1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa

111 498 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 771 KB

Nội dung

Từ những lí luận và thực tiễn nêu trên, kết hợp với quá trình công tác của bản thân, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

Trang 1



-ĐÀO THỊ YÊN

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC,

THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, tháng 5 năm 2015

Trang 2



-ĐÀO THỊ YÊN

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC,

THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng

Nghệ An, tháng 5 năm 2015

Trang 3

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm

ơn đến: Trường Đại học vinh, phòng Đào tạo sau Đại học, các giảng viên, cácnhà khoa học đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà văn Hùng, người thầy đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo và giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luậnvăn

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể Cán bộ, giáo viên, họcsinh và phụ huynh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa; cảm

ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, động viên, khích lệ vàgiúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên lớp học khóa 21 A chuyênngành quản lý giáo dục trường Đại học Vinh

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng Luậnvăn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn vàđóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 5 năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN

Đào Thị Yên

Trang 4

MỞ ĐẦU……….……… 1

1.Lý do chọn đề tài ……….……….1

2.Mục đích nghiên cứu……….………… 3

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu……….………… 4

4.Giả thuyết khoa học……….……… 4

5.Nhiệm vụ nghiên cứu……….………… 4

6.Phương pháp nghiên cứu……….………… 4

7.Dự kiến nghiên cứu……….………… 4

8.Cấu trúc của luận văn……….………… 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC…… 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản ……… 12

1.3 Một số vấn đề về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học……… 25

1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học.… … 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học……… 36

Kết luận chương 1…… ………40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ……… 42

2.1 Khái quát về giáo dục tiểu học thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa….42 2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học….51 2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học thành phố Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa……….…… 66

Kết luận chương 2…… ………71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA……… 73

Trang 5

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường

Tiểu học Thành phố Thanh Hóa……… ……… 76

3.2.1 Đổi mới việc xây dựng kế hoạch, nội dung và phương pháp thực hiện GDNGLL 76

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thi đua 81

3.2.3 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn tham gia tích cực hoạt động GDNGLL 82

3.2.4 Phối hợp chặt chẽ với Đoàn đội nhà trường trong tổ chức hoạt động GDNGLL 84

3.3 Thăm dò tính khả thi của các giải pháp………85

Kết luận chương 3…… ………90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

1 KẾT LUẬN 92

2 KIẾN NGHỊ 94

2.1 Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo 94

2.2 Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo 95

2.3 Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Thanh Hóa 95

2.4 Đối với các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 96

2.5 Đối với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpGD- ĐT : Giáo dục Đào tạo

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị, kinh tế, xãhội Giáo dục có nhiệm vụ phát triển dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước.Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là chìa khóa hướng tới tương lai, là quốc sáchhàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ViệtNam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên

và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứmệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phầnquan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một độtphá chiến lược" Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và

cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phầnnâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đếnnăm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác- Lenin,

tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân,nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồnnhân lực của đất nước” [9; 10; 11; 12]

Luật giáo dục, tại điều 2 đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình

Trang 8

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Đó là những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người trong xã hộihiện nay Những phẩm chất và năng lực của người lao động được hình thànhkhông những bằng các giờ học văn hóa ở trên lớp mà còn được hình thành, củng

cố, rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻtheo mục đích của xã hội Quá trình này được thực hiện bằng nhiều con đường.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường đó Thôngqua các hoạt động, học sinh củng cố, mở rộng những kiến thức, rèn luyện các kỹnăng, xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức của mình Các hoạt động ngoàigiờ lên lớp không gò bó, không máy móc giúp các em học sinh tăng cường ýthức tự quản, tính tích cực, chủ động sáng tạo của tuổi trẻ

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung và hình thức phongphú, đa dạng, phù hợp với tính hiếu động, thích khám phá cái mới của học sinhtiểu học Chính vì vậy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường có hiệuquả cao, hỗ trợ tích cực trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinh nóichung, đặc biệt là học sinh tiểu học

Thực tế là: hiện nay tại các trường học của Việt Nam, đồ chơi, trò chơi,sân chơi, thiết bị vận động, và kể cả việc tổ chức vui chơi cho trẻ rất thiếu vàyếu Hoạt động vui chơi của trẻ bị hạn chế về mặt thời gian, hình thức tổ chức,không gian thể hiện Các em thường tổ chức chơi một cách tự phát, thụ động bắtchước lẫn nhau; vì vậy có những trò chơi có ích và có những trò chơi vô bổ, cóhại mà các em không phân biệt được Sức nặng từ bài vở học tập đã đánh mấttuổi thơ của các em, không gian sống bị đô thị hóa không có chỗ cho các em vuichơi

Trang 9

Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “ Hãy để trẻ em tự dovui chơi” của Bộ GD- ĐT kết hợp với quỹ Unilever Việt Nam tổ chức thì trẻ emtrong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đangchịu sức ép rất lớn Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui chơichủ yếu của con họ là xem ti vi (Trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là22%) 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vuichơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình.

Trong nghiên cứu quản lí nhà trường, nhiều đề tài tập trung nghiên cứu dạyhọc mà ít chú trọng vào công tác quản lí hoạt động vui chơi cho học sinh Hơnnữa việc chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng còn nhiều bất cập

và vấp phải một số vấn đề khó khăn như vấn đề năng lực hiểu biết, quan điểmnhận thức về tầm quan trọng, vấn đề tài chính, thời gian và định hướng, kếhoạch cụ thể…

Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Bác cũng từng căn dặn:

“Tiểu học thì cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, yêu nhândân, yêu lao động, trọng của công, giữ kỷ luật, học văn hóa Đồng thời phải giữtoàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nênlàm chúng hóa ra già cả [15] Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, tronglúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội,chúng đều vui, đều học ….” [15]

Từ những lí luận và thực tiễn nêu trên, kết hợp với quá trình công tác của

bản thân, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”

qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởcác trường Tiểu học thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 10

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Giải pháp quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thành phốThanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học:

Nếu đề xuất được các giải pháp khoa học có tính khả thi thì sẽ quản lý cóhiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học thành phố ThanhHóa,tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp ở trường Tiểu học

5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường Tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

ở trường Tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

6 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân tích và tổng hợp các tài liệu, khái quát các nhận định độc lập, các cơ

sở lí thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

* Phương pháp quan sát

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

* Phương pháp anket

* Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm

6.3 Phương pháp thống kê toán học

7 Đóng góp của đề tài:

Đề tài có những đóng góp sau:

Trang 11

– Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Quản lý hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học.

– Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường Tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

– Đề ra một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

8 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường Tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường Tiểu học thành phố Thanh Hóa,tỉnh Thanh Hóa

Trang 12

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Bất kỳ một lĩnh vực nào, một ngành nào đều cần có quản lý Quản lý đã vàđang trở thành một khoa học chuyên ngành, một lĩnh vực không thể thiếu vàcũng là yếu tố quyết định tới sự phát triển của các hoạt động kinh tế - Xã hội.Đến nay khoa học quản lý đã trở thành cẩm nang không thể thiếu và ngày càngđược hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng cao của đời sống

xã hội nói chung Vì xét cho cùng ở tất cả các quốc gia, ở tất cả mọi ngành, mọilĩnh vực thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, vănhóa, khoa học Hoạt động quản lý đã có từ rất lâu, đơn giản là việc sắp xếp kếhoạch, chuẩn bị từ những khâu nhỏ nhất đến cả một hệ thống tổ chức phức tạp.Cao hơn nữa, quản lí còn là một nghệ thuật Đặc biệt, trong giáo dục, quản lí cần

có thêm tính nghệ thuật

Hoạt động dạy học và giáo dục là một lĩnh vực đặc biệt vì nó phục vụ chiếnlược giáo dục, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện con người Do đóquản lý giáo dục nói chung được xác định là một nội dung cơ bản nhằm hiệnthực hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục Chúng tabiết rằng giáo dục bao gồm cả các hoạt động dạy học, con đường giáo dục đượctiến hành dưới các hình thức khác nhau, bản thân hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp cũng là một hình thức giáo dục nhưng cho dù ở dưới hình thức nào thìcũng không thể thiếu vai trò quản lý mà chúng ta gọi là quản lý giáo dục Nhưvậy ngay từ khi con người có nhu cầu học tập và hoàn thiện phẩm chất thì cũngngay từ đó khái niệm giáo dục được hình thành và tất nhiên giáo dục cái gì, giáodục như thế nào, đối tượng giáo dục là ai, các yếu tố liên quan ảnh hưởng tớiquá trình giáo dục đó ra sao thì đó chính là nội dung của quá trình quản lý giáodục Đến nay quản lý đã trở thành một khoa học thực sự, vì vậy có thể nói quản

