu đề cập đến Ở giai đoạn này mô

tả tên gọi và nội dung khái niệm “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chưa đượcđịnh hình, nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm đã được đề cập trong “ Thư gửi họcsinh” nhân ngày khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết:

“ Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc

để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ

nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước” Trong “Thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ

trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía cạnh khác của nội hàm kháiniệm khi Người viết: “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũngcần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui học”

* Vấn đề này được đề cập tại điều 7, Điều lệ nhà trường phổ thông tháng6/1976, bao hàm các nội dung chính như sau:

- Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảngdạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể…

- Hoạt động tập thể của học sinh do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niênLao động Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, bao gồmcác hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của Đoàn và Đội và các hoạt động ngoạikhóa về khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường và của địaphương

Hoạt động tập thể góp phần GD ý thức chính trị, khả năng công tác độc lập của

HS, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển mọi năng khiếu của họ theochương trình và kế hoạch thống nhất

Trang 15

Như vậy, hoạt động tập thể được xác định là một trong những hoạt động GD

cơ bản thực hiện trong trường phổ thông, nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách thế hệ trẻ

* Điều lệ trường phổ thông tháng 4/1979, nội dung điều 10 được khái quát [2]

- Công tác giáo dục ở trường PT được thực hiện thông qua các hoạt động giáodục: học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xãhội;

- Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức

độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đốivới nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội,… Ngoàicác hoạt động giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa khácnhư thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục được thêm phong phú

Như vậy so với điều lệ năm 1976, thì điều lệ năm 1979 có nội dung thiên về

GD tình cảm, tư tưởng chính trị đạo đức cách mạng và ý thức tinh thần làm chủ tậpthể, có phần xem nhẹ các hoạt động ngoại khóa

Từ cuộc cải cách GD lần thứ 3 tới nay, vấn đề HĐGDNGLL được đề cập,nghiên cứu cụ thể hơn:

Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị Ban chấp hành

TW Đảng (Khóa IV) về cải cách GD đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở trườngphổ thông trung học mang tính chất toàn diện…, nhưng có chú ý hơn đến việc pháthuy sở trường và năng khiếu cá nhân , cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục vàrèn luyện thể chất, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện quânsự”

Điều 26, trong Điều lệ trường trung học sơ sở (THCS), trường THPT và trườngphổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ra

ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác định: “Nhà trường phối

hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp…, phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”[2]

Trang 16

Để đáp ứng yêu cầu cải cách GD, đã có nhiều công trình nghiên cứu làm rõkhái niệm “hoạt động ngoài giờ lên lớp” và xác định các hình thức tổ chức có chấtlượng HĐGDNGLL trong nhà trường Cụ thể chia theo hai hướng chính sau:

* Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác định

nội hàm của khái niệm “hoạt động GDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò,nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL Đã có các công trình nghiên cứusau:

- Từ năm 1979, Viện khoa học GD thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về “Cáchoạt động ngoài giờ học lên lớp và sự hình thành nhân cách của học sinh” do Trungtâm nghiên cứu GD đạo đức chủ trì Đề tài đã được triển khai thực nghiệm từ nămhọc 1979 - 1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội, sau đó kết quả thựcnghiệm được thể hiện ở một loạt bài trên tạp chí Nghiên cứu GD và tạp chí Thông tinkhoa học GD của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thúy Anh, Phạm Hoàng Gia, LêTrung Tấn, Phạm Lăng

- Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp tổchức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do nhóm cán bộ nghiên cứu của ViệnKhoa học GD thực hiện như: Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ,Nguyễn Thanh Bình

- Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL,của một số tác giả như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Tấn, NguyễnDục quang, Hà Nhật Thăng

- Một số sách, tài liệu viết về HĐGDNGLL trong thời gian gần đây của một sốtác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang,Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, Phùng Đình Mẫn, Dương BạchDương

* Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các trường phổthông trong tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL mà tác giả

là GV, CBQL trường phổ thông như: Trần Thị Minh Hiền, GV THPT Chu Văn An

-Hà Nội; Trần Văn Thế, Phó HT trường THPT Giao Thủy - Nam Định; Nguyễn HoàiNam, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Trang 17

Như vậy, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL ởtrường phổ thông, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xâydựng qui trình tổ chức và đổi mới nội dung phương pháp HĐGDNGLL Còn các

nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL nói chung ở trường phổ thông và quản lý

HĐGDNGLL ở trường THCS nói riêng hầu như ít được thực hiện nghiên cứu Quatìm hiểu chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý và các biệnpháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THCS Chính vì vậy, trong điều kiệncông tác của bản thân, tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lýHĐGDNGLL ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa Từ đó đề xuất một số biệnpháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS thành phố Thanh Hóa

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GD là quá trình tác động đến các đối tượng GD để hình thành cho

họ những phẩm chất nhân cách

Hoạt động GD là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

và tập thể HS khi tham gia vào hoạt động học tập và GD trong và ngoài nhà trường.Quá trình tổ chức này được đặt trong mối quan hệ thuận lợi hài hòa giữa cá nhân vớimôi trường tự nhiên và xã hội, giữa cá nhân và tập thể, giữa GV và HS với các lựclượng xã hội khác trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đíchcủa nhà GD với sự hoạt động tự GD của HS

HS THCS ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quá trình học tập vàrèn luyện Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn,

đặc biệt là nhu cầu về hoạt động Mặc dù hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo,

song nội dung và tính chất hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với cáclứa tuổi trước Nó đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy logicnhiều hơn Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện trong hoạt động học tâp, vừaphải cụ thể hoá trong các hoạt động GD của tập thể Đây là một trong những đặcđiểm hoạt động rất rõ nét của HS THCS

Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong hoạt động, giao lưu vàthông qua hoạt động, giao lưu GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành nhân

Trang 18

cách GD thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức, ngoài con đường dạyhọc trên lớp có thể thông qua các hoạt động GD khác ngoài lớp.

Như đã biết, quá trình GD và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình

sư phạm toàn diện, thống nhất

- Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả GD, tức là GD nhâncách cho HS thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện cho toàn bộ quá trình

GD đạt được hiệu quả cao

- Trong quá trình GD, ngoài việc hình thành cho HS thái độ đúng đắn, cáchành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ

về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật , còn phải tạo cơ sở để các em có thể bổ sung

và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình dạy học

Như đã biết, quá trình GD và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình

sư phạm toàn diện, thống nhất

- Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả GD, tức là GD nhâncách cho HS thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện cho toàn bộ quá trình

GD đạt được hiệu quả cao

- Trong quá trình GD, ngoài việc hình thành cho HS thái độ đúng đắn, cáchành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ

về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật , còn phải tạo cơ sở để các em có thể bổ sung

và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình dạy học

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL và nhìn chung các kháiniệm có nhiều điểm tương đồng nhau:

- Theo T.A.Ilina: [27].

Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo dụcngoại khóa Công tác này, bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dục nội khóa, trướctiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnhhứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình

Trang 19

thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạođức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này.

Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáodục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động côngích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thểthao, vui chơi giải trí , để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.”[11]

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL là hoạt động GD được

tổ chức ngoài thời gian học trên lớp Đây là một trong hai hoạt động cơ bản, đượcthực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; hoạt độngtiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hìnhthành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đadạng của xã hội đối với thế hệ trẻ

HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lựclượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - học trong phạm

vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong cả năm học và cảthời gian nghỉ hè để khép kín quá trình sư phạm, làm cho quá trình này được thựchiện ở mọi nơi mọi lúc

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý hoạt động giáo dục NGLL là quá trình người cán bộ quản lý hoạchđịnh, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lýhoạt động giáo dục NGLL của Hiệu trưởng là hoạt động không thể thiếu và rất quantrọng Quản lý hoạt động giáo dục NGLL của Hiệu trưởng nhà trường thực chất làquản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch, đội ngũ, cácđiều kiện, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thựchiện hoạt động giáo dục NGLL

1.2.3 Khái niệm về giải pháp, giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường rung học cơ sở

1.2.3.1 Giải pháp

Trang 20

Theo từ điển tiếng Việt, giải pháp là “phương pháp giải quyết một vấn đề cụthể nào đó”.[31]

Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi,chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định… nhằm đạt đượcmục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con ngườinhanh chóng giải quyết được những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giảipháp như vậy, cần phái dựa trên nhưng cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tiên cậy

1.2.3.2 Giải pháp quản lý

Giải pháp quản lý là những cách thức tác động của chủ thể quản lý hướng vàoviệc giải quyết những vấn đề ra của hệ thống, làm cho hệ thống đó vận hành nhưmong muốn

1.2.3.3 Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp

Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục NGLL là cách thức tiến hành các nộidung trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL theo một quy trình nhằm đạtđược mục tiêu của hoạt động giáo dục

Mỗi giải pháp thực hiện hoạt động giáo dục NGLL phải đảm bảo cấu trúcthành phần như sau:

- Thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu giáo dục

- Xác định được chủ thể tham gia và các lực lượng phối hợp Thông thườnghoạt động giáo dục NGLL luôn có hai chủ thể là giáo viên và học sinh Xác định mốiquan hệ tương hỗ giữa các chủ thể, các lực lượng phối hợp, các tổ chức đoàn thể, xãhội… góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp thực hiện chương trình hoạtđộng giáo dục NGLL

- Tính đến điều kiện chủ quan, khách quan chi phối hiệu quả hoạt động giáodục

- Xem xét tính khả thi của giải pháp, điều đó có nghĩa là phải phân tích mốiquan hệ giữa mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục NGLL với giải pháp thực hiện,phải tính toán đến không gian, thời gian, cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết, đảmbảo cho các giải pháp thực hiện có hiệu quả Điều quan trọng nhất đảm bảo tính hiệnthực của giải pháp là xác định quy trình các bước thực hiện giải pháp

Trang 21

- Cuối cùng là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giải pháp Để thực hiệnchương trình hoạt động giáo dục NGLL có rất nhiều giải pháp nhưng vấn đề cơ bảnvới nhà sư phạm là phải biết lựa chọn các giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêuđặt ra Không có giải pháp nào là vạn năng, mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm của

nó Do vậy, việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL nếu biết phối hợpcác giải pháp hợp lý, phát huy các mặt tích cực của các giải pháp thì chất lượng hiệuquả của hoạt động giáo dục NGLL sẽ nâng cao đạt được mục tiêu hoạt động giáo dụcNGLL

1.3 Một số vấn đề về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở.

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học

cơ sở

1.3.1.1 Vị trí

HĐGDNGLL là hoạt động mang tính bắt buộc, diễn ra trong suốt năm học và

cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục Nó là hoạt động giáo dục cơ bản,mang tính chủ đạo, được tổ chức thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, tiếp nối vàthống nhất với hoạt động dạy và học, góp phần hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách HS theo mục tiêu đào tạo

1.3.1.2 Vai trò

Đây là dịp để HS củng cố kết quả hoạt động học tập ở trên lớp, biến tri thứcthành niềm tin Thông qua hình thức hoạt động cụ thể, HS có dịp để đối chiếu, đểkiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhật thông tin làm cho tri thức đó trở thànhcủa chính các em

HĐGDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và toàn diện của quátrình sư phạm ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng; là điềukiện thuận lợi để HS phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng caođược tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con ngườimới phát triển toàn diện (xem hình 1.1)

Hình: 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình sư phạmHĐ DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP

NHÂN CÁCH - SỨC LĐ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

HĐ GDNGLLQUÁ TRÌNH SƯ PHẠM

Trang 22

HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể, tính tíchcực, chủ động của các em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện HĐGDNGLLvừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kỹ năng sống cơ bản của

HS theo mục tiêu GD ở THCS Mặt khác, HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềmnăng của các lực lượng GD, nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường

Hoạt động GDNGLL ở THCS đặt HS trước những vấn đề của thời đại, của xãhội mà họ phải đối mặt trong tương lai không xa Vì vậy, ở THCS các em phải đượcchuẩn bị hành trang để gánh vác trách nhiệm chủ nhân của đất nước trong tương lai

Với vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt HĐGDNGLL thực sự làmột bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động GD ở trường THCS HĐGDNGLL cùngvới hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình sư phạm gắn bó, thống nhất nhằmthực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học Tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL ở trườngTHCS sẽ gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của GDtrong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL với những hình thức đadạng do HS tự quản lý và điều khiển có vị trí rất quan trọng đối với HS lứa tuổi này.Đây là những hoạt động không thể thiếu, có tác dụng thiết thực đối với việc hìnhthành và phát triển nhân cách các em

Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của HĐGDNGLL được khẳng định tại điều

26 điều lệ trường THPT, ban hành theo Quyết định số: 07/ 2007/ QĐ-BGD-ĐT, ngày

02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao

gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, antoàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật

Trang 23

nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; ….phù hợp với đặc điểm sinh lýlứa tuổi học sinh” [2].

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở.

