sống cho học sinh lóp 3 thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiếu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Đe tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi sau:
Thầy cô thường sử dụng phưong pháp dạy học nào trong môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giảo dục kĩ năng sổng cho học sinh:
a. Phương pháp động não b. Phương pháp quan sát c. Phương pháp đỏng vai
e. Phương pháp trò chơi học tập f. Phương pháp vấn đáp
g. Phương pháp luyện tập
Ket quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tự nhiên và Xã hội
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, các phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống đã được giáo viên sử dụng rất phong phú với tỉ lệ lựa chọn các phương pháp ở cả ba trường là tương đối gần nhau. Trong đó, phương pháp được các giáo viên sử dụng nhiều nhất là phương pháp quan sát (89,26%), tỉ lệ sử dụng phương pháp này ở ba trường khá sát và gần như bằng nhau với số phần trăm lần lượt là 90%, 88,89%, 88,89%. Phương pháp luyện tập cũng chiếm tỉ lệ khá cao (85,56%), lần lượt là 90%, 88,89%, 77,78%. Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ chiếm 78,52% trong tổng số. Hai phương pháp được giáo viên sử dụng tương đối nhiều là phương pháp trò chơi học tập và phương pháp vấn đáp đều
Trường Trung Kiên Trung Hà Hông Phương
Phương pháp^^ Sô phiếu Phần trăm Sô phiếu Phần trăm Sô phiếu Phần trăm a 3 30% 3 33,33% 4 44,44% b 9 90% 8 88,89% 8 88,89% c 2 20% 3 33,33% 3 33,33% d 8 80% 7 77,78% 7 77,78% e 7 70% 5 55,56% 6 66,67% f 7 70% 5 55,56% 6 66,67% g 9 90% 8 88,89% 7 77,78%
chiếm 64,07%. Phương pháp được giáo viên ít sử dụng là phương pháp động não (35,92%) và phương pháp đóng vai (28,89%). Như vậy nhìn chung giáo viên đã sử dụng hầu hết các phương pháp dạy học cơ bản trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên phương pháp động não, phương pháp đóng vai còn chiếm tỉ lệ thấp do: Thứ nhất
đối với phương pháp động não, đây là phương pháp nhằm phát huy tính chủ động tích cực học tập của học sinh. Học sinh biết chủ động tìm hiểu và khám phá những điều mình chưa biết bằng cách vận dụng những kiến thức cũ, kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân đế đưa ra tất cả những ý kiến, ý tưởng, giải pháp... giải quyết vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, do đa phần học sinh ở ba trường đều xuất thân từ gia đình nhà nông nên phần lớn các em còn rụt rè, khả năng chủ động và tự nêu lên ý kiến của mình còn hạn chế. Do đó việc áp dụng phương pháp này vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Thứ hai phương pháp đóng vai đạt tỉ lệ thấp là do phương pháp này chiếm nhiều thời gian và có thể gây ồn ào trong lớp học. Vậy vấn đề cần đặt ra là giáo viên phải phân tích nội dung, chương trình của môn học Tự nhiên và Xã hội, đặc biệt nắm nội dung của từng bài học để lựa chọn hình thức tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho phù hợp, nhằm khai thác triệt để nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua môn học, xác định đây là một con đường giáo dục cơ bản trong nhà trường Tiểu học. Có xác định được như vậy, giáo viên mới có thể thiết kế hệ thống những bài tập, yêu cầu phù hợp để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.