Trang 13

lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng được tiếnhành song song và thực chất xét về mục đích yêu cầu của giáo dục thì đó chỉ làmột quá trình mà thôi, ở chỗ cho dù là dạy học và giáo dục đều có mục đíchnhiệm vụ chung là phát triển toàn diện con người theo chiều hướng tích cực.Thực tế cho thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải đến nay mớiđược tiến hành mà nó được tiến hành từ khi con người biết đến giáo dục Thuậtngữ giáo dục ngoài giờ lên lớp là một khái niệm hiện đại khi đã có những ngànhkhoa học riêng chuyên nghiên cứu về giáo dục, chẳng hạn bộ môn "giáo dụchọc".

1.1.1 Nước ngoài

Giáo dục là hoạt động khoa học gắn chặt với quá trình phát triển của xã hộiloài người Căn cứ vào mục tiêu và nội dung giáo dục mà có thể có các hìnhthức dạy, hình thức học phù hợp với yêu cầu đề ra Các HĐGDNGLL là mộttrong những hình thức, phương pháp giáo dục mang lại nhiều kết quả thiết thựctrong việc hình thành nhân cách- một trong những vấn đề trọng tâm của mụctiêu giáo dục

Từ xa xưa, trong trong quá trình tìm tòi những phương pháp nhằm thúc đẩyquá trình giáo dục phát triển, các nhà giáo dục trên thế giới đã nhận ra tầm quantrọng của HĐGDNGLL

Rabôle (1494 - 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩanhân đạo và tư tưởng giáo dục Pháp thời kỳ Phục Hưng từ thế kỷ 15, 16 đã nóitới tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện các mặt: Trí dục, đạo đức, thểchất, thẩm mỹ,đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như: Ngoài việchọc tập ở các lớp và ở nhà còn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửahàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy

và trò về sống ở nông thôn một ngày [24]

J.A Komenxki ( 1592-1670) được coi là ông tổ của nền sư phạm cận đạiđặc biệt quan tâm kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động ngoài lớp Ông

Trang 14

khẳng định: Học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hộikiến thức từ mặt trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ

Nhà giáo dục Pextalozi ( Thụy Sĩ, 1746-1827) lập ra các “ tại mới” giúp trẻ

mồ côi vừa được học văn hóa vừa lao động Theo ông, các hoạt động lao độngngoài giờ học chính là con đường tốt nhất để góp phần giáo dục toàn diện chohọc sinh

C.Mác (1818-1883) và F.Angghen( 1820-1895), những người sáng lập lênhọc thuyết về chủ nghĩa xã hội, mở đầu cho nền giáo dục hiện đại- giáo dục xãhội chủ nghĩa với mục tiêu con người xã hội chủ nghĩa, đó là những con ngườiphát triển toàn diện và để làm được điều này nhất thiết phải theo phương thức “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”

V.I.Lenin (1870-1939) đã phát triển về học thuyết chủ nghĩa xã hội củaC.Mác và F.Angghen lên tầm cao vĩ đại và vận dụng phương thức “giáo dục kếthợp với lao động sản xuất” vào thực tiễn, coi nó là một trong những nguyên tắccủa giáo dục xã hội chủ nghĩa [24]

Vào những năm đầu của thế kỷ thứ XX, A.s.Makarenco- nhà sư phạm lỗilạc người Nga đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ngoàigiờ học: “Tôi kiên trì rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thểhạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dụcchỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nướcchúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệmrằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp Công tác giáo dục chỉ đạotoàn bộ cuộc sống của trẻ” Từ thực tiễn công tác giáo dục của mình, Macarenco

đã tổ chức thành công nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, như là thànhlập các tổ: tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thực nghiệmkhoa học tự nhiên, tổ hóa, tổ thể dục thể thao Việc tham gia vào các tổ dựa trêntinh thần tự nguyện, nhưng đã tham gia phải tuân thủ kỷ luật của tổ trong quátrình hoạt động Thực nghiệm của Macarenco thành công đã chứng minh chân lý

Trang 15

giáo dục của học thuyết Mác-Lenin, đồng thời khái quát thành những quan điểmgiáo dục xã hội chủ nghĩa một cách đầy đủ:

Giáo dục trong hoạt động xã hội

Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể

Giáo dục trong lao động

Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh

Trong thời đại ngày nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã là mộtphần quan trọng trong chương trình giáo dục của hầu hết các nước phát triểntrên thế giới [24]

Ở Mỹ , gần 80% học sinh học tại các trường có tham gia vào các hoạt độngngoại khóa do trường tổ chức Theo thống kê của các nhà giáo dục Mỹ, nhữnghọc sinh tích cực tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp có tính chất lượng thìthường đạt kết quả học tập cao hơn, biết cách cư xử văn hóa hơn và ít có hiệntượng bạo lực, hút chích, vi phạm pháp luật

Ở Anh, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất được quan tâm, hàng năm

có gần 7 triệu học sinh tham gia vào các hoạt động này Các nhà giáo dục Anhcho rằng chính những hoạt động này giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống

Bộ trưởng Bộ giáo dục Anh, bà R.Kelly nhận xét: các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kỹ năngcho học sinh

Ở Nhật Bản, hoạt động ngoài giờ lên lớp rất được coi trọng Học sinh NhậtBản dành khá nhiều thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và cáchoạt động này thường tập trung vào việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyềnthống cho học sinh

1.1.2 Việt Nam

Vấn đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được quan tâm từ rấtsớm Ngay trong điều lệ trường phổ thông năm 1976 tại điều 7 đã nêu: "Việcgiảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động: giảng dạy trênlớp, lao động sản xuất, hoạt động tập thể các mặt hoạt động đó phải cùng tiến

Trang 16

hành bổ sung cho nhau theo một kế hoạch thống nhất trong đó phải coi trọnghoạt động giảng dạy trên lớp"

Điều lệ trường phổ thông tháng 4 năm 1979 tại điều 10 đã nêu: "Công tácgiáo dục ở trường phổ thông đã tiến hành thống nhất theo đúng nội dung và trình

tự quy định trong chương trình, kế hoạch đào tạo và sách giáo khoa do bộ giáodục ban hành và được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục học tập vănhoá, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động xã hội" Trong khoản 2

có viết: "Lao động sản xuất do nhà trường tổ chức và quản lý nhằm gắn lýthuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, phát triển tư duykhoa học và tư duy kỹ thuật, bồi dưỡng ý thức và thói quen lao động mới, Pháttriển hứng thú lao động vì lợi ích chung và xây dựng tình cảm cách mạng đốivới nhân dân lao động" [7]