HDGDNGLL giúp học sinh THCS bổ sung những kiến thức đã học, hiểu biết

về các giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại;

có ý thức chính trị, đạo đức pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,nhà trường và xã hội củng cố và mở rộng các môn học khác, hiểu sâu, hiểu thêmnhiều thông tin về thực trạng xã hội

Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm phong phú thêm kinh nghiệmtrong đời sống cũng như định hướng nghề nghiệp khi học xong THCS

Bồi dưỡng cho HS có tình cảm chân thành, niềm tin đối với quê hương đấtnước và có thái độ đúng đắn đối với môi trường tự nhiên và xã hội Biết tỏ thái độtrước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm trước hành vi của bản thân;đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và người khác để tự hoànthiện mình; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống

Bồi dưỡng tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và xã hội với một thái

độ đúng đắn, sãn sàng, hoạt động một cách say mê và hứng thú bên cạnh giáo dục các

em tinh thần đoàn kết, hòa bình và hữu nghị

Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thamgia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyếttình huống về những vấn đề cụ thể, các sự việc nảy sinh trong việc tham gia hoạtđộng tập thể, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, lao động và công tác xã hội.Tất cả những kỹ năng đó nhằm chuẩn bị hình thành và phát triển năng lực của conngười Việt Nam thích ứng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế, đó là năng lực tự hoàn thiện, năng lực ứng xử, năng lực tổ chức quản lý,năng lực hợp tác, năng lực tham gia hoạt động chính trị xã hội

1.3.3 Yêu cầu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

Hoạt động giáo dục NGLL phải được lựa chọn từ yêu cầu kế hoạch năm họctrên cơ sở thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành trong từng giai đoạn, vì thế phải

Trang 24

mang hai mục đích song song: xây dựng tập thể và tự giáo dục Hoạt động giáo dụcNGLL góp phần hình thành nhân cách học sinh, vì vậy thầy cô giáo trong nhà trường

và các lực lượng giáo dục khác phải nhận thức đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ của hoạtđộng giáo dục NGLL, tích cực chỉ đạo và hỗ trợ cho hoạt động này đạt được mụcđích giáo dục mong muốn Ngoài yêu cầu có tính mục đích giáo dục rõ ràng, muốn cóhiệu quả thiết thực, hoạt động này phải đảm bảo tính kế hoạch Vì vậy, phải cụ thểhóa mục tiêu chung thành mục tiêu bộ phận, định ra mức độ yêu cầu đối với từng loạihoạt động và những mẫu thiết kế tương ứng, đề ra nhưng biện pháp phù hợp, vạch rõ

dự án tiến hành công việc

Nếu hoạt động trên lớp là bắt buộc thì hoạt động GDNGLL là tự nguyện, tựgiác Học sinh tự chọn tham gia các hoạt động theo khả năng, hứng thú và điều kiệnsức khỏe của mình, chỉ có như vậy mới tạo ra được động cơ hoạt động, phát huythiên hướng của người học sinh Muốn thế nhà trường phải tổ chức nhiều môn, nhiềunhóm, nhiều câu lạc bộ khác nhau, thường xuyên tổ chức nhiều hình thức hoạt độngGDNGLL hấp dẫn để thu hút các em, đông thời phải đảm bảo tính tập thể vì hoạtđộng GDNGLL được tiến hành tập thể, vì lợi ích tập thể, lợi ích xã hội mà phục vụ.Trong hoạt động này, mỗi học sinh là thành viên của một đoàn thể hay tập thể, hoạtđộng với tính cách đại diện cho một lực lượng hoặc một tổ chức xã hội nhất định

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung và hình thức hoạt động giáo dục NGLL phảivừa sức với từng lứa tuổi, từng khối lớp, nhà trường, giáo viên phải xác định các loạihình hoạt động và các hình thức công việc sao cho chúng phù hợp với khả năng lứatuổi và hứng thú của cá nhân học sinh, có sức hấp dẫn, thõa mãn nhu cầu, kích thíchtưởng tượng, có tác dụng nuôi dưỡng lý tưởng ước mơ, tránh căng thẳng nghèo nàn,đơn điệu Phải gây được hứng thú, mang lại niềm vui cho học sinh Cần luôn đổi mới

về tính chất, nội dung và hình thức

Nguyên tắc này đòi hỏi phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh.Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS với lực lượng nòng cốt là Đội thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh cần phải được đào tạo điều kiện để phát huy tính chủ động,năng lực sáng tạo, khả năng tự quản

Trang 25

Trong mọi hoạt động, học sinh phải giữ vai trò chủ thể, tự điều khiển, tự giảquyết các tình huống nảy sinh Giáo viên là người giữ vai trò cố vấn, phải tin tưởng

và tôn trọng học sinh, tạo được mối quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm giữathầy và trò

Nguyên tắc này đòi hỏi khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đếnhiệu quả, trong đó hiệu quả giáo dục phải được đưa lên hàng đầu Nếu tổ chức hoạtđộng giáo dục NGLL có sự kết hợp hiệu quả giáo dục với các hiệu quả khác như kinh

tế, xã hội… thì phải lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

Ngày nay khi đất nước càng phát triển, có vị thế trên trường quốc tế thì việcgiáo dục đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không phải là vấn đề vượtquá khả năng của nghành giáo dục, vấn đề là chúng ta cần phối hợp và kết hợp mạnh

mẽ hơn công tác giáo dục kiến thức với hoạt động giáo dục kỹ năng sống thể hiệnqua các HĐGDNGLL

HĐGDNGLL không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng trong thời gianvừa qua nó ít được quan tâm, nghiên cứu Mặt khác các nhà trường chưa chú trọngvào việc giáo dục học sinh qua các HĐGDNGLL, mà chỉ tập trung dạy văn hóa, cóchăng là hoạt động hời hợt, lồng ghép các nội dung… làm cho chất lượng củaHĐGDNGLL chưa cao Vậy nên cần có một biện pháp quản lý tốt cho cácHĐGDNGLL ở các trường THCS làm cho HĐGDNGLL đi vào nề nếp, thực hiệnđúng kế hoạch đề ra với chất lượng và hiệu quả cao, đạt được mục đích của hoạt độngnày

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học

Trang 26

Quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác phải được thực hiệntrên cơ sở kế hoạch, do vậy hoạt động giáo dục NGLL phải được xây dựng trên cơ sở

kế hoạch chung của trường, phối hợp với các hoạt động khác như: kế hoạch dạy học,

kế hoạch bộ môn, kế hoạch cơ sở vật chất, phù hợp với chủ đề năm học và nhiệm vụchính trị của điạ phương

Cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL là các văn bản chỉ đạo của

Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện qua chương trình khung của hoạt động giáo dụcNGLL Bên cạnh đó còn thực hiện theo từng chủ đề, chủ điểm lớn của mình, của các

tổ chức xã hội liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân

Lập kế hoạch phải có tính thực tiễn khi nắm bắt được khả năng cơ bản của độingũ sư phạm, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất Lập kế hoạch hoạt độngcần xác định nội dung trọng tâm, phù hợp, xác định rõ mục tiêu giáo dục, đối tượngthực hiện, thời gian và các yếu tố tác động thuận lợi, cũng như hạn chế ảnh hưởngđến hoạt động

1.4.2.2 Quản lý tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- HĐGDNGLL là hoạt động được thẻ hiện trong quá trình giáo dục nên có vaitrò rất quan trọng, do vậy quản lý HĐGDNGLL của người cán bộ quản lý ngoài việcchỉ đạo và phân công, bồi dưỡng tập huấn, tạo điều kiện để GVCN pháy huy khảnăng thực hiện các hoạt động một cách tích cực, chủ động còn phải tạo môi trườnghoạt động cho GV Quản lý kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằmthực hiện các mục tiêu giáo dục của cấp học với những nội dung cụ thể bằng nhiềuhình thức đa dạng và phong phú Từ đó người giáo viên có điều kiện củng cố tri thứcniềm tin trở thành vốn sống cho các em, phát huy cao tính chủ động và tích cực củahọc sinh tham gia các hoạt động tập thể, thu hút tiềm năng của các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường đảm bảo giáo dục luôn gắn với thực tế

- GVCN là người trực tiếp thực hiện giáo dục NGLL nên khâu quản lýHĐGDNGLL của GVCN đối với hiệu trưởng là khâu rất quan trọng vì đây là hoạtđộng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả theo kế hoạch giáo dục Muốn vậyngười cán bộ quản lý cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ, bồi dưỡng tập huấn hướng dẫn

kỹ năng để GVCN thực hiện tổ chức hoạt động có hiệu quả

Trang 27

1.4.2.3 Quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục NGLL là hoạt động thực hiện trong quá trình giáo dục nên

có vị trí và vai trò rất quan trọng, do vậy quản lý hoạt động giáo dục NGLL củangười cán bộ quản lý ngoài việc chỉ đạo và phân công, bồi dưỡng, tập huấn, tạo điềukiện để GVCN phát huy khả năng thực hiện các hoạt động một cách tích cực, chủđộng, còn phải tạo môi trường hoạt động cho giáo viên Quản lý việc kết hợp các lựclượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiên mục tiêu giáo dục của cấphọc với những nội dung cụ thể, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú Từ đóngười giáo viên có điều kiện cũng cố tri thức, niềm tin trở thành vốn sống cho các

em, phát huy cao tính chủ động và tích cực của HS tham gia các hoạt động tập thể,thu hút các tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đảm bảogiáo dục nhà trường luôn gắn với thực tế cuộc sống

Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục NGLLnên khâu quản lý hoạt động giáo dục NGLL của GVCN đối với người Hiệu trưởng làkhâu rất quan trọng vì đây là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả theo

kế hoạch giáo dục; muốn vậy người cán bộ quản lý cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ; bồidưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng để GVCN thực hiện tổ chức hoạt động có hiệuquả

Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy họccác môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục các cấp học do BộGDĐT ban hành Tương tự như vậy trong chương trình giáo dục NGLL được xâydựng căn cứ trên văn bản do Bộ GDĐT ban hành và cũng rất quan trọng trong kếhoạch giáo dục của trường THCS Quản lý tốt chương trình hoạt động giáo dụcNGLL chính là tiền đề để tạo hiệu quả giáo dục theo mục tiêu đào tạo Đối với hoạtđộng giáo dục NGLL thì việc quản lý nội dung chương trình cũng được thực hiệntheo hai phần:

- Phần bắt buộc:

Đây là phần mà nhà trường cần phải tổ chức thực hiện vì đó là nội dung gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Phần này được xây dựng theo các chủđiểm giáo dục Mỗi chủ điểm gắn với một ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng, với

Trang 28

nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học Nội dung thể hiện cụthể, chi tiết trong sách hướng dẫn Hoạt động giáo dục NGLL.

Các chủ đề thể hiện sự thống nhất cao trong toàn cấp học, nhưng vẫn thể hiệnđược nét đặc trưng ở từng lứa tuổi trong các hoạt động cụ thể:

Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường (Thực hiện trong tháng 9)

Chủ điểm 2: Chăm ngoan học giỏi (Thực hiện trong tháng 10)

Chủ điểm 3: Tôn sư trọng đạo (Thực hiện trong tháng 11)

Chủ điểm 4: Uống nước nhớ nguồn (Thực hiện trong tháng 12)

Chủ điểm 5: Mừng đảng, mừng xuân (Thực hiện trong tháng 1+2)

Chủ điểm 6: Tiến bước lên đoàn (Thực hiện trong tháng 3)

Chủ điểm 7: Hòa bình hữu nghị (Thực hiện trong tháng 4)

Chủ điểm 8: Bác Hồ kính yêu (Thực hiện trong tháng 5)

Chủ điểm 9: Hè vui khỏe và bổ ích (Thực hiện trong tháng 6+7+8)

- Phần tự chọn:

Phần tự chọn là những hoạt động tùy theo điều kiện của từng nhà trường, từngđịa phương và khả năng, sở thích của học sinh mà lựa chọn những nội dung hoạtđộng phù hợp nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất

Chương trình tự chọn gồm các nội dung thuộc lĩnh vực học tập, văn hóa, khoahọc liên quan đến các môn học, các hoạt động chính trị, xã hội, vui chơi, giải trí vớicác hình thức thường gặp như câu lạc bộ theo chuyên đề, các hoạt động sinh hoạt tậpthể

Phần này được trong chương trình giúp nhà trường có thêm những hình thức hoạtđộng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và phù hợp vớiđiều kiện của nhà trường, đồng thời cũng giúp nhà trường mở rộng thêm các hìnhthức hoạt động mang tính sáng tạo, tính thời sự, tính địa phương …Hoạt động tựchọn giúp các em tích lũy thêm kinh nghiệm hoạt động cho bản thân, phát triển tưduy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng giao tiếp với mọi người, với côngviệc, với môi trường… Một số hoạt động tự chọn là câu lạc bộ theo từng chuyên đề,các hoạt động vui chơi và trò chơi

