KẾT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

1. Kết luận

1.1.Ỷ nghĩa của đề tài đối với vấn đề giáo dục kĩ năng sống

Giáo dục kĩ năng sống hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết

trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đế thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục; thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tống hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường như đã nêu trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.

Con đường cơ bản và quan trọng để giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

1.2.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triến

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những

giải pháp chủ yếu trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 tại một số trường Tiểu học thuộc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, bản thân tôi thấy rằng: việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên.

Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi, lối sống sai lệch, chưa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đối những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng.

Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt, lối sống tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ kết, tổng kết kì học, năm học... Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về danh nhân... Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lóp. cần chú ý các tiết giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lóp, sinh hoạt tập thể.

Mặt khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội mong chờ.

Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thìa với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: “Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn phương độc mã mà có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó”.

2. Kiến nghị

2.1.Đồi với chính quyền địa phương

- Có cơ chế quản lí hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm, các quán bán đồ chơi, đồ

ăn vặt gần cổng trường, quản lí hiệu quả các hàng internet, phối họp với đoàn thanh niên địa phương đảm bào an ninh trật tự an toàn giao thông trước cổng trường.

- Ban văn hóa có những hoạt động hiệu quả hướng tới đối tượng học sinh, góp phần giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho các em.

2.2.Đối vói phụ huynh học sinh

Đe việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh đạt được hiệu quả cao, phụ

huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục con em ở gia đình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội.

2.3.Đối vói nhà trường

Nhà trường phải làm tốt công tác liên kết, kết họp giữa các lực lượng giáo

dục trong (Ban giám hiệu, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, nhân viên các bộ phận) và ngoài nhà trường ( phụ huynh, chính quyền và các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương, các tố chức xã hội khác).

Nhà trường nên tố chức cho học sinh những cuộc thi, những sân chơi bố ích như: cuộc thi nét đẹp đội viên, chiến sĩ nhỏ điện biên, trạng nguyên nhỏ tuổi, tài năng nhí.. .trong đó lồng ghép các câu hỏi liên quan đến kĩ năng sống.

Nhà trường cần có kế hoạch tố chức cho học sinh có những buối tham quan, dã ngoại; tham quan danh lam thắng cảnh, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử... gắn với giáo dục kĩ năng sống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w