Khoản 3 điều 10: "Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho họcsinh tham gia với mức độ thích hợp là nhằm củng cố những tri thức đã họcđược, bồi dưỡng tình cảm đối với nhân dân dân lao động, xây dựng thái độ tíchcực tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng địa phương và rèn luyện họcsinh về ý thức và năng lực làm chủ tập thể hình thành nhân sinh quan cáchmạng Ngoài các hoạt động giáo dục trên đây cần tổ chức thêm các hoạt độngngoại khoá như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục thêm phongphú" [7]

Nghị quyết 14 TW ngày 11/01/1979 của bộ chính trị đã nêu rõ: "Nội dunggiáo dục ở trường phổ thông mang tính chất toàn diện và kỹ năng tổng hợpnhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, ởtrường phổ thông trung học cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rènluyện thể chất, hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao và luyện tập quânsự" [11]

Ngoài ra còn các công trình của các nhà nghiên cứu thuộc viện khoa họcgiáo dục như: Đặng Thuý Anh, Nguyễn Thị Kỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn DụcQuang, Lê Trung Trấn.vv Các tác giả đều nhấn mạnh hoạt động giáo dục ngoài

Trang 17

giờ lên lớp với việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh cũng như nângcao hiệu quả giáo dục ngoài giờ lên lớp như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất Một số cuốn sách của tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Phạm ViếtVượng, đã trình bày các vấn đề giáo dục, dạy học cũng như quản lý giáo dụctrong đó có những vấn đề đề cập tới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Một

số tác giả cùng bàn tới việc quản lý hoạt động GDNGLL của học sinh gần đây

có Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Vinh đã có cuốn giáo trình "Quản lý hoạt động giáodục vi mô II" tác giả đã phân tích khá sâu về vấn đề quản lý hoạt độngGDNGLL

Như vậy đã có nhiều công trình khoa học của nhiều giáo sư, tiến sỹ nghiêncứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như một khoa học chuyên biệt vìxác định được vị trí, vai trò của nó trong việc giáo dục học sinh là rất quantrọng Và mới đây nhất trong chương trình đổi mới sách giáo khoa dành cho họcsinh PTTH Bộ môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được in thành sáchtuy nhiên vẫn còn trong quá trình chỉnh lý sửa đổi do vậy chưa đưa vào giảngdạy Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay còn nhiều nội dung mớiphản ánh sự phát triển của các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường vv Những vấn đề trên đây ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, phát triển nhữngphẩm chất cần thiết của mỗi cá nhân Nếu như trước đây những nội dung giáodục (ngoài giờ lên lớp) chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực nhằm rèn luyện phẩm chấtđạo đức, thẩm mỹ thì hiện tại nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp được mở rộnghơn nhiều Ví dụ như tìm hiểu cội nguồn, bản sắc dân tộc, lý tưởng của ngườithanh niên xã hội chủ nghĩa thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá , thanh niênvới bảo vệ môi trường, phòng chống chiến tranh, bệnh dịch, tình bạn, tình yêu,hôn nhân và gia đình, nghề nghiệp, sức khoẻ sinh sản vị thanh niên v.v vàđương nhiên với mỗi nội dung trên cần phải được tổ chức và thực hiện sao chođạt hiệu quả tốt nhất, quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp đến nay đã thực sự trởthành nhiệm vụ và "Kỹ năng" quan trọng cần thiết của những nhà quản lý giáodục Nhất là xác định đối tượng được giáo dục lứa tuổi học sinh mới lớn đang có

Trang 18

những hoài bão và lý tưởng song việc nhận thức các vấn đề còn chưa chín chắn.Quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp làm sao hướng cho các em có được nhữngbuổi sinh hoạt tập thể sống động, hấp dẫn, lành mạnh để từ đó các em hình thànhlên thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, tự mình rèn luyện nhân cách mangđầy đủ những giá trị chân, thiện, mỹ góp phần tích cực cho sự phát triển chungcủa xã hội, của đất nước.

Riêng ở bậc tiểu học, hầu như rất ít công trình nghiên cứu khoa học hayvăn bản chỉ đạo nào cụ thể hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường tiểu học

Nhìn chung, các tác giả nước ngoài và trong nước khi bàn về các hoạt độngcủa quá trình giáo dục luôn đề cao vai trò, vị trí hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp trong quá trình giáo dục học sinh, là hoạt động không thể thiếu trong quátrình dạy học và giáo dục học sinh

1.2 Một số khái niệm cơ bản:

1.2.1 Khái niệm về quản lý.

Có nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa về Quản lý Tùy theo mục đíchnghiên cứu và cách tiếp cận, khái niệm “Quản lý” được định nghĩa theo nhiềucách khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ biênsoạn 1998: Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; là tổchức và điều khiển các hoạt độngtheo những yêu cầu nhất định [22; 23]

Frederick Winslow Taylor ở đầu thế kỷ 20 đã định nghĩa: "Quản lý là biếtđược chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoànthành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất"

Nhà nghiên cứu Henry Fayol (1845 - 1925) có định nghĩa: "Quản lý hànhchính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển phối hợp và kiểm tra".Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “ Quản lý là là quá trình tác động có mụcđích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụngcác chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềmnăng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [25]

Trang 19

Theo Trần Kiểm: “ Quản lý là những tác động của chủ thể trong việc huyđộng, phát huy kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong vàngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của

tổ chức có hiệu quả cao nhất” [14]

Tác giả Phan Văn Kha trong phương pháp nghiên cứu khoa học đã nêu; “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thànhviên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạtđược các mục tiêu đã định”

Tác giả Thái Văn Thành định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đề ra” [20]

Theo tác giả Mai Văn Trinh: Quản lý là một quá trình tác động của conngười vào một hệ thống nhằm thay đổi hiện trạng của hệ thống đó hoặc đưa vào

hệ thống đó những thuộc tính mới Đây là quá trình tác động có định hướng, có

tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động dựa trên các thông tin, thực trạng củađối tượng và môi trường nhằm làm cho sự vận động của các đối tượng được ổnđịnh, phát triển đạt đến mục tiêu đề ra

Qua đó có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: Quản

lý là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội,những hành vi hoạt động của con người, huy động tối đa các nguồn lực khácnhau để đạt tới mục đích theo ý chí của nhà quản lý và phù hợp với qui luậtkhách quan

Từ đó có thể xác định tính chất và vai trò của quản lý là:

Quản lý bao giờ cũng là tác động có hướng đích, mục tiêu xác định

Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: chủ thể quản lý và đốitượng quản lý

Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người

Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phù hợp với quy luậtkhách quan

Trang 20

Quản lý còn là sự vận động của thông tin trong thời kỳ bùng nổ thông tin từ

sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ

1.2.2 Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Theo T.A.Ilina: Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường đượcgọi là công tác giáo dục ngoại khóa Công tác này, bổ sung và làm sâu thêmcông tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tàinăng và năng lực trẻ em, thức tỉnh thiên hướng và hứng thú của học sinh đối vớimột hoạt động nào đó, đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ

sở để tổ chức việc học tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm củahành vi này [24]

Tác giả Đặng Vũ Hoạt định nghĩa: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làviệc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-

kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa vănnghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành vàphát triển nhân cách [13]

Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp Đây làmột trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức,

có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhấthữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triểnnhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hộiđối với thế hệ trẻ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt độngngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưuvăn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động khác

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trước hết ta cần xuất phát từ một số khái niệm quản lý giáo dục, quản lýcác hoạt động giáo dục và dạy học,

Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những tác động có mục đích,

có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và học sinh và lực lượng giáo

Trang 21

dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia cộng tác phối hợptrong các hoạt động của nhà trường, giúp quá trình dạy học và giáo dục vậnđộng tối ưu tới các mục tiêu dự kiến [13].

