Thực trạng về nội dung giảo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội ở một sổ trường tiêu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 41 2.3.2.Thực trạng của việ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Trịnh Thị Xinh
Hà Nội, 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy (cô) trong Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thứccho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận này.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo - Thạcsĩ Trịnh ThịXinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cún vàthực hiện đề tài khóa luận này
-Trong quá trình nghiên cứu, do thòi gian có hạn và bước đầu làm quen với phươngpháp nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy (cô) trong Khoa Giáo dục Tiểu học để đề tài của tôi đượchoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu căn cứ kếtquả có trong khóa luận là trung thực Đe tài của tôi chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình khoa học nào khác
Hà Nội ngày 7 thảng 05 năm 2015 Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng
Trang 4MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐÀU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Khách thế nghiên cứu 6
5 Đối tượng nghiên cứu 6
6 Phạm vi nghiên cứu 6
7 Giả thuyết khoa học 6
Trang 58 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
9 Phương pháp nghiên cứu 7
10 Cấu trúc đề tài 7
Phần II: NỘI DƯNG 8
CHƯƠNG 1 : Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản trong việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học 8
1.1 ỉ Khải niệm kĩ năng 8
1.1.2 Khái niệm kĩ năng sổng 8
1.1.3 Khải niệm học sinh tiếu học 9
1.1.4 Quan niệm giáo dục kĩ năng sống 9
1.2 Phân loại kĩ năng sống 9
Trang 67.2.1 Các nhóm kĩ năng song từ góc độ xã hội 9
7.2.2 Các nhóm lã năng sổng từ góc độ giảo dục giả trị (UNESCO) 10
1.2.3 Cảc nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục hành vỉ xã hội (UNICEF) 10 1.2.4 Các nhóm lã năng sổng theo những quan điếm khác nhau 10
1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 11
1.4 Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 14
1.4.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiếu học thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 14
1.4.2 Nguyên tac giảo dục kĩ năng sống cho học sinh 15
1.4.3 Một số phương pháp dạy học tích cực 17
1.4.4 Các con đường giáo dục kĩ năng sống 21
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNS cho học sinh tiểu học 27
1.5.1 Năng lực của giáo viên 27
1.5.2 Tỉnh tích cực, chủ động của HS khỉ tham gia vào quả trình giảo dục KNS ’ ’
28
1.5.3 Môi trường giáo dục KNS 28
Trang 71.5.4 Các yếu tố quản lý 29
1.6 Giáo dục KNS cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 30
ì.6.1 Mục tiêu của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội nói chung 30 1.6.2 Những điếm mới trong cấu trúc nội dung chương trình môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3 31 1.6.3 Ỷ nghĩa thực tiễn của việc giảo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 31
ì.6.4 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 với việc giảo dục lã năng song cho học sinh 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ỡ MỘT SỐ TRƯỜNGTIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC 342.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên 342.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh khối 3 về
vấn đề giáo dục kĩ năng sống 36
Trang 82.2.7 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lỷ về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 36 2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh 37 2.2.3 Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kĩ năng sống
’ ’ 40
2.3 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
thông qua môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3.1 Thực trạng về nội dung giảo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội ở một sổ trường tiêu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3.2.Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trong giảo dục
kĩ nănạ sống cho học sinh lóp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 43
2.3.3.Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học trong giảo dục lũ năng
song cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một sổ trường Tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 45
2.3.4.Thực trạng việc sử dụng các hình thức to chức dạy học trong giáo dục
kĩ năng sổng cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một sổ trường tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 48
2.4 Thực trạng về kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lóp 3 thông qua dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Yên Lạc
- tỉnh VTnh Phúc 50CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA THựC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC 533.1 Nguyên nhân của thực trạng 533.2 Những biện pháp để khắc phục thực trạng 56
Trang 93.2.1.Đôi mới công tác quản lỷ 56
3.2.2.Nâng cao nhận thức, nãng lực của giáo viên 57
3.2.3.Tạo môi trường thuận lợi đế học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng sổng ’ 57
3.2.4.Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình giảo dục kĩ năng sống 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
1.1 Ỷ nghĩa của đề tài đối vói vấn đề giáo dục kĩ năng sống 61
1.2 Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 61
2 Kiến nghị 63
2.7 Đối với chỉnh quyền địa phương 63
2.2 Đoi với phụ huynh học sinh 63
2.3 Đối với nhà trường 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LƯC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT
HS: học sinh GV: giáo viên KNS: kỹ năng sống NXB: nhà xuất bản
Phần I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Luật giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo dức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuấn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều 27]
Đẻ đạt được mục tiêu này, các nhà trường tiểu học không chỉ quan tâm dạy chữ