Trang 29

Tổ chức hoạt động giáo dục NGLL dành cho khối THCS theo sự chỉ đạo của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2009-2010 các trường thực hiện 2tiết/tháng

1.4.2.4 Quản lý về kiểm tra , đánh giá hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Theo dõi, hỗ trợ hoạt động giáo dục NGLL của GVCN:

Hoạt động giáo dục NGLL có chương trình nội dung cụ thể, hoạt động thốngnhất theo từng chủ điểm tháng với những hình thức hoạt động theo nội dung của sáchgiáo viên, vì thế người cán bộ quản lý cần theo dõi và đánh giá hoạt động giáo dụcNGLL của GVCN như: kế hoạch hoạt động; các giáo án thiết kế; dự giờ qua đó đánhgiá tổ chức hoạt động của GVCN cũng như kết quả hoạt động và rèn luyện học sinhtheo các kỹ năng yêu cầu và nội dung từng khối lớp

- Kiểm tra việc sinh hoạt tổ khối chuyên môn:

Trong điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục NGLL có những yêu cầu

kỹ năng nhất định, nhiều GVCN còn lúng túng trong phương pháp tổ chức nên trongsinh hoạt tổ khối chuyên môn người cán bộ quản lý cần tập trung vào việc kiểm tracác hoạt động của giáo viên như: việc thiết kế giáo án hoạt động, việc thực hiện chế

độ báo cáo; nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của tổ khối, qua đó có biện pháp

hỗ trợ, bồi dưỡng, góp phần nâng chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục NGLL củagiáo viên

- Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt độnggiáo dục NGLL

Hoạt động giáo dục NGLL với sự đa dạng rất cần có sự phối hợp với các lựclượng xã hội khi tổ chức thực hiện Sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhàtrường sẽ tạo nên một môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh và tạo hiệu quả tronggiáo dục Vì vậy sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, chính là hoạt động củangười cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dụcNGLL Để việc phối hợp đó thuận lợi thì người CBQL phải tác động đến các lựclượng thông qua việc chỉ đạo và quản lý chất lượng hoạt động cụ thể là:

Trang 30

- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện kế hoạchchương trình, trong đó GVCN là người chủ chốt thực hiện, các lực lượng Đoàn, Đội,CMHS, giáo viên bộ môn… là lực lượng hỗ trợ.

- Xác định và phát huy vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận trong nhà trường, từ

đó xây dựng phương pháp chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất có sự phối hợp vớicác lực lượng giáo dục

- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình hoạt động để các em có cơ hộibộc lộ và pháp huy khả năng của mình Thông qua đó, nhà trường và các lực lượng

xã hội hiểu học sinh hơn và tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng của mình vớihiệu quả cao nhất

- Kiểm tra các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục NGLL

Các điều kiện hỗ trợ bao gồm việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị,CSVC là việc rất quan trọng góp phần tác động đến hiệu quả hoạt động giáo dụcNGLL Trang thiết bị CSVC ở đây chính là trang thiết bị như sân khấu, sân bãi, đàntrống, máy catssette, băng nhạc, hệ thống âm thanh, dụng cụ thể dục thể thao… dovậy người CBQL cần có những biện pháp xây dựng, sử dụng có hiệu quả, tránh lãngphí cũng như đầu tư mua sắm mới trong điều kiện tài chính của nhà trường, để bổsung kịp thời cũng như có kế hoạch sữa chữa trang thiết bị Giáo viên và học sinh cóthể tự làm các dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ vào việc tổ chức các hoạt động.Việc hỗ trợ kinh phí đầy đủ kịp thời, cũng góp phần nâng cao chất lượng các hoạtđộng giáo dục NGLL

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đế quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

Trang 31

tâm trạng nhàm chán ở học sinh Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL chủ yếu là

để theo dõi các hoạt động nề nếp để xếp loại thi đua giữa các lớp chứ chưa quan tâmthực sự đến chất lượng hoạt động giáo dục NGLL Có những trường còn chưa thựchiện công tác này đối với hoạt động giáo dục NGLL Vì thế, hoạt động giáo dụcNGLL mang tính thụ động, dập khuôn, lặp lại, không có sự sáng tạo mới mẻ, khôngthu hút sự quan tâm, hứng thú ở học sinh khi tham gia, từ đó hiệu quả hoạt độngkhông cao

Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh:

- Hiện nay thái độ, ý thức đúng đắn về hoạt động giáo dục NGLL, đánh giáđúng vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh Ýthức đúng đắn của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục NGLL sẽ quyết định sựthành công của tổ chức hoạt động này ở trường phổ thông Tuy nhiên, thái độ, nhậnthức của một bộ phận không nhỏ của các nhà QLGD, CBGV chưa cao nên chưa cóđược những phương thức làm việc hiệu quả, sáng tạo, dẫn đến hiệu quả công tác nàycòn hạn chế Đối với cha mẹ học sinh, đa số đánh giá cao vai trò của hoạt động giáodục NGLL, nhưng lại yếu về phương pháp và thiếu các thông tin cần thiết nên khảnăng thuyết phục đối với con em không cao

Sự đồng thuận bên trong nhà trường Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt độnggiáo dục NGLL trong trường THCS không thể thành công nếu không có sự ủng hộđồng lòng của đối tượng và các lực lượng hoạt động giáo dục NGLL, trong đó sự ủng

hộ, đồng lòng của tập thể GV, HS và CMHS đóng vai trò quan trọng nhất Trong vấn

đề trên, một bộ phận CBGV còn chưa thực sự ủng hộ, còn đùn đẩy trách nhiệm CònCMHS thì nhiều người chưa quyết tâm thực hiện, chiều theo ý thích con cái hoặc sợtrách nhiệm Ngược lại, có người rất độc đoán, không tôn trọng sự lựa chọn của con

em họ Chính vì vậy, hoạt động giáo dục NGLL hiện nay ở các trường THCS đangcần có sự đồng thuận cao của tất cả mọi người liên quan

Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục NGLL là yếu tố hết sức quantrọng quyết định chất lượng hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS, đặc biệt làđội ngũ CBGV, những người trực tiếp làm công tác này Vì thế, phải chú trọng đếnviệc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực hiện

Trang 32

hoạt động giáo dục NGLL của họ Hiện nay, đội ngũ này hầu hết chưa có chuyênmôn về tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, mới chỉ qua tập huấn ngắn ngày ở sởGDĐT, chưa đủ mạnh để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ được giao Vì vậy mớixảy ra tình trạng làm theo kiểu đối phó là chính dẫn đến chất lượng hoạt động giáodục NGLL chưa đáp ứng được yêu cầu của các cấp ngành.