Hoạt động dạy học và giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.Quản lý nhà trường nói chung nhưng về cơ bản là quản lý các hoạt động giáodục và dạy học trong đó có quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhàquản lý

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dụcnhư sau: "Quản lý giáo dục (quản lý trường học nói riêng) là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thựchiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểmhội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dựkiến tiến lên trạng thái mới về chất" [17]

1.2.3.1.Định nghĩa quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có

tổ chức, và có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và những lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động điều khiển họ tổ chức,chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo những quy luật khách quannhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh

Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng quản lý các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là hoạt động, kỹ năng có mục đích có kế hoạch cụ thể của nhà quản

lý (Hiệu trưởng) tác động trực tiếp tới đối tượng quản lý nhằm huy động, điềukhiển họ tổ chức tốt hoạt động GDNGLL Nếu như trong quá trình quản lý hiệutrưởng đóng vai trò chủ thể quản lý thì các lực lượng giáo viên, học sinh vànhững lực lượng khác tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp là đối tượng, khách thể quản lý Đây là mối quan hệ giữa cấp trên và cấpdưới có tính bắt buộc và mối quan hệ chiều ngang giữa chủ thể quản lý nhàtrường với các lực lượng đoàn thể xã hội

Trang 22

Chủ thể quản lý là hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu cơ quantrường học chịu trách nhiệm chính với nhà nước, pháp luật trong việc thực hiệncác mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và kháchthể quản lý là mối quan hệ biện chứng Chủ thể quản lý đề ra các kế hoạch, nộidung, mục đích, phương pháp nhằm tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục.Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) là những người thực hiện kế hoạch (hiệnthực hoá kế hoạch) theo mục tiêu đề ra (nói rộng ra khách thể quản lý ở đây cònbao gồm cả chính nội dung và hình thức của hoạt động giáo dục) Xuất phát từtầm quan trọng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc pháttriển hoàn thiện nhân cách cho học sinh nên trong quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp đòi hỏi nhà quản lý phải có được kỹ năng khoa học cho việc tổchức, chỉ đạo, điều hành, phối hợp

Để đạt được hiệu quả quản lý, nhà quản lý phải dựa vào điều kiện kháchquan của tất cả các yếu tố liên quan tới quá trình giáo dục, nói cách khác quản lýphải phù hợp với quy luật khách quan của đối tượng quản lý chứ không thể tuyệtđối hoá vai trò chủ quan của chủ thể quản lý, đồng thời phải dựa trên nhữngnguyên tắc hoạt động giáo dục, những nguyên tắc trường học và mối quan hệhữu cơ trong toàn bộ hệ thống nhà trường [3; 20]

Nguyên tắc quản lý giáo dục là các yêu cầu cơ bản quy định chỉ đạo côngtác quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường Nguyên tắc tậptrung dân chủ yêu cầu trong quản lý hoạt động giáo dục phải phát huy cao độmọi khả năng trí tuệ của cả tập thể Nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích nhằmđảm bảo lợi ích của mọi người, của tổ chức, của cả xã hội Vì lợi ích chính làđộng lực tạo ra hiệu quả giáo dục

Nguyên tắc sử dụng toàn diện các phương pháp quản lý Trong công tác,người cán bộ quản lý phải biết kết hợp các nguyên tắc hành chính, kinh tế, với

sự chú ý thích đáng tới tâm lý người được giáo dục nhằm tạo ra sự thống nhấtgiữa các khâu, các cấp quản lý, đồng thời tác động lên tâm lý, tình cảm, tư tưởngcủa đối tượng giáo dục làm cho đối tượng giáo dục thấy được nghĩa vụ và trách

Trang 23

nhiệm của mình với tập thể, xã hội cũng như các thành viên trong nhà trườngtích cực, say mê, sáng tạo với công việc mình đang làm Phương pháp kinh tế lànhấn mạnh đến lợi ích của mọi cá nhân trong tổ chức, người hiệu trưởng quản lýthông qua việc điều hoà lợi ích giữa cá nhân, tập thể, xã hội tạo động lực chomọi hoạt động của mỗi người

Bên cạnh đó cần nắm vững nguyên tắc toàn diện thống nhất: Bên cạnh việctác động đồng bộ đến các khâu, các mặt, chú ý có biện pháp xử lý kịp thời cóhiệu quả các khâu còn yếu Muốn vậy nhà quản lý phải có những thông tin chínhxác về tất cả những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục ở cả bêntrong và bên ngoài nhà trường Nắm bắt một cách toàn diện quá trình để xácđịnh được chỗ nào còn yếu kém cần khắc phục và tìm giải pháp kịp thời giảiquyết những yếu kém tránh việc hoạt động tràn lan, phân tán kém hiệu quả màphải tập trung mọi nguồn lực, điều kiện để hoàn thành tốt mục tiêu

Cuối cùng là nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Hiệu quả của hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp phải tính đến cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội vàđặc biệt là hiệu quả giáo dục Hiệu quả đó chính là mục tiêu cần đạt được Trongđiều kiện sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục còn hạn chế thì vấn đề đặt ra làlàm sao phải có được kế hoạch quản lý một cách tối ưu và khoa học nhất để vừakhắc phục được khó khăn nhưng lại có được hiệu quả tốt Việc quản lý hoạtđộng GDNGLL của chủ thể quản lý được thể hiện cả ở nhận thức cũng như hoạtđộng quản lý thực tiễn của chủ thể quản lý cũng như các khách thể liên quantrong quá trình hoạt động

1.2.3.2 Nội dung quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Xây dựng kế hoạch [13; 14]

Kế hoạch phải xây dựng một cách toàn diện hệ thống đảm bảo tính liện tục,tính thống nhất của mọi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong suốt mộtnăm học Để thực hiện tốt kế hoạch cần phân định rõ những nhiệm vụ hoạt động

cụ thể ở từng ngày, từng tuần, từng tháng

Xây dựng kế hoạch nhà trường có mục đích là :

Trang 24

Dự báo mục đích cần đạt tới trong năm học, mô hình hoá nội dung côngviệc, chương trình hoá hành động, lựa chọn các biện pháp thực hiện tối ưu nhất,phân công nhiệm vụ cho người phụ trách, kinh phí, điều kiện và thời gian hoànthành các hoạt động đó

Trong quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần lập kế hoạch cụthể:

- Kế hoạch hàng ngày: thời gian tiến hành, nội quy, nền nếp học tập, sinhhoạt, chú ý nhất tới nền nếp học tập, đó là những quy định chung có tính bắtbuộc được duy trì đều đặn, thường xuyên theo kỷ luật nhất định

- Kế hoạch hàng tuần: chào cờ đầu tuần là hình thức sinh hoạt nghi lễ, đểnghe phổ biến kết quả đánh giá tuần học trước và nội dung hoạt động tuần họcmới, các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, sinh hoạt cán bộ lớp Riêng việcsinh hoạt cán bộ lớp thực hiện dưới hình thức đánh giá rút kinh nghiệm khả năng

tổ chức, duy trì kỷ luật, tự quản đối với tập thể học sinh của mỗi cán bộ lớp, từ

đó có ảnh hưởng tới kết quả của mỗi tập thể lớp trong tuần như thế nào

- Kế hoạch hàng tháng theo chủ điểm cụ thể

Ví dụ: chủ điểm chào mừng ngày nhà giáo việt nam (20/11 ), chào mừngngày quân đội nhân dân và ngày hội quốc phòng toàn dân ( 22/12), chào mừngngày thành lập Đảng (3/2), chào mừng ngày quốc tế phụ nữ, thành lập đoànthanh niên CSHCM, ngày giải phóng miền nam, ngày quốc tế lao động, ngàysinh chủ tịch Hồ Chí Minh

- Kế hoạch cả năm

Được tiến hành với các nội dung, mỗi nội dung thực chất cũng là một loạihình hoạt động Theo thông tư số 32/TT ngày 15/10/1988 của Bộ giáo dục - đàotạo và TW Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp có các nội dung là :

- Hoạt động chính trị - xã hội

- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật

- Hoạt động tìm hiểu khoa học phục vụ học tập

Trang 25

- Hoạt động tham quan du lịch, thể thao, quốc phòng.