Trang 10Vậy KNS là gì? KNS là năng lực cá nhân đế thực hiện đầy đủ các chức năng vàtham gia vào cuộc sống hàng ngày, giúp các em thích ứng được với sự thay đổi của xãhội để có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh KNS có vai trò vô cùng quan trọngtrong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nó giúp các em chuyển tri thức,tình cảm, niềm tin thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính xây dựng,đồng thời giúp các em có được những thành công trong học tập, lao động và rèn luyện.Giáo dục KNS chính là chúng ta hướng trẻ đến cuộc sống tích cực trong xã hộihiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quentiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thíchhợp.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi mạnh mẽ vàsâu sắc về mọi mặt của đời sống như hiện nay đòi hỏi con người phải thường xuyên ứngphó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống, phải luôn vững vàng trước những khókhăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù họp, thì việcgiáo dục KNS cho học sinh là việc làm cần thiết
Học sinh tiếu học là những học sinh ở lứa tuối nhi đồng, các em mới đang hìnhthành các giá trị nhân cách, các em giàu ước mơ, thích khám phá, tìm tòi, song còn thiếuhiểu biết, chưa có kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đẻ giúp các em có đượcnhững kĩ năng cơ bản, sống một cách an toàn và khỏe mạnh thì việc giáo dục KNS chotrẻ là vô cùng cần thiết Từ đó tạo nền tảng vững chắc để các em hoàn thiện nhân cáchsau này
Nội dung giáo dục KNS đã được tích họp trong một số môn học trong nhà trườngtiểu học và Tự nhiên và Xã hội là môn học có ưu thế Cùng với kiến thức cơ bản về conngười, về tự nhiên xã hội, việc giáo dục KNS thông qua môn Tự nhiên và xã hội sẽ gópphần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và
Trang 11hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huốngthực tế trong cuộc sống.
Tuy nhiên không phải lúc nào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông quamôn học này cũng được quan tâm thực hiện theo đúng mục tiêu đã đặt ra Nhận thấytầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống và tính cấp thiết của vấn đề nên tôi quyết định
chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lóp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường Tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.
2 Lịch sử nghiên cứu
Kĩ năng sống và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho con người đã xuất hiện vàđược nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm bachữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối
phó với thiên nhiên Đó là những kĩ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phùhọp với đời sống và giai cấp xã hội ở những điểm khác nhau Nghiên cứu kĩ năng ở mức độkhái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki,P.V.Petropxki, P.Ia.Galperin trong công trình nghiên cứu của mình chủ yếu đi sâu vấn đềhình thành tri thức và kĩ năng theo lí thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn.Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kĩ năng ở các lĩnh vực hoạt độngkhác nhau như kĩ năng lao động gắn với những tên tuối các nhà tâm lí
- giáo dục như V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thủy; kĩ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc,N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức; kĩ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops,Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ
Kĩ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ chứcvăn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc), WHO (Tổ chức Y tế thế giới),
Trang 12hệ thống kĩ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kĩ năng cụ thể và các điềukiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng đó Trong chương trình nàychỉ giới thiệu những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xácđịnh giá trị và kĩ năng ra quyết định.
Năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống được biết đến thông qua cách tiếp cận 4 trụ cộttrong giáo dục thế kỉ XXI: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tựkhẳng định mình” Sau đó, thuật ngữ này được đề cập đến trong chương trình của UNICEFtại Việt Nam: “Giáo dục kĩ năng sống đế bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS chothanh thiếu niên trong và ngoài trường”
Khái niệm “Kĩ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hội thảo
“Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lược và chương trình giáodục tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội Từ đó người làm côngtác giáo dục ở Việt Nam đã hiếu đầy đủ hơn về kĩ năng sống
Từ năm học 2002 - 2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (Tiểuhọc và Trung học cơ sở) trong cả nước Trong chương trình Tiếu học đối mới đã hướng đếngiáo dục kĩ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng như: Đạo đức, Tựnhiên-Xã hội (ở lớp 1-3) và môn Khoa học (ở lóp 4-5) Kĩ năng sống được giáo dục thôngqua một số chủ đề : “Con người và sức khỏe”, “Xã hội” Đề tài cấp bộ của Ts NguyễnThanh Bình nghiên cứu về thực trạng kĩ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giảipháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Năm 2005, nhóm các tác giả của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục đã có
công trình nghiên cứu đầu tiên: “Giảo dục kĩ năng song ở Việt Nam” Nội dung chương
trình đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản như: Các quan niệm về kĩ năng sống; cơ sở pháp
lý của giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; giáo dục kĩ năng sống ở các bậc học; cách thứcgiáo dục kĩ năng sống; đánh giá về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và
Trang 13định hướng giáo dục kĩ năng sống trong tương lai Đây là công trình nghiên cứu quan trọng,làm cơ sở, nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về kĩ năng sống ở Việt Nam.Như vậy vấn đề giáo dục kĩ năng sống ở bậc tiểu học cũng đã được quan tâm nhưngchủ yếu là tích hợp thông qua các môn học trong nhà trường, hay thông qua các hoạt độngngoài giờ lên lớp Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh nói chung, cho học sinh tiểu học nói riêng Ví dụ như một số công trình sau:
1 Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên để giảo dục kĩ năng song NXB Đại Học Sư
Phạm, 2009
2 Các báo cáo tại Hội thảo về giáo dục kĩ năng sống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
tổ chức vào tháng 10 năm 2003 tại BangKok - Thái Lan
3 UNESCO: Kĩ năng song - cầu noi tới khả năng con ngưòi Tiếu ban giáo dục UNESCO
8 Nguyễn Thị Hường: Giảo dục song khỏe mạnh và kĩ năng sổng trong dạy học Tự nhiên
- Xã hội ở Tiếu học Tài liệu đào tạo giáo viên tiếu học trình độ đại học, 2007.