1.5.2 Các yếu tố khách quan

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Thông tư số 32/TT ngày 15/10/1988 của Bộ Giáo dục và Trung ương ĐoànThanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về hoạt động giáo dục NGLL và hoạt động Đoàn -Đội trong hai năm 1988-1990

- Luật Giáo dục do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban

hành năm 2005, Chương I, Điều 2 về mục tiêu giáo dục có quy định: “Mục tiêu giáodục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Cũng tại chương I, Điều 3, mục 2 có quyđịnh: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học với hành, giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liềnvới giáo dục gia đình và xã hội”;

- Chương III, Điều 26, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổthông có nhiều cấp học (4/2007) quy định: “Hoạt động giáo dục NGLL bao gồm cáchoạt động ngoại khóa và khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giaothông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm pháttriển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịchgiao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội từ thiện phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi sinh lý lứa tuổi học sinh”;

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong tràothi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thônggiai đoạn 2008-2013 với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học

Trang 33

sinh trong các hoạt động trong nhà trường và tại cộng đống với thái độ tự giác, chủđộng và ý thức sáng tạo;

- Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành Quy địnhtiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS của bộ GD&ĐT đã nêu: Nhàtrường có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục NGLL; các hoạt động giáo dụcNGLL thực hiện theo kế hoạch đã đề ra; mỗi học kỳ, rà soát đánh giá để cải tiến cáchoạt động giáo dục NGLL.;

- Công văn số 7608/BGDĐT-GDTrH về khung phân phối chương trình THCS,THPT năm học 2009-2010 cũng quy định việc tổ chức thực hiện, phương pháp, đánhgiá kết quả, thiết bị, phương tiện của hoạt động giáo dục NGLL

- Phân phối chương trình THCS Hoạt động giáo dục NGLL (ban hành kèmtheo công văn 7608/BGDĐT-GDTrH về khung phân phối chương trình trung học cơ

sở, THCS năm học 2009-2010) có thay đổi và bổ sung như sau: Thực hiện đủ các chủ

đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng và tích hợp nội dung hoạtđộng giáo dục NGLL sang môn Giáo dục công dân

- Hằng năm trong chỉ thị về nhiệm năm học, Bộ GD&ĐT đều có đề cập tới cácnội dung của hoạt động giáo dục NGLL

- Các hệ thống văn bản pháp quy cho thấy quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhànước đúng đắn và xuyên suốt về mục tiêu giáo dục toàn diện con người mới xã hộichủ nghĩa, là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông bao gồm cảviệc dạy các môn văn hóa và hoạt động giáo dục NGLL

Nhu cầu xã hội, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và cộng đồng Trong thực tếhiện nay học sinh - sinh viên tôt nghiệp còn hạn chế về năng lực, kỹ năng thực hành,khả năng thích ứng nghề nghiệp, tinh thần hợp tác và cạnh tranh, cách ứng xử trongcộng đồng còn hạn chế

- Với thời đại CNH, HĐH đất nước, yêu cầu con người cần phải có tri thức,văn hóa, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử… Chính vì vậy mà hoạtđộng giáo dục NGLL lại càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện chohọc sinh, chính hoạt động này sẽ tạo một con người toàn diện đáp ứng yêu cầu củađất nước trong thời kỳ đổi mới

Trang 34

- Sự ủng hộ của động và phụ huynh: Hoạt động giáo dục NGLL đã được Đảng,Nhà nước cụ thể hóa trong các Nghị quyết, và chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đếnđịa phương.

- Trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở các nhàtrường, đã thường xuyên nhận được sự quan tâm của Ban tuyên giáo, thường trựcHuyện ủy, Hội đồng nhân dân các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã đua nội dunggiáo dục toàn diện cho học sinh vào nghị quyết đại hội Đảng các cấp để chỉ đạo thựchiện

- Hoạt động giáo dục NGLL góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện chohọc sinh, điều này đã được phụ huynh học sinh nhận thức một cách đúng đắn, chonên phụ huynh học sinh rất quan tâm và ủng hộ cả về mặt tinh thần và vật chất

Điều kiện nguồn lực cho hoạt động giáo dục NGLL Lãnh đạo nhà trường phảihết sức quan tâm tạo điều kiện về CSVC phục vụ hoạt động giáo dục NGLL như: Tàiliệu, máy chiếu, băng hình, phòng, xưởng và chế độ thù lao với CBGV làm công tácnày Nhìn chung hiện nay, vấn đề tăng cường CSVC phục vụ hoạt động giáo dụcNGLL chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng hoạt động giáo dục NGLL

và quản lý hoạt động giáo dục NGLL ở THCS còn chưa đáp ứng được yêu cầuchung

Kết luận chương 1

Hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động phong phú, đa dạng với nhiều nộidung và hình thức tổ chức khác nhau tùy theo điều kiện thực tế ở từng lớp, từngtrường, từng địa phương Mục đích của nhà giáo dục không phải là đã tổ chức được

gì cho học sinh mà xem học sinh đã lĩnh hội được gì sau những giờ hoạt động giáodục NGLL Vì vậy, người Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược để có thể tổ chức,chỉ đạo các thành viên trong trường thực hiện tốt nhiện vụ của mình tùy thuộc vàonăng khiếu, sở trường của từng thành viên Đây là một yêu cầu thiết yếu mà ngườiHiệu trưởng cần quan tâm khi phân công nhiệm vụ của giáo viên ngay từ đầu nămhọc Quản lý hoạt động giáo dục NGLL là một vấn đề quan trọng hiện nay, khi ngànhđang triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”, thực hiện đổi mới toàn diện nhà trường và xây dựng nhà trường tiên

Trang 35

tiên hội nhập quốc tế Một số công trình nghiên cứu vấn đề này tuy nhiên chưa nhiều,song đã cho thấy trong quá trình quản lý của mình, các nhà quản lý giáo dục đã thểhiện được khá nhiều ưu điểm trong công tác quản lý Đây là tiền đề nghiên cứu xácthực để góp phần thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnhThanh Hóa” Để có cơ sở đề ra một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục NGLLhữu hiệu, nhà quản lý giáo dục mà cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức rõ

về mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, tính chất, nguyên tắc và nội dung của hoạt độnggiáo dục NGLL

Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhàtrường, không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp mà còn đưa học sinh tiếpcận với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ dưới sự hỗ trợ đắc lựccủa phương tiện dạy học hiện đại; từ đó tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâmhồn, năng lực tư duy logic; khả năng tự học của học sinh Đây cũng là một trongnhững yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học Hoạt động giáo dục NGLL đápứng được yêu cầu đó

Trên đây là chương 1 của luận văn, là cơ sở lý luận chung về giải pháp quản lýhoạt động giáo dục NGLL và những khái niệm cụ thể định hướng cho việc nghiêncứu các vấn đề tiếp theo của đề tài

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ THANH HÓA 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Trang 36

Thành phố Thanh Hóa nằm trên tuyến QL1 nối từ Thủ đô Hà Nội đi các tỉnhphía Nam Vị trí tọa độ địa lý 19º45’-19º50’ vĩ độ Bắc và 105º45’-105º50’ độ kinhĐông.