- Hoạt động công ích xã hội

Việc phân định rõ ràng nội dung sẽ được tiến hành trong một thời gian cụthể từ tháng 9 năm học này đến hết tháng 8 năm sau mỗi tháng là một hoạt động

cụ thể

Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường (Thực hiện trong tháng 9)

Chủ điểm 2: Chăm ngoan học giỏi(Thực hiện trong tháng 10)

Chủ điểm 3: Tôn sư trọng đạo (Thực hiện trong tháng 11) Chủ điểm

Chủ điểm 4: Uống nước nhớ nguồn(Thực hiện trong tháng 12)

Chủ điểm 5: Mừng Đảng, Mừng xuân(Thực hiện trong tháng 1+2)

Chủ điểm 6: Tiến bước lên Đoàn (Thực hiện trong tháng 3)

Chủ điểm 7: Hòa bình hữu nghị (Thực hiện trong tháng 4)

Chủ điểm 8: Bác Hồ kính yêu (Thực hiện trong tháng 5)

Chủ điểm 9: Hè vui khỏe và bổ ích ( Thực hiện trong tháng 6+7+8)

Phần bắt buộc còn gắn với chủ đề năm học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,

Sở Giáo Dục hay Hội đồng Đội bắt buộc

Người hiệu trưởng phải đặt mục đích của từng hoạt động, phân công cáclực lượng chỉ đạo, phụ trách cũng như các điều kiện vật chất phục vụ cho quátrình đó [13], [8], [19]

Muốn cho việc lập kế hoạch được tốt có nghĩa là việc đề ra nội dung, mụctiêu, kết quả được chính xác và có hiệu quả cao thì người hiệu trưởng phải nắmvững một số vấn đề đặt ra như phải xác định, trả lời được các câu hỏi: chúng taphải làm gì? Muốn đạt được mục đích nào? Làm sao cho mục đích đó có hiệuquả cao nhất?

Trên cơ sở đó xác định được các lực lượng sẽ tham gia vào hoạt độnggiáo dục, trước hết là ở việc tham gia lập kế hoạch và họ phải chịu tráchnhiệm với việc mà họ được phân công, từ đó xem xét những mặt thuận lợi,khó khăn trong điều kiện của trường mình và điều kiện địa phương cho phép.Đồng thời biết phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của tất cả các yếu tố

Trang 26

trong tổ chức giáo dục, từng bước giải quyết mọi vấn đề của tổ chức giáo dục(cụ thể giải quyết các mâu thuẫn ví dụ: mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải mởrộng quy mô trong khi cơ sở vật chất của nhà trường không cho phép, mâuthuẫn giữa yêu cầu phát triển về giáo dục với khả năng của nhà trường ở mộtgiới hạn nhất định )

Từ việc nắm bắt các vấn đề trên, hiệu trưởng sẽ xây dựng chiến lược và

kế hoạch hành động cho cả năm học, cuối cùng là kiểm tra xem xét mặt nàotích cực, mặt nào còn hạn chế, đánh giá việc đã đạt được, việc chưa đạt được,khâu nào còn yếu kém, khâu nào tiếp tục phát huy hiệu quả, các vấn đề nảysinh trong quá trình thực hiện, những biến động và tác động của môi trường

để có biện pháp thay đổi kế hoạch cho phù hợp Tính kết quả bằng tỷ lệ % vàchú ý tới vấn đề hiệu quả đạt được ra sao khi tính hết yếu tố chi phí cho hoạtđộng ấy

Mặt khác khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpnhà quản lý cần phải hiểu rõ các phương pháp cơ bản chẳng hạn như phươngpháp điều tra thu thập để có được thông tin chính xác bằng nhiều hình thức nhưquan sát, phỏng vấn, điều tra, v.v phương pháp phân tích môi trường bên trong

và môi trường bên ngoài, những mặt mạnh và yếu của các yếu tố trong, ngoài để

có phương án xây dựng kế hoạch khả thi

Ngoài ra còn có phương pháp dự báo trên cơ sở phân tích những xu thế dữkiện của quá khứ (những năm học trước), hiện tại để tiến tới xu thế tương lainhư thế nào ?

Tóm lại: các phương pháp xây dựng kế hoạch đã trở thành cơ sở cho việclập kế hoạch trên cơ sở xác định mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường vớimôi trường khách quan, các tổ chức xã hội, đồng thời xác định rõ đặc trưng củagiáo dục là tổ chức xã hội đặc biệt tất cả đối tượng giáo dục, mục tiêu giáo dục,sản phẩm của giáo dục chính là những con người Do vậy nhà quản lý phải luônluôn thấy được các yếu tố thống nhất hữu cơ trong tổ chức giáo dục để lập kếhoạch cụ thể và hiện thực hoá kế hoạch đó

Trang 27

* Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đây là nội dụng cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nóphát huy được trí tuệ, khả năng của tập thể ngay từ khi xây dựng kế hoạch vàtrong cả quá trình thực hiện kế hoạch Để chỉ đạo hoạt động tất yếu phải :

- Thành lập ban chỉ đạo bao gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệutrưởng (phó ban), các thành viên bao gồm giáo viên chủ nhiệm, chủ tịch hội chữthập đỏ, chủ tịch công đoàn, bí thư chi bộ Đảng, tổ trưởng chuyên môn, tổngphụ trách, hội cha mẹ học sinh v.v

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng nội dung kế hoạch, cụthể hoá kế hoạch, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên chỉ đạothực hiện kế hoạch [13], [8], [6]

Ngoài ra còn phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường như hội cựuchiến binh, hội phụ nữ, chính quyền điạ phương, đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh địa phương, công an

Ví dụ: tổ chức nói chuyện thời sự chuyên đề (mời thuyết trình), giao lưuvăn hoá văn nghệ với các trường bạn vv

Trong các hoạt động trên có sự kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoàinhà trường

- Tổ chức chỉ đạo giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện:

+ Xen kẽ trong giờ lên lớp :

Hình thức này áp dụng đối với các bộ môn khoa học xã hội, lịch sử và sửdụng các giờ ngoại khoá ở trên lớp (ví dụ môn đạo đức trong chương trình cóphân phối tiết ngoại khoá) Với các môn học văn hoá trên lớp, tuỳ theo nội dungcủa môn học có thể lồng ghép nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáodục môi trường, dân số, giáo dục sức khoẻ

+ Hoạt động theo chủ điểm

Gắn liền với những ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước ví dụ: chào mừngngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12), chào mừng quốc khánh 2/9 v.v

Trang 28

Hoạt động này có nội dung, mục tiêu rõ ràng, mỗi hoạt động là một chủ đềnói về ngày kỷ niệm đó

+ Hoạt động theo các dạng hoạt động

Ví dụ: hoạt động chính trị xã hội, bảo vệ môi trường, lao động côngích,nghiên cứu khoa học

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt thì quy trình để tổ chức một hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp theo 4 bước [13]:

B1: Đặt tên chủ đề, xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt được

B2: Chuẩn bị cho hoạt động (xây dựng kế hoạch, các điều kiện tiến hành).B3: Tiến hành và kết thúc hoạt động