Nhìn chung giáo dục KNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng đã đượcnhiều tác giả quan tâm khai thác và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Song chưa có
Trang 14ở một số trường Tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, nên tôi quyết địnhchọn đề tài này để nghiên cứu.
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiếu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh VĩnhPhúc, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
4 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
5 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tựnhiên và Xã hội
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi 3 trường tiểu học Trung Kiên, Trung Hà và HồngPhương, thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
7 Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được chú trọng thực hiện tuy nhiênhiệu quả của nó chưa cao Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là: do nhậnthức của giáo viên, do phương tiện dạy học chưa đảm bảo, do sử dụng phương phápchưa hợp lí, hình thức tố chức các hoạt động dạy học chưa phù hợp
Nhưng nếu chúng ta tìm ra được nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục nhữngnguyên nhân đó, từ đây ta có thể đề xuất ra những biện pháp phù hợp đế nâng cao hiệuquả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp
3 nói chung
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống
Trang 15- Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội ở một số trường Tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năngsống cho học sinh lóp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trườngTiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh VĩnhPhúc
Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượnggiáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ởmột số trường Tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 16Phần II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN 1.1 Một số khái niệm cơ bản trong việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
1.1.1.Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đóbằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt đượcmục đích đề ra
1.1.2.Khái niệm kĩ năng sắng
Khi nói về kĩ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số tổ chứcquốc tế đã định nghĩa khái niệm kĩ năng sống như sau:
- Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên họp quốc (UNESCO) quan niệm: Kĩnăng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộcsống hàng ngày - đó là những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng đọc, viết, làm tính
(UNESCO: Kĩ năng sổng - cầu nổi tới khả năng con người Tiếu ban giáo dục UNESCO 2003).
-Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan niệm: Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà conngười cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xãhội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác mộtcách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huốngcủa cuộc sống hàng ngày
(Chu Shiu Kee - Understanding Life Swkijlls, Báo cáo tại hội thảo “Chất
lượng giáo dục kĩ năng sống ”, Hà Nội 23-25/10/2003).
- Thuyết hành vi quan niệm: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đếnnhững tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm cho các cá nhân có thểthích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống
Trang 17(Lục Thị Nga: Tích hợp dạy kĩ năng sổng cho học sinh tiếu học qua môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009, tr.10).
- Các quan niệm khác: Tương đồng với quan niệm của Tổ Chức Y tế thế giới (WHO), còn
có quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức,những giá trị và thái độ, cuối cùng được thế hiện ra bằng những hành vi giúp cá nhân giảiquyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộcsống
(Nguyễn Thanh Bình Giảo trình chuyên để giảo dục lã năng sổng NXB Đại
Học Sư Phạm, 2009)
1.1.3 Khái niệm học sinh tiếu học
Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 - 11 tuổi, đang theo học chương trình
tiểu học từ lớp 1 - lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam
1.1.4 Quan niệm giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đối những hành vi, thói quen tiêu cựctrên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp
1.2 Phân loại kĩ năng sống
1.2.1 Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ xã hội
-Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định hướng giá trị -Kĩ năng đương đầu với cảm xúc bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kĩ năng tự điều chỉnh
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ chối, hợp tác,chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác
1.2.2 Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO)
- Các vấn đề về vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng
Trang 18- Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản
- Các vấn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực
- Các vấn đề về gia đình, cộng đồng
- Hòa bình và giải quyết xung đột
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ
1.2.3 Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)
- Các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình (kĩ năng tự nhận thức, kĩ
năng tự trọng, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng xử với cảm xúc, kĩ năng đương đầu với căngthẳng)
- Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác (kĩ năng quan hệ/tương tác liênnhân cách, kĩ năng cảm thông, kĩ năng đứng vững trước áp lực một cách nhanh chóng nhất,
kĩ năng thương lượng)
- Các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,giải quyết vấn đề, ra quyết định )
1.2.4 Các nhóm kĩ năng sống theo những quan điếm khác nhau
- Kĩ năng giao tiếp liên nhân cách như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp không
lời, kĩ năng biếu hiện cảm xúc, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng xin lỗi
- Kĩ năng thương lượng và từ chối bao gồm: kĩ năng thương lượng và kiềm chế xungđột, kĩ năng từ chối, kĩ năng họp tác và làm việc theo nhóm
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năngphân tích, kĩ năng thực hành để đạt được kết quả
- Các kĩ năng tư duy tích cực: kĩ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội nguồn thông tinthích ứng
Trang 19- Các kĩ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kĩ năng xây dựng tự tin và lòng tựtrọng, các kĩ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ, điểmmạnh, điểm yếu của bản thân, các kĩ năng ấn định mục tiêu.