Ranh giới hành chính được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp các huyện: Hoằng Hóa và Thiệu Hóa

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương

- Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương

- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn

2.1.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

Thành phố Thanh Hóa nằm giữa vùng đồng bằng mầu mỡ, địa hình tự nhiênđẹp tương đối bằng phẳng cao độ trung bình 3-6m, hướng dốc dần ra biển Xungquanh về các hướng Tây, Bắc, Nam rải rác có một số đồi núi trong đó cao nhất là núiHàm Rồng, còn lại các núi thấp như núi Rừng Thông và núi An Hoạch (núi Nhồi),núi Voi, núi Mật và núi Long; chảy qua thành phố còn có các hệ thống sông, hồ gồmsông Mã, sông Hạc, sông Lê, sông Thống nhất, hồ Thành, hồ Kim Quy…

- Khí hậu:

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa trong một năm thành phố chịuảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,3ºCđến 23,6ºC; độ ẩm không khí trung bình cả năm khoảng 80-85%, cao nhất là tháng 2,

3, 4 độ ẩm lên tới 89-90%

Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, 1800-2000mm, số ngày mưa trungbình năm là khoảng 140 ngày Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 83-85%lượng mưa cả năm, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mưa rất ít chỉ chiếm 15-17%lượng mưa cả năm

- Thủy văn:

Thành phố nằm ở hạ lưu sông Mã nên chịu ảnh hưởng của cả lũ nguồn và lũtriều dâng; mùa kiệt mực nước vẫn đạt 1-1,5m, triều cường có thể lên đến +2m.Thành phố có hệ thống để bảo vệ dọc sông Mã nên không bị ngập lụt

Trang 37

Trong nội thành thành phố còn có nhiều hồ nước lớn nhỏ có vai trò quan trọngđiều hòa khí hậu và tiêu thoát nước.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Thành phố có diện tích tự nhiên khoảng 146,77km2; có địa hình đặc trưng nằm

ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với nhữngcánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu, xen lẫn đồng bằng; có hệ thống sông hồ nhiều vàphân bố khá đồng đều trên toàn lãnh thổ

Sông Mã và núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, đặc điểmđịa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng thủ vững chắc

Trong vùng thành phố Thanh Hóa có một số loại khoáng sản như: quặng, sắt,cát xây dựng… chủ yếu là khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng, nhiều nhất

là đá xây dựng có thể khai thác công nghiệp ở quy mô hợp lý

Điều kiện tự nhiên phong phú và độc đáo đã tạo điều kiện thuận lợi để thànhphố Thanh Hóa phát triển nông nghiệp chất lượng cao, dịch vụ du lịch sinh thái vàtạo nên môi trường sống tốt cho người dân

2.1.1.3 Tiềm năng lịch sử văn hóa

Thanh Hóa là vùng đất cổ, trong quá trình dựng nước và giữ nước đã ghi đậmnhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa Trải qua các triều đại từ vua Gia Long đến vuaThành Thái, thành phố Thanh Hóa đã từng bước được mở rộng Cách không xa thànhphố là thành Nhà Hồ một di tích lịch sử mà ngày 27/6/2011 đã được UNESCO côngnhận trở thành Di sản Văn hóa thế giới Ngoài ra Thanh Hóa còn có khu di tích LamKinh Năm 2013, khu di tích này được công nhận là khu di tích Quốc gia đặc biệt

Thanh Hóa hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chiến tranhViệt Nam, gắn liền với các địa danh nổi tiếng như cầu Hàm Rồng… Đây là nhữngtiềm năng lớn để Thanh Hóa phát triển dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làngnghề, du lịch sinh thái chất lượng cao gắn với các khu di tích nổi tiếng

Vai trò, vị trí và tiềm năng lợi thế cũng như thực trạng phát triển trong nhữngnăm qua, thành phố Thanh Hóa đã khẳng định rõ các tính chất cơ bản sau:

- Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh

tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, một trong những trung tâm kinh tế,

Trang 38

dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng Nam Bắc Bộ

- Một trong những trung tâm du lịch di tích lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh,vùng du lịch sinh thái của vùng Bắc Trung Bộ

2.1.2 Về kinh tế

Thành phố Thanh Hóa với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,giáo dục đào tạo của tỉnh đóng vai trò là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hộitoàn tỉnh Là trung tâm phân phát luồng hàng hóa, cung cấp các dịch vụ thương mại,

du lịch, tài chính, vận tải, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe thu hút các dòng vốnđầu tư và luồng dịch cư trong và ngoài tỉnh đồng thời có tác động mạnh mẽ đến cáckhu vực khác trong tỉnh

Đối với 5 trung tâm kinh tế lớn khác của tỉnh là KKT Nghi Sơn, thị xã SầmSơn, thị xã Bỉm Sơn, thị trấn Lam Sơn-Sao Vàng, thị trấn Ngọc Lặc, thành phốThanh Hóa có vai trò giao lưu tương tác hỗ trợ phát triển Trong quan hệ với KKTNghi Sơn thành phố Thanh Hóa là trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần, dịch vụlogistic, thu phát một phần luồng hàng qua cảng Nghi Sơn, cung cấp một phần độingũ nhân lực quản lý, kỹ sư, lao động kỹ thuật trung-cao cho KKT Nghi Sơn; đối vớithị xã Sầm Sơn thành phố Thanh Hóa là nơi cung cấp các dịch vụ chính cho ngườidân và khách du lịch; đối với thị xã Bỉm Sơn, thị trấn Lam Sơn-Sao Vàng, thị trấnNgọc Lặc thành phố Thanh Hóa là trung tâm cung cấp dịch vụ trao đổi thương mại,chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độchuyên môn kỹ thuật cao