B4: Đánh giá, rút kinh nghiệm

Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cho đội ngũ giáo viên và ban quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Đánh giá kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chất lượng của hoạt động.Kiểm tra đánh giá hàng ngày, hàng tuần Trong một tháng, hiệu trưởng khilập kế hoạch đã phân định cụ thể kế hoạch cho một ngày, một tuần và một tháng,thu thập và phân tích những kết quả thu được để rút ra các mặt được và còn hạnchế, từ đó hiệu trưởng có phương án điều chỉnh kịp thời

Việc lập ra các hình thức thi đua là cần thiết và quan trọng, có thi đua mớitạo sự phấn đấu, bên cạnh thi đua là tổng kết đánh giá khen thưởng và kỷ luật rõràng Trong một năm học nên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm, ví dụ:chia làm 4 đợt:

Đợt 1: từ ngày 5/9 đến ngày 20/11

Đợt 2: từ ngày 20/11 đến ngày sơ kết học kỳ I

Đợt 3: từ ngày bắt đầu học kỳ II đến ngày 26/03

Đợt 4: từ ngày 26/03 đến ngày tổng kết năm học

Mỗi đợt thi đua có tiêu chuẩn, xếp loại kết quả thi đua, hiệu trưởng có thểkiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động như thế nào và rút ra được kinh nghiệmbài học cho các lần tiếp theo

Trang 29

Học sinh là đối tượng được giáo dục Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lànhằm giáo dục hoàn thiện nhân cách, để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp người giáo viên chủ nhiệm phụ trách một khâu rất quan trọng đó là trựctiếp cố vấn, chỉ đạo điều hành các hoạt động ở chi đội lớp mình, góp phần trực tiếpthực hiện kế hoạch hoạt động của hiệu trưởng Do vậy việc kiểm tra đánh giá củahiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là căn cứ vào kếtquả thi đua của mỗi chi đội học sinh, kết quả thi đua cũng là hiệu quả giáo dục Đây

là thông tin ngược giúp cho nhà quản lý xác định các yếu tố, các khâu trong tổ chứchoạt động giáo dục ra sao để có phương án phù hợp hơn

Tóm lại, quản lý các hoạt động GDNGLL là một khâu không thể thiếu trongcông tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường Việc quản lý hoạt động GDNGLL làmột hoạt động phong phú về nội dung, hình thức và bao gồm nhiều khâu khácnhau, chúng liên quan với nhau một cách chặt chẽ, việc thực hiện chúng một cáchđồng bộ sẽ giúp cho quản lý của Hiệu trưởng có hiệu quả tốt đẹp

1.2.4 Khái niệm về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có

tổ chức, và có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và những lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động điều khiển họ tổchức, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo những quy luật kháchquan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh [6; 13]

Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng quản lý các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là hoạt động, kỹ năng có mục đích có kế hoạch cụ thể của nhà quản

lý (Hiệu trưởng) tác động trực tiếp tới đối tượng quản lý nhằm huy động, điềukhiển họ tổ chức tốt hoạt động GDNGLL Nếu như trong quá trình quản lý hiệutrưởng đóng vai trò chủ thể quản lý thì các lực lượng giáo viên, học sinh vànhững lực lượng khác tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp là đối tượng, khách thể quản lý Đây là mối quan hệ giữa cấp trên và cấpdưới có tính bắt buộc và mối quan hệ chiều ngang giữa chủ thể quản lý nhàtrường với các lực lượng đoàn thể xã hội

Trang 30

Chủ thể quản lý là hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu cơ quantrường học chịu trách nhiệm chính với nhà nước, pháp luật trong việc thực hiệncác mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và kháchthể quản lý là mối quan hệ biện chứng Chủ thể quản lý đề ra các kế hoạch, nộidung, mục đích, phương pháp nhằm tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục.Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) là những người thực hiện kế hoạch (hiệnthực hoá kế hoạch) theo mục tiêu đề ra (nói rộng ra khách thể quản lý ở đây cònbao gồm cả chính nội dung và hình thức của hoạt động giáo dục) Xuất phát từtầm quan trọng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc pháttriển hoàn thiện nhân cách cho học sinh nên trong quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp đòi hỏi nhà quản lý phải có được kỹ năng khoa học cho việc tổchức, chỉ đạo, điều hành, phối hợp

Để đạt được hiệu quả quản lý, nhà quản lý phải dựa vào điều kiện kháchquan của tất cả các yếu tố liên quan tới quá trình giáo dục, nói cách khác quản lýphải phù hợp với quy luật khách quan của đối tượng quản lý chứ không thể tuyệtđối hoá vai trò chủ quan của chủ thể quản lý, đồng thời phải dựa trên nhữngnguyên tắc hoạt động giáo dục, những nguyên tắc trường học và mối quan hệhữu cơ trong toàn bộ hệ thống nhà trường

Nguyên tắc quản lý giáo dục là các yêu cầu cơ bản quy định chỉ đạo côngtác quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường Nguyên tắc tậptrung dân chủ yêu cầu trong quản lý hoạt động giáo dục phải phát huy cao độmọi khả năng trí tuệ của cả tập thể Nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích nhằmđảm bảo lợi ích của mọi người, của tổ chức, của cả xã hội Vì lợi ích chính làđộng lực tạo ra hiệu quả giáo dục

Nguyên tắc sử dụng toàn diện các phương pháp quản lý Trong công tác,người cán bộ quản lý phải biết kết hợp các nguyên tắc hành chính, kinh tế, với

sự chú ý thích đáng tới tâm lý người được giáo dục nhằm tạo ra sự thống nhấtgiữa các khâu, các cấp quản lý, đồng thời tác động lên tâm lý, tình cảm, tư tưởngcủa đối tượng giáo dục làm cho đối tượng giáo dục thấy được nghĩa vụ và trách

Trang 31

nhiệm của mình với tập thể, xã hội cũng như các thành viên trong nhà trườngtích cực, say mê, sáng tạo với công việc mình đang làm Phương pháp kinh tế lànhấn mạnh đến lợi ích của mọi cá nhân trong tổ chức, người hiệu trưởng quản lýthông qua việc điều hoà lợi ích giữa cá nhân, tập thể, xã hội tạo động lực chomọi hoạt động của mỗi người

Bên cạnh đó cần nắm vững nguyên tắc toàn diện thống nhất: Bên cạnh việctác động đồng bộ đến các khâu các mặt, chú ý có biện pháp sử lý kịp thời cóhiệu quả các khâu còn yếu Muốn vậy nhà quản lý phải có những thông tin chínhxác về tất cả những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục ở cả bêntrong và bên ngoài nhà trường Nắm bắt một cách toàn diện quá trình để xácđịnh được chỗ nào còn yếu kém cần khắc phục và tìm giải pháp kịp thời giảiquyết những yếu kém tránh việc hoạt động tràn lan, phân tán kém hiệu quả màphải tập trung mọi nguồn lực, điều kiện để hoàn thành tốt mục tiêu

Cuối cùng là nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Hiệu quả của hoạt độnghoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tính đến cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả

xã hội và đặc biệt là hiệu quả giáo dục Hiệu quả đó chính là mục tiêu cần đạtđược Trong điều kiện sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục còn hạn chế thì vấn

đề đặt ra là làm sao phải có được kế hoạch quản lý một cách tối ưu và khoa họcnhất để vừa khắc phục được khó khăn nhưng lại có được hiệu quả tốt Việc quản

lý hoạt động GDNGLL của chủ thể quản lý được thể hiện cả ở nhận thức cũngnhư hoạt động quản lý thực tiễn của chủ thể quản lý cũng như các khách thể liênquan trong quá trình hoạt động [6; 13]

1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học:

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

* Vị trí:

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tìnhcảm Vì thế, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết và quan trọng,tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đồng thời hoạt

Trang 32

động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ.