- Các kĩ năng kiềm chế cảm xúc: sự kiềm chế tức giận, xử lí trạng thái bồn chồn, kĩnăng xử lí với trạng thái mệt mỏi, các kĩ năng kiềm chế trạng thái căng thẳng như: tư duytích cực, lạc quan và các phương pháp thư giãn
Việc phân loại kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào khía cạnh xemxét và đặc thù của từng quốc gia Mặt khác bởi vì các kĩ năng này có mối liên hệ mật thiếtvới nhau, đan xen và bổ sung cho nhau Nhờ đó con người có thể ứng phó linh hoạt và hiệuquả đối với những nguy cơ và vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Mục tiêu 3 của Chương trình Hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người đã yêucầu các nước phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năngsống phù hợp Bởi vì, có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công,50% còn lại là những kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hànhđộng cụ thể, những thói quen lành mạnh Người có kĩ năng sống là những người luôn vữngvàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực vàphù họp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sốngcủa chính mình
Đối với trẻ việc giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt và vô cùng cần thiếtbởi lẽ:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyếtđịnh sự phát triển của đất nước trong những năm tới Neu không có kĩ năng sống, các em sẽkhông thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước
Trang 20- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành về nhân cách, tâm sinh lý của trẻ pháttriển rất nhanh chóng Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, xu thếthích những cái mới lạ, thích được tự khẳng định mình, thích làm người lớn, dễ hành độngbột phát, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi cũng phát triển Do thiếu kinh nghiệmsống và suy nghĩ còn nông cạn, cảm tính nên các em có thể ứng phó không lành mạnh trướcnhững áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là áp lực tiêu cực từ bạn bè và người xấunhư: sa vào các tệ nạn xã hội, phạm pháp, tự vẫn, hoặc có những hành vi bạo lực với ngườikhác
- Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội cũng có tác động lớnđối với trẻ chưa thành niên Bên cạnh những mặt tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực của
cơ chế thị trường, của sự bùng nổ thông tin, của sự du nhập lối sống thực dụng đã tácđộng mạnh mẽ đến các em Neu không được trang bị các kĩ năng sống cần thiết và có bảnlĩnh vững vàng thì các em dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căngthẳng, mất lòng tin, mặc cảm Mất lòng tin, sự mặc cảm làm các em không muốn tìm kiếm
sự giúp đỡ tích cực của bạn bè cùng lứa tuổi hay của người lớn mà hành động theo cảm tínhcủa mình
- Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cuộcsống gia đình - tế bào của xã hội Do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triến củatrẻ em Một gia đình mải mê với công việc của mình không có điều kiện để quan tâm, chămsóc con cái một cách đầy đủ, nhất là về mặt tinh thần, khiến nhiều trẻ rơi vào tình trạng bịxao nhãng, bị bỏ rơi Ở một số gia đình thiếu sự hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau giữa cha mẹ vàcon cái dẫn đến những hiểu lầm, căng thẳng và trẻ tìm đến bạn bè mà chúng cho là có thểtìm lời khuyên Một số trẻ em do gia đình khó khăn phải lang thang kiếm sống phụ giúp giađình Tỉ lệ ly hôn gia tăng, bạo lực gia đình, bố mẹ vướng vào các tệ nạ xã hội đã khiếnnhiều trẻ em bị bỏ rơi, bị khủng hoảng tinh thần một cách nặng nề
Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ rènluyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó
Trang 21tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng tranglứa, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thế chất và tinh thần của các em, giúpcác em biết lựa chọn cách ứng xử phù họp trong các tình huống của cuộc sống, nó giúp tăngcường khả năng tâm lý xã hội của các em, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thứctích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
Như vậy, giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục.Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đưa ra thực chất cũng là tiếp cận kĩ năngsống, nêu lên những vấn đề chủ chốt mà mỗi các nhân cần được trang bị để có một cuộcsống tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần, đó là: “Học để biết, học để làm, học để khẳng địnhmình và học để cùng chung sống” Nhất là trong thời điểm hiện nay ngành giáo dục đanggấp rút chuẩn bị cho đề án đổi mới toàn diện giáo dục Chương trình mới được tiếp cận theohướng hình thành và phát triển năng lực cho người học, không chạy theo khối lượng tri thức
mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày Lúc này việc giáo dục kĩ năngsống cho trẻ được đặt lên hàng đầu để nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục và nhu cầu xãhội
1.4 Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiếu học thông qua môn Tự nhiên và Xã hội
Môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học phù hợp để giáo dục kĩ năngsống cho các em học sinh Môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu vềcon người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên xã hội; chútrọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như quan sát, nêu nhậnxét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơngiản trong tự nhiên và trong xã hội Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắcgiữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trườnghọc và có thái độ thân thiện với thiên nhiên