2.1.3 Về giáo dục, giáo dục trung học cơ sở

2.1.3.1 Đánh giá chung

Trang 39

Toàn ngành giáo dục thành phố tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cáccuộc vận động do ngành phát động, đưa các cuộc vận động đi vào chiều sâu, có nộidung thiết thực, tác động đến mọi cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đượccác nhà trường chỉ đạo quyết liệt, tập trung vào việc học tập và làm theo phong cáchcủa Bác, đó là: quần chúng, dân chủ, nêu gương; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vôtư; có đời tư trong sáng và cuộc sống riêng giản dị… Các Chi bộ, nhà trường căn cứvào tình hình thực tế và kế hoạch hoạt động năm học để xây dựng nhiệm vụ cụ thể,triển khai đến từng cá nhân đăng ký thực hiện Chú trọng công tác kiểm tra, giám sátviệc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh.Xây dựng bổ sung các tiêu chí đánh giá, biểu dương, khen thưởng và kịp thời uốn nắnnhững lệch lạc trong quá trình thực hiện

Hướng tới Hội nghị tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗithầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cấp thành phố, ngay từđầu năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép hướng dẫn các nhà trườngtiến hành tổng kết giai đoạn và xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện cuộc vận độngtrong giai đoạn tiếp theo, trọng tâm là việc đánh giá kết quả trên 3 nội dung chính, đólà: về đạo đức nhà giáo; việc tự học của nhà giáo và tính sáng tạo của nhà giáo Quachỉ đạo và theo dõi việc thực hiện, có thể nói rằng qua 5 năm thực hiện cuộc vậnđộng, tập thể cán bộ, giáo viên của các nhà trường đã có sự chuyển biến tích cựctrong nhận thức và hành động, ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sốngđược đề cao; luôn tâm huyết với nghề nghiệp, chú ý giữ gìn danh dự nhà giáo, giữ gìnkhối đoàn kết trong đơn vị, giúp đỡ đồng nghiệp, yêu nghề, yêu ngành, thương yêuhọc sinh Chủ động tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lýluận chính trị và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục, góp phầnđổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cơ bản đáp ứng được yêu cầu củangành trong giai đoạn mới

Tiếp tục duy trì thực hiện cuộc vận động “Hai không”, các hoạt động giáo dục

có nền nếp; công tác khảo sát, kiểm tra, thi, chấm bài nghiêm túc, đúng quy chế, gópphần quan trọng vào việc giáo dục học sinh ý thức học tập tự giác, trung thực trong

Trang 40

làm bài, kiểm tra; cách đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên và nhà trường đúng quyđịnh, đảm bảo dân chủ, công khai; công tác thanh, kiểm tra được thực hiện định kỳ,nghiêm túc, có tác dụng hướng tới một nền giáo dục chất lượng, công bằng.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Đôthị văn minh, công dân thân thiện” do ngành giáo dục và thành phố phát động tiếptục được các nhà trường hưởng ứng tích cực Để các phong trào ngày càng đi vàochiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn, ngành giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường tiếp tụcxây dựng cảnh quan, môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện; tậptrung tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp đầu tư xây dựng và cải tạo cáccông trình lớp học, nhà vệ sinh Tiếp tục đẩy mạnh việc chăm sóc các di tích lịch sử,văn hóa tại địa phương; chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công vớicách mạng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng Có thể nói qua việc thực hiện các phongtrào đã tạo động lực lớn trong việc động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân pháthuy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua, năng động, lao động sáng tạo, vươn lênhoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu pháttriển giáo dục và đào tạo trong năm học

Hưởng ứng cuộc thi “Thanh Hoá với chiến thắng Điện Biên Phủ; phát huytruyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu” do BanTuyên giáo Tỉnh uỷ, Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo phát động Kết quả: thànhphố xếp thứ Nhất toàn tỉnh với 20.563 bài dự thi (đối tượng tham gia dự thi là: cán

bộ, giáo viên bậc học Mầm non, Tiểu học và THCS; học sinh lớp 5,6,7,8,9)

- Kết quả xếp loại Trường học thân thiện học sinh tích cực:

+ Xuất sắc: 56 trường (Trong đó, Mầm non: 25; Tiểu học: 14; THCS: 17)+ Tốt: 65 trường (Trong đó, Mầm non: 23; Tiểu học: 25; THCS: 17)

+ Khá: 10 trường (Trong đó, Tiểu học: 6; THCS: 3; TTGDTX: 1)

2.1.3.2 Kết quảt về chất lượng giáo dục

+ Giáo dục mầm non

Các trường tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới;tích cực vận động phụ huynh đưa trẻ tới trường; thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôidưỡng và giáo dục trẻ Triển khai giáo dục an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; sử

Ngày đăng: 22/01/2016, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường Phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
6. Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật (2010), J.A Comenxki - Cha đẻ của Giáo dục hiện đại, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Comenxki - Cha đẻ của Giáo dục hiện đại
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2010
7. Nguyễn Hữu Chương (1987), Macarenco nhà giáo dục nhân đạo, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macarenco nhà giáo dục nhân đạo
Tác giả: Nguyễn Hữu Chương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1987
9. Lê Minh Châu, Bùi Ngọc Diệp, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Tác giả: Lê Minh Châu, Bùi Ngọc Diệp, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (về giáo dục đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
11. Đặng Vũ Hoạt (2004), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
12. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (2001), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
13. Trầm Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trầm Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
15. M.M.Mechti - Zade, Quản lý giáo dục hiện đại, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục hiện đại
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sữa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sữa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
18. Nguyễn Ngọc Quang, Nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý nhà trường
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
21. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007
22. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (1999), Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
23. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đoàn Phan Kim, Nguyễn Thị Kỷ (2002), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 6, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 6
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đoàn Phan Kim, Nguyễn Thị Kỷ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
24. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đoàn Phan Kim, Nguyễn Thị Kỷ (2002), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 7, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 7
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đoàn Phan Kim, Nguyễn Thị Kỷ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
25. Hà Nhật Thăng, Bùi Ngọc Diệp, Ngô Tú Hiền, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2004), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 8, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 8
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Bùi Ngọc Diệp, Ngô Tú Hiền, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
26. Hà Nhật Thăng, Bùi Ngọc Diệp, Ngô Tú Hiền, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2005), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 9, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên 9
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Bùi Ngọc Diệp, Ngô Tú Hiền, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
29. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020
Tác giả: Thủ tướng chính phủ
Năm: 2012
30. Phan Thị Thu Thủy, Sự phát triển của lý thuyết quản trị, thư viện bài giảng điện tử, http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/8451061, 20/11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của lý thuyết quản trị, thư viện bài giảng điện tử
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành Ban điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w