Và đây cũng là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhâncách Từ mục đích của việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giáo dục,phát triển toàn diện con người bằng những hình thức hoạt động sinh động, sôinổi, mở rộng môi trường hoạt động ít gò bó, khô cứng và căng thẳng mà hiệuquả giáo dục lại rất tích cực, góp phần củng cố thêm kiến thức được học tại lớp.Hiện nay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thành nội dung quan trọng,

có vị trí cơ bản trong việc dạy học và giáo dục của các nhà trường và coi đó lànội dung không thể thiếu trong việc thực hiện đa dạng hoá giáo dục và đàotạo.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định tại điều 29 Điều lệtrường tiểu học 2010 là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường.Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làmột bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong toàn bộ quá trình dạy học-giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và của trường tiểu học nói riêng[13]

Quá trình sư phạm trong nhà trường

Phát triển toàn diện nhân cách học sinh

Sơ đồ 1.1 Vị trí của HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động nối tiếp và thống nhấthữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp Nó là cầu nối giữa côngtác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp Hoạt động giáo

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp

Trang 33

dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyệnhành vi, kỹ năng xã hội cho học sinh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vịtrí rất quan trọng trong nhiệm vụ dạy học trong các nhà trường hiện nay Hoạtđộng dạy học là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện pháthuy vai trò tích cực của mình đối với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắnhọc với hành, nhà trường với xã hội.

* Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Từ vị trí quan trọng nêu trên, có thể thấy rõ vai trò của hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học thể hiện ở những điểm sau:

- Đây là dịp để học sinh củng cố kết quả hoạt động dạy- học ở trên lớp,biến tri thức thành niềm tin Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, học sinh

có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhật thông tinlàm cho tri thức đó trở thành của chính các em Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp với nhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học

và cuộc sống, có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học ở trên lớp, nâng caohiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó khơi dậy niềm tự hào dântộc và mong muốn được cống hiến [13]

- Hoạt động GDNGLL không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học, do đótạo nên sự hài hòa, cân đối trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục cuả cấp học

- Hoạt động GDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữacác lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợptác vì mục tiêu chung Để thực hiện tốt các HĐGD NGLL đòi hỏi tập thể họcsinh phải có sự hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, phải

có sự tương tác giữa các thành viên Chẳng hạn như, qua việc tổ chức cắm trạitheo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong nhóm phảiphối hợp chặt chẽ với nhau và với các nhóm khác

Trang 34

- HĐ GDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Đồngthời, cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện được năng khiếu của học sinh, giúpcác em phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Hoạt động GDNGLL phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tíchcực của học sinh, giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh Dưới sự

cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh cùng nhau tổ chức các hoạt động tập thểkhác nhau trong đời sống hàng ngày ở trường, ngoài xã hội HĐ GDNGLL vớinhiều hình thức phong phú nên khi học sinh đầu tư vào các hoạt động khônglành mạnh, hạn chế nhóm tự phát, tránh ảnh hưởng xấu Tham gia vào các hoạtđộng, các em học sinh yếu kém về đạo đức có nhiều cơ hội điều chỉnh về nhậnthức, hành vi sai lệch của mình Từ đó hình thành những kinh nghiệm giao tiếp,ứng xử có văn hóa, giúp cho việc hình thành nhân cách của các em phát triển tốt.Vai trò quan trọng nhất của HĐ GDNGLL là góp phần phát triển tâm lực,yếu tố nội lực tạo ra động cơ của sự phát triển nhân cách, khai thác nguồn tàinguyên con người Đó là mục tiêu của cuộc cách mạng giáo dục của nhân loạicũng như của dân tộc ta đang tiến hành [13]

Trang 35

Như vậy, với vị trí và vai trò quan trọng của mình, HĐ GDNGLL thực sự

là một bộ phận cấu thành hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu họchiện nay Thực hiện các HĐ GDNGLL tích cực và hiệu quả sẽ góp phần vàoviệc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ sát những mụctiêu kinh tế- xã hội và quốc phòng trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đạihóa

1.3.2.Yêu cầu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo cácyêu cầu sau :

+ Đảm bảo tính mục đích

Mục đích phải rõ ràng, gắn với nhiệm vụ giáo dục

Ví dụ: Qua hoạt động này giáo dục cho học sinh cái gì, những kỹ năng nào,mục đích phải phù hợp với nội dung, nội dung phải phù hợp với chủ đề sinh hoạt

ở từng thời điểm cụ thể trong một học kỳ và cả năm học Việc xác định mụcđích yêu cầu sẽ làm cho nội dung không bị lệch hướng, đồng thời mới phát huyhết tác dụng của việc giáo dục

+ Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác , tự quản

Vì là các buổi sinh hoạt ngoài giờ học văn hoá cho nên hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là hình thức sinh hoạt tự nguyện không bắt buộc Trong thực tếnếu nội dung giáo dục hấp dẫn và biết cách tổ chức điều hành thì chắc chắn sẽthu hút được nhiều học sinh tạo nên sự yêu thích và khi đó học sinh sẽ tự giác

Trang 36

mong muốn tham gia vào các buổi sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp Muốnvậy nội dung và hình thức sinh hoạt phải luôn được đổi mới, khám phá nhữngcái mới hoặc nội dung còn xa lạ với các em, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mụctiêu giáo dục và cơ sở pháp lý của nhà nước Nếu trong các sinh hoạt đó họcsinh phát huy được tính sáng tạo, giúp học sinh bộc lộ năng khiếu thì học sinh sẽcoi việc tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một "nhu cầu"không thể thiếu trong việc hoàn thiện bản thân, cũng từ đó năng lực tự quản, tựđiều hành được hình thành và trở thành kỹ năng Một trong các kỹ năng đó là kỹnăng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hoá, có ý thức tham gia công việc chung.Nhà giáo dục lúc này chỉ đóng vai trò như một cố vấn điều hành mà thôi [6; 13].+ Đảm bảo tính tập thể :

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thực hiện có sự tham gia củanhiều người và có mục tiêu chung Ví dụ: các hoạt động viết báo tường, thi cắmhoa, thi văn nghệ, chào mừng ngày nhà giáo việt nam, thành lập đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, vv những cuộc thi tìm hiểu về Đảng cộng sản Việtnam, Công an nhân dân Việt nam, phòng chống ma tuý học đường vv + Đảm bảo tính đa dạng phong phú

Cuộc sống với muôn màu sắc, để phù hợp với cuộc sống làm chủ bản thân,trong cuộc sống cá nhân cần có những kỹ năng sống, biết sống phù hợp vớichuẩn mực xã hội Do đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thực hiệnmột cách đa dạng, khai thác các vấn đề thực tế, bên cạnh đó cần phải phát huyyếu tố tự sáng tạo của các em trong các hoạt động phù hợp với tâm sinh lý lứatuổi

+ Đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá trên cơ sởcác thông số kết quả cụ thể, thời gian cụ thể, chi phí thực hiện

Hiệu quả giáo dục gắn liền với mục đích giáo dục, hiệu quả còn phải tínhđến sự tác động trở lại của đối tượng giáo dục đối với xã hội bằng hành vi hoạtđộng và nhận thức Nhà quản lý cũng cần chú ý tới các yêu cầu, đặc điểm của

Trang 37

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà định ra mỗi yêu cầu đặc điểm phải đạthiệu quả nhất định nào đó rồi mới tiến tới hiệu quả chung nhất của toàn bộ quátrình hoạt động Nhà quản lý sẽ rút ra được những kinh nghiệm để tổ chức tốthơn

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình người cán bộquản lý hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Trong toàn bộ quá trìnhquản lý nhà trường thì quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệutrưởng là hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng Quản lý hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng nhà trường thực chất là quản lý về mụctiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện,công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiệngiáo dục ngoài giờ lên lớp

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

Trước hết ta cần xuất phát từ một số khái niệm quản lý giáo dục, quản lýcác hoạt động giáo dục và dạy học,

Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những tác động có mục đích,

có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và học sinh và lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia cộng tác phối hợptrong các hoạt động của nhà trường, giúp quá trình dạy học và giáo dục vậnđộng tối ưu tới các mục tiêu dự kiến

Hoạt động dạy học và giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.Quản lý nhà trường nói chung nhưng về cơ bản là quản lý các hoạt động giáodục và dạy học trong đó có quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhàquản lý [6; 13]

Trang 38

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dụcnhư sau: "Quản lý giáo dục (quản lý trường học nói riêng) là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thựchiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểmhội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dựkiến tiến lên trạng thái mới về chất".