Trang 22Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Tự nhiên và
Xã hội gồm các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt
mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và
ở cộng đồng
- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ' Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm; tự
bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinhmôi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng
- Kĩ năng ra quyết định’ Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân;
để ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; để bảo vệ môi trường
- Kĩ năng kiên định và kĩ nẫng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ
chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm,hành vi mang tính tiêu cực
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc
và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực
- Kĩ nãng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; lắng nghe tích cực; phản hồi xây dựng; bày
tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong lớp, trường, những người có hoàn cảnh khókhăn
- Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng
chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trongmột công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung
- Kĩ năng tư duy phê phán: biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói,
việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lỉ thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin đế giải quyết
vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo
1.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1.4.2.1 Tương tác
Trang 23KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phảithông qua các hoạt động tương tác với người khác Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉgiúp HS thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó Nhiều KNS được hình thành trong quátrình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩnăng giải quyết vấn đề ) thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhàtrường Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các ýtưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinhnghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác Vì vậy, việc tổ chức cáchoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dụcKNS hiệu quả.
7.4.2.2 Trải nghiệm
KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế
HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói việc đó Kinh nghiệm cóđược khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng vàđiều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế
Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho
HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sốngcủa chính mình và người khác
1.4.2.3 Tiến trình
Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có
cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi Đây là một quá trình mà mỗiyếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất
kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhậnthức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ
1.4.2.4 Thay đôi hành vi
Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướngtích cực Giáo dục KNS thúc đấy người học thay đối hay định hướng lại các giá trị, thái độ
Trang 24và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quátrình khó khăn, không đồng thời Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ,hành vi hoặc giá trị trước Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tố chức các hoạtđộng liên tục đế HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HS điềuchỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhậncác giá trị, thái độ và hành vi mới Giáo viên không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài
“hộ” HS, mà cần tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờhọc/phần học
1.4.2.5 Thời gian - môi trường giảo dục
Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đốivới trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và
kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống
Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng Người
tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộngđồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trongcác hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp
và các hoạt động giáo dục khác
1.4.3 Một so phương pháp dạy học tích cực
Các phương pháp tạo sự tương tác và vai trò tham gia của người học trong
việc học và thực hành kĩ năng được ghi nhận qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia là thiếtthực và có ý nghĩa quyết định trong các chương trình giáo dục KNS Nó vận dụng nguyêntắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm sống và nhu cầu của người học Đây
là các phương pháp học tập chủ động: động não, thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tìnhhuống, kể chuyện, trò chơi
Một số phương pháp dạy học tích cực như:
1.4.3.1.Phương pháp thảo luận nhóm
Trang 25- Bản chất: về bản chất, phương pháp này là tổ chức cho trẻ bàn bạc, trao đổi trong nhómnhỏ về một chủ đề xác định.
