Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Học để làm đòi hỏi người học không chỉ giỏi về tri thức lý thuyết mà còn thành thạo về kĩ năng thực hành nghề.

Học để chung sống, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập, kĩ năng hợp tác.

Học để làm người là đòi hỏi người học phải có sự hội tụ của tất cả các mục tiêu trên. Do đó việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về kĩ năng sống là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người, đối với học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì nó góp phần hình thành những giá trị nhân cách gốc cho các em.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sinh

Nhận thức của giáo viên không chỉ giúp giáo viên vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả nhất mà còn là động lực thúc đẩy tính tự giác trong giáo dục, tự giác tìm tòi học hỏi các kinh nghiệm giáo dục từ bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì vai trò quan trọng đó mà trong đề tài này, tôi đã tìm hiểu nhận thức của giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục KNS cho học sinh tiếu học. Cụ thế các vấn đề đó bao gồm: Nhận thức của giáo viên về bản chất của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã thu được kết quả như sau:

2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giảo viên về bản chất của việc giảo dục kĩ năng song cho học sinh lớp 3.

Đẻ điều tra thực trạng vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi:

Theo các thầy (cô) hiếu, bản chất của giảo dục kĩ năng sống cho học sinh là: a. Giáo dục cho học sinh có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại.

b. Thay đôi những thói quen, hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi thói quen tích cực.

c. Nâng cao chỉ số thông minh của mỗi cá nhân học sinh.

d. Tác động sư phạm giúp học sinh tự lĩnh hội được các kĩ năng giúp các em giải quyết các vấn đề trong cuộc sổng tốt hơn.

Ket quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về bản chất của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Từ bảng trên cho thấy đa số các giáo viên đã nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về bản chất giáo dục KNS cho học sinh. Trong đó, phương án d được các GV lựa chọn với tỉ lệ cao nhất, cụ thể: trường tiểu học Hồng Phương có 77,78%, trường tiểu học Trung Hà có 66,67%, thấp nhất là trường tiểu học Trung Kiên với 60%. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không đáng kế giáo viên hiểu chưa đầy đủ về vấn đề này. Cụ thể là trường tiểu học Trung Hà có 2 giáo viên, chiếm 22,22% khi được hỏi cho rằng giáo dục KNS là nâng cao chỉ số thông minh của mỗi cá nhân học sinh, trường tiểu học Trung Kiên có 1 giáo viên, chiếm 10%, và

Trường Tiểu học Sô phiếu Y kiên a b c d Trung Kiên 10 1(10%) 2(20%) 1(10%) 6(60%) Trung Hà 9 0 1 (11,11%) 2 (22,22%) 6 (66,67%) Hồng Phương 9 1 (11,11%) 1 (11,11%) 0 7 (77,78%)

trường tiếu học Hồng Phương thì không có giáo viên nào lựa chọn phương án này. Phương án Thay đôi những thói quen, hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi thói quen tích cực cũng được 2 giáo viên trường Trung Kiên lựa chọn, trường Hồng Phương và Trung Hà thì có 1 giáo viên chọn. Phương án a có 2 giáo viên của hai trường tiểu học Trung Kiên và Hồng Phương chọn, còn trường Trung Hà thì không có giáo viên nào lựa chọn. Như vậy, tống cộng có 20/28 giáo viên, chiếm 71,4% đã nhận thức một cách chính xác và đầy đủ về bản chất giáo dục KNS. Thực trạng này cho thấy giáo viên đều đã được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức liên quan đến bản chất của việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nói riêng và các yếu tố khác liên quan đến KNS nói chung. Ket quả này có được cũng là nhờ có những đợt tập huấn, cũng như những đợt bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, mà cụ thể ở đây là giáo dục KNS cho học sinh tiểu học do các nhà trường và Phòng Giáo dục tổ chức.

2.22.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh lớp 3

Đẻ điều tra về vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi:

1. Theo thầy (cô), mức độ cần thiết của việc giảo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường tiếu học là như thế nào?

a. Rẩt cần thiết b. Cần thiết

c. Không thật sự cần thiết d. Không cần thiết

Ket quả thu được như sau:

Bàng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiếu học

Qua kết quả của bảng 4 cho thấy, tất cả các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Trong đó, ở hai trường tiểu học Trung Hà và Hồng Phương, 100% ý kiến giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là việc làm rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng việc làm này không thực sự cần thiết hay không cần thiết. Riêng trường tiểu học Trung Kiên có 90% giáo viên cho rằng đây là việc làm rất cần thiết, 10% ý kiến cho rằng đây là việc làm cần thiết... Như vậy, tất cả giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống nói chung, của yêu cầu giáo dục Tiểu học nói riêng. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự du nhập những trò chơi, những lối sống không lành mạnh cũng phát triển theo. Neu không được trang bị những kiến thức, kĩ năng sống thiết thực, trẻ sẽ rất dễ bị sa ngã và cuốn theo những vòng xoáy, những lối sống không lành mạnh đó. Vì vậy, việc giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sẽ giúp họ có được hướng đi đúng đắn và những giải pháp phù họp cho việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w