1.4.2 Yêu cầu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

1.4.2.1 Yêu cầu: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực

hiện phù hợp với các quy luật của khoa học quản lý giáo dục, cũng như phù hợpvới yêu cầu quản lý của nhà trường Đây là một hoạt động nhằm góp phần giáodục, giáo dưỡng cho học sinh ngoài giờ lên lớp chính thống Vì vậy, nhữngngười làm công tác quản lý cần nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi, tâm sinh lýhọc sinh để rồi đề ra được các giải pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi Trên cơ sở

đó, các hoạt động GDNGLL sẽ lôi cuốn được học sinh, tạo cho các em thànhchủ thể nhận thức, hồ hởi tham gia vào các hoạt động do các nhà quản lý tổchức Các hoạt động GDNGLL phải được tổ chức gắn kết với các hoạt độnggiáo dục, giáo dưỡng của nhà trường, phải nhận được sự đồng tình, ủng hộ cũngnhư hỗ trợ của các tổ chức xã hội [6; 8]

1.4.2.2 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học:

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học chủ yếu

là phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh Tiểu học ởnhà trường, gia đình và xã hội Thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhaucủa cuộc sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học Tạo cơ hội

để học sinh Tiểu học phát triển hết khả năng của mình trong các hoạt động ngoàigiờ lên lớp Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thể hiện tậptrung ở các loại hình hoạt động sau đây:

Trang 39

Hoạt động chính trị xã hội và nhân văn Hoạt động văn hóa nghệ thuật, TDTT Hoạt động lao động, KHKT

Hoạt động vui chơi giải trí TQ dã ngoại

Sơ đồ 1.3 Nội dung HĐGDNGLL ở trường tiểu học [13]

- Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúpcác em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tìnhcảm đối với quê hương, đất nước, con người với các hoạt động mà các trường

đã triển khai: Mua tăm ủng hộ người mù,quyên góp ủng hộ các bạn có hoàncảnh khó khăn, xây dựng quỹ “vòng tay bè bạn”, tặng quà cho học sinh nghèo,

có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ tết, sơ kết cuối kỳ, giáo dục pháp luật,giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống AIDS,

ma túy và các tệ nạn xã hội, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Với một số hoạt động cụ thể: Hội thi: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”; Các phong trào: “Về nguồn”, “Tiếp bước cha anh”, thăm viếngđịa chỉ đỏ, gia đình thương binh, liệt sĩ, bảo vệ, chăm sóc di tích lịch sử, vănhóa; các lễ hội của đất nước, địa phương, những hội thi, các phong trào do tỉnhđoàn, thành đoàn hoặc nhà trường phát động Qua đó giúp học sinh thuộc lịch

sử nước nhà, lịch sử địa phương, truyền thống của địa phương, tuyền thống củanhà trường, bồi dưỡng lòng tự hào về thành quả và truyền thống hào hùng củadân tộc, khơi dạy lòng biết ơn những người đi trước, kêu gọi nỗ lực học tập vàHoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 40

làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh để trở thành những người công dântốt Bên cạnh các hoạt động trên, các bộ phim tư liệu, thời sự, di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh khơi dạy ở các em lòng tự hào về non sông, đất nước; sựchia sẻ đồng cảm với những cái xấu, cái bất công hay những buổi giao lưu vớihọc sinh trường khuyết tật, các bạn học sinh là nạn nhân chất độc màu da cam đãgiúp các em hiểu hơn về những mất mát của các bạn đồng thời ý thức hơn vềnhững may mắn mình đang có để nỗ lực học tập rèn luyện bản thân hơn nữa; cácphong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Nóilời hay làm việc tốt”, “ Giúp bạn vượt khó” đã góp phần xây dựng môi trường

an toàn thân thiện, ngăn ngừa những tác động tiêu cực ngoài xã hội, tạo điềukiện hình thành những phẩm chất đạo đức và năng lực cho học sinh, thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện Các hội thi tìm hiểu luật giao thông, luật phòngchống ma túy, các buổi tọa đàm, thuyết trình về đề tài: “ Bảo vệ môi trường”, “Quyền trẻ em” không chỉ giúp các em thích ứng với nếp sống và các định chếcủa xã hội mà còn tạo điều kiện và cơ hội, phát triển tính tích cực của cá nhân.Một trong những tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làviệc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Kỹ năng sống là kỹ năng thích nghi

và hành vi tích cực cho phép cá nhân có thể đối phó hiệu quả với nhu cầu vàthách thức của cuộc sống hàng ngày Trong điều kiện của đơn vị, các trường đãthực hiện một số hoạt động: Hội thi kỹ năng sơ cứu tai nạn; Giáo dục về phòngchống các bệnh như: cận thị, cong vẹo cột sống, Rubella, sốt xuất huyết, cúm ;hướng dẫn học sinh một số điều cần thiết khi xảy ra tai nạn; hướng dẫn học sinh

kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng đọc hay kỹ năng tự giới thiệu, nóichuyện trước đám đông, kỹ năng gọi và nghe điện thoại

- Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao: Đây hoạt động quantrọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh ởbậc tiểu học, là món ăn tinh thần không thể thiếu, hỗ trợ tích cực cho hoạt độngdạy học, góp phần giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, tạo sân chơi lành mạnhcho học sinh sau giờ học căng thẳng, Hoạt động này được thể hiện dưới nhiều

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.S. Macarencoo ( 1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1
Nhà XB: NXBGiáo dục
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Quản lý trường học - thực tiễn và công việc, Chuyên đề đào tạo Th.s QLGD, Trường ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý trường học - thực tiễn và công việc
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2001
4. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đổi mới cơ bản và toàn diệngiáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
16. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1998
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004). Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 về "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục&#34 Khác
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Công văn số 7608/BGDĐT – GDTH về khung phân phối chương trình năm học 2009 – 2010 Khác
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư số 32/ TT ngày 15/ 10/ 1988 của Bộ Giáo Dục và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đoàn- Đội trong hai năm 1988- 1990 Khác
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường phổ thông năm 1979, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
8. Bộ giáo dục & đào tạo, điều lệ trường Tiểu học( Ban hành kèm theo thông tư số 41/20140/ TT–BGDĐT ngày 30/12/2010 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Khác
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2012) Chiến lược phát triển giáo dục 2011–2020 Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TT ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết XIV ngày 11/1/1979 của Bộ chính trị về cải cách giáo dục Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011) văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
13. Đặng Vũ Hoạt (1997) tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giaó dục Hà Nội Khác
14. Trần Kiểm (2002) khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
15. Hồ Chí Minh (1995) với Giaó dục – Đào tạo, NXB Giaó dục Hà Nội Khác
17. Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý TWI, Hà Nội, 1983 Khác
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật Giaó dục(2009) Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục năm (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
20. Thái Văn Thành (2007) Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nxb Đại học Huế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w