-Ưu, nhược điềm:
+ Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi trẻ tham gia một cách chủđộng vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiếngiải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống Thảo luận nhóm còn rèn cho trẻ kĩ nănggiao tiếp trong học tập, thoải mái, tự tin trong việc trình bày ý kiến của mình, biết lắngnghe có phê phán ý kiến của các thành viên khác
+ Tuy nhiên, nếu tổ chức không tốt thì giờ học sẽ ồn ào, một số người sẽ ỷ nại vàongười khác, dễ làm mất thời gian
- Cách tiến hành:
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước:
+ Chia nhóm (có thể chia nhóm bằng cách gọi số, dùng biểu tượng hoặc màu
s ắ c g i a o nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian thảo luận, phân công vị trí ngồithảo luận cho các nhóm
+ Tiến hành thảo luận nhóm: các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành nhiệm vụđược giao
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình, các nhóm khác lắng nghe, traođổi, bổ sung ý kiến
1.4.3.2 Phương pháp động não
- Bản chất: Là phương pháp giúp cho người học trong một khoảng thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Phương pháp này có thể dùngcho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở
- Ưu, nhược điêm:
+ Đây là phương pháp có thể thu thập được nhiều ý kiến nhất, nhiều thông tin từ nhiềungười nhất trong thời gian ngắn nhất
Trang 26+ Tuy nhiên, nếu giáo viên không nắm vững cách tiến hành sẽ biến thành phương phápthảo luận hoặc hỏi đáp
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.+ Khuyến khích người học đóng góp ý kiến (bằng lời hoặc ghi ra giấy nhỏ) càng nhiều càng tốt
+ Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
+ Phân loại các ý kiến của người học
+ Làm sáng tỏ các ý kiến chưa rõ ràng
+ Tổng hợp ý kiến của người học, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không
1.4.3.3 Phương pháp đóng vai
- Bản chất: Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp người học suynghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà họ quan sátđược Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này, mà điều quan trọng hơn
là sự thảo luận phần diễn ấy
-Ưu, nhược điềm:
+ Người học được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn
+ Gây hứng thú, chú ý cho người học
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực
+ Có thế thấy ngay tác động và hiếu quả của lời nói hoặc việc làm của các diễn viên.Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điếm như:
+ Đòi hỏi người học phải mạnh dạn, sáng tạo
+ Dễ gây cười cho cả người diễn và người xem và không quan tâm được hết diễn biến, cách giải quyết tình huống của các nhân vật
Trang 27- Cách tiến hành:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước:
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tình huống và các đồ dùng cần thiết
+ Chia nhóm, giao tình huống, giải thích nhiệm vụ của các nhóm, quy định thời gianthảo luận, thế hiện vai của mỗi nhóm
+ Các nhóm tiến hành thảo luận: phân công các vai, thảo luận cách thức thể hiện
+ Các nhóm lên thế hiện đóng vai các tình huống
+ Cả lớp nhận xét (về vai diễn, cách xử lí tình huống )
+ Giáo viên đưa ra kết luận chung
1.4.3.4 Phương pháp trò chơi
- Bản chất: Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìm hiểu
một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi,việc làm phù hợp trong một tình huống cụthể
- Ưu, nhược điểm:
Phương pháp trò chơi có những ưu điểm sau:
+ Qua trò chơi người học có cơ hội thể nghiệm những thái độ, hành vi của mình Chínhnhờ sự thế nghiệm này mà hình thành ở họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo
ra động cơ bên trong cho những hành vi, ứng xử trong cuộc sống
+ Thông qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn chomình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.+ Gây hứng thú học tập cho người học, tạo không khí sôi nổi tự nhiên, giúp người họctiếp nhận những nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả cao.Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như: nếu tổ chức không tốt sẽ dễlàm mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt dộng tiếp theo của tiết học
- Cách thức tiến hành:
Trò chơi có thế tiến hành theo các bước sau:
Trang 28+ Lựa chọn trò chơi: trên cơ sở, mục tiêu, nội dung giáo dục mà giáo viên lựa chọn tròchơi cho phù hợp Trên cơ sở đó, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trò chơi
+ Giới thiệu và giải thích trò chơi: giới thiệu và giải thích trò chơi phải ngắn gọn, dễhiểu để người học hiểu rõ cách chơi, luật chơi
+ Tiến hành chơi: Có thể tiến hành chơi theo từng cá nhân, đại diện các đội, các nhómchơi hoặc cả lớp tùy thuộc vào nội dung chơi Để tạo không khí sôi nổi cần có sự cổ độngviên, cổ vũ của nhiều người Giáo viên (hoặc đại diện học sinh) làm trọng tài theo dõi tròchơi để có những nhận xét, đánh giá khách quan
+ Ket thúc trò chơi: Cả lớp nhận xét đánh giá kết quả chơi, trên cơ sở có giáo viên nhấnmạnh những điếm cần lưu ý qua trò chơi
1.4.4 Các con đường giáo dục kĩ năng sống
Đe giáo dục KNS cho học sinh tiểu học cần có các con đường giáo dục chủ
1.4.4.1 Tô chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục KNS trong chương trình dạy học, giảo dục HS với các mồn học cỏ ưii thế
Hoạt động giáo dục trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, quan trọng ở cáctrường học hiện nay Tùy theo nội dung, chương trình của từng môn học, từng loại hìnhhoạt động, giáo viên có thể lựa chọn các KNS có thể tích hợp lồng ghép một cách thíchhợp, vừa sức với tuổi HS tiểu học, tránh khiên cưỡng và quá tải trong giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh Giáo viên có thể lựa chọn hình thức kết hợp giáo dục trong giảng dạy thôngqua các môn học chiếm ưu thế và liên quan trong giáo dục kĩ năng sống như môn: Tự nhiên
Trang 29và Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt, giáo viên có thể tiến hành giáo dục KNS cho HS Giáoviên cần thiết kế chu đáo các bài tập tình huống về KNS để lồng ghép, rèn luyện KNS chongười học Thông qua việc giáo dục tích hợp, HS sẽ hứng thú, thoải mái, hưng phấn, nhẹnhàng, tự nhiên trong việc tiếp thu những KNS được tích hợp Việc tích hợp giáo dục này
sẽ làm tăng chất lượng giảng dạy của môn học và đặc biệt hoạt động giáo dục, sẽ có hiệuquả cao bởi khả năng chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, gópphần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục và hình thành, phát triển nhân cáchhọc sinh một cách toàn diện
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục KNStrong chương trình dạy học, giáo dục HS thông qua dạy học trên lớp với các môn học có ưuthế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn với môn học mà còn giúphọc sinh hiếu, trải nghiệm được các KNS gắn với bài học, trên cơ sở đó học sinh tiểu họchình thành được các kĩ năng của mình Như vậy, ta thấy hoạt động dạy học trên lớp là điềukiện và con đường tốt nhất để phát triển KNS cho học sinh tiểu học
Yêu cầu trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục KNS phải không làm ảnh hưởng tớiviệc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học cũng như nội dung hoạt động giáodục cho HS Giáo viên phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép,tích họp; biết xác lập các mục tiêu của bài giảng và nội dung giáo dục KNS dự kiến đưavào; xác định phù họp các nội dung giáo dục KNS tích hợp vào nội dung bài học có ưu thế;giáo viên phải có kĩ năng, kiến thức sâu và rộng, nghiệp vụ sư phạm vững vàng Đặc biệtphải phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh cần có thái độ, hứng thú tích cực đốivới các môn học và những nội dung giáo dục KNS được tích họp trong bài học Những kiếnthức lồng ghép, tích hợp trong bài học có ưu thế cho học sinh tiếu học cần đơn giản dễ hiểu,gắn với đặc thù địa phương và thói quen vùng miền phù hợp với học sinh tiểu học
Khi đánh giá kết quả môn học và kết quả hoạt động giáo dục tích hợp, giáo viên cầnxây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục lồng ghép KNS và cần phản hồi thông tin tớingười học, tới phụ huynh về KNS của HS
Trang 301.4.4.2 Tô chức hoạt động giảo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung giảo dục kĩ năng sổng
Ngoài việc tích hợp giáo dục KNS thông qua việc giảng dạy các môn học có ưu thế,còn có các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động này gắn bóchặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy học giúp học sinh không những củng cố, mởrộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, kĩnăng thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thi tìm hiểu, thuyết trình theochủ đề, xử lý tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại, xâm nhập thực tế sẽ giúp chohọc sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề và làm quen với các tình huống thựctiễn trong đời sống Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn cho HS, tạođiều kiện để HS thực hành và tăng cường những kĩ năng sống theo những cách thức phùhợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng Trên cơ sở đó, HS sẽ tiếp thu nhanh, vữngchắc, ấn tượng với kiến thức được giáo dục Vì vậy, giáo viên cần kết hợp lồng ghép việcgiáo KNS với các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thích hợp và hiệu quả Trong cáchoạt động trên, dùng phương pháp đóng vai hay tổ chức trò chơi sẽ thu được kết quả caotrong rèn luyện kĩ năng sống cho HS
Hình thức tố chức giáo dục KNS phải mang tính hấp dẫn và phù hợp với đặc điểmtâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học Yêu cầu trong hình thức tổ chức giáo dục là phải đa dạng,phong phú, tránh gây nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn đối với người học, đồng thời nó phải cótác dụng kích thích tính tích cực tham gia của học sinh Tố chức hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cũng là một trong những con đường cơ bản và quan trọng trong giáo dục KNScho học sinh tiểu học
1.4.4.3 Tô chức các hoạt động sinh hoạt tập thế thông qua đó giảo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiếu học
Hoạt động tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cũng là một trong những conđường giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Đặc trưng của tổ chức các hoạt động sinh hoạttập thể cho học sinh tiểu học là lấy tập thể làm môi trường giáo dục, lôi cuốn các em vào
Trang 31phong trào hoạt động chung của tập thể Với các hình thức như lao động, vui chơi, hoạtđộng xã hội tập thể và các mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội tạo cơ hội và điều kiện chohọc sinh tự rèn luyện, biến những yêu cầu giáo dục thành hành vi, kỹ năng tương ứng.Trong sinh hoạt tập thể, học sinh được rèn luyện, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ và chia
sẻ, hợp tác với nhau giúp học sinh được tự tin, mạnh dạn hòa đồng với tập thể
Nội dung tố chức các hoạt động sinh hoạt tập thể rất phong phú và đa dạng giúp cáchọc sinh phát triển KNS thông qua việc tổ chức sinh hoạt tập thể như: hoạt động theo chủđiểm gắn kết với học sinh tiểu học như ngày truyền thống nhà trường, giữ gìn truyền thốngvăn hóa dân tộc, kính yêu Bác Hồ ; các trò chơi tìm hiếu về xã hội, về tự nhiên, về khoahọc; qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao như: sinh hoạt văn nghệ hát,múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, xem phim ; hoạt động lao động công ích: hoạt độngđền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với cáchmạng; các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp có như vậy với gắn kết các em lạithành một tập thể mạnh, một người vì mọi người Quan trọng hơn cả là rèn luyện tinh thầntập thể, đồng đội, giúp các em đoàn kết, thương yêu, chia sẻ, cảm thông, hòa đồng mạnhdạn, tự tin trong cuộc sống
1.4.4.4 Tô chức các hoạt động xã hội, huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giáo dục kĩ năng sống
Nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giáo dục KNS chính là con người trong môi trường giáo dục, sức mạnh của tổ chức, tiềm lực tài chính và cơ sở vật chấtphục vụ cho quá trình giáo dục Huy động được nhiều nguồn lực, tổng hợp được nhiều sức mạnh cùng những yếu
tố khác trong hoạt động giáo dục của nhà trường thì mục tiêu giáo dục KNS sẽ được thực hiện thành công
Tài chính và cơ sở vật chất là nguồn lực rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn trongcác hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục KNS Neu không có đủ nguồn lực này sẽ thực
sự khó khăn trong tổ chức các hoạt động giáo dục Vì vậy, chính quyền, các tổ chức, nhàtrường cần tăng cường hỗ trợ nguồn tài chính, đầu tư cơ sở vật chất đối với hoạt động dạy
Trang 32học và hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Trên cơ sở nguồn lực tài chính, điều kiện vậtchất, nhà trường và giáo viên sẽ triển khai, tổ chức các hoạt động phù hợp, chương trình vàhoạt động giáo dục sẽ không bị cắt xén, các nội dung trong các hoạt động giáo dục đượcthực hiện đầy đủ, qua đó chất lượng, hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống sẽ được đảm bảochất lượng và nâng cao
Năng lực giáo viên là nhân tố có tính quyết định đến kết quả giáo dục KNS sống.Việc tổ chức đào tạo cho giáo viên trong trường sư phạm có khuôn khổ nhất định Thực tếthì muôn mầu, muôn vẻ và nhiều khi không xảy ra như trên sách vở Nó cũng luôn biếnđộng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của xã hội, lịch sử Vì vậy, việc bồi dưỡng, cập nhậtkiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên là việclàm cần thiết, nhất thiết không được bỏ qua hoặc lơ là, buông lỏng Các cơ quan quản lýgiáo dục và nhà trường phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáoviên nói chung và năng lực giáo dục KNS nói riêng cho giáo viên; đồng thời tổ chức tuyêntruyền rộng rãi trong tập thể sư phạm về vai trò, tác dụng của giáo dục KNS cho học sinhtiểu học, để từ đó tạo sự đồng thuận về quan điểm, thống nhất về tổ chức thực hiện và pháthuy sức mạnh tập thế trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
Học sinh là đối tượng của giáo dục và chịu sự tác động từ hoạt động giáo dục Neu
HS tích cực, chủ động thì hoạt động giáo dục sẽ phát huy cao độ việc truyền đạt của giáo viên và việc tiếp thu của đối tượng giáo dục Neu sự tham gia của HS thụ động, chậm chạp thì hoạt động giáo dục xảy ra một chiều từ giáo viên tác động đến HS, làm cho hiệu quả giáo dục thấp Vì vậy, trong hoạt động giáo dục KNS, cần phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh
Hoạt động xã hội giữ vai trò không thể thiếu trong hoạt động giáo dục KNS Tácđộng của xã hội từ nhiều phía, từ các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp,
từ các cấp, các ngành và các yếu tố khác trong xã hội tham gia vào môi trường giáo dục.Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng có vaitrò rất lớn trong việc tập hợp, tổ chức sinh hoạt, giáo dục thiếu niên nhi đồng theo những
Trang 33chương trình, nội dung bổ ích, góp phần hình thành và phát triển phấm chất, lý tưởng cho
HS Trong hoạt động giáo dục KNS, nhà trường và giáo viên cần phát huy vai trò tổ chứcĐội của nhà trường trong rèn luyện KNS cho học sinh tiểu học thông qua các phong trào,các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của đội Hoạt động của đội rất phù hợp với lứa tuổinên có sức cuốn hút HS tham gia tích cực và hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên
Ngoài giờ lên lớp ở trường, học sinh có một khoảng thời gian dài ở